Những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành CSR

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 82)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành CSR

Việt Nam.

1. Đầu tư cho CSR vẫn còn là một gánh nặng cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện CSR trong giai đoạn đầu tiên thường không tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp như: tôn trọng quan hệ lao động, cải thiện mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên,... Tuy nhiên, trước những đòi hỏi cao hơn của việc thực thi CSR: cải thiện môi trường làm việc, xử lý nước, khí thải... thì các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp lúng túng do nguồn tài chính hạn hẹp và phương tiện kỹ thuật không đáp ứng quy chuẩn. Trong số 250.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì có tới 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính hạn hẹp nên họ khó có thể ngay lập tức lắp đặt các trang thiết bị an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh lao động, dây truyền xử lý chất thải công nghiệp... Đa phần các doanh nghiệp chỉ có trình độ ở mức trung bình và kém trên thế giới, phương tiện sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 20 - 30 năm, lại được chắp vá từ nhiều nguồn nên cũng không đủ điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh, tính năng sử dụng. Bởi vậy, các doanh nghiệp nếu không có yêu cầu từ bên ngoài thì thường chối bỏ việc thực hiện CSR, họ muốn tiết kiệm các khoản chi phí này.

2. Sự khác biệt giữa quy định của thế giới và Luật Lao động Việt Nam.

Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang thực hiện CSR dựa trên một số bộ Quy tắc ứng xử (CoCs) đang đươc sử dụng rộng rãi trên thế giới như SA8000, WRAP, ISO14000... Trong đó, nhiều bộ CoCs được xây dựng trên các công ước ILO. Vì có sự khác biệt trong một số quy định của bộ CoCs này với Bộ luật Lao động Việt Nam nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Như việc một số bộ CoCs quy định cho phép tối đa mức giờ làm thêm của mỗi công nhân cao hơn mức 300h/người/năm theo như Bộ luật

54 Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam”, www.vnep.org.vn, tháng 1/2009.

Lao động Việt Nam. Trong thực tế, đa số người lao động đều muốn làm thêm giờ để cải thiện đời sống, và các doanh nghiệp cũng vẫn duy trì tình trạng cho công nhân làm thêm 400-450h/người/năm. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, người lao động được tự do thành lập hiệp hội của mình nhưng nhất thiết đó phải là tổ chức Công đoàn, còn các tổ chức khác đều không được pháp luật thừa nhận. Trong khi đó, nhiều bộ CoCs lại đòi hỏi, nếu quyền tự do hiệp hội bị giới hạn bởi pháp luật, chủ lao động phải cho phép và hướng dẫn người lao động thành lập tổ chức tự do và độc lập. Sự không nhất quán đã gây ra sự lúng túng cho doanh nghiệp khi thực hiện.

3. Mặc dù đã có nhiều hoạt động quảng bá, tuy nhiên hạn chế về hiểu biết của doanh nghiệp cũng là thách thức trong thời gian tới.

Một số doanh nghiệp đã nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn giữa "làm từ thiện" và "thực hiện trách nhiệm xã hội". Các doanh nghiệp chi tiền vào những

dự án cộng đồng, tài trợ học bổng hay thành lập các quỹ hỗ trợ, vận động nhân viên tự nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội chỉ nhằm mục đích tạo thân thiện với quần chúng, và góp phần đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, củng cố hình ảnh của thương hiệu. Song, CSR của doanh nghiệp còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của họ đối với những người liên quan mà trước hết là các cổ đông, người tiêu dùng, cộng đồng, sau nữa là môi trường sống và môi trường thiên nhiên trước khi đề ra một quyết định.

4. Người lao động chưa nhận biết được quyền lợi của mình.

Người lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ thấp (chiếm đa số trong tổng số lao động cả nước hiện nay), do nhận thức còn nhiều hạn chế nên họ chưa nhận biết quyền lợi thực sự của mình. Do điều kiện kinh tế khó khăn, vì “miếng cơm manh áo” mà họ đã chấp nhận làm việc trong điều kiện không đảm bảo, thoả hiệp với các doanh nghiệp bỏ qua những vi phạm của doanh nghiệp về an toàn lao động, an toàn vệ sinh, quyền lợi người lao động. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã không quan tâm nhiều tới việc thực hiện nghĩa vụ CSR của mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)