6. Kết cấu của đề tài
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả thực hiện CSR
tại Việt Nam.
3.3.1. Các biện pháp từ phía Nhà nƣớc.
3.3.1.1. Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo sở sở pháp lý vững chắc cho ĐĐKD và CSR.
Hệ thống pháp luật chính là khung cơ sở, là nền tảng đầu tiên để các doanh nghiệp thực hiện ĐĐKD nói chung cũng như CSR nói riêng. Tuy nhiên khung pháp luật hiện thời của Việt Nam còn nhiều thiếu xót, bất cập chưa đáp ứng được những đổi mới của đất nước khiến cho nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ đạo đức, CSR. Bởi vậy, điều cần thiết nhất hiện nay là cần hoàn thiện, tăng cường năng lực của hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những chuẩn mực cơ bản bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo vệ người tiêu dùng,... theo hướng hội nhập. Cụ thể, việc hoàn thiện khung luật pháp dựa trên những tiêu chí sau:
- Chi tiết hoá các điều khoản luật.
Đa phần các văn bản pháp luật của chúng ta hiện nay liên quan tới các vấn đề bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, các quy định về tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… vẫn đang còn rất chung chung, chưa đi sâu, đi sát vào từng vấn đề. Các quy định ấy hầu như chỉ tồn tại trên giấy tờ, còn thực tế những đối tượng trực tiếp chịu sự quy định ấy thường không biết đến, hoặc có biết cũng chỉ mơ hồ. Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng (NTD) là một ví dụ, mặc dù pháp lệnh này ra đời từ năm 1999 và kèm theo đó là văn bản quy định chi tiết pháp lệnh này 55/2008/ NĐ-CP ban hành năm 2008 thế nhưng các quy định của nó vẫn chưa có hiệu lực trên thực tế. Các quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng được quy định không rõ ràng: “Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ và môi trường khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ…”(Điều 8 Pháp lệnh Bảo vệ NTD). Hay như Luật Lao động hiện
hành, do chưa quy định rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cơ chế 3 bên (Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động) nên khi có tranh chấp phát sinh
các cơ quan quản lý Nhà nước thay mặt Nhà nước thường gặp lúng túng, khó khăn trong vấn đề giải quyết. Bởi vậy, hệ thống pháp luật cần phải chi tiết, rõ ràng, cụ thể, có tính thực tiễn cao để dễ dàng áp dụng, thực thi.
- Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất ổn định.
Tính ổn định là yếu tố, là đặc điểm không thể thiếu của hệ thống luật pháp hoàn thiện. Tính ổn định cao tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp. Nhà nước không nên thay đổi các văn bản pháp quy một cách thường xuyên gây tác động xấu tới môi trường kinh doanh, thiệt hại cho các doanh nghiệp. Rõ ràng, các văn bản pháp quy của các cơ quan Nhà nước cần phải dựa trên và phù hợp với các bộ luật điều chỉnh của ngành, có tính hoàn thiện và ổn định cao. Tính ổn định dựa trên sự thống nhất của các văn bản pháp luật. Một khi các văn bản đã thống nhất với nhau thì việc giải quyết và xử lý một vụ việc nào đó sẽ chỉ có một cách làm và mọi việc đều trở nên rõ ràng minh bạch do đó mà tránh được các hiện tượng lách luật để tiến hành các hoạt động kinh doanh bất chính.
- Tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Sự bình đẳng về pháp lý và chính sách của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp; cơ chế, pháp luật nghiêm minh (đối với các hành vi phạm pháp) và thông thoáng thuận lợi cho lối kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm phát triển, đồng thời ngăn chặn các hành vi làm ăn phi văn hoá, phi đạo đức, theo các triết lý tiêu cực. Và điều này sẽ buộc các chủ thể kinh doanh không chỉ tôn trọng pháp luật mà còn phải tôn trọng đầu tư phát triển lâu dài, phát huy các yếu tố đạo đức, văn hoá trong kinh doanh. Trái lại, tình trạng thiếu công bằng trong môi trường kinh doanh sẽ dẫn tới nuôi dưỡng và dung túng cho các kiểu làm ăn phi văn hoá, bệnh cửa quyền, tệ nạn tham nhũng phát triển. Và điều đó có nghĩa là luật pháp cũng phải có những biện pháp hữu hiệu để chống buôn lậu, làm hàng giả, hối lộ, độc quyền…
Khi có được sự bình đẳng thì tất cả mọi người dân đều được hưởng quyền lợi như nhau. Người lao động làm việc sẽ hưởng lương theo năng lực của mình. Người chủ doanh nghiệp có ý thức tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao
động... Và ngược lại, khi không có sự bình đẳng thì người lao động là người chịu nhiều thiệt thòi nhất: bị bóc lột sức lao động trong khi tiền lương nhận được thấp, sản phẩm người lao động làm ra bị trả giá thấp không đủ lo cho cuộc sống,... Đặc biệt là các doanh nghiệp tìm mọi cách làm ăn phạm pháp nhằm chuộc lợi cho bản thân.
3.3.1.2. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ĐĐKD và CSR ở Việt Nam.
Nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thức đúng để hành động đúng bên cạnh cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, môi trường… chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa đối với con người. Trong việc góp phần nhận thức của các doanh nghiệp, vai trò của các cơ quan truyền thông có ý nghĩa lớn, quan trọng; Cần thiết có một chiến dịch truyền thông rộng rãi, hiệu quả và bền bỉ hơn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về CSR cho các đối tác xã hội như: doanh nghiệp, người tiêu dùng…
- Xây dựng, bổ sung Bộ Luật Lao động Việt Nam.
Nhà nước cần xây dựng, bổ sung Bộ Luật Lao động sao cho phù hợp với quy định của quốc tế. Vì có sự khác biệt trong một số quy định của bộ CoCs với Bộ Luật Lao động Việt Nam. Nếu Nhà nước có sự điều chỉnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa CSR vào hoạt động thuận lợi hơn, và người lao động cũng được hưởng lợi ích từ các thay đổi này. Theo đó, các doanh nghiệp không lúng túng trong việc thực hiện CSR và đưa ra các quy định đối với người lao động. Và các doanh nghiệp nhờ đó mà hiểu rõ hơn về việc thực hiện CSR, đồng thời người lao động cũng nhận biết được về quyền lợi của mình.
- Tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp về CSR.
Nhà nước nên ban hành các quy định và hướng dẫn về đối thoại xã hội ở cấp quốc gia, cấp địa phương và cấp ngành trong lĩnh vực lao động - tiền lương, ô nhiễm môi trường,... Tổ chức các cuộc đối thoại xã hội về những vấn đề trên ở các cấp hàng năm. Trong đó, các bên liên quan sẽ cùng chia sẻ, bày tỏ mong
muốn, nguyện vọng, đòi hỏi của mình, tạo ra một kênh trao đổi bổ ích. Từ đó các doanh nghiệp sẽ nhận thức được tầm quan trọng của CSR và chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia thực hiện CSR. Đồng thời, nhận thức của người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội trong nước sẽ tăng lên qua đó tạo thêm áp lực buộc các doanh nghiệp thực hiện ngày càng tốt hơn CSR.
- Phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan, ban ngành, tổ chức.
Ngoài ra để truyền tải CSR đến các doanh nghiệp, Nhà nước cần tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cơ quan đoàn thể: Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành, của công đoàn, của thanh tra lao động… và một thành phần không thể thiếu đó là sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ NGOs, các quỹ hỗ trợ…Với nguồn lực tài chính dồi dào, với kinh nghiệm quản lý, triển khai, thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, với mục tiêu vì sự phát triển chung cộng đồng, thì đây là các trung gian quan trọng đóng góp cho sự phát triển CSR tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Các quỹ hỗ trợ, các tổ chức phi chính phủ có thể tham gia hoạt động CSR bằng cách xây dựng và phối hợp với các cơ quan Chính phủ, các trường học tổ chức các chương trình, diễn đàn hội thảo, các dự án tuyên truyền giáo dục, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nâng cao nhận thức cộng đồng về sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa của CSR, hoặc thành lập các ban điều phối về CSR. Hoặc triển khai các áp dụng ISO14000, OHSAS, HACCP, SA8000. Giúp đỡ một phần tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành các chương trình nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn, xây dựng các quy trình xử lý chất thải…
3.3.1.3. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực thi CSR trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, doanh thu, trong khi đó, việc tuân thủ ĐĐKD nói chung và CSR nói riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích,
quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như việc giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch...
Nhà nước cần đưa ra các chính sách tăng cường các hoạt động nghiên cứu về mức độ nguy hiểm, độc hại của từng ngành nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để cải thiện tình hình thực hiện CSR. Đồng thời, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện CSR, Nhà nước nên nghiên cứu, xây dựng, ban hành mô hình mẫu về thực hiện CSR, đặc biệt là mô hình của các doanh nghiệp điển hình, của các tập đoàn kinh tế lớn, với mỗi mô hình cần phân tích ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng.
Các tổ chức cũng cần đưa CSR trở thành một tiêu chí trong việc xem xét để trao giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu của cả nước như: Sao Vàng Đất Việt, Ngôi Sao Việt Nam, Sao Đỏ...; Mở rộng quy mô giải thưởng
“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” trong tất cả các ngành, nghề để các doanh
nghiệp thường xuyên phấn đấu trong việc cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động, bảo vệ môi trường… Đây cũng là cơ hội để nâng cao và hoàn thiện tiêu chuẩn lao động Việt Nam theo xu hướng hội nhập nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp. Các cơ quan có chức năng của Nhà nước cần hợp tác với nhau trong việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR để làm gương cho các doanh nghiệp khác.
Ngoài các hình thức khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong việc thực hiện tốt CSR, Nhà nước cũng cần có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để xử lý các doanh nghiệp vi phạm, đặc biệt là các hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động, người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền, cơ quan quản lý các cấp phải kiên quyết nói “không” với những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà quên đi quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng và cộng đồng. Các cơ quan có thẩm quyền cũng nên cân nhắc, có chế tài buộc các đơn vị thực thi CSR ngay từ khi bắt đầu cấp giấy phép đầu tư xây dựng, đặt yêu cầu bảo vệ môi trường cũng quan trọng như mục tiêu tăng
trưởng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của quốc gia.
3.3.1.4. Hoàn thiện bộ máy, cơ chế hoạt động của công tác thanh tra kiểm tra.
Thanh tra lao động có vai trò là người kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra viên ở nước ta còn mỏng chưa đáp ứng được số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng, do vậy việc tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thanh tra lao động là điều cần thiết.
Một là, cần thực hiện các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, phòng ngừa thông
qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, để đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật lao động về tất cả các phương diện: quan hệ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của 3 bên: doanh nghiệp - người lao động - người tiêu dùng.
Hai là, tăng cường hợp tác của các bên liên quan quan trong việc đánh giá
của người mua, người đặt hàng để để kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp. Đánh giá, công bố các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động và CSR.
Ba là, tiếp tục đổi mới hệ thống thanh tra lao động theo hướng hoàn thiện
hệ thống biểu mẫu thanh tra, nâng cao năng lực vị thế của thanh tra viên, hoàn thiện hình thức thanh tra theo vùng, nâng cao hiệu quả thanh tra đột xuất theo khiếu nại, tiến tới thành lập hệ thống thanh tra lao động trực thuộc Chính phủ, xây dựng cơ chế phối hợp giữa thanh tra lao động và các tổ chức đánh giá tiết kiệm nguồn lực, đảm bảo cho hệ thống quản lý CSR hoạt động có hiệu quả.
3.3.1.5. Đưa CSR vào chương trình giáo dục của các trường đại học.
Hiện nay, trong các trường đại học dạy về kinh doanh, sinh viên chủ yếu được học về các kỹ năng cứng là các nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh là chính chứ ít khi được dạy về các kỹ năng mền: cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh, và càng hiếm được dạy về cách ứng xử có đạo đức, trách nhiệm của
doanh nghiệp với xã hội, với cộng đồng. Nếu có cũng chỉ là những tiêu chí chung chung như giữ chữ tín, trung thực, tuân thủ pháp luật… Thế nhưng trong kinh doanh kiến thức về nghề nghiệp chỉ được thể hiện thông qua những hành vi: hành vi đó có đạo đức, có trách nhiệm hay những việc làm phi đạo đức, vô trách nhiệm. Do vậy, lồng ghép các kiến thức về văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… vào chương trình giảng dạy là thực sự cần thiết.
Việc giảng dạy văn hoá, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp thế hệ trẻ, những doanh nhân tương lai thấy được vai trò của đạo đức trong kinh doanh, thấy được cách thức kinh doanh hợp đạo lý, thấy được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với xã hội, thấy được lợi ích trong dài hạn đối chọi với lợi ích trong ngắn hạn từ đó đưa ra những quyết định “hợp tình, hợp lý”. Và trong tương lai sẽ tạo ra đội ngũ doanh nhân chân chính, là cơ sở để phát huy nhân tố con người, yếu tố góp phần tạo nên bầu không khí văn hoá và đạo đức trong kinh doanh và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Bên cạnh những giải pháp trên, Nhà nước cũng nên lồng ghép các định hướng CSR đối với sự phát triển xã hội cần được tích hợp trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai trong các chính sách cụ thể: Chính sách với người lao động, chính sách bảo vệ người tiêu dùng... Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục mở rộng và hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên nhiều phương diện, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao CSR cho doanh nghiệp. Khi môi trường văn hoá và môi trường kinh doanh có tính hội nhập cao