6. Kết cấu của đề tài
3.2. Cơ hội và thách thức khi thực hiện CSR tại Việt Nam
Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Trong tình hình như thế, việc thực hiện CSR tại Việt Nam có những cơ hội và thách thức như thế nào?
3.2.1.Cơ hội.
Một là, ngày càng có nhiều công ty lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia,
xuyên quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam: NIKE, UNILEVER, SAMSUNG, TOYOTA, P&G... Các tập đoàn này vốn có nhiều kinh nghiệm về thực hiện CSR và nhiều ràng buộc về các quy tắc ứng xử trong quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này sẽ góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng về CSR phù hợp với hoàn cảnh, khả năng và nguồn lực của bản thân doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Hai là, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhân tố góp phần mang lại
sự ổn định để phát triển kinh tế quốc gia vì thế thực hiện CSR càng có ý nghĩa hơn. Nhận thức về tầm quan trọng này Nhà nước Việt Nam đã thông qua Quyết định ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường (Điều 1, Quyết định số 153/QĐ/CP-TTg ngày 17 tháng 8
năm 2004). Bằng việc cam kết thực hiện 10 mục tiêu Thiên niên kỷ đã cho thấy Việt Nam không hy sinh chất lượng cuộc sống người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Đồng thời, Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc (UNGC) nhằm hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội... Được sự hậu thuẫn từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực hiện CSR.
Ba là, để thúc đẩy việc triển khai CSR của doanh nghiệp tại Việt Nam, bên
cạnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn và các hiệp hội,... các tổ chức phi chính phủ cũng đã vào cuộc nhằm đẩy mạnh quyền lợi của người lao động tại Việt Nam. Sự xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức quốc tế Phòng thương mại EU ở Việt Nam (EUROCHAM - European Chamber), Action Aid (Tổ chức phi chính phủ của Anh); Tổ chức phát triển Đức tại Việt Nam (DED)… đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy CSR ở Việt Nam thông qua các chương trình tuyên truyền nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về CSR, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và VCCI, hỗ trợ Chính phủ (chủ yếu là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) trong công tác khảo sát và hoạch định chính sách CSR ở Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều tổ chức quốc tế, nhà nước tham gia vào tuyên truyền cổ động về CSR như: “Diễn đàn Châu Á về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” lần thứ 6 được tổ chức ngày 13/10/2007. Hội thảo “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” được VCCI phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 08/01/2008; “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và chiến lược truyền thông - Kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” tổ chức ngày 01/04/2009 tại Hà Nội. Hội
nghị Bàn tròn các bên liên quan BSCI ngày 06/09/2010 tại Hà Nội bàn về:
“Sáng kiến Trách nhiệm xã hội phát triển bền vững trong kinh doanh”,...
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có diễn đàn chính thức giành riêng giới thiệu và thảo luận CSR tại địa chỉ http://www.vietnamforumcsr.net/, hay
www.trachnhiemxahoi.net Đây sẽ là những kênh cung cấp thông tin hiệu quả cho
các doanh nghiệp tìm hiểu về CSR54.