1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN

12 2,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT KRÔNG PĂ K TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN ĐÌNH PHÙNG ************* Đề tài: CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN Người thực hiện : NGUYỄN HỒNG HUẾ Chức vụ : Giáo viên Tổ :3 Đơn vị : Trường TH Phan Đình Phùng Năm học 2014-2015 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH ( VNEN) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Vậy để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện, ngang tầm với các quốc gia khác trên toàn thế giới. Ngoài việc: Mỗi người giáo viên Tiểu học phải thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa và tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Song song với công việc đó mỗi giáo viên tiểu học phải làm tốt công tác tổ chức lớp học. Đây là một trong những việc làm cần thiết, nếu làm tốt công tác tổ chức lớp học thì sẽ duy trì được số lượng, như vậy sẽ đạt được mục tiêu giáo dục phổ cập, nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học kiểu mới ( VNEN). II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Bậc tiểu học là nền móng đầu tiên cho quá trình giáo dục lâu dài ở một con người. Đây là một trọng trách quan trọng mang tính toàn cầu đã đặt lên vai người giáo viên tiểu học. Để làm tròn trọng trách này, thì bước đầu tiên người giáo viên Tiểu học phải thể hiện được vai trò chủ nhiệm lớp của mình đối với học sinh. Vì tiểu học, cả một năm học 9 tháng học sinh chỉ tiếp xúc quan hệ với một giáo viên. Nên người giáo viên đó có sức mạnh chi phối, cũng như điều hành mọi hoạt động của học sinh vì thế mà điều làm tôi quan tâm nhất ở người giáo viên tiểu học nói chung và bản thân tôi nói riêng về “Công tác tổ chức lớp” .III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Tìm hiểu học sinh: Trong quá trình tìm hiểu học sinh, điều tôi nghĩ trước hết là cô giáo phải thực sự hiểu biết học sinh mình và học sinh cũng thực sự hiểu biết nhau. Kinh nghiệm trong nghề đã cho tôi thấy rằng, nếu không hiểu hoàn cảnh tâm tư tình cảm của mỗi học sinh thì sẽ không thể có sự quan tâm và giúp đỡ đúng lúc. Vì vậy mà sau khi nhận lớp, việc đầu tiên tôi làm là bố trí thời gian họp phụ huynh, tiếp xúc nhiều với các em. Nhờ vậy, tôi đã nắm được cụ thể hoàn cảnh của từng học sinh với những chi tiết tuy nhỏ nhưng chi phối các em không ít. Tôi chuẩn bị một quyển sổ và dành cho mỗi em một trang được ghi đầy đủ 3 phần nhỏ. 1. Hoàn cảnh gia đình. 2. Những đặc điểm tâm lý. 3. Phương thức giáo dục cho từng em. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Qua 3 năm giảng dạy bản thân tôi đã đúc rút được một số biện pháp sau: 1. Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học . Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. - Ngay từ khi mới nhận lớp tôi đã giới thiệu ý tưởng về các Hội đồng tự quản trong học sinh phạm vi lớp học cho các đồng nghiệp biết . Tôi xem đây là một biện pháp để khuyến khích sự tham gia của học sinh và phát triển các kĩ năng tham gia cho các em. Sau đó tôi đã giới thiệu phương pháp học tập trên tinh thần hợp tác cho học sinh trong lớp và mong muốn dựa vào kinh nghiệm này để tiếp tục tăng cường các kĩ năng hợp tác.Tôi đã tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh để thảo luận về những thay đổi đang diễn ra trong phạm vi nhà trường. Tôi đã mạnh dạn thăm những phụ huynh học sinh không có khả năng tham gia cuộc họp để tất cả các phụ huynh đều có cơ hội thảo luận về Hội đồng tự quản học sinh sẽ được thành lập. Trong cuộc họp tôi đã giải thích cho phụ huynh biết rằng cách tốt nhất để học sinh học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho các em sống một các dân chủ và chịu trách nhiệm một cách thực sự.Tôi cũng cho phụ huynh biết là những nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình học tập hợp tác đã tác động tích cực đến sự phát triển về tình cảm, xã hội của học sinh cũng như thành tích học tập của các em. Từ những việc làm trên tôi đã lấy được ý kiến tư vấn của học sinh và giáo viên, phụ huynh học sinh. - Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng tự quản.: Tôi đã tạo cơ hội cho học sinh tham gia ý kiến về kế hoạch này, ví dụ như Chủ tịch hội đồng tự quản phải là người có năng lực lãnh đạo, gương mẫu trong các hoạt động, phải là người học giỏi…Chủ tịch hội đồng tự quản gồm có: 1 chủ tịch hội đồng tự quản, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản( đối với lớp có sĩ số ít) hoặc có thể bầu ra 3 phó chủ tịch hội đồng tự quản ( đối với lớp đông) - Đăng kí danh sách ứng cử, đề cử : Tôi đã cho các học sinh tự xung phong đăng kí danh sách ứng cử, để cử. Sau đó ứng cử viên trình bày đề xuất hội đồng ( Ví dụ như tôi tên là…., tôi xin được ứng cử làm chủ tịch hội đồng tự quản của lớp, nếu được các bạn đồng ý tôi sẽ đưa phong trào của lớp ngày càng đi lên…) - Học sinh và giáo viên cùng tổ chức bầu cử, Chủ tịch và hai Phó chủ tịch đã được bầu. Ai có số phiếu cao thì người đó là Chủ tịch hội đồng tự quản. - Sau đó giáo viên cùng với Chủ tịch hội đồng tự quản thành lập các ban như : ban học tập có trách nhiệm chỉ đạo học tập đầu buổi cùng hỗ trợ các bạn lấy đồ dùng học tập ở góc học tập, trao đổi thông tin học tập giữa các nhóm., ban thư viện quản lý thư viện lớp học , ban sức khoẻ và vệ sinh, ban văn nghệ và thể dục thể thao chịu trách nhiệm về văn nghệ và tổ chức các trò chơi… 2. Xây dựng một số công cụ để thúc đẩy Hội đồng tự quản học sinh làm việc có hiệu quả. Để hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả giáo viên phải xây dựng được : Nội quy lớp học do các em đề ra sau đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự xây dựng nội quy lớp học ( không vứt rác bừa bãi, đi học đúng giờ, hợp tác tốt và vẽ thành những hình ảnh đẹp mắt( chiếc lá, bông hoa ), tôi đã tận dụng những đĩa CD hỏng trang trí và cam kết thực hiện. Ngoài Nội quy lớp học thì Hòm thư cá nhân tôi hướng dẫn học sinh dùng giấy A4 hoặc giấy bìa cứng cắt thành phong bì ghi tên mình , tự mình sáng tạo vẽ thêm những hình ảnh mà các em thích ngoài phong thư. Hằng ngày qua hộp thư này các em có thể gửi thư để trao đổi và góp ý cho nhau cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Thêm nữa là Hòm cam kết, Hộp thư vui, Điều em muốn nói … Tôi đã tận dụng những hộp bánh, hộp giấy cứng ở gia đình thải ra mang đến lớp rồi dán những hình ảnh ngộ nghĩnh, bắt mắt. Đây là nơi chứa đựng những nội dung các em học sinh viết ra để chia sẻ những niềm vui hay mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hay cần sự hổ trợ, với những vấn đề cá nhân các em gặp phải, 15 phút đầu giờ, cuối tuần sinh hoạt lớp giáo viên cùng các em ngồi lại với nhau thảo luận các vấn đề các em gặp phải rồi tìm hướng giải quyết .Ngoài ra còn có bảng Ngày em đến lớp tôi đã tận dụng những tờ lịch cũ, kẻ theo mẫu treo ở nơi thích hợp trong lớp học, hướng dẫn học sinh tự điền đánh dấu ngày đi học của mình giúp các em thấy được việc đi học là tự giác, vui vẻ thoải mái. Đi học là cần thiết, phải đi học đúng giờ, có trách nhiệm trong học tập. 3. Giáo viên thiết kế và xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tích cực Giáo viên cần tận dụng hết không gian của lớp học: Từ mảng tường trên cao, mảng tường hai bên lớp học để thể hiện những mảng màu sắc , những hình ảnh sống động thu hút sự tiếp cận của học sinh bởi trên tất cả không gian trong và ngoài lớp được chuẩn bị và hỗ trợ quá trình học tập rất rõ nét: Những câu tục ngữ, từ vựng những bài văn hay, bài viết đẹp, sản phẩm khéo tay của học sinh đều được trưng bày, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được đọc, được hiểu nhiều hơn sự trong sáng của Tiếng Việt. Giáo viên cần đưa những đồ dùng học tập do Bộ Giáo Dục cấp, những đồ dùng tự làm vào cá góc môn Toán, góc môn Tiếng Việt , góc Tự nhiên và xã hội phục vụ cho việc học tập của các em. Các loại sách tham khảo, sách truyện, do Bộ Giáo Dục cấp , giáo viên vận động phụ huynh và học sinh quyên góp sách, truyện cũ, các loại báo nhi đồng, thế giới trong ta… bỏ vào thư viện lớp học, giao cho ban thư viện quản lí, nhằm tạo điều kiện cho học sinh đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Xây dựng 10 bước học tập là cái không thể thiếu trong lớp học VNEN, nó được treo ở nơi mà học sinh dễ quan sát nhất vì nó là vấn đề trọng tâm mà các em vận dụng hằng ngảy trong học tập theo mô hình trường học mới. 4. Xây dựng các nề nếp của lớp ngay từ đầu năm học Công việc này hết sức quan trọng đòi hỏi rất nhiều thời gian, trí tuệ, nghệ thuật của giáo viên khi xây dựng nề nếp lớp học. Giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì, tôn trọng, khuyến khích những việc học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất. Xây dựng nề nếp phải được tiến hành ngay từ đầu năm học và phải thường xuyên. Nếu không, khó mà hình thành được thói quen. Cần bồi dưỡng cho Chủ tịch hội đồng tự quản từ đầu năm học để các em chỉ huy được các nề nếp lớp. Những nề nếp cần được xây dựng trong lớp: + Nề nếp học bài làm bài trước khi đến lớp. + Nề nếp học tập theo nhóm trong giờ học. + Nề nếp truy bài đầu giờ + Nề nếp đi học đúng giờ + Nề nếp tự quản trong học tập và trong các hoạt động đội, sao. + Nề nếp đôi bạn cùng tiến và phong trào bông hoa điểm 10 Khi các nề nếp đó trở thành thói quen "không thể bỏ " của từng cá nhân học sinh thì các em tự giác trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Khi đó giáo viên ít cần đến sức lực của mình. 5. Giáo viên phải yêu thương, chăm lo cho học sinh giống như một người mẹ hiền của các em Người giáo viên phải hết lòng với học sinh, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, có như vậy mới đem hết khả năng, năng lực của mình để giảng dạy và giáo dục học sinh. Ngoài công việc giảng dạy thì công tác giáo dục học sinh rất quan trọng. Nếu giáo viên luôn thương yêu các em, tâm sự trò chuyện với các em thì sẽ hiểu được tình cảm của em đó và tạo được sự gần gũi thân mật trong phạm vi cho phép. Từ đó học sinh thấy được cô giáo giống như mẹ của mình. Nếu thấy hôm đó có em quên bút hay bút hết mực bản thân tôi không vội trách mắng mà nhẹ nhàng cho em đó mượn sau đó nhắc nhở sau để các em rút kinh nghiệm. 6. Luôn có sự đánh giá, nhắc nhở khuyến khích và động viên học sinh kịp thời Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Giáo viên luôn nêu những tấm gương sáng trong lớp cho học sinh thấy như được của rơi tìm người trả lại, giúp bạn khi khó khăn, biết giúp đỡ cụ già và em nhỏ. Không nên chê các em trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như viết, vẽ bậy lên bàn ghế, nói tục, … Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và nhắc nhở. 7.Giáo viên thiết kế môi trường lớp học thân thiện, tích cực Giáo viên cần tận dụng hết không gian của lớp học để thể hiện những màu sắc, những hình ảnh sống độngthu hút sự tiếp cận của học sinh bởi tất cả không gian trong và ngoài lớp học được chuẩn bị hỗ trợ quá trình học tập rất rõ nét: những câu tục ngữ, từ vựng, những bài văn hay, bài viết đẹp, sản phẩm khéo tay của học sinh mang tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao.Xây dựng 10 bước học tập là cái không thể thiếu trong lớp học VNEN, nó được treo ở nơi mà học sinh dễ quan sát nhất vì nó là vấn đề trọng tâm mà các em vận dụng hằng ngày trong học tập theo mô hình trường học mới. Giáo viên phải xây dựng những góc học tập hữu ích như góc Tiếng Việt, góc Tự nhiên và xã hội, góc Toán. Một đặc điểm rất hay nữa ở mô hình này là luôn có sự góp tay , chung sức của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng Bản đồ cộng đồng : Giúp ta hiểu được khoảng cách mà mỗi em học sinh phải đi từ nhà đến trường, giúp giáo viên biết đường đi đến nhà học sinh. 8. Coi trọng và tiến hành tiết sinh hoạt lớp đúng quy trình, thời gian . Mỗi tuần 1 tiết sinh hoạt nên giáo viên không được cắt xén thời gian hay sử dụng không đúng mục đích mà tiến hành tiết sinh hoạt theo đúng quy trình để rèn cho các em tính phê bình và tự phê bình. Ngoài ra còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, diễn đạt trước tập thể. Mọi học sinh có quyền được đóng góp ý kiến từ đó thấy được những việc làm tốt và việc làm chưa tốt để có hướng khắc phục. 9. Mỗi giáo viên luôn là tấm gương sáng trong mọi cử chỉ, lời nói và hành động . Trước học sinh, giáo viên luôn phải mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh thấy để noi theo như: lời nói, cử chỉ, cách cư xử, đi lại… (vì học sinh tiểu học rất dễ bắt chước người lớn, các em còn ngây thơ chưa phân tích được hành động đúng, sai). 10.Thực hiện tốt phong trào "Xã hội hoá giáo dục" Người giáo viên muốn nâng cao chất lượng giáo dục của lớp cần phải biết tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các đoàn thể, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ huynh, đặc biệt là tất cả phụ huynh của lớp 3E. Ở mô hình này là luôn có sự góp tay,chung sức của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng Bản đồ cộng đồng: giáo viên cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để xây dựng được góc cộng đồng và bản đồ cộng đồng. Bởi vì nó giúp ta hiểu được khoảng cách mà mỗi em học sinh phải đi từ nhà đến trường, giúp giáo viên biết đường đi đến nhà học sinh Việc xây dựng Góc cộng đồng giáo viên cần nhờ phụ huynh học sinh cùng giúp xây dựng một góc cộng đồng vì góc cộng đồng giúp cho giáo viên biết các sản phẩm đặc trưng của địa phương, lễ hội văn hoá để đưa vào bài học, mặt khác những kiến thức học sinh được học ở trên lớp cũng có thể được áp dụng vào cuộc sống gia đình và cộng đồng. - Tiếp tục tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong xã hội về vai trò của giáo dục, từ đó khắc phục những tư tưởng, nhận thức không đúng đắn về giáo dục; giúp phụ huynh phối kết hợp với giáo viên cùng với nhà trường trong việc tham gia giáo dục học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng, thực hiện: "Giáo dục cho mọi người, mọi người làm giáo dục". Hàng tháng giáo viên phối kết hợp tốt với các thôn trên địa bàn xã sinh hoạt đội hai tốt để thông báo kết quả và sự tiến bộ của học sinh đồng thời nhắc nhở những em chưa tiến bộ Trên đây là những biện pháp về công tác tổ chức lớp học theo mô hình trường học kiểu mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đạt được kết quả tốt người giáo viên phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, không coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải biết sử dụng một cách hợp lí các biện pháp trên một cách nhuần nhuyễn. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trên đây là những việc làm và một số điều đúc kết được của tôi trong quá trình giảng dạy. Kết quả về chất lượng giữa kỳ I. Đạt Chưa đạt Năng lực 29 0 Phẩm chất 29 0 Muốn thực hiện được những điều đó giáo viên thường xuyên theo dõi, đôn đốc quá trình học tập của các em, phát hiện kịp thời kiến thức bị hỏng trong chương trình và tìm ra biện pháp giúp đỡ ngay. Bên cạnh đó, việc khen thưởng cũng là một trong những hình thức giáo dục giúp các em có niềm say mê học tập. Qua một thời gian giảng dạy, giúp các em học sinh yếu tiến bộ như vậy, nề nếp lớp tôi được nâng lên dần dần. Từ đó tôi cũng rút ra cho bản thân mình những điều bổ ích trong quá trình dạy chữ kết hợp dạy người, phải yêu nghề, mến trẻ, tận tình giúp đỡ, nhiệt tình trong công tác và đặc biệt phải thấu hiểu tâm lý, tính cách của mỗi học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp. Phải rèn luyện cho học sinh thói quen nề nếp học tập tốt ngay từ đầu năm học, phải hình thành nề nếp từ khi các em mới chập chững bước vào mái trường tiểu học để làm hành trang vững chắc giúp các em học tốt ở những bậc học cao hơn nữa. VI. KẾT LUẬN: Muốn thực hiện được những điều nêu trên đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, lòng nhiệt tình yêu trẻ, có trách nhiệm cao để tạo cho sự gắn bó giữa các em với tập thể trong lớp, để các em tự tin yêu tập thể. Từ đó các em sẽ mạnh dạn hơn và học hỏi nhiều cách học hay ở bạn mình. Nếu như chỉ có mỗi giáo viên theo dõi giảng dạy cho học sinh xuyên suốt quá trình học tập thì chỉ có thể nói rằng, chưa hẳn kết quả học tập của học sinh đạt được theo như mong muốn. Bởi lẽ, gia đình là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Ngoài giờ học ở lớp về nhà phụ huynh cần quan tâm, nhắc nhở động viên con em mình học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Chính vì thế, giáo viên cần có những thông tin liên lạc từ gia đình và trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần làm. VII. ĐỀ NGHỊ: - Phụ huynh cần quan tâm đến việc học ở nhà của con mình. Về nhà kiểm tra bài vở của con mình. - Nhắc nhở đem vở và dụng cụ học tập đầy đủ. - Kết hợp cùng nhà trường, GVCN xây dựng môi trường lớp học theo đúng tinh thần VNEN Ngày 25 tháng 11 năm 2014 Người viết [...]...NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………… ………………………………………………… …………………………………………………………………………………… . TIỂU HỌC PHAN ĐÌNH PHÙNG ************* Đề tài: CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN Người thực hiện : NGUYỄN HỒNG HUẾ Chức vụ : Giáo viên Tổ :3 Đơn vị : Trường TH Phan Đình Phùng Năm học. của học sinh đồng thời nhắc nhở những em chưa tiến bộ Trên đây là những biện pháp về công tác tổ chức lớp học theo mô hình trường học kiểu mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học. quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học . Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. -

Ngày đăng: 10/04/2015, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w