Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 77)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua

Thứ nhất, hiểu biết của giới kinh doanh Việt Nam hiện nay về các vấn đề

ĐĐKD hay CSR còn mơ hồ và hạn chế. Đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của CSR đối với khách hàng, xã hội và chính bản thân doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn khá bị động trong vấn đề này, tự doanh nghiệp không sẵn sàng hành động vì lợi ích cộng đồng, mà chỉ chịu thực hiện khi có yêu cầu từ đối tác.

Hơn nữa, cách nhìn nhận của các doanh nghiệp Việt Nam về CSR khá phiến diện. Điển hình là các hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định của luật pháp. Cách hiểu này của các doanh nghiệp làm cho phạm vi áp dụng CSR trở nên bó hẹp và CSR khó phát huy tác dụng khi mà hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa đầy đủ và chặt chẽ.

Thứ hai, Quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, các văn bản pháp luật không sát

với tình hình thực tế đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ những trách nhiệm của mình. Qua những vụ thực phẩm nhiễm độc (nước tương, sữa), có thể thấy các cơ quan Nhà nước thường ở thế bị động khi giải quyết các vụ vi phạm và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp khác.

Khung hình phạt quá thấp chủ yếu vẫn thiên về xử phạt hành chính, khiến cho các doanh nghiệp chấp nhận bị phạt và sau đó lại tiếp tục vi phạm vì số lợi nhuận thu lại lớn hơn số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều. Theo Nghị định 81/2006/NĐ-CP, mức phạt cao nhất đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ ở mức 70 triệu VNĐ. Hay như theo Nghị định 95/2007/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, trường hợp gắn chíp để đong thiếu xăng cho khách hàng chỉ bị phạt 13-20 triệu (trong khi đó chỉ cần đong thiếu xăng cho khách 5 ngày là doanh nghiệp đủ để nộp phạt52). Khung hình phạt cho mức vi phạm còn thiếu chi tiết đơn cử, trong trường hợp thải lượng nước thải từ

52 Quốc Thanh, “Gian lận kinh doanh xăng dầu: Đáng phạt nhiều lần vẫn lời”, http://www.tuoitreonline.com.

50m3/ngày đến dưới 5000m3/ngày với lỗi xả thải vượt quá tiêu chuẩn 10 lần trở lên cùng chịu chung mức phạt 33 triệu đồng khiến cho doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm ở mức cao hơn.

Quy định của hệ thống pháp luật đã ban hành thì hiệu lực thực thi vẫn còn quá thấp. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường diễn ra hơn chục năm nhưng không bị phát hiện xử lý, cho thấy các cơ quan quản lý cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Thứ ba, Công đoàn Việt Nam là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc

hòa giải, ký kết thỏa ước lao động tập thể, là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thế nhưng hiện tại, các tổ chức công đoàn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay trong cả nước có hơn 250.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn chiếm 50%. Tuy nhiên đến nay, cả nước mới thành lập được 22.000 công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chiếm hơn 19% số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn. Ở một số khu vực công nghiệp, việc thành lập công đoàn có thuận lợi hơn nhưng cũng chỉ đạt tỷ lệ 40-60%. Cụ thể, tại các khu công nghiệp Hà Nội có 202 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 86 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, chiếm 42%. Khu công nghiệp Bắc Ninh có 155 doanh nghiệp, trong đó có 99 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở chiếm 64%;...

Hoạt động của các tổ chức công đoàn cũng chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết quyền hạn của mình. Nguyên nhân là do Chủ tịch Công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp hầu hết là người thuộc bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp (là phó giám đốc; trưởng - phó phòng, ban), và được chủ doanh nghiệp trả lương. Mọi quyền lợi của Chủ tịch Công đoàn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, Chủ tịch Công đoàn ở Việt Nam khó có thể là đại diện thực sự của người lao động.

Thứ tƣ, tai nạn lao động, đình công đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi

công tác thanh tra lao động phải được thực hiện thường xuyên. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì với các nước kém phát triển như Việt Nam thì trung

bình 40.000 lao động phải có một thanh tra lao động. Nếu theo chuẩn này thì với trên 50 triệu lao động thì Việt Nam cần tới hơn 1000 thanh tra. Tuy nhiên, theo Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: “Cả nước hiện nay chỉ có 350 thanh tra viên lao động trong đó, đội ngũ thanh tra Bộ và Tổng cục Dạy nghề có 50 người, 300 người còn lại phân bổ ở 64 tỉnh thành. Nhiều nhất là TP HCM với 33 người, kế đó là Hà Nội với 10 thanh tra viên, như tỉnh như Bắc Kạn thì lực lượng thanh tra chỉ có 2 người trong khi đó cả nước có tới 250.000 doanh nghiệp”53. Ngoài việc thanh tra an toàn lao động, thực hiện chính sách pháp luật về lao động, lực lượng này còn phải thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công, trẻ em và triển khai phòng chống tham nhũng, áp dụng cơ chế một cửa trong tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình tai nạn lao động, đình công liên tục gia tăng.

Thứ năm, Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định người

tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được quyền lựa chọn, được quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng (NTD) trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ NTD Việt Nam, có đến 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại có biết nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng. Các khách hàng Việt Nam khi bị các doanh nghiệp vi phạm về quyền lợi thường nhận thiệt thòi về phía mình mà không có những phản ứng đối với doanh nghiệp (chẳng hạn như kiện đòi bồi thường). Đặc biệt, rất ít người Việt Nam biết đến cơ quan đại diện cho quyền lợi của mình như Ban Bảo vệ NTD (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương - cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD) và Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi NTD (cơ quan đại diện tiếng nói NTD). Do chưa được NTD biết đến nên hoạt động của các tổ chức này không phát huy được vai trò của mình, nhiệm vụ chủ yếu của họ vẫn chủ yếu là hoà giải mâu thuẫn giữa các bên liên quan do cơ quan này không có quyền xử phạt. Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ Người tiêu dùng cho biết,

cách thức giải quyết vấn đề của các tổ chức vi phạm "Nếu là tổ chức, doanh nghiệp lớn, họ thấy sai thì họ đền bù để giữ uy tín. Còn những người bán hàng đơn lẻ, cá thể cứ lì ra thì cũng chịu". Điều này đã phản ánh tình trạng một bộ

phận các doanh nghiệp Việt Nam đã coi thường các quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và sẵn sàng vi phạm.

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)