6. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ
thể kinh doanh.
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội. Thực tế cho thấy, khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất... Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình”15 Theo bà Leif Iversen - Giám đốc điều hành công ty ETI Na Uy: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
vấn đề hàng đầu ở các nước phát triển. Ở Na Uy, tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện tốt vấn đề này. Doanh nghiệp không thực hiện tốt thì chính họ sẽ bị đào thải ra khỏi guồng quay phát triển. Việc doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội không chỉ có nghĩa là doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý mà còn phải tuân thủ và đầu tư nhiều hơn vào nguồn lực con người, môi trường và mối quan hệ với các bên liên quan”16. Xét trong phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì doanh nghiệp nhận được ngày mai là kết quả tất yếu của những quyết định kinh doanh của ngày hôm nay. Sự tồn vong của doanh nghiệp không
15Http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/VanHoaXaHoi/Thuc_hien_Trachnhiem_xahoi).
chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi ứng xử của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với cán bộ, công nhân viên, người lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức.
Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích. Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện CSR trở thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển doanh nghiệp.
1.4.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lƣợng, giá trị thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu. Một ví dụ điển hình đã có một công ty chứng khoán đã thổi phồng thông tin về hợp tác chiến lược với đối tác quốc tế uy tín; công ty chứng khoán đó giả đưa ra thông tin là một nhân vật uy tín nhận lời làm Tổng giám đốc nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao, nhưng giá cổ phiếu lại rớt giá mạnh, cổ phiếu công ty đó giảm tới 90%. Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt. Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết.
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho
thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Trong kinh doanh, dùng hiệu ứng Donimo tâm lý là việc cũng rất quan trọng, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh. Doanh nghiệp giữ vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, phản ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế". Bà Lurita Doan, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan Cung cấp dịch vụ và Giám sát kỹ thuật của chính phủ Mỹ (General Services Administration) cũng đã từng phát biểu “khách hàng là thượng đế, nếu bạn không cung cấp dịch vụ tốt, bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai, và như vậy sẽ không có sự bền vững”. Đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi... là những vấn đề đang gây sốt sắng toàn thế giới và giải thưởng Nobel Hoà Bình 2007 trao cho Cựu Phó Tổng thống Mỹ Albert Gore đã phản ảnh tâm điểm này. Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quy định của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phục hậu quả hay bồi thường do kiện tụng. Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển.
Như đã nêu trên, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế - xã hội cho họ, nhưng không có lợi ích về chính trị. Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế là đã có doanh nghiệp tích cực làm từ thiện nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội. “Sự kiện Vedan” cùng một số doanh nghiệp khác ở Đồng Nai đã “đầu độc” sông Thị Vải làm huỷ hoại môi trường mới đây là một minh chứng điển hình cho trường hợp này.
CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn nay là của Pháp chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.