6. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam
Khái niệm CSR đã trở nên quen thuộc, phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp còn khá hạn chế. Hầu như khái niệm này ít được các doanh nghiệp của chúng ta biết tới hoặc nếu có thì cũng không được quan tâm thực sự. Điều này được chứng minh bằng những hoạt động của một số doanh nghiệp tại Việt Nam.
Như vậy, việc các doanh nghiệp đưa CSR vào hoạt động kinh doanh cũng rất quan trọng nhưng các doanh nghiệp cũng phải tính toán hết sức thận trọng.
2.2.1. Tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam.
2.2.1.1. Tổng quan tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam.
CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc và các chuẩn mực đạo đức và đạo đức kinh doanh có tính chất phổ quát để có thể áp dụng ở nhiều khu vực thị trường khác nhau. Do đó, CSR được công ty nước ngoài áp dụng bài bản và đạt hiệu quả cao như: Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Việt Nam, của công ty Unilever; Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda Việt Nam… Đối với các doanh nghiệp trong nước, các công ty xuất khẩu, cụ thể là doanh nghiệp trong ngành may mặc, giày dép, thủy sản là những công ty tiên phong trong việc thực hiện CSR. Hầu hết các đơn đặt hàng từ các thị trường Châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản đều đưa ra những quy định khắt khe đối với sản phẩm giày dép hay may mặc về điều kiện làm việc, an toàn lao động; về đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy hải sản. Bởi vậy, để giành được hợp đồng, duy trì hoạt động xuất khẩu đứng vững trên thị trường thì thực hiện CSR là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Còn đa số các doanh nghiệp khác của Việt Nam do hạn chế về nhận thức, không bị sức ép từ các bên liên quan, thiếu nguồn lực tài chính, hoặc do chính bản thân doanh nghiệp không muốn thực hiện nên việc thực hiện CSR không được quan tâm và ít phổ biến. Nếu các doanh nghiệp có
chú ý thì thực hiện CSR cũng trên quy mô đơn lẻ, manh mún, tự phát, thiếu hiệu quả và các doanh nghiệp cũng chưa coi đó là trọng tâm trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc áp dụng và thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa được đánh giá cao. Năm 2004, Bộ phận Tư vấn đầu tư nước ngoài thuộc Công ty Tài chính quốc tế và Ngân hàng Thế giới - FIAS đã tiến hành khảo sát về tình hình thực hiện CSR tại 5 quốc gia khu vực Châu Á là: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Băng-la-det và kết quả được biểu hiện ở Bảng sau:
Bảng 1: Kết quả đánh giá hoạt động CSR tại một số quốc gia. (Đơn vị: %)
Yếu tố ở tầm quốc gia Yếu tố ở
tầm công ty Mức độ thực thi tiêu chuẩn lao động Hệ thống pháp luật và thanh tra hiệu quả Mức độ thực hiện tiêu chuẩn môi trƣờng Bảo vệ quyền tự do hiệp hội của ngƣời lao động Mức độ thực thi tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe Việt Nam 2,64 2,67 2,75 2,55 2,81 Trung Quốc 2,87 3,21 3 2,5 2,92 Campuchia 3,65 2,27 2,8 2,87 3,52 Thái Lan 3,13 3,08 3,08 2,92 3,1 Băng-la-det 2,35 2,21 2,21 2,5 2,3
(Nguồn: Tổng hợp tư Báo cáo “CSR in the Apprel sector, FIAS - WB, 200424)
24 http://www.ifc.org/ifcext/economics.nsf/AttachmentsByTitle/CSR-
Theo như khảo sát trên thì các hoạt động CSR ở cả 5 quốc gia được khảo sát nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn chủ yếu ở mức trung bình kém. Yếu tố ở tầm công ty, Việt Nam (2,81%) chỉ đứng sau một quốc gia là Trung Quốc (2,92%), đó chỉ là trên quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp cần chú trọng và hướng tới quy mô tầm quốc gia. Trong 5 quốc gia được khảo sát, Việt Nam chỉ đứng thứ 4 và chỉ hơn một quốc gia là Băng-la-đét. Do vậy, tình hình thực hiện CSR ở Việt Nam vẫn đang còn ở mức rất thấp. Trong các yếu tố dùng để đánh giá hoạt động CSR ở tầm quốc gia và tầm công ty thì mức độ thực thi tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe đạt mức cao nhất ở Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở cả cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp đều thấp gây khó khăn trong việc tham gia thị trường quốc tế đầy tiềm năng nhưng cũng không ít các thách thức.
2.2.2. CSR tại Việt Nam đƣợc thực hiện theo các lĩnh vực.
2.2.2.1. CSR đối với người lao động.
Bộ Luật lao động Việt Nam ra đời năm 1994, sửa đổi lần thứ nhất năm 2002 (bổ sung các nội dung về thỏa ước lao động, làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, sa thải), lần thứ hai năm 2006 (với nội dung mới về tranh chấp lao động và đình công) với các điều khoản của mình đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình tham gia làm việc. Thế nhưng tình trạng người sử dụng lao động vi phạm các quyền và lợi ích của người lao động vẫn thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp nước ta.
- Vấn đề lao động trẻ em:
Vấn đề sử dụng lao động trẻ em là một thực trạng đang tồn tại ở các doanh nghiệp Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2004 cho thấy, có 0,97% trẻ em dưới 15 tuổi và 3,82% lao động vị thành niên (từ 15 đến 18) có tham gia hoạt động kinh tế trong đó không có sự phân biệt lớn về giới (0,99% trẻ em nam so với 0,94% nữ, 5,02% lao động vị thành niên nam so với 2,53% lao động vị thành niên nam so với 11,88% nữ). Một điển hình là trong số trẻ em đang tham gia làm việc có 30,3% làm việc từ 4-
6h; 33,34% làm việc từ 6-8h; 30,3% làm việc từ 8-< 10h, trong đó cá biệt có 6,036% làm việc không dưới 10h một ngày. Số liệu điều tra cũng cho thấy trong số lao động trẻ em có 60,6% đang đi học, trong số này có 60% phải làm việc 8h/ngày trở lên25. Những điều tra này cho thấy tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam là khá phổ biến, và điều này đi ngược với Luật Lao động Việt Nam, cũng như Công ước 182 của ILO (Công ước Quốc tế về quyền lao động) về việc nghiêm cấm lao động trẻ em trong các điều kiện lao động không an toàn, trong những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có hại cho sức khỏe và sự phát triển sức khỏe và thể chất.
- Vấn đề tiền lƣơng và làm thêm giờ:
Ở các doanh nghiệp Nhà nước vấn đề minh bạch về tiền lương được thực hiện khá tốt. Các doanh nghiệp Nhà nước theo yêu cầu quản lý, có quy chế hoặc đề án trả lương được phổ biến công khai. Quy trình này là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp không thuộc Nhà nước, đặc biệt là trong các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tính công khai, minh bạch trong tiền lương còn thấp, người lao động không biết về lương của nhau. Khi xây dựng quy chế trả lương, người lao động ít được tham gia, chủ yếu do chủ sở hữu quyết định.
Kết quả của một cuộc điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2007, được tiến hành ở các địa phương tập trung nhiều công ty vốn đầu tư nước ngoài như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dương, cho thấy công nhân phải làm thêm giờ quá nhiều (có doanh nghiệp làm thêm đến 500-600h/năm). Hầu hết các công nhân ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhận mức lương chỉ khoảng từ 800.000VND (50USD) đến 1.000.000 VND (62USD) một tháng. Như vậy, chỉ có 30% công nhân ở công ty FDI có thể trang trải được chi phí cuộc sống. Công nhân muốn nâng cao thu nhập hàng tháng cho chỉ tiêu hàng ngày, 42,5% công nhân phải làm thêm giờ, đặc biệt là những người làm trong
25 TS. Lê Thanh Hà, chuyên đề chuyên sâu “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, Trường Đại học Lao động Xã hội, năm 2005.
ngành may mặc và thuộc da. Cũng trùng với kết quả điều tra này, nghiên cứu của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực và tổ chức ActionAid Việt Nam về thực trạng lao động tại hai huyện Đông Anh và Gia Lâm, Hà Nội vào tháng 10 - 11/2008 đã đưa ra kết luận: 10% lao động làm việc mà không ký hợp đồng lao động, 17% lao động làm việc 11-12h/ngày, 1% làm việc 13h/ngày, 14% thường xuyên làm việc 7 ngày/tuần, đặc biệt 4% làm việc trên 80h/tuần26.
Trong vòng ba năm kể từ 2005 - 2007, hơn 20% công nhân ở các công ty FDI không được tăng lương, mặc dù theo luật pháp, cứ ba năm công nhân phải được tăng lương một lần. Kể cả khi được tăng, mức tăng cũng ít hơn quy định. Nhiều xí nghiệp cũng không thực hiện những điều ghi trong hợp đồng với công nhân và các hợp đồng lao động tập thể, như mức tăng lương, giờ làm việc và các trợ cấp xã hội, bao gồm nghỉ phép định kỳ, đau ốm, tình trạng mang thai và đền bù cho tai nạn lao động. Cho đến nay, chỉ 50% công ty FDI ký hợp đồng lao động tập thể để đảm bảo lợi ích cho người lao động, dẫn đến bất đồng giữa người lao động và giới chủ27.
- Vấn đề phân biệt đối xử:
Mặc dù Việt Nam là một trong những nước đi tiên phong trong vấn đề bình đẳng giới, vị trí người phụ nữ trong xã hội được tôn trọng, thế nhưng tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong quá trình làm việc vẫn xảy ra ở một số nơi.
Các lao động nữ thường bị thiệt thòi trong quá trình tuyển dụng vì lý do gia đình, và trách nhiệm sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Nhiều công ty đã đưa ra các điều kiện để ràng buộc các lao động nữ đó là áp đặt khoảng thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước khi kết hôn và sinh con nếu được tuyển vào doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Xã hội về các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ năm 2002, đã chỉ ra có tới 15% doanh nghiệp quy định thời gian làm việc trước khi kết hôn trong đó các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất 34,04% trong khi đó các công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ở mức
26 Thảo Lan (2008), “Lao động nữ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy”, www.molisa.gov.vn, 29/12/2008.
thấp nhất là 3,03%. Về thời gian có 45,45% doanh nghiệp quy định tối thiểu là dưới 1 năm; 18,18% là từ 1-2 năm và 36,37% doanh nghiệp yêu cầu các nhân viên nữ kết hôn sau khi đi làm 2 năm28. Điều này đã gây khó khăn cho các nữ lao động khó tìm được việc làm như ý.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, hiện nay mức thu nhập của lao động nữ chỉ bằng 87,6% lao động nam. Trong khu vực Nhà nước, thu nhập lao động nữ thấp hơn thu nhập của lao động nam 15,3%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự chênh lệch về trình độ và thâm niên công tác. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều như thế, lương trung bình của nam giới lớn hơn nữ 10-11% trong điều kiện như nhau về đặc điểm: tuổi đời, trình độ, kỹ năng tay nghề, công việc và địa điểm làm việc…, riêng các công ty nhỏ việc trả lương tương đối bình đẳng hơn. Tương tự, kết quả điều tra 505 doanh nghiệp, với 2.696 nghìn lao động của Đại học Kinh tế Quốc dân và Viện HAGUE năm 2001 cho thấy tiền lương và thu nhập nữ luôn yếu thế hơn so với nam giới. Ngành điện lực có tỷ lệ chênh lệch cao nhất giữa lao động nam và nữ là 1,33 lần29.
- Vấn đề an toàn lao động:
Vấn đề an toàn trong lao động, sản xuất luôn là một vấn đề khá bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đảm bảo các điều kiện lao động an toàn vẫn còn phổ biến ở nước ta. Theo Bộ LĐ,TB&XH, năm 2009 trên toàn quốc xảy ra 6.250 vụ TNLĐ làm 6.421 người chết và bị thương. Dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh với 1.319 vụ, làm chết 103 người và 113 người thương nặng. Tiếp theo là các địa phương có trên 100 vụ/năm như Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương… Tổng thiệt hại do TNLĐ trên toàn quốc là trên 42 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ gần 500.000 ngày công. Chỉ có 36/63 tỉnh và 2,42% doanh nghiệp báo cáo về
28 TS. Lê Thanh Hà (2006), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động - Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
TNLĐ. Theo đó, năm 2009 tổng cộng chỉ xảy ra… 507 vụ TNLĐ làm chết người cùng 135 biên bản điều tra30.
Bảng 2: Lợi ích kinh tế từ việc đầu tƣ cải thiện không khí và giảm mệt mỏi cho công nhân (CN) ở một số công ty may mặc.
Giả thuyết Đơn vị Số lƣợng
CN trong xưởng Người 180
Năng suất mỗi CN trước khi cải thiện Đơn vị/ Ngày 4,00 Năng suất mỗi CN sau khi cải thiện Đơn vị/Ngày 4,50 Lãi trên mỗi đơn vị sản xuất dôi ra Đồng/ Đơn vị 20.000,00 Số ngày CN vắng trước khi cải thiện Ngày/Năm 21,00
Các lợi ích
Lợi năng suất % 12,50
Lợi do CN vắng ít hơn % 2,26
Lợi do năng suất cao hơn trên mỗi CN Đồng/CN/Năm 2.660.000 Lợi do CN ít vắng hơn trên mỗi CN Đồng/CN/Năm 540.000
Tổng lợi trên mỗi CN Đồng/CN/Năm 3.200.000
Tổng lợi năng suất Đồng/Năm 478.800.000
Tổng lợi do CN ít vắng hơn Đồng/Năm 97.200.000
Tổng lợi Đồng/Năm 576.000.000
Chi phí cố định do chạy máy thông gió Đồng/Năm 120.000.000
Lợi thực tế hàng năm Đồng/Năm 456.000.000
(Nguồn: Hoàng Long,“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương mại,2007)31
Từ bảng trên ta thấy, chi phí các doanh nghiệp bỏ ra để cải thiện môi trường lao động của công nhân là không lớn, thế nhưng lợi ích thu được lại không nhỏ, điều này đã góp phần cải thiện năng suất lao động, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, doanh thu cũng tăng thêm. Xét trong phạm vi mỗi
30 Công Tâm, “Nguyên nhân các tai nạn lao động: Coi thường an toàn”, năm 2009,
http://tintuc.xalo.vn/00793422318/Nguyen_nhan_cac_tai_nan_lao_dong_Coi_thuong_an_toan.html
31 Hoàng Long, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương mại, số 26/2007, tr.9-10.
doanh nghiệp, doanh thu tăng thêm tuy không lớn nhưng có thể được các doanh nghiệp sử dụng vào các quỹ chung để cải thiện đời sống nhân viên hoặc các mục đích khác của doanh nghiệp; Xét trong phạm vi quốc gia những lợi ích này sẽ làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế.
Theo điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp lớn đã thực hiện vấn đề này khá tốt, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu nguồn lực tài chính, tài chính để cải thiện trang thiết bị kỹ thuật hoặc do nhận thức chưa đầy đủ nên tình trạng nhà xưởng chật hẹp, thiếu ánh sáng, máy móc cũ kỹ, lạc hậu dẫn tới điều kiện làm việc cho công nhân không đạt tiêu chuẩn.
Vấn đề huấn luyện kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động diễn ra không thường xuyên và trên diện hẹp, chỉ có 40% doanh nghiệp đã tổ chức các lớp huấn luyện,