6. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại
3.1.2.1. Hạn chế trong vấn đề lao động: Tình hình thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề lao động đang còn khá nhiều hạn chế. Vấn đề sử dụng lao động trẻ em, lao động vị thành niên vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp; Tiền lương, thu nhập trung bình của người lao động nhìn chung còn ở mức thấp, chưa thoả đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và chưa là động lực để người lao động hứng thú với công việc. Nhiều nơi, người lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện không an toàn và mất vệ sinh lao động; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi không bảo đảm theo đúng quy định
http://www.viettien.com.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=841&mcid=277.
51 Ngọc Lan, “Dệt may và da giày: Ổn định trong cơn bão suy thoái”, http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/24931/.
của pháp luật và những cam kết trước đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ công nhân. Đặc biệt, tình trạng người lao động không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội còn khá phổ biến. Người lao động nữ ở nhiều nơi còn bị đối xử thiếu công bằng thể hiện trong chênh lệch tiền lương, thưởng; Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp còn đạt tỷ lệ thấp so với các đồng nghiệp nam.
- Sự gia tăng đáng báo động của tình hình tai nạn lao động cả về số vụ lẫn thiệt hại về người và vật chất đang gióng lên hồi chuông cảnh bảo về tình trạng thiếu an toàn tại nơi làm việc của các doanh nghiệp; Tình trạng các chủ doanh nghiệp vi phạm trong việc cung cấp các trang thiết bị đảm bảo sức khoẻ và tính mạng người lao động,...
- Mặc dù, quyền đình công đã được ban hành nhưng hầu hết các vụ đình công hiện nay vẫn mang tính chất tự phát, không tuân thủ các trình tự, thủ tục của pháp luật. Các cuộc đình công diễn ra ngày càng nhiều, với quy mô lớn hơn, và thiệt hại gây ra cũng nhiều hơn xuất phát từ quyền lợi của người lao động không được các doanh nghiệp đảm bảo.
3.1.2.2. CSR đối với người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam
hiện nay đang bị nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì lợi nhuận các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, và người tiêu dùng là những người chịu hậu quả. Thế nhưng, ý thức của cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân rất thấp. Người tiêu dùng thường chấp nhận sự thiệt thòi về mình mà chưa có những lên tiếng để chống lại doanh nghiệp. Có thể nói đứng trước doanh nghiệp lớn, người tiêu dùng cảm thấy yếu thế, đơn lẻ, thiếu sự hỗ trợ của chính quyền. Cơ chế khiếu kiện dân sự ở nước ta ít khi được sử dụng.
3.1.2.3. CSR đối với môi trường: Tình trạng các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất gây hậu quả xấu đến môi trường ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã thải ra môi trường những nước thải sản xuất độc hại chưa qua xử lý, lượng khí thải của các nhà máy đang dần dần huỷ hoại tầng ozone... Môi trường sống hàng ngày đang phải chống chọi với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, đất đai... ngày càng gia tăng.