Đánh giá tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 74)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Đánh giá tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam

Hiện nay, CSR tại Việt Nam đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và đạt được nhiều thành công. Nhưng, cũng có nhiều doanh nghiệp gặp thất bại khi thực hiện CSR.

3.1.1. Những mặt đạt đƣợc.

3.1.1.1. Số các doanh nghiệp tham gia vào CSR tăng: Một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đã tìm hiểu và nhận thức được vai trò của CSR đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp này đã có những đầu tư, quan tâm đúng mức, coi đây là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã thu lại những lợi ích rõ ràng như gia tăng hợp đồng mới, gia hạn hợp đồng đã có từ các nhà nhập khẩu quốc tế. Các doanh nghiệp này chính là bằng chứng cho thấy việc thực hiện CSR là hoàn toàn khả thi đối với doanh nghiệp Việt Nam, và là những nhân tố đi đầu cổ vũ tích cực việc áp dụng CSR ở các doanh nghiệp khác.

3.1.1.2. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng CSR có tác động tới các doanh nghiệp:

Theo số liệu từ LEFASO (Hiệp hội Da giày Việt Nam), những doanh nghiệp đạt chứng chỉ CSR (SA8000, WRAP,…) hiện dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu (May Việt Tiến, 281 triệu USD, 2009). Năm 2009, Việt Tiến đạt Tổng doanh thu hơn 3.400 tỷ đồng; Lợi nhuận 224 tỷ đồng; Doanh thu nội địa 546 tỷ đồng50.

Cùng với đó, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may cho thấy, bất chấp suy thoái, kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2009 vẫn đạt 9,2 tỉ đô la Mỹ và ngành da giày đạt 4,4 tỉ đô la Mỹ, mức giảm không đáng kể so với năm 200851.

3.1.1.3. Các doanh nghiệp tích cực tham gia vào phát triển công tác cộng đồng hơn: Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng quan tâm đến việc chia

sẻ một phần lợi nhuận của mình giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, phát triển hệ thống giáo dục, y tế... nhằm hỗ trợ chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề như: đói nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm. Những doanh nghiệp tiêu biểu cho các hoạt động này như: Mai Linh, HSBC, HAPRO...

3.1.1.4. Các phương tiện truyền thông cho CSR: Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông cũng đã vào cuộc nhằm phổ biến thông tin về đạo đức kinh doanh, về CSR cho doanh nghiệp và cũng đã thu được những thành công bước đầu. Phần đông các doanh nghiệp Việt Nam đã nghe tới khái niệm CSR, đến các bộ Quy tắc ứng xử CoCs. Mặc dù, chưa hiểu một cách toàn diện về vấn đề này nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho tình hình thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì tình hình thực hiện CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều điểm hạn chế.

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại.

3.1.2.1. Hạn chế trong vấn đề lao động: Tình hình thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề lao động đang còn khá nhiều hạn chế. Vấn đề sử dụng lao động trẻ em, lao động vị thành niên vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp; Tiền lương, thu nhập trung bình của người lao động nhìn chung còn ở mức thấp, chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và chưa là động lực để người lao động hứng thú với công việc. Nhiều nơi, người lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện không an toàn và mất vệ sinh lao động; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi không bảo đảm theo đúng quy định

http://www.viettien.com.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=841&mcid=277.

51 Ngọc Lan, “Dệt may và da giày: Ổn định trong cơn bão suy thoái”, http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/24931/.

của pháp luật và những cam kết trước đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ công nhân. Đặc biệt, tình trạng người lao động không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội còn khá phổ biến. Người lao động nữ ở nhiều nơi còn bị đối xử thiếu công bằng thể hiện trong chênh lệch tiền lương, thưởng; Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp còn đạt tỷ lệ thấp so với các đồng nghiệp nam.

- Sự gia tăng đáng báo động của tình hình tai nạn lao động cả về số vụ lẫn thiệt hại về người và vật chất đang gióng lên hồi chuông cảnh bảo về tình trạng thiếu an toàn tại nơi làm việc của các doanh nghiệp; Tình trạng các chủ doanh nghiệp vi phạm trong việc cung cấp các trang thiết bị đảm bảo sức khoẻ và tính mạng người lao động,...

- Mặc dù, quyền đình công đã được ban hành nhưng hầu hết các vụ đình công hiện nay vẫn mang tính chất tự phát, không tuân thủ các trình tự, thủ tục của pháp luật. Các cuộc đình công diễn ra ngày càng nhiều, với quy mô lớn hơn, và thiệt hại gây ra cũng nhiều hơn xuất phát từ quyền lợi của người lao động không được các doanh nghiệp đảm bảo.

3.1.2.2. CSR đối với người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

hiện nay đang bị nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì lợi nhuận các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, và người tiêu dùng là những người chịu hậu quả. Thế nhưng, ý thức của cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân rất thấp. Người tiêu dùng thường chấp nhận sự thiệt thòi về mình mà chưa có những lên tiếng để chống lại doanh nghiệp. Có thể nói đứng trước doanh nghiệp lớn, người tiêu dùng cảm thấy yếu thế, đơn lẻ, thiếu sự hỗ trợ của chính quyền. Cơ chế khiếu kiện dân sự ở nước ta ít khi được sử dụng.

3.1.2.3. CSR đối với môi trường: Tình trạng các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất gây hậu quả xấu đến môi trường ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã thải ra môi trường những nước thải sản xuất độc hại chưa qua xử lý, lượng khí thải của các nhà máy đang dần dần huỷ hoại tầng ozone... Môi trường sống hàng ngày đang phải chống chọi với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, đất đai... ngày càng gia tăng.

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua.

Thứ nhất, hiểu biết của giới kinh doanh Việt Nam hiện nay về các vấn đề

ĐĐKD hay CSR còn mơ hồ và hạn chế. Đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của CSR đối với khách hàng, xã hội và chính bản thân doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn khá bị động trong vấn đề này, tự doanh nghiệp không sẵn sàng hành động vì lợi ích cộng đồng, mà chỉ chịu thực hiện khi có yêu cầu từ đối tác.

Hơn nữa, cách nhìn nhận của các doanh nghiệp Việt Nam về CSR khá phiến diện. Điển hình là các hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định của luật pháp. Cách hiểu này của các doanh nghiệp làm cho phạm vi áp dụng CSR trở nên bó hẹp và CSR khó phát huy tác dụng khi mà hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa đầy đủ và chặt chẽ.

Thứ hai, Quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, các văn bản pháp luật không sát

với tình hình thực tế đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ những trách nhiệm của mình. Qua những vụ thực phẩm nhiễm độc (nước tương, sữa), có thể thấy các cơ quan Nhà nước thường ở thế bị động khi giải quyết các vụ vi phạm và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp khác.

Khung hình phạt quá thấp chủ yếu vẫn thiên về xử phạt hành chính, khiến cho các doanh nghiệp chấp nhận bị phạt và sau đó lại tiếp tục vi phạm vì số lợi nhuận thu lại lớn hơn số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều. Theo Nghị định 81/2006/NĐ-CP, mức phạt cao nhất đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ ở mức 70 triệu VNĐ. Hay như theo Nghị định 95/2007/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, trường hợp gắn chíp để đong thiếu xăng cho khách hàng chỉ bị phạt 13-20 triệu (trong khi đó chỉ cần đong thiếu xăng cho khách 5 ngày là doanh nghiệp đủ để nộp phạt52). Khung hình phạt cho mức vi phạm còn thiếu chi tiết đơn cử, trong trường hợp thải lượng nước thải từ

52 Quốc Thanh, “Gian lận kinh doanh xăng dầu: Đáng phạt nhiều lần vẫn lời”, http://www.tuoitreonline.com.

50m3/ngày đến dưới 5000m3/ngày với lỗi xả thải vượt quá tiêu chuẩn 10 lần trở lên cùng chịu chung mức phạt 33 triệu đồng khiến cho doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm ở mức cao hơn.

Quy định của hệ thống pháp luật đã ban hành thì hiệu lực thực thi vẫn còn quá thấp. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường diễn ra hơn chục năm nhưng không bị phát hiện xử lý, cho thấy các cơ quan quản lý cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Thứ ba, Công đoàn Việt Nam là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc

hòa giải, ký kết thỏa ước lao động tập thể, là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thế nhưng hiện tại, các tổ chức công đoàn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay trong cả nước có hơn 250.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn chiếm 50%. Tuy nhiên đến nay, cả nước mới thành lập được 22.000 công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chiếm hơn 19% số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn. Ở một số khu vực công nghiệp, việc thành lập công đoàn có thuận lợi hơn nhưng cũng chỉ đạt tỷ lệ 40-60%. Cụ thể, tại các khu công nghiệp Hà Nội có 202 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 86 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, chiếm 42%. Khu công nghiệp Bắc Ninh có 155 doanh nghiệp, trong đó có 99 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở chiếm 64%;...

Hoạt động của các tổ chức công đoàn cũng chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết quyền hạn của mình. Nguyên nhân là do Chủ tịch Công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp hầu hết là người thuộc bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp (là phó giám đốc; trưởng - phó phòng, ban), và được chủ doanh nghiệp trả lương. Mọi quyền lợi của Chủ tịch Công đoàn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, Chủ tịch Công đoàn ở Việt Nam khó có thể là đại diện thực sự của người lao động.

Thứ tƣ, tai nạn lao động, đình công đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi

công tác thanh tra lao động phải được thực hiện thường xuyên. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì với các nước kém phát triển như Việt Nam thì trung

bình 40.000 lao động phải có một thanh tra lao động. Nếu theo chuẩn này thì với trên 50 triệu lao động thì Việt Nam cần tới hơn 1000 thanh tra. Tuy nhiên, theo Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: “Cả nước hiện nay chỉ có 350 thanh tra viên lao động trong đó, đội ngũ thanh tra Bộ và Tổng cục Dạy nghề có 50 người, 300 người còn lại phân bổ ở 64 tỉnh thành. Nhiều nhất là TP HCM với 33 người, kế đó là Hà Nội với 10 thanh tra viên, như tỉnh như Bắc Kạn thì lực lượng thanh tra chỉ có 2 người trong khi đó cả nước có tới 250.000 doanh nghiệp”53. Ngoài việc thanh tra an toàn lao động, thực hiện chính sách pháp luật về lao động, lực lượng này còn phải thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công, trẻ em và triển khai phòng chống tham nhũng, áp dụng cơ chế một cửa trong tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình tai nạn lao động, đình công liên tục gia tăng.

Thứ năm, Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định người

tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được quyền lựa chọn, được quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng (NTD) trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ NTD Việt Nam, có đến 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại có biết nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng. Các khách hàng Việt Nam khi bị các doanh nghiệp vi phạm về quyền lợi thường nhận thiệt thòi về phía mình mà không có những phản ứng đối với doanh nghiệp (chẳng hạn như kiện đòi bồi thường). Đặc biệt, rất ít người Việt Nam biết đến cơ quan đại diện cho quyền lợi của mình như Ban Bảo vệ NTD (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương - cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD) và Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi NTD (cơ quan đại diện tiếng nói NTD). Do chưa được NTD biết đến nên hoạt động của các tổ chức này không phát huy được vai trò của mình, nhiệm vụ chủ yếu của họ vẫn chủ yếu là hoà giải mâu thuẫn giữa các bên liên quan do cơ quan này không có quyền xử phạt. Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ Người tiêu dùng cho biết,

cách thức giải quyết vấn đề của các tổ chức vi phạm "Nếu là tổ chức, doanh nghiệp lớn, họ thấy sai thì họ đền bù để giữ uy tín. Còn những người bán hàng đơn lẻ, cá thể cứ lì ra thì cũng chịu". Điều này đã phản ánh tình trạng một bộ

phận các doanh nghiệp Việt Nam đã coi thường các quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và sẵn sàng vi phạm.

3.2. Cơ hội và thách thức khi thực hiện CSR tại Việt Nam.

Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Trong tình hình như thế, việc thực hiện CSR tại Việt Nam có những cơ hội và thách thức như thế nào?

3.2.1.Cơ hội.

Một là, ngày càng có nhiều công ty lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia,

xuyên quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam: NIKE, UNILEVER, SAMSUNG, TOYOTA, P&G... Các tập đoàn này vốn có nhiều kinh nghiệm về thực hiện CSR và nhiều ràng buộc về các quy tắc ứng xử trong quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này sẽ góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng về CSR phù hợp với hoàn cảnh, khả năng và nguồn lực của bản thân doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Hai là, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhân tố góp phần mang lại

sự ổn định để phát triển kinh tế quốc gia vì thế thực hiện CSR càng có ý nghĩa hơn. Nhận thức về tầm quan trọng này Nhà nước Việt Nam đã thông qua Quyết định ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường (Điều 1, Quyết định số 153/QĐ/CP-TTg ngày 17 tháng 8

năm 2004). Bằng việc cam kết thực hiện 10 mục tiêu Thiên niên kỷ đã cho thấy Việt Nam không hy sinh chất lượng cuộc sống người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Đồng thời, Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc (UNGC) nhằm hỗ trợ khuyến khích các

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)