Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợ

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợ

nhuận cho doanh nghiệp.

Theo ông Charles Moore, giám đốc điều hành Uỷ ban khuyến khích doanh nghiệp hoạt động từ thiện CECP, "Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay

hiểu rất rõ vai trò của các hợp đồng xã hội giúp định vị doanh nghiệp để đạt được những thành công thực tế rõ rệt."

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích. CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Bởi vậy, những doanh nghiệp thành công nhất chính là các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí17 .

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu.

17Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Tư vấn Quản trị doanh nghiệp, “Tôi là giám đốc bền vững”, http://www.ipl.edu.vn/vn/new/20100720581/toi-la-giam-doc-ben-vung.aspx.

Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%18.

1.4.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.

Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Dominique, đã tổ chức đưa đón công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này quy định. Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những chi phí này mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Ông nói : "Tất cả những gì chúng tôi

18Mạnh Vỹ, “Thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại gì cho doanh nghiệp và xã hội”, http://www.tapchibcvt.gov.vn/vi-vn/ghinhantraodoi/2010/7/21591.bcvt

dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty - đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo".

1.4.5. Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia.

Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế. Còn vai trò của Thanh tra lao động là giúp doanh nghiệp hiểu đúng pháp luật lao động; thực hiện phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng và phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động; tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp không chấp hành tự kiểm tra, báo cáo; tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ sử dụng lao động về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. Những kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò như liên kết nỗ lực của tất cả các bên liên quan, tạo nền tảng cho việc xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững trong tương lai. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế đang phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chúng ta có thể thấy đạo đức kinh doanh hay CSR hiện đang nhận đươc sự quan tâm lớn của thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa CSR vào thưc hiện hay chưa? Vấn đề này đã được chương 1 luận văn trình bày mục đích nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất của CSR. Thấy được phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng và thực hiện CSR là vấn đề không dễ, CSR đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những hiểu biết và thực hiện từng bước một cách chặt chẽ. Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới CSR các doanh nghiệp phải chủ động tuân thủ để các bước đi sẽ theo đúng một quy trình. Nếu thực hiện theo một trình tự thì các doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều thành công.

CHƢƠNG 2

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và phát triển thành một môn khoa học, cả về lý luận và thực tiễn vào nửa sau thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây, khi các công ty phải đối đầu với các vấn đề nảy sinh từ việc quản lý các công ty khổng lồ hoạt động trên toàn cầu với các mối quan hệ trong lao động, sản xuất ngày càng phức tạp. Nửa thế kỷ sau, vấn đề này trở thành một công cụ quan trọng, một biện pháp không thể thiếu để các doanh nghiệp tồn tại và giành lợi thế trong cạnh tranh. Vậy tình hình thực hiện CSR trên thế giới và tại Việt Nam ra sao sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 2 này.

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)