1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp ở trường Tiểu học

27 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Mặt khác,đời sống của đại đa số giáo viên còn thấp, giáo viên chưa thể đầu tư toàn bộ thờigian để tập trung cho công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.Về phía học sinh, trong thực tế giảng

Trang 1

từ vị trí,đặc trưng đó nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học khác hẳn

so với giáo viên chủ nhiệm ở bậc THCS và bậc THPT Vì ở bậc học này, giáo viênvừa chịu trách nhiệm xây dựng nề nếp, quản lý học sinh, đánh giá chất lượng giáodục lại vừa là người chịu trách nhiệm dạy tất cả các môn văn hóa, trừ một sốtrường đã có giáo viên các môn năng khiếu (Mĩ thuật, Hát nhạc, Thể dục,) Còn ởcác bậc học phổ thông cao hơn ngoài công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chỉ trựctiếp giảng dạy một bộ môn của lớp đó

Như vậy, để giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu học đạt kết quả tốt chúng ta phảichú ý đến vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp Và muốn thực hiện đượcnhiệm vụ này, người giáo viên không chỉ cần có lòng yêu nghề mến trẻ, đem hếtnhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà quan trọng hơn nữa là phải cónhững biện pháp và cách thức tổ chức tốt tất cả các hoạt động Và thực tế cho thấy,công tác xây dựng nề nếp và quản lý cho học sinh là một trong những nhiệm vụtrọng yếu hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm Bởi lẽ, nếu học sinh khôngđược rèn luyện về tác phong nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ khôngđạt hiệu quả cao

Vấn đề trên đã được rất nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, thực nghiệm và bướcđầu đã đem lại kết quả trong công tác chủ nhiệm lớp Nay tôi tiếp tục nghiên cứu

và bổ sung thêm một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được trong quá trìnhlàm chủ nhiệm lớp Tôi cũng hi vọng qua công trình nghiên cứu này của mình sẽ

Trang 2

góp một phần nhỏ vào việc cung cấp tài liệu chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cho cácđồng nghiệp.

II Mục tiêu nghiên cứu.

Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở bậc Tiểu học.

III.Đối tượng nghiên cứu.

Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp ở trường Tiểu học

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

I Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học.

Qua việc tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở một số trườngTiểu học huyện Krông păk (Đăk Lăk), trong đó có trường Tiểu học nơi tôi đangcông tác, giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn Cũng theo kết quả tìm hiểu trên,tôinhận thấy rằng những khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân Cụ thể nhưsau:

Về phía xã hội, đất nước ta với nền kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu, hộinhập Quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực nảy sinh

Xã hội xuất hiện một bộ phận người sống chạy theo đồng tiền và lợi nhuận kinh tế

vô điều kiện Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển nhân cáchcủa trẻ, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi Tiểu học Cụ thể là: Trẻ em nghiện chơigame (hành động, bạo lực…) ở các quán internet dẫn đến tình trạng bỏ học, họchành sa sút, thậm chí còn có hành vi trộm cắp vặt hoặc lừa dối gia đình để lấy tiềnthỏa mãn cơn nghiện game Không những vậy, môi trường xã hội của trẻ có rất

Trang 3

nhiều hành vi đạo đức thiếu văn minh, một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình cónội dung bạo lực, đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em Mặtkhác, các em hàng ngày phải đối diện với hiểm họa ma túy học đường,…

Về phía các cấp chính quyền địa phương, nhìn chung tình hình kinh tế khókhăn, dân trí thấp, đầu tư cho giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất thiếu thốn,…tất cảnhững điều đó phần nào cũng ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động học tập vàmột số hoạt động hữu ích khác cho học sinh trong nhà trường

Còn về phía gia đình, môi trường sống, điều kiện kinh tế, mọi sinh hoạt vănhóa của các thành viên có nhiều sự thay đổi, sự quan tâm của cha mẹ đối với sự tudưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống và tình cảm của cha mẹ đối với con cái, sựtrưởng thành của con cái không thực sự được quan tâm Thậm chí, trong một sốgia đình cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu; ông bà, cha mẹ chửi mắng lẫn nhau, nóitục, chửi thề, vô lễ, không có sự kính trên nhường dưới, con cái cháu chắt khôngvâng lời ông bà, cha mẹ, lười biếng lao động và học tập… Bên cạnh đó, có một sốgia đình không coi trọng việc học tập của con cái, họ khoán trắng, bỏ mặc việc nuôidạy con cái cho nhà trường và xã hội, họ cứ nghĩ rằng con học ở cấp tiểu học làcấp bậc chưa cần quan tâm Chính vì điều đó dẫn đến tình trạng học sinh về nhàkhông có ai quan tâm, săn sóc và đốc thúc việc học tập ở nhà Có một số phụ huynhnuông chiều con cái thái qua, muốn gì được nấy, dẫn đến một số học sinh sử dụngnhững đồ dùng hoặc đồ chơi có hại ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách và có khinguy hại tới sức khỏe của bản thân và những người xung quanh như: súng nhựa,kiếm nhựa(gỗ), pháo, đèn tia laser,… Còn một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế quákhó khăn, cha mẹ phải lo lao động vất vả hay phải đi làm ăn xa gửi con lại cho ông

bà không có điều kiện quan tâm chăm sóc con cái về mọi mặt,…dẫn đến tình trạng

có một số em tự ti, mặc cảm nên không thể hiện được hết năng lực học tập Tất cảnhững điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý của trẻ Và muốn hoànthiện được nhân cách của trẻ thì yếu tố gia đình cần có sự thay đổi thiết thực

Trang 4

Về phía giáo viên, bên cạnh một bộ phận giáo viên ý thức được tầm quantrọng của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh thì vẫn còn một số ít giáo viêncoi nhẹ công tác này Một số thầy cô giáo chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiếnthức văn hoá, mà chưa thực sự chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp Mặt khác,đời sống của đại đa số giáo viên còn thấp, giáo viên chưa thể đầu tư toàn bộ thờigian để tập trung cho công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.

Về phía học sinh, trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh cònchưa ngoan, ý thức học tập và rèn luyện chưa cao, tiếp thu kiến thức còn thụ động,thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động học tập và một số hoạt động ngoài giờlên lớp Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số học sinh có kết quảxếp loại giáo dục còn thấp

Cụ thể ở lớp 2D, lớp tôi được phân công trực tiếp giảng dạy, có đủ các đốitượng học sinh thuộc các nhóm bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân đã nêu ở trên

Vậy làm thế nào để người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Trướchết, theo tôi mỗi giáo viên nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng cần phải xácđịnh được vị trí, vai trò, và tầm quan trọng của mình trong giai đoạn hiện nay

II Vị trí và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học.

1 Vị trí.

Ở bậc Tiểu học, học sinh muốn tiếp cận được với tri thức không thể không

kể đến vai trò chủ đạo của người giáo viên chủ nhiệm Thật vậy, với những biệnpháp hình thành ý thức, nề nếp, kỉ cương và kỉ luật trong mọi hoạt động học tập, tudưỡng và rèn luyện, giáo viên giúp học sinh biết chủ động tiếp thu kiến thức, cótinh thần tự giác, tích cực, hăng say thi đua trong mọi hoạt động, có tinh thần yêulao động, yêu thích cái đẹp, có trách nhiệm với bản thân, với bạn bè, với mọingười, với gia đình, với tập thể và ý thức với môi trường xung quanh, ý thức tránh

xa các tệ nạn xã hội,…

2 Vai trò

Trang 5

Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học đóng rất nhiều vai trò: Vừa làthầy giáo tổ chức các hoạt động dạy- học một cách nghiêm túc và có hiệu quả đểgiúp học sinh tiếp thu kiến thức, vừa là người cha, người mẹ dạy bảo, chăm sóc,yêu thương và bảo vệ các em và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất để cùng học,cùng chơi và cùng chia sẻ những buồn vui của các em Làm được tất cả những điềunày, người giáo viên mới có thể làm tốt vai trò chủ nhiệm lớp Từ đó có thể uốnnắn các em làm theo sự chỉ đạo của mình Giáo viên có sự chỉ đạo, quản lí lớp tốtthì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thìviệc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn, hay nói đúng hơn là chất lượng giáodục toàn diện đạt kết quả cao hơn.

III Một số biện pháp thực hiện

Qua thực tế công việc của người giáo viên chủ nhiệm trong nhiều năm liêntục, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tôi đã rút ra và tích lũy được một số kinhnghiệm trong công tác chủ nhiêm Đặc biệt là trong năm học 2013 – 2014 tôi đượcban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2D, đây là một lớp học kiểumới theo mô hình VNEN Qua lớp học này tôi nhận thấy mô hình học kiểu mới rấthay,làm cho học sinh có tính tư giác, tích cực, độc lập, tò mò chủ động và sáng tạotrong từng tiết học Trên đây là một số biện pháp đã giúp tôi có cơ hội kiểm chứnglại những kinh nghiệm đó của mình

Và thông qua tài liệu này, tôi xin trình bày một số biện pháp phục vụ tốt chocông tác chủ nhiêm lớp cụ thể là về phần xây dựng nề nếp và quản lý học sinh

1 Công tác nắm bắt tình hình lớp đầu năm

Ngay từ đầu năm hoc, giáo viên chủ nhiệm lớp phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh của lớp và cần nắm: Lý lịch, điều kiện, hoàn cảnh gia đình cũng như đặc điểm riêng của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm

Cụ thể:

- Hiểu biết những đặc điểm của từng học sinh (về tâm lý, sức khỏe, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ bạn bè,

Trang 6

kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp mình phụ trách ở năm học trước), biếtphân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp.

- Tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học

Kết quả bàn giao chất lượng đ u n m h c: ầu năm học: ăm học trước: ọc trước:

- Tạo các mối quan hệ thân mật và gần gũi giữa giáo viên và học sinh thông quacác buổi sinh hoạt và nói chuyện ngoài giờ

2 Xây dựng nội quy của lớp (Điểm trường đóng trên địa bàn nông thôn).

Dựa vào những kết quả thu được thông qua công tác nắm bắt tình hình lớp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần cho lớp tiến hành họp lớp với các công việc cụ

Trang 7

thể là: ổn định nề nếp, phổ biến nội quy học tập và sinh hoạt của lớp, của trường đã

đề ra

Cụ thể:

- Đi học đúng giờ, không la cà dọc đường; không ra vào các quán internet đểchơi game hoặc chơi bất cứ trò chơi gì trên đường đi học; có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập; giữ gìn sách vở, đồ dùng; nghỉ học phải có giấy phép của phụ huynh học sinh

- Phải trật tự nghe giảng; ghi bài, làm bài đầy đủ, sạch, đẹp và nghiêm túc;thuộc bài trước khi đến lớp; tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập và cáchoạt động ngoài giờ lên lớp khác do nhà trường tổ chức như : Sinh hoạt dưới cờ,thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao, tham gia các cuộcthi, các cuộc hội thao, hội diễn, tham gia tích cực các phong trào thi đua do giáoviên chủ nhiệm phát động

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo vànhân viên trong trường; yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng bạn bè và giúp đỡ nhữngngười có hoàn cảnh khó khăn bằng cách gây quỹ nuôi heo đất; yêu thương, nhườngnhịn trẻ nhỏ,…

- Thực hiện đồng phục gọn gàng, sạch sẽ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyệnthân thể,

- Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết

- Biết bảo vệ và giữ gìn của công; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trườngnhư: Dọn vệ sinh trường, lớp, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không trèo cây, khônghái hoa, bẻ cành, không ăn quà vặt; không vứt rác bừa bãi; đi đại, tiểu tiện đúng nơiquy định,…

- Không chơi các đồ chơi có hại mà nhà trường nghiêm cấm như: Súng, kiếmnhựa (gỗ), pháo, đèn lader và một số đồ chơi nguy hiểm khác

Trang 8

- Thực hiên an toàn thực phẩm: không ăn những loại bánh kẹo, trái câykhông rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng, không uống nước chưa đun sôi, nướcđóng chai hết hạn sử dụng,…

- Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông như (Địa bàn trường ở nông thôn):

Đi về phía bên phải, không đi dàn hàng ngang dưới lòng đường, không chơi tròchơi khi đi trên đường, đi đến nơi, về đến chốn

- Hoàn thành công tác kế hoạch nhỏ, kế hoạch thu gom giấy vụn theo chỉtiêu (21kg/lớp)

3 Sắp xếp hội đồng tự quản

Sắp xếp hội đồng tự quản lớp là một trong những công tác quan trọng màgiáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện sớm Ngay từ khi nhận lớp, và có điều traban đầu về lớp thì nên tiến hành lựa chọn hội đồng tự lớp lâm thời để giúp giáoviên chủ nhiệm quản lí lớp và bước đầu đưa lớp vào khuôn khổ, nề nếp Bầu hộiđồng tự quản lớp phải chú ý đảm bảo các thành viên trong hội đồng có năng lựclàm việc, nhiệt tình và được sự tín nhiệm của tập thể lớp (có sự tìm hiểu về lịch sửhội đồng tự quản lớp cũ) và phải có sự chỉ đạo của giáo viên Và sau này khi đã tiếpxúc và làm quen cũng như nắm bắt được tình hình lớp, nhất là đặc điểm của từnghọc sinh, giáo viên bắt đầu tiến hành sàng lọc, lựa chọn những cá nhân học sinhthực sự có năng lực để điều hành lớp

Sau khi đã chọn được hội đồng tự quản lớp, giáo viên chủ nhiệm tiến hànhchia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và đặt tên cho từng nhóm, để dễ quản lí.Trongnhóm được bầu ra một em làm nhóm trưởng, một em làm nhóm phó, nhóm trưởngluôn chủ động và điều khiển nhóm của mình trong các tiết học, cũng như trong cácgiờ sinh hoạt lớp giống như là cô giáo dưới sự hướng dẫn của giáo viên Còn nhómphó hỗ trợ cho nhóm trưởng và cũng có những lúc thay nhóm trưởng điều hànhnhóm Ngoài ra các thành viên trong nhóm cũng có thể thay nhau làm nhóm trưởng

để các em phat huy được tính mạnh dạn và khả năng nói lưu loát hơn Học sinhluôn chủ động học bài và hợp tác thảo luận giữa các thành viên trong nhóm dưới sự

Trang 9

theo dõi của giáo viên Giáo viên đưa ra 2 bảng màu đỏ và màu xanh cho học sinhlàm kí hiệu Bảng màu xanh làm kí hiệu dơ lên khi các thành viên trong nhóm đãhoàn thành bài thảo luận của mình ,còn bảng màu đỏ dơ lên khi các thành viêntrong nhóm không hiểu bài cần sự giúp đỡ của cô giáo.Trong quá trình thảo luận

để đưa ra kết quả đúng thì nhóm trưởng cần kiểm tra lại kết quả của các thành viêntrong nhóm mình một lần nữa sau đó mới báo cáo với giáo viên, giáo viên đi kiểmtra xác xuất một số em trong nhóm xem nhóm trưởng đánh giá có chính xáckhông? để kịp thời sửa chữa Chính vì vậy nên việc chia nhóm rất quan trọng phảiđồng đều Trước hết cấn đồng đều về mặt số lượng học sinh trong mỗi nhóm Thứhai là đồng đều về cơ cấu hội đồng tự quản, sao cho mỗi nhóm đều có hội đồng tựquản Và cuối cùng là cần đồng đều về mặt trình độ học tập, cũng như khả nănghoạt động phong trào của các thành viên giữa các nhóm

Chẳng hạn đối với lớp 2D, tôi đã tiến hành chia làm 4 nhóm Lớp có tổng sốhọc sinh là 22, thì tôi chia làm 3 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh, 1 nhóm 4 học sinh

Và mỗi nhóm luôn đảm bảo có tất cả các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình,

…) trong lớp

4 Lên kế hoạch hoạt động.

Với kinh nghiệm chủ nhiệm lớp nhiều năm với nhiều đối tượng học sinhkhác nhau, tôi đã rút ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của côngtác chủ nhiệm lớp Đặc biệt, ở năm học 2013 – 2014 này, tôi chịu trách nhiệm chủnhiệm một lớp học có kết quả bàn giao chất lượng đầu năm chưa cao, tôi luôn bănkhoăn, suy nghĩ phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục? Sau đây tôi xinđưa ra một bản kế hoạch cho công tác chủ nhiệm lớp cụ thể như sau:

- Tổ chức cuộc họp phụ huynh đầu năm học để bàn bạc và tháo gỡ nhữngkhó khăn như: Hỗ trợ mua sắm đồ dùng, vật dụng và các phương tiện dạy và học(tu sửa nguồn điện thắp sáng, quạt điện, mua một số bảng biểu phục vụ cho việctrang trí lớp, mua một số truyện, sách tham khảo, sách nâng cao, đồ dùng cho họcsinh; tu sửa bàn ghế, …) và tiến hành mua mới một số vật dụng cần thiết khác

Trang 10

- Xây dựng chương trình hoạt động hàng tuần, hàng tháng và kế hoạch nămhọc Trong đó, có nội dung công vệc cụ thể như: kế hoạch dạy học theo đối tượng

cá thể hóa trong từng điều kiện cụ thể; kế hoạch truyền thụ cho học sinh kĩ nănghọc tốt các môn học; kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi (lịch

cụ thể vào các tiết tự học ); kế hoạch rèn vở sạch chữ đẹp (ở tất cả các tiết học); kếhoạch phát động các phong trào thi đua hoa điểm mười (theo từng tuần, từngtháng),…

- Giao nhiệm vụ cụ thể từng ngày, từng tuần cho hội đồng tự quản lớp gồm:Chủ tịch hội đồng tự quản, hai phó chủ tịch hội đồng tự quản, các nhóm trưởng vànhóm phó Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn hội đồng tự quản lớp cách làm việc,điều hành lớp hàng ngày và chuẩn bị 4 cuốn sổ đã kẻ sẵn để ghi chép làm căn cứcho việc xét thi đua hàng tuần, hàng tháng cho 4 nhóm do nhóm trưởng kiểm tra

Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các nhóm trưởng đánh tích vào cuốn sổ theodõi tổ viên (Quy định cách đánh giá, xếp loại chung) theo mẫu sau:

vi phạm thì bỏ trống không đánh dấu Cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp các tổ trưởnglên báo cáo và xếp loại cho các thành viên trong tổ.( Dựa vào kết quả đánh giátrong sổ theo dõi) Loại tốt được cắm 1 bông hoa màu đỏ loại khá căm 1 bông hoamàu vàng còn loại trung bình không cắm hoa mà phải cố gắng vào những tuần tiếptheo

Không làm bài tập VN

Đi học muộn

Vi phạm

cờ đỏ

Thiếu

đồ dùng học tập

Nói tục

Nói chuyện Riêng

Trang 11

5 Như Quỳnh T

Cuối mỗi tháng giáo viên tổng hợp lại kết quả của cả 4 tuần Em nào đạt số bônghoa điểm mười cao nhất thì được thưởng một món quà nhỏ , như là một cái thước,cái bút hay là một quyển truyện, quyển sách nâng cao ( quà được trích từ nguồnquỹ của lớp) món quà tuy nhỏ nhưng các em rất phấn khởi và cùng nhau thi đuahọc tập Còn những em đạt kết quả xếp loại hàng tuần, hàng tháng chưa cao thìgiáo viên chủ nhiệm in sẵn sổ liên lạc, quy định thứ sáu hàng tuần gửi sổ liên lạc vềcho gia đình nắm bắt ưu - nhược điểm của con em mình (hoặc liên lạc qua điệnthoại) Sau đó, phụ huynh đưa ra ý kiến nhận xét và gửi lại sổ liên lạc cho giáo viênchủ nhiệm vào thứ hai tuần kế tiếp để cùng với giáo viên chủ nhiệm có biện phápgiáo dục kịp thời để nâng cao kết quả học tập cho các em đó

- Ngoai ra giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với các lực lượng đoàn thểtrong trường như Đoàn, Đội và cùng với các giáo viên bộ môn để thực hiện nhiệm

vụ chung của nhà trường và tham gia tốt các hoạt động đoàn thể trong nhà trường,nhất là công tác sao nhi đồng Ví dụ: kết hợp với giáo viên môn hát nhạc để tậpvăn nghệ cho học sinh, kết hợp với giáo viên thể dục để rèn luyện thể dục, thể thao,kết hợp với chị phụ trách đội để tập các bài múa hát sân trường, sinh hoạt ngoạikhóa, chơi các trò chơi dân gian,… Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giámhiệu, giữa các tổ chức đoàn thể trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thểhọc sinh lớp mình Giáo viên chủ nhiệm lắng nghe báo cáo của giáo viên bộ môn.Kịp thời giải quyết những vướng mắc trong tiết học bộ môn

- Luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và sự biến đổi về tâm lí của từngđối tượng học sinh, theo sát (thăm dò qua giáo viên bộ môn, các học sinh khác, giađình và xã hội, ) để có biện pháp uốn nắn kịp thời và phát huy khả năng học tậpcủa từng em

Trang 12

- Thành lập các nhóm (nhiều đối tượng học sinh) để học sinh hợp tác, giúp

đỡ nhau và thi đua trong học tập

- Phát động các phong trào thi đua trong học sinh như: Phong trào “Hoa điểm10”, phong trào “Ba nhất”(giỏi nhất, viết đẹp nhất, ngoan nhất) để các em thi đuahọc tập; phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để học sinh phát huy năng hợp tác, traođổi, giúp đỡ lẫn nhau; phong trào “Nét bút tài hoa” để rèn chữ viết cho học sinh,…Giáo viên đưa ra biện pháp rèn học sinh yếu như phát động tuần lễ “Ai tiến bộnhất” để động viên những đối tượng học sinh còn yếu về các mặt,… Giáo viênđánh giá tổng kết thường xuyên vào những tiết sinh hoạt lớp cuối tuần (chú ý kếtquả theo dõi nề nếp của hội đồng tự quản lớp là một trong những dấu hiệu để đánhgiá nhận xét) Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần biểu dương những thànhtích tốt, những gương người tốt, việc tốt để động viên học sinh kịp thời Mặt khác,cũng cần nhắc nhở những khiếm khuyết của học sinh, tùy vào mức độ học sinh viphạm nề nếp mà người giáo viên đưa ra những biện pháp khắc phục sao cho họcsinh không bị tổn thương mà tự học sinh nhận ra khuyết điểm, cố gắng sửa chữa, cóquyết tâm cao trong học tập và rèn luyện Để làm được điều này, người giáo viênphải hướng cho học sinh biết tự nhận lỗi, tự đưa ra cách khắc phục lỗi để tự bảnthân vươn lên dưới sự cổ vũ của bạn bè và cô giáo, song hình thức kỉ luật đặt raphải được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, công bằng và có tính giáo dục cao, đốivới học sinh Tiểu học tránh những hình thức kỉ luật làm tổn thương tâm lí có tácdụng phản giáo dục như: la mắng, mạt sát, đánh đập học sinh,…

Ví dụ: Đối với một học sinh bình thường mà thường xuyên không thuộc bàithì sau mỗi lần vi phạm đó phải tự nhận một trong những hình thức khắc phục lỗi

mà trong cuộc họp lớp các em đã đề ra Ví dụ chép lại nội dung đó 3 lần 15 phútđầu giờ của buổi học sau liền kề, nhóm trưởng kiểm tra phần nội dung bài cầnthuộc đó (sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm), nếu không thuộc bài thì mức chéplại dần nâng lên đến khi nào học thuộc thì thôi,…

Trang 13

- Tất cả hoạt động nề nếp, học tập của lớp đều phải được thực hiện triệt để vàtổng kết hàng tuần, hàng tháng.

- Giáo viên chủ nhiệm cần gặp trực tiếp các gia đình học sinh là hộ nghèo

và hộ khó khăn để hiểu rõ hoàn cảnh học sinh Mặt khác, giáo viên chủ nhiệmtham mưu với nhà trường, chính quyền và hội phụ huynh để có kế hoạch giúp đỡcác học sinh thuộc đối tượng này Các học sinh trong đối tượng trên đã được miễngiảm phần nào các khoản đóng góp trong năm học, được cấp sách giáo khoa vàđược hỗ trợ các đồ dùng học tập khác, ngoài ra các em này còn được nhận quà tàitrợ của các chương trình tài trợ về đồ dùng học tập, áo quần, sách vở, xe đạp, tiềnmặt, ) Cụ thể ở lóp 2D, trong năm đã tổ chức ủng hộ tiền cho 1 em học sinhnghèo có hoàn cảnh khó khăn, mẹ lại mất sớm do lâm bệnh nặng ( với số tiền300.000 trích từ nguồn quỹ của lớp)

- Tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh định kì theo quy định của ban giám hiệu để trao đổi với phụ huynh tất cả những vấn đề liên quan tới hoạt động giáo dụchọc sinh và nêu những tấm gương gia đình giáo dục con tốt, trao đổi kinh nghiệm giáo dục con cái trong gia đình, tạo điều kiện để các bậc phụ huynh học hỏi kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy giỏi, dạy con ngoan

- Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục lớp học và khả năng thực hiện mục tiêu đó (lập kế hoạch cụ thể ở sổ theo dõi cá nhân và được sự xét duyệt của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu)

- Lập kế hoạch xây dựng và nghiêm túc thực hiện xen kẽ có hiệu quả tất cảcác chuyên đề về các cuộc vận động lớn do ngành, trường phát động như: phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Cuộc vận động “Haikhông với bốn nội dung” của ngành GD&ĐT, phong trào “Thắp sáng ước mơ”,phong trào “Chữ thập đỏ”, phong trào “Nuôi heo đất” do Hội đồng đội phát động,

… Kế hoạch lập ra phải được tổ chức cho học sinh thực hiện hiệu quả dưới sự chỉđạo sát sao của giáo viên chủ nhiệm

Ngày đăng: 10/04/2015, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w