1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật

71 6,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

báo cáo công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật, phần mở đầu, tổng quan về cơ sở thực tế, các kiến thức và kỹ năng được ứng dụng trong đợt thực tế, nhân diện vấn đề thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề thân chủ, quy trình giải quyết vấn đề thân chủ, đề xuất các hoạt động can thiệp, báo cáo quan sat, báo cáo vấn đàm, đề xuất, kiến nghị và kết luận

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN A BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 6

I PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN: 6

II VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC: 6

III NỘI DUNG THU HOẠCH: 7

1 Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tế: .7 1.1 Nhận thức: 7

1.2 Mục đích: 8

1.3 Mục tiêu: 8

1.4 Nội dung: 8

1.5 Nhiệm vụ: 9

2 Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế: 9

2.1 Thuận lợi: 10

2.2 Khó khăn: 10

3 Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế: 11

3.1 Môn Tham vấn: 11

3.2 Môn Nhập môn công tác xã hội: 14

3.3 Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển: 15

3.4 Môn An sinh xã hội: 15

3.5 Môn Chính sách xã hội: 16

3.6 Môn Công tác xã hội với cá nhân: 16

3.7 Môn Điều tra xã hội học: 23

3.8 Môn Hành vi con người và môi trường xã hội: 24

5 Những kinh nghiệm thu được sau quá trình thực tế: 29

5.1 Chọn địa điểm thực tế: 29

5.2 Xác định đối tượng thân chủ: 29

5.3 Kiến thức kỹ năng và phương pháp: 29

5.4 Mối quan hệ trong quá trình thực tế: 29

IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 30

1 Kết luận: 30

2 Khuyến nghị: 30

PHẦN B BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ 31

I THÔNG TIN CHUNG VỀ THÂN CHỦ: 31

II QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN THÂN CHỦ VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ: 31

Trang 2

1 Những phương pháp và kỹ năng đã được vận dụng khi tiếp cận thân chủ: 31

1.1 Các kỹ năng: 31

1.2 Các phương pháp được sử dụng trong quá trình: 33

2 Tóm tắt quá trình tiếp cận: 35

3 Những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận với thân chủ 36

3.1 Thuận lợi: 36

3.2 Khó khăn: 36

III NHẬN DIỆN THÂN CHỦ: 37

1 Hoàn cảnh gia đình của thân chủ: 37

2 Các mối quan hệ của thân chủ: 37

3 Tình trạng sức khỏe: 39

4 Khả năng nhận thức: 39

5 Những đặc điểm tâm lý và các biểu hiện tâm lý của thân chủ: 40

6 Những biểu hiện cơ bản của hành vi: 40

7 Điểm mạnh, điểm hạn chế của thân chủ: 40

8 Các chế độ mà thân chủ đã và đang được hưởng: 41

9 Các chế độ mà thân chủ chưa được hưởng: 41

10 Các vấn đề của thân chủ: 41

11 Vấn đề ưu tiên cần giải quyết: 42

12 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: 42

12.1 Tên kế hoạch: Cân bằng tâm lý cho thân chủ 42

12.2 Mục đích của kế hoạch: 42

12.3 Nội dung của kế hoạch: 42

12.4 Mục tiêu tổng quát: 43

12.5 Mục tiêu cụ thể: 43

12.6 Các phương pháp thực hiện 44

12.7 Các kỹ năng sử dụng 45

12.8 Các nguồn lực hỗ trợ 46

12.9 Vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong quá trình can thiệp: 46

13 Lượng giá kết quả: 47

IV ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP: 48

V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 49

1 Kết luận: 49

2 Khuyến nghị: 50

PHẦN C 51

PHỤ LỤC I BÁO CÁO QUAN SÁT HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁC NHÂN 51

Trang 3

1 Quan sát lần thứ nhất: 51

2 Quan sát lần thứ hai: 52

3 Quan sát lần thứ ba: 53

4 Kết quả quan sát: 54

PHỤ LỤC II VẤN ĐÀM 56

PHỤ LỤC III BẢNG TỰ LƯỢNG GIÁ THỰC TẾ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN 69

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ em là những chồi non của gia đình của đất nước, nhũng chồi non ấy cầnđược quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, cần có một môi trường tốt để phát triển Nhưnghiện nay có rất nhiều trẻ em không được quan tâm chăm sóc và không được may mắnnhư những người khác Các em bị thiệt thòi, các em sinh ra đã mang trên mình nhữngkhuyết tật, những khiếm khuyết, làm cho các em không thể phát triển được, các emmang sự mặc cảm, tự ti Tại “Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh TháiNguyên” là môi trường để cho các em thiệt thòi sống và học tập Những mảnh đời bấthạnh như vậy hằng ngày mong lắm nhưng tấm lòng nhân ái, sự giúp đỡ từ cộng đồng.Chúng tôi - những Nhân viên công tác xã hội tương lai đang gắng sức giúp đỡ các em,

cố gắng khơi gợi tiềm năng cho các em để các em có thể vượt qua được khó khăn,thiệt thòi, mặc cảm, tự ti

Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “Thực hành công tác xã hộivới cá nhân” tôi đã thực tế tại Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh TháiNguyên Qua làm việc tại trường tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng cáccán bộ nhân viên tại trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện cáchoạt động thực tế của mình

Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến kiểm huấn viên của mình là cô giáoHoàng Thị Bích Hằng , đã hướng dẫn, giúp đỡ,chia sẻ những kinh nghiệm, cung cấpcho tôi những thông tin cần thiết liên quan tới thân chủ của tôi

Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô bộ môn chuyên ngành Côngtác xã hội, đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên ngành để tôi hoànthành tốt nhiệm vụ của mình trong đợt thực tập này Tôi cảm ơn thầy giáo hướng dẫn

Lê Văn Cảnh và cô Nguyễn Thị Ngọc Mai đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thựctập và viết báo cáo

Xin cảm ơn các bạn trong nhóm thực tế 2 đã luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôinhững lúc khó khăn

Đợt thực tế này giúp tôi có cơ hội được tiếp xúc với các em ở trường Giáo dục và

hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên, tôi bày tỏ sự cảm thông chân thành cho hoàncảnh của các em ở đây Tuy các em chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em ở đây luôn

có tấm lòng yêu thương nhau, đoàn kết, thân thiện và cố gắng vượt lên số phận… những

Trang 5

điều đó đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi Cảm ơn các em đã cho tôi những bài học đầytình người, những tấm gương về sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Hai tháng thực tế qua, với sự nỗ lực của bản thân trong đợt thực tế tôi đã thuđược một số kết quả như trong báo cáo Vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức thực tếnên bản báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiếncho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

PHẦN A BÁO CÁC KẾT QUẢ THỰC TẾ HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

I PHẦN THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN:

- Họ và tên : Ngô Thị Ly

- Mã sinh viên : DTZ1056130035

- Sinh ngày : 01/01/1991

- Sinh viên trường : Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên

- Chuyên ngành : Công tác xã hội

- Sinh viên năm : Thứ 3

- Quê quán : Thanh Lâm - Lục Nam - Bắc Giang

II VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC:

- Tên cơ sở thực tế: Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái nguyên.

Địa chỉ: 146 Đường Minh Cầu Phường Phan Đình Phùng Tp.Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên

Chức năng, nhiệm vụ: Giáo dục chuyên nghiệp kiến thức, cách giao tiếp, kỹnăng sống và dạy nghề cho các đối tượng tại trường Đồng thời chăm sóc và nuôidưỡng: Ăn, ở tại trường với các đối tượng như: Mồ côi, khuyết tật (khiếm thính, khiếmthị, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động), trầm cảm, tự kỷ, hoặc đa tật…

- Quá trình hình thành và phát triển: Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệtthòi tỉnh Thái Nguyên được hình thành từ năm 1995, là mô hình giáo dục đặc biệt chocác em bị khuyết tật 17 năm kể từ khi được thành lập trường đã cố gắng phát triển đểthực hiện tốt nhiệm vụ của mình Hàng năm trường tiếp nhận từ 200 đến 230 học sinhkhuyết tật khác nhau như: Khiếm thính, khiếm thị, trí tuệ chậm phát triển, khuyết tậtvận động, đa tật…

+ Tới nay thì trường có tổng số 249 em học sinh gồm 18 lớp: Khối THCS là 5lớp (51 học sinh) Khối tiểu học: 13 lớp (198 học sinh) Can thiệp và hỗ trợ: có 19 họcsinh, trong đó: Học sinh khiếm thính (câm điếc) là 120, khiếm thị (mù, nhìn kém) là 16

em, học sinh tật vận động là 6 em Học sinh đa tật là 19 em

+ Tổng số cán bộ giáo viên là 57 người: Cán bộ quản lý có 2 người ( Hiệutrưởng, Hiệu phó), giáo viên trực tiếp đúng lớp là 30 người Nhân viên hành chínhphục vụ là 25 người

Trang 7

+ Chi bộ có 20 đảng viên

+ Chi đoàn có 18 đoàn viên

+ Cơ sở vật chất của trường: Có khu nhà điều hành gồm phòng chức năng phụccho các đối tượng học sinh khuyết tật,có 18 phòng học và 10 phòng nội trú, khu nhà ăncho học sinh rộng rãi,đảm bảo đủ chỗ ngồi ăn cho học sinh toàn trường

Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên

III NỘI DUNG THU HOẠCH:

1 Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tế: 1.1 Nhận thức:

- Thực tế chuyên môn là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo

Cử nhân công tác xã hội Đây là một quá trình hoạt động mang tính chuyên môn, rấtthiết thực và hữu ích đối với sinh viên ngành công tác xã hội, nó là cơ hội để sinh viên

có thể tiếp xúc với môi trường thực tế, và có thể làm việc trực tiếp với thân chủ Đồngthời vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn để giải quyết vấn đềcho thân chủ của mình Không những vậy, khi đi thực tế chuyên môn I còn giúp chúngtôi - những nhân viên công tác xã hội tương lai - hiểu hơn về nghề nghiệp của mình vềcác công việc mà một nhân viên công tác xã hội cần làm, để thấy gắn bó và yêu ngànhhọc của mình hơn

Trang 8

- Tạo cơ hội để tôi vận dụng các kiến thức và kỹ năng, phương pháp trong côngtác xã hội với cá nhân vào quá trình can thiệp vấn đề cụ thể cho thân chủ.

- Trong đợt thực tế này mỗi sinh viên phải tiếp xúc và làm việc với một thân chủ

cụ thể do mình lựa chọn qua đó vận dụng cá kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội với cánhân để thu thập thông tin, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề cho thân chủ

- Xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp và tạo được sự tin tưởng với thânchủ và rút kinh nghiệm trong quá trình thực tế, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn vềcông tác xã hội với cá nhân

- Rèn luyện và phát triển tác phong chuyên nghiệp của một nhân viên công tác

xã hội khi làm việc với thân chủ

Trang 9

- Vận dụng các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng để tạo được sự tương tác vàthiết lập được mối quan hệ với thân chủ, thông qua đó để thu thập các thông tin củathân chủ Đồng thời cũng thông qua đó để thiết lập mối quan hệ với những người liênquan tới thân chủ để hiểu rõ và hiểu chính xác hơn về tình trạng của thân chủ Để từ đóxem xét các vấn đề của thân chủ để lên kế hoạch giải quyết.

- Luôn thực hiện các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, phải tôn trọng quyền tựquyết của thân chủ, đảm bảo bí mật riêng tư cho thân chủ…

- Tiếp xúc giao lưu với tất cả các đối tượng ở trường, cùng trò chuyện, tổ chứctrò chơi cho các em, tham gia văn nghệ và thể thao với các em, tổ chức Trung thu chocác em…

- Phải nỗ lực hết sức, phải có ý thức trong quá trình thực tế, phải làm việc nhưmột nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp Rút ra được bài học kinh nghiệm chomình trong quá trình thực tế

- Thu thập các thông tin về thân chủ, nhận diện vấn đề của thân chủ, phân tíchcác vấn đề mà thân chủ gặp phải, cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề và thựchiện kế hoạch đó cùng thân chủ

- Lượng giá kết quả, xem những gì đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút kinhnghiệm cho mình

2 Những suy nghĩ của sinh viên khi đi thực tế:

Trước khi đi thực tế thì tôi băn khoăn lo lắng không biết mình đi thực tế sẽ thếnào? Có tốt không? Mình có tiếp xúc và làm việc được với thân chủ không? Khi đến cơ

sở thực tế thì tôi lại suy nghĩ không biết các thầy cô tại trường có giúp đỡ, tạo điều kiệncho mình không? Mình có tạo được mối quan hệ với cơ sở thực tế không, có thiết lậpđược mối quan hệ với các em tại trường không? Có chọn được đối tượng để làm việc

không? Tôi luôn băn khoăn suy nghĩ không biết mình có thể áp dụng các kiến thức, kỹ

năng vào thực tế không? Có đạt được mục tiêu đề ra không?

Trang 10

Và kết quả thực tế đã chứng minh điều đó, tôi đã hoàn thành đợt thực tế với cánhân tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên.Tuy nhiên trong 2tháng thực tế ấy thì tôi đã gặp rất nhiều vấn đề cả khó khăn lẫn thuận lợi như sau:

2.1 Thuận lợi:

- Trường nuôi dạy và giáo dục trẻ em thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên đã tạo điềukiện cho chúng tôi tới thực tế Quan tâm và chỉ bảo tận tình, giới thiệu rất kỹ chochúng tôi biết về chức năng nhiệm vụ, quá trình phát triển của trường

- Trường cũng tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia các hoạt động cùngvới các em để hiểu hơn các em và thiết lập được mối quan hệ với thân chủ và các emtrong trường như các hoạt động: Hoạt động trao quà cho các của đoàn thanh niên Tổngcông ty bảo hiểm BIDV, tổ chức hoạt động Trung thu, văn nghệ và cùng tham gia laođộng dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ cho các em

- Kiểm ứng viên đã hướng dẫn tận tình chúng tôi trong suốt quá trình thực tế tạitrường, khi gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận thân chủ thì kiểm huấn viên luôn sẵnsàng giúp đỡ tôi

- Nhà trường cũng cung cấp hồ sơ và các thông tin liên quan tới thân chủ chochúng tôi

- Cán bộ tại trường thì cũng rất thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ khichúng tôi gặp khó khăn

- Các em trong trường thì luôn vui vẻ, hòa đồng và rất yêu quý chúng tôi, luôntạo không khí vui vẻ, thân mật, đầy yêu thương

- Thân chủ cũng rất thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với tôi

- Thân chủ vẫn có khả năng nhận thức và có thể giao tiếp bình thường, nên việctiếp xúc và thu tập thông tin cũng thuận lợi

- Các thầy cô hướng dẫn thì tận tình và có trình độ chuyên môn cao

- Công tác tiền trậm thì được nhà trường liên hệ và trợ giúp

- Chúng tôi được trng bị các kiến thức và kỹ năng đầy đủ và vững vàng , sẵnsàng vận dụng vào quá trình tiếp xúc thân chủ

2.2 Khó khăn:

- Vì phương tiện đi lại hơi khó khăn nên đôi khi tôi có tới không đúng giờ

- Vì tình trạng sức khỏe không tốt nên nhiều buổi thực tế tôi phải nghỉ và phải

đi bù vào buổi khác

Trang 11

- Quy định tại trường rất nghiêm ngặt nên chúng tôi phải tuyệt đối chấp hành.Mỗi buổi sáng tới thực tế chúng tôi phải tới trước giờ làm việc 30 phút để dọn dẹp vàlao động.

- Lịch học của thân chủ bị lệch với lịch đi thực tế nên tôi phải tận dụng thờigian buổi tối để tiếp xúc với thân chủ

- Cơ chế phòng vệ của thân chủ khá lớn nên thân chủ chưa chia sẻ thật với tôi,Tôi phải mất nhiều thời gian để có kiểm chứng thông tin

3 Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế:

Các kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã được tôi vận dụng vào quá trình thực

tế như sau:

3.1 Môn Tham vấn:

Đây là môn học đã được tôi vận dụng khá hiệu quả Tham vấn là quá trìnhtương tác giữa nhà tham vấn (người có trình độ chuyên môn và kỹ năng tham vấn, cócác phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ(còn gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúpđỡ) Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình dựa trên các nguyên tắc đạođức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế củamình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình Hoạt động thamvấn bao gồm việc lắng nghe đối tượng trình bày vấn đề của họ, làm cho họ thấy dễchịu, giúp họ nhận biết vấn đề và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó

* Các kỹ năng:

- Kỹ năng thấu cảm:

Là kỹ năng quan trọng nhất trong tham vấn, thấu cảm là cảm nhận điều mà thânchủ đang cảm nhận Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc, biết chính xác thế giới củathân chủ Đây là kỹ năng mà tôi vân dụng vào quá trình thực tế rất tốt Tôi đã đặt mìnhvào địa vị của thân chủ là một người bị khuyết tật đang trong độ tuổi đầu của trưởngthành nhưng mới học lớp 8 và để có thể hiểu được tâm tư tình cảm của thân chủ Tôikhông chỉ cảm nhận những điều thân chủ nói và hiểu cảm xúc của thân chủ qua lời nói

mà mà còn thông qua cả cử chỉ và hành động đặc biệt là ánh mắt của thân chủ

Khi tiếp xúc, thu thập thông tin và thực hiện cuộc vấn đàm với thân chủ thì tôiluôn cố gắng lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được điều mà thân chủ đã và đangtrải qua đồng thời quan sát hành động cử chỉ, ánh mắt, nét mặt của thân chủ nhất là khithân chủ nói về gia đình mình về anh trai của mình thì khuôn mặt rạng rỡ, luôn cườirất tươi và tôi hiểu thân chủ rất yêu quý anh trai mình Khi nói về các hoạt động của

Trang 12

mình thì giọng thân chủ trầm xuống và cúi mặt xuống thì tôi hiểu thân chủ cảm thấymặc cảm tự ti, thấy thiệt thòi so với các bạn, em không thể vui đùa chạy nhảy như cácbạn khác Một trong những điều rất nhỏ mà tôi đã vận dụng từ kỹ năng thấu cảm đó làtôi luôn phản hồi lại thân chủ mỗi khi trò chuyện hay vấn đàm với thân chủ để tạo chothân chủ thấy mình đang được thấu cảm Khi nói chuyện với thân chủ tôi luôn quantâm đến nhu cầu của thân chủ xem thân chủ mong muốn điều gì, cần gì

Kỹ năng thấu cảm được tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc, trò chuyện

và vấn đàm để thu thập thông tin và trong lần tiếp xúc với anh Hoàng Văn Luân là anh traicủa thân chủ và bạn thân của thân chủ là em Tạ Thị Hồng Nhung Ví dụ: Khi thân chủchia sẻ là rất buồn khi mình là gánh nặng của bố mẹ thì tôi đã thấy cảm bằng lời nói nhưsau: “ Chị rất hiểu tâm trạng của em, chỉ có những người con hiếu thảo và biết suy nghĩmới nghĩ được như em” Chính sự thấy cảm của tôi với thân chủ có tác dụng vô cùng lớntrong quá trình tiếp xúc với thân chủ, tôi đã tạo cho thân chủ sự tin tưởng, cho thân chủthấy rằng vẫn có người lắng nghe và hiểu được mình Đây chính là cơ sở để tôi thiết lậpmối quan hệ thân thiết, bền chặt với thân chủ của mình

- Kỹ năng đặt câu hỏi:

Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng trong tham vấn và được sử dụng rất nhiềutrong công tác xã hội, đặt câu hỏi trong tham vấn không chỉ khai thác các thông tin bềnổi mà có liên quan đến sự kiện của thân chủ, qua đó làm toát lên những thông tinđược ẩn sau sự kiện đó Ưu thế của kỹ năng này trong tham vấn là không chỉ làm thânchủ nói ra những điều mình biết mà còn khiến cho thân chủ nói ra những điều mìnhlãng quên từ lâu

Tôi cũng đã vận dụng kỹ năng này khá thành thạo và đạt được những thànhcông nhất định Đây là kỹ năng mà tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc thânchủ, khai thác thông tin, vấn đàm và trong cả các cuộc gặp gỡ và thu thập thông tin từgia đình thân chủ và những người bạn của thân chủ Trong các cuộc vấn đàm thì cáccâu hỏi đã được tôi nghĩ và chuẩn bị trước Tôi cũng rất linh hoạt khi sử dụng tất cảcác dạng câu hỏi như; câu hỏi đóng “Em có hay về nhà không?”, “Em thích học ởtrường này không?” Câu hỏi mở là câu hỏi được tôi sử dụng và đem lại thành công rấtlớn “Em cảm thấy như thế nào mỗi lần về thăm nhà?” Câu hỏi gián tiếp “Chắc em córất nhiều cảm xúc khi bị các bạn chế nhạo?”, việc khéo léo trong việc lựa chọn câu hỏi

đã khuyến khích thân chủ nói và chia sẻ nhiều hơn các thông tin thu được rất chấtlượng Tôi tránh sử dụng các câu hỏi “Vì sao”, sẽ khiến thân chủ lúng túng và khó trảlời bởi em là người thiểu năng trí tuệ Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp mà tôi khéoléo đặt câu hỏi để khai thác các thông tin Khi khai thác thông tin thì tôi tránh đặt các

Trang 13

câu hỏi một cách liên tục và dồn dập, nếu như vậy sẽ khiến cho thân chủ bị áp lực vàkhông thoải mái.

- Kỹ năng phản hồi:

Phản hồi là đáp lại những lời nói hành động, cử chỉ của thân chủ mình Tôi đã

sử dụng kỹ năng này khá tốt, đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện với thân chủ, khinghe thân chủ tâm sự, chia sẻ và bộc bạch…Khi thân chủ của tôi nói, hay kể chuyệnthì ngoài việc tôi chú tâm lắng nghe, tập trung nghe để hiểu những điều thân chủ nóithì tôi còn phản hồi lại để thân chủ cảm thấy rằng tôi đang rất chú tâm nghe em nói, tôihiểu những gì em nói và đồng cảm với em Tạo cho em cảm giác được tôn trọng, đượchiểu và chia sẻ

Tôi sử dụng chủ yếu là phản hồi nhắc lại, nhắc lại chính nội dung mà thân chủvừa nói Khi nghe thân chủ tâm sự về mối quan hệ của mình với người bạn thân củamình tôi đã phản hồi như sau: “Vậy là em đã chơi thân với Nhung suốt 6 năm qua”.Đây là cách phản hồi đơn giản nhất nhưng hiệu quả của nó thì lại rất lớn Ngoài ra tôicòn phản hồi cảm xúc như khi hỏi về gia đình của em mà, cụ thể là bố em thì tôi thấygiọng em trầm xuống và em cúi đầu ngập ngừng không nói nữa và tôi quan sát thấynhư vậy thì phản hồi lại như sau: “Chị thường thấy em ngập ngừng khi nhắc tới bố củamình…” Mỗi lần tôi sử dụng kỹ năng này thì đều nhận được kết quả rất tốt

về bố của mình và hỏi về chuyện tình cảm riêng tư của em thì em ngập ngừng, gãi đầurồi không nói gì nữa, tôi đã xử lý bằng cách: Tôi im lặng cùng thân chủ 30 giây xemthân chủ có nói tiếp không rồi mỉm cười với thân chủ và nói “ Chị biết có những điềungười ta muốn giấu kín, muốn giữ làm bí mật của riêng mình, nhưng chị nghĩ trongtrường hợp này em nên chia sẻ với một ai đó, em sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn Chịsẵn sàng lắng nghe em nói và hãy nói với chị nếu em muốn” Sự vận dụng kỹ năng xử

lý im lặng của tôi là rất ít nhưng đem lại hiệu quả rất tốt, thân chủ đã chia sẻ với tôi về

bố mình và chuyện tình cảm của mình ngay sau đó

Ngoài các kỹ năng tôi đã vận dụng và đã ít nhiều có hiệu quả thì cũng có những

kỹ năng tôi chưa vận dụng được như kỹ năng thông đạt, kỹ năng cung cấp thông tin và

kỹ năng đương đầu

Trang 14

3.2 Môn Nhập môn công tác xã hội:

Đây là môn học mà tôi không thể không vận dụng Công tác xã hội là mộtngành khoa học một nghề chuyên môn được pháp luật thừa nhận và được đào tạochuyên môn để trợ giúp những người yếu thế, thiệt thòi hay những người gặp khó khăntrong cuộc sống để họ tìm ra tiềm lực của mình, để tự vươn lên trong cuộc sống Cáckiến thức mà tôi đã sử dung trong quá trình thực tế này là:

Đầu tiên tôi đã hiểu được Nhân viên công tác xã hội là gì? Nhân viên công tác

xã hội không phải người làm từ thiện, người làm hộ, làm thay mà là người trợ giúp đểthân chủ thấy được điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ để thân chủ tự ý thức về mình

và vươn lên trong cuộc sống Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với thân chủ tôi đã giới thiệu

về mình và về ngành Công tác xã hội của mình Tôi cũng giải thích cho gia đình thânchủ hiểu về Công tác xã hội và các công việc của Nhân viên công tác xã hội

Áp dụng các kiến thức của môn học này vào để nhận diện vấn đề của thân chủ.Ngay lần đầu tiên thực hiện vấn đàm để thu thập các thông tin của thân chủ thì tôi đãnhận diện được sơ qua vấn đề của thân chủ Về sức khỏe thì thân chủ bị đa tật, khuyếttật vận động, khiếm thị, khiếm thính và gầy gò, ốm yếu Nhận thức em bị thiểu năngtrí tuệ đang học lớp 8 tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh TháiNguyên, vẫn có khả nhận thức và tư duy Tâm lý - tình cảm thì khá phức tạp, có sựmặc cảm tự ti, sống nội tâm và tình cảm Hoàn cảnh gia đình điều kiện kinh tế bìnhthường, có khả năng lo cho cuộc sống của em Gia đình có 4 người, mọi người tronggia đình đều quan tâm, lo lắng cho em Mối quan hệ thì thân thiết với anh trai và mẹ,con bố thì là quan hệ lúc mạnh lúc yếu…

- Phân tích tất cả các vấn đề của thân chủ từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu củathân chủ để thân chủ nhận ra vấn đề của mình và thấy được tiềm năng của mình Đồngthời có thể đặt vấn đề ưu tiên để giải quyết, mà vấn đề ưu tiên của em Hoàng Thị Hằng

là vấn đề về tâm lý tình cảm, vấn đề này cần được quam tâm và giải quyết trước nhất

- Tôi vận dụng môn học này vào việc chọn đối tượng tác nghiệp cho mình Cácđối tượng của công tác xã hội là những người yếu thế, thiệt thòi như khuyết tật, nghèođói, người già, người già neo đơn…hay những người gặp khó khăn trong cuộc sốngnhư bạo lực gia đình, strees, khúc mắc trong chuyện tình cảm, gia đình… Tôi đã vậndụng điều nay để tìm thân chủ cho mình là em Hoàng Thị Hằng, 19 tuổi, bị đa tật(khuyết tật vận động, thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị) hiện đang học tạitrường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên

Trang 15

3.3 Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển:

Đây là môn học với nhiều kiến thức về tâm lý con người và tâm lý lứa tuổi Tôi

đã vận dụng được kiến thức của môn học này vào quá trình thực tế, tiếp cận với thânchủ của mình

Ấn tượng ban đầu: Là kiến thức tôi vận dụng đầu tiên của môn học này Muốntạo được mối quan hệ với thân chủ thì ngay lần gặp đầu tiên tôi phải tạo được ấn tượngtốt qua cách ăn mặc, lời nói, qua ánh mắt, điệu bộ cử chỉ để có thể tạo được ấn tượngtốt với thân chủ

Các giai đoạn phát triển của con người, tôi đã vận dụng điều này vào trườnghợp cụ thể của em Hằng, biết được em đang ở giai đoạn tuổi trưởng thành, năm nay

em Hằng 19 tuổi đây là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành sự phát triển tâm lý:Thích có các mối quan hệ bạn bè thân thiết, thích được chia sẻ tâm sự, muốn được hiểu

và quan tâm, chia sẻ Lúc này tình cảm thẩm mỹ của thân chủ đã đạt tới mức cần thiết,thân chủ thích làm điệu, soi gương… nên khi tiếp xúc với thân chủ tôi nắm bắt đượctâm lý của em để nhanh chóng tạo được mối quan hệ Trong chuyện tình cảm thì thânchủ mong có được một tình yêu đích thực và cũng rất muốn chia sẻ với người khác vềđiều này Tôi đã vận dụng kiến thức này để khai thác thông tin về vấn đề tình cảm của

em Hằng

Tôi cũng đã vận dụng các kiến thức về tâm lý người khuyết tật vào quá trìnhtiếp cận và làm việc với thân chủ: Tâm lý của em là mặc cảm tự ti, sống khép kín vàngại tiếp xúc…Nắm được tâm lý chung của lứa tuổi và tâm lý của người khuyết tậpnhư vậy để tôi có cách tiếp cận phù hợp và đem lại hiệu quả cao

Tuy nhiên sự vận dụng của tôi là chưa sâu sắc và hiệu quả đạt được là chưa cao

vì tâm lý, đời sống tình cảm của thân chủ rất phong phú, đa dạng và khá phức tạp nêntôi không thể nắm bắt được hết Hơn nữa, cơ chế phòng vệ của thân chủ là khá lớn,khả năng che giấu cảm xúc của thân chủ là rất tốt nên tôi bị lúng túng và khó phát hiệnđược cảm xúc thật của thân chủ

3.4 Môn An sinh xã hội:

An sinh xã hội là một hệ thống cơ chế chính sách, các giải pháp của nhà nước

và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cúsốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau,thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hay vì các nguyênnhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịnh

vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống chính sách về bảo hiểm xã

Trang 16

hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt Tôi đã vận dụng kiến thức củamôn học này như sau:

- Đối tượng của an sinh xã hội là những người gặp rủi ro trong cuộc sống,những người ốm đau bệnh tật, khuyết tật, già cả, thai sản…Tôi đã vận dụng điều vàbiết thân chủ của tôi là bị thiệt thòi bị đa tật, bị khuyết tật vận động 2 chân em bị teonhỏ, tay phải cũng bị teo nhỏ không thể lao động được chính vì vậy mà thân chủ củatôi cũng thuộc đối tượng của an sinh xã hội và phải được giúp đỡ và được hưởng cácchính sách cho người khuyết tật

- Trợ cấp của thân chủ là trợ cấp gì? Trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng

Và thân chủ được trợ cấp bao nhiêu, trợ cấp những gì? Tôi đã nận dụng và biết được

em thuộc trợ cấp hàng tháng, em được trợ cấp tới khi hết đời Mỗi tháng em được trợcấp 240 nghìn đồng

3.5 Môn Chính sách xã hội:

Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụthể hóa các giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quan tớitừng nhóm người hay toàn bộ dân cư trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối, củaĐảng nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội để phát triển toàn diện con người

Tôi đã vận dụng các kiến thức của môn học này để xem xét thân chủ đã đượchưởng các chính sách gì và chính sách gì thân chủ chưa được hưởng Đồng thời từ mônhọc này mà tôi có thể cung cấp cho thân chủ các thông tin về các chính sách, những ưutiên, quyền lợi mà một người khuyết tật được hưởng như: trợ cấp hàng tháng, được chỉnhhình và phục hồi chức năng tại các cơ sở dành cho người khuyết tật…

- Vận dụng vào trường hợp cụ thể của em Hằng để tìm hướng giải quyết cácvấn đề mà em đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề về sức khỏe thì tôi có tìm các nguồnlực hỗ trợ từ nhà nước, từ cơ sở y tế như: khám chữa bệnh cho người khuyết tật, chínhsách hỗ trợ về y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể giành cho người khuyết tật hoặccác dịch vụ xã hội khác

Sự vận dụng này đem lại hiệu quả rất lớn cho tôi trong quá trình tìm hướng giảiquyết các vấn đề cho thân chủ, tìm nguồn lực hỗ trợ cho em, đồng thời tôi còn cungcấp các thông tin về các chính sách dành cho người khuyết tật cho thân chủ biết phảiđược hưởng các chính sách gì và các chính sách đó như thế nào?

3.6 Môn Công tác xã hội với cá nhân:

Đây là môn học quan trọng nhất và phải vận dụng nhiều nhất vào quá trình thực

tế Đây cũng là môn học mà tôi vận dụng thành công nhất Công tác xã hội cá nhân

Trang 17

vừa là một quá trình vừa là một phương pháp can thiệp, giúp đỡ từng cá nhân có vấn

đề về chức năng (bị mất, bị giảm thiểu hoặc bị phát triển lệnh lạc các chức năng xãhội) thông qua mối quan hệ 1-1 ( giữa nhân viên công tác xã hội với thân chủ) Đây làmôn học được tôi sử dụng trong suốt quá trình làm việc với thân chủ Các kiến thức,

kỹ năng mà tôi đã sử dụng đó là:

3.6.1 Các nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân:

Trong quá trình thực tế tôi đã thực hiện đúng các nguyên tắc hoạt động củaCông tác xã hội cá nhân và thu được kết quả rất tốt

- Chấp nhận thân chủ

Tôi chấp nhận điểm mạnh của thân chủ như: Thân thiện, nhận thức tốt, có mộtgia đình hạnh phúc, mọi người yêu thương nhau, có những người bạn tốt, và đã đượchưởng các chính sách cho người khuyết tật… Đồng thời tôi chấp nhận cả các điểm yếucủa thân chủ như: Thân chủ bị đa tật, khuyết tật vận động đi lại rất khó khăn, sức khỏeyếu, thân chủ tự ti, mặc cảm, mệt mỏi muốn buông xuôi… Tôi không đưa ra bất cứphán xét, hay bất cứ sự kỳ thị nào với thân chủ, tôi sẵn sàng trợ giúp thân chủ

- Cá nhân hóa

Mặc dù tại trường có rất nhiều em bị khuyết tật giống như em Hằng nhưng tôiluôn coi em là một cá nhân duy nhất với những đặc trưng và cá tính riêng biệt như:Thân thiện, sống tình cảm, nhanh nhẹn, biết quan tâm chia sẻ với người khác, chínchắn và bình tĩnh… Tất cả những thứ đó làm nên cái tên của thân chủ và không hòalẫn với bất kỳ ai

- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ

Tôi đã luôn tôn trọng quyền tự quyết của em Hằng, khi em quyết định các vấn đềcủa mình như vấn đề về tâm lý tình cảm, các mối quan hệ… Tôi không hề áp đặt ý kiếnchủ quan của mình vào em mà chỉ định hướng cho thân chủ mà thôi Khi giải quyết vấn

đề cũng vậy, tôi chỉ là người lên kế hoạch, đưa ra các hướng giải quyết và chỉ ra các mặttích cực của các giải pháp để thân chủ tự lựa chọn giải pháp phù hợp với mình

- Lôi kéo sự tham gia giải quyết của thân chủ

Tôi sử dụng trong quá trình nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề Hỏi thân chủxem thân chủ có mong muốn gì và có nhu cầu gì? Cùng thân chủ xem xét để phân tíchcác điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ, phân tích các vấn đề xem vấn đề nào mà thânchủ cho rằng quan trọng nhất và cần ưu tiên giải quyết Cùng thân chủ thảo luận và tìm

ra hướng giải quyết cho các vấn đề đó Khi được lôi kéo tham gia giải quyết vấn đềnhư vậy thì thân chủ rất vui vẻ hào hứng và có rất nhiều ý kiến hay

Trang 18

- Đảm bảo bí mật riêng tư cho đối tượng

Đây là nguyên tắc mà tôi thực hiện rất chặt chẽ, những gì là bí mật là riêng tưthì tôi luôn đảm bảo giữ kín Khi gặp gỡ thân chủ lần đầu tiên tôi đã khẳng định vớithân chủ rằng sẽ đảm bảo bí mật riêng tư cho em, nếu không có sự đồng ý của em thìtôi không được phép tiết lộ với người thứ ba

- Nhân viên công tác xã hội luôn ý thức về mình

Mặc dù mới là sinh viên năm thứ 3 và đang đi thực tế lần I nhưng tôi luôn ýthức về bản thân mình, phải giữ gìn phẩm chất đạo đức, phải đặt lợi ích của thân chủlên hàng đầu, phải thực hiện đúng nguyên tắc nghề nghiệp Không để tình cảm riêng tưxen lẫn vào công việc, không để mình bị chi phối bởi các yếu tố khách quan Tôi luôn

cố gắng chứng tỏ năng lực và tính chuyên nghiệp của mình trong quá trình làm việcvới thân chủ đặc biệt là trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ (vấn đề tâm lýtình cảm là trọng tâm)

- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên công tác xã hội với thân chủ

Ngay từ buổi đầu gặp mặt tôi đã cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thânthiết với thân chủ bằng cách chia sẻ, tâm sự, đồng cảm với em và tôn trọng quyềnriêng tư của em, cùng em đi chơi, đi dạo, chơi trò chơi (cờ ca-rô) Luôn hỏi thăm, độngviên em học tập để vươn lên trong cuộc sống Tôi luôn tránh làm thân chủ thấy mặccảm tự ti, thấy tủi thân về hình dáng và những thiệt thòi của mình

3.6.2 Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ:

Tôi đã thực hiện tiến trình đúng 7 bước như sau:

- Bước 1: Tiếp cận thân chủ

Tôi đã tìm đến với thân chủ, trò chuyện với em, làm quen với em, hỏi sơ qua vềtên, tuổi, quê quán, gia đình, và việc học của em tại trường Thấy em rất thân thiện,hòa đồng nên tôi xin phép em để chọn em làm thân chủ của mình Tôi vận dụng cáchtiếp cận này rất thành công vì thân chủ rất hợp tác và thân thiện

- Bước 2: Nhận diện thân chủ

Thân chủ chính của tôi là em Hoàng Thị Hằng 19 tuổi, quê ở Định Hóa - TháiNguyên Qua quá trình tiếp xúc, khai thác thông tin tôi đã nhận diện được vấn đề gặpphải của thân chủ là vấn đề tinh thần: Em bị đa tật, khuyết tật vận động do di chứngcủa bệnh viêm phổi làm em bị bại não khiến hai chân em teo nhỏ, tay phải của em rấtyếu không thể lao động nặng được, hơn nữa mắt phải của em bị giảm thị lực và bị lác,tai phải thì sức nghe rất kém và thiểu năng trí tuệ, em thấy tự ti, mặc cảm về bản thân

Trang 19

Tôi đã vận dụng các kiến thức của mình một cách linh hoạt để nhận diện đúng vấn đềcủa thân chủ Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đem lại những hiệu quả rất lớn.

- Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin

Sau vài ngày tiếp xúc và trò chuyện thì tôi đã thiết lập được mối quan hệ thânthiết với thân chủ và bắt đầu thu thập thông tin của mình Thông qua các buổi tiếp xúcvới thân chủ tại trường, nói chuyện, và thực hiện các cuộc vấn đàm với thân chủ.Ngoài ra tôi còn xem hồ sơ của thân chủ để thu thập các thông tin cá nhân của thânchủ như: Tên, tuổi, quê quán, gia đình, các mối quan hệ, các chính sách mà thân chủ

đã được hưởng…, những khó khăn, thuận lợi của em trong cuộc sống, tìm điểm mạnhcủa thân chủ, các nguồn lực hỗ trợ cho thân chủ Sau khi đã thu thập được các thôngtin thì tôi có sự kiểm chứng thông tin thong qua cuộc nói chuyện với anh trai thân chủ,

em Tạ Thị Hồng Nhung là bạn thân tại trường của thân chủ, các thầy cô tại trường vàgọi điện thoại cho mẹ của em Tôi đã thực hiện đúng quá trình thu thập thông tin vàvận dụng kiến thức một cách triệt để để các thông tin không bị bỏ sót

- Bước 4: Chuẩn đoán và xác định vấn đề

Sau khi thu thập được các thông tin thì tôi đã xem xét rất kỹ lưỡng, phân tíchcác vấn đề của thân chủ, xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng của thânchủ, các nguồn lực có thể trợ giúp em Từ đó chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết chothân chủ Sau khi xem xét kỹ lưỡng thì tôi quyết định chọn vấn đề ưu tiên là vấn đề vềtâm lý - tình cảm Đây là vấn để mà cần được giải quyết trước tiên

- Bước 5: Lên kế hoạch giải quyết

Tôi đã cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết, trao đổi với thân chủ để tìm cácgiải pháp tháo gỡ vấn đề cho em Hằng Vấn đề được ưu tiên giải quyết là vấn đề tâm

lý - tình cảm, Tôi đã cùng thân chủ lên một bản kế hoạch chi tiết về vấn đề này, rồi lên

kế hoạch thực hiện các vấn đề tiếp theo Trong bản kế hoạch có đầy đủ tên kế hoạch,mục đích, mục tiêu và nội dung của kế hoạch, để khi nhìn vào đó thân chủ có thể hiểu

và tiến hành theo bản kế hoạch đó Và khi mọi người xem kế hoạch của tôi và thân chủthì họ thấy khả thi

- Bước 6: Thực hiện kế hoạch

Từ bản kế hoạch đã đề ra tôi cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đã đề ra đó.Hướng dẫn thân chủ thực hiện kế hoạch theo trình tự vấn đề quan trọng thì thực hiệntrước Tôi trợ giúp thân chủ khi thân chủ gặp khó khăn Thường xuyên thăm hỏi, độngviên thân chủ để thân chủ có thể thực hiện tốt kế hoạch Sau mỗi lần thực hiện xongmột giai đoạn thì tôi cùng thân chủ lượng giá, nếu đạt kết quả tốt thì thực hiện kếhoạch tiếp theo Nếu chưa tốt thì đánh giá và rút kinh nghiệm và thực hiện lại

Trang 20

- Bước 7: Lượng giá

Tôi thực hiện hai cách lượng giá là lượng giá từng giai đoạn và lượng giá chungcho cả quá trình Trong quá trình lượng giá từng giai đoạn thì có phần tỉ mỉ hơn, nếulượng giá chưa đạt thì tôi cùng thân chủ đánh giá, rút kinh nghiêm, và thực hiện lạinhưng khi lượng giá toàn kế hoạch không thành công thì tôi cũng không còn thời gianlàm lại nữa, vẫn phải kết thúc ca Quá trình lượng giá còn vội vàng, mang tính kháchquan và khích lệ

3.6.3 Vai trò của nhân viên công tác xã hội:

Căn cứ vào trường hợp cụ thể của thân chủ mà tôi đã lựa chọn vai trò của nhânviên công tác xã hội phù hợp để có thể giúp đỡ thân chủ được nhiều nhất Vì thân chủ

là người đa tật trong đó có bị khuyết tật nên tôi đã vận dụng vai trò của nhân viên côngtác xã hội là:

- Vai trò là nhà giáo dục

Chia sẻ động viên để thân chủ không cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân mình.Tăng cường cảm xúc ý chí để thân chủ có thể vượt qua khó khăn và vươn lên trongcuộc sống Tôi còn cung cấp các thông tin về các chính sách dành cho người khuyếttật, những quyền lợi mà người khuyết tật được hưởng và các thông tin dành cho ngườikhuyết tật khác như: Ngày người khuyết tật, các tổ chức của người khuyết tật, quỹ trợgiúp người khuyết tật… Tôi còn trang bị cho em các kỹ năng sống, kỹ năng giaotiếp…Tôi đã phần nào thực hiện được vai trò của một nhà giáo dục và cũng đã giúpthân chủ có thêm những kiến thức về người khuyết tật Và cung cấp các kỹ năng quantâm, chăm sóc cho gia đình em để có thể quan tâm em được đúng và tốt hơn

- Vai trò trung gian kết nối

Đây là vai trò quan trọng nhưng lại là vai trò rất khó thực hiện, nhất là đối vớimột sinh viên thực tập thì việc tìm kiếm các nguồn lực để giúp thân chủ là rất khókhăn, tuy nhiên tôi cũng đã cố gắng áp dụng vai trò này vào quá trình thực tế của mình

để có có thể giúp đỡ được thân chủ Trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ thìtôi đã thực hiện vai trò này bằng cách liên hệ với cơ sở y tế tại trường để cho em đượckhám và cấp thuốc miễn phí thường xuyên hơn Liên hệ với nhà trường để em đượcquan tâm, chăm sóc nhiều hơn, để chế độ dinh dưỡng của em được đảm bảo hơn Liên

hệ với giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ em trong việc học tập và lao động tại trường.Nhờ các bạn trong lớp và thầy cô tại trường động viên chia sẻ với em để em có thể tựtin hơn, khuyết khích và tạo điều kiện cho em được tham gia các hoạt động tập thể để

em mạnh dạn và tự tin hơn

Trang 21

- Vai trò tạo thuận lợi

Đây là vai trò được tôi vận dụng rất nhiều, đặc biệt là trong quá trình tiếp xúc

và khai thác thông tin của thân chủ Tôi luôn tạo điều kiện để Hằng có thể bộc lộ vấn

đề tình cảm của mình, bộc lộ cảm xúc Cố gắng lôi kéo và tạo điều kiện để thân chủtham gia giải quyết vấn đề và phát huy được khả năng của mình

- Vai trò là chất xúc tác

Tôi đã vận dụng tất cả các kỹ năng mà mình đã học để vào quá trình tiếp xúcvới thân chủ để thân chủ có thể phát huy được năng lực và sự tự giác giải quyết vấn đềcủa mình Tôi luôn gợi mở, phân tích để thân chủ thấy được điểm mạnh, điểm yếu củamình, nhận thức được vấn đề của mình

- Vai trò là nhà tham vấn

Tôi đã chia sẻ, tâm sự với thân chủ, luôn lắng nghe thân chủ nói và có sự phảnhồi lại Tôi tham vấn cho thân chủ về vấn đề tâm lý - tình cảm, về chuyện tình cảmriêng tư, về hướng đi trong tương lai, về ước mơ nghề nghiệp của thân chủ

- Vai trò là người biện hộ

Tôi không vận dụng được vai trò này vào quá trình làm việc với thân chủ Vìcác vấn đề của thân chủ không liên quan tới pháp luật và không cần người biện hộ

3.6.4 Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân:

- Kỹ năng lắng nghe: Là một công cụ cơ bản của công tác xã hội cá nhân, lắng

nghe là hiểu được lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ Lắng nghe chính là thựchiện nguyên tắc tôn trọng thân chủ

Tôi đã sử dụng kỹ năng này rất nhiều, trong suốt quá trình làm việc với thânchủ 2 tháng qua tôi đều chú ý, chú tâm lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được tâm

tư, tình cảm của thân chủ Tuy nhiên khi nghe tôi tránh cho thân chủ nói lan man,hướng thân chủ nói vào trọng tâm vấn đề Khi nghe, tôi luôn chọn chỗ yên tĩnh nhưtrong phòng thân chủ khi không có mọi người trong phòng, ngồi ghế đá ở góc sântrường để cả 2 không bị sao nhãng Khi nghe tôi có sự phản hồi lại để thân chủ biết tôiđang nghe thân chủ nói, thân chủ sẽ thấy mình được tôn trọng Tôi vừa nghe vừa ghichép lại những gì quan trọng và quan sát thái độ, hành vi của thân chủ Kỹ năng nàytôi vận dụng rất hiệu quả và tạo được sự tin tưởng của thân chủ

- Kỹ năng vấn đàm: Là cuộc gặp gỡ của Nhân viên công tác xã hội với thân

chủ Tôi đã vận dụng kỹ năng này vào thực hiện 3 cuộc vấn đàm Tôi đã thực hiệncuộc vấn đàm tìm hiểu, chuẩn đoán và trị liệu Để thực hiện cuộc vấn đàm được tốt tôi

Trang 22

đã xác định rõ thời gian, địa điểm… Tôi cũng xác định rõ mục đích của cuộc vấn đàmnhư sau:

+ Lần 1: Vấn đàm tìm hiểu : Tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông tin

cá nhân, các thông tin về gia đình, các mối quan hệ của thân chủ

+ Lần 2: Vấn đàm chuẩn đoán: Xác định các vấn đề mà thân chủ gặp phải Tìm

hiểu các nhu cầu, mong muốn và ước mơ của thân chủ

+ Lần 3: Vấn đàm trị liệu: Vừa tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông tin

liên quan tới vấn đề tâm lý của thân chủ, đến các chính sách trợ cấp mà thân chủ đượchưởng và chưa được hưởng Cung cấp các thông tin liên quan tới người khuyết tật chothân chủ hiểu đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ thân chủ trong vấn đề tâm lý

Tôi có chuẩn bị trước các câu hỏi vấn đàm Trong quá trình vấn đàm tôi có ghichép lại các câu trả lời của thân chủ và tôi có sử dụng điện thoại di động để ghi âm lạicuộc vấn đàm Khi về nhà tôi có xem lại tất cả quá trình vấn đàm xem có bỏ sót chi tiếtnào không Kỹ năng này được tôi sử dụng rất thành công và đem lại hiệu quả tốt

- Kỹ năng quan sát: Là quá trình tri giác có chú ý, có mục đích và có kế hoạch

để đánh giá sơ bộ về thân chủ và đo lường tâm trạng của thân chủ, quan sát mang tính

hệ thống Tôi đã vận dụng kỹ năng này rất nhiều, khi nói chuyện với thân chủ tôi đềuquan sát thái độ, hành động cử chỉ của thân chủ, quan sát cả ánh mắt, nụ cười… Đặcbiệt tôi vận dụng kỹ năng này vào quan sát biểu hiện hành vi của thân chủ và có ghi lại

3 lần quan sát thân chủ

- Kỹ năng mối quan hệ: Đây là kỹ năng tôi vận dụng ngay từ đầu, khi tiếp xúc

buổi đầu tiên với thân chủ, tôi đã tạo được mối quan hệ tốt với thân chủ, luôn tạo chothân chủ cảm giác được quan tâm và tôn trọng Tôi tạo mối quan hệ với thân chủ bằngcách tâm sự, trò chuyện với em, cùng em đi chơi, cùng học hát, cùng chơi cờ ca-rô…Không những vậy trong quá trình thực tế này tôi còn vận dụng kỹ năng này để tạo mốiquan hệ với những người thân của em như: Bố mẹ, anh trai, bạn thân của em để có thểkhai thác các thông tin về em Đây là kỹ năng đem lại cho tôi những mối quan hệ tốt

và thiết thực

- Kỹ năng vãng gia: Là tới thăm nhà thân chủ, môi trường sống của thân chủ

như thế nào? Đây là một kỹ năng quan trọng nhưng tôi không vận dụng được vì nhàthân chủ cách trường 55km và thân chủ lại học và ở ngay tại trường nên tôi không thểvãng gia

Trang 23

3.7 Môn Điều tra xã hội học:

Các phương pháp mà tôi vận dụng vào quá trình thực tế đó là:

- Phương pháp phỏng vấn: Tôi chọn phỏng vấn sâu để thực hiện ba cuộc vấn

đàm với thân chủ và một cuộc vấn đàm với anh trai thân chủ Tôi sử dụng tất cả cácdạng câu hỏi như câu hỏi mở, đóng và kết hợp Các câu hỏi đã được tôi chuẩn bị trước,các câu trả lời của thân chủ được tôi ghi chép lại Tôi có sử dụng điện thoại di động đểghi âm lại Phương pháp này giúp tôi thu được các thông tin sâu hơn, cặn kẽ hơn Ngoài ra tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại với mẹ của thânchủ, để thu thập thêm các thông tin về thân chủ và các chính sách mà thân chủ đã vàđang được hưởng Đây là phương pháp mà tôi đã linh hoạt sử dụng, vì tôi không thểtới nhà để gặp trực tiếp mẹ thân chủ được, và nó đem lại hiệu quả khá tốt, nó khôngmất nhiều thời gian của tôi và mẹ thân chủ, mà thông tin thu được là rất nhiều Tuynhiên có hạn chế nhỏ là tôi không thể quan sát được biểu hiện nét mặt, tâm trạng của

mẹ em khi nói chuyện

Phương pháp phỏng vấn này đã đem lại cho tôi hiệu quả rất lớn trong quá trìnhthực tế này, nó giúp tôi thu được các thông tin không những chỉ từ thân chủ mà còn từnhững người xung quanh thân chủ nữa

- Phương pháp quan sát: Tôi vận dụng phương pháp này rất nhiều laanff và thu

được hiệu quả rất lớn Tôi vận dụng phương pháp này để quan sát thân chủ xem cácbiểu hiện hành vi của thân chủ như thế nào, tâm lý ra sao, mối quan hệ và các đặcđiểm bên ngoài khác Đặc biệt tôi sử dụng triệt để vào thực hiện ba lần quan sát và cóghi lại quá trình quan sát thâ chủ Tôi thực hiện quan sát tham dự cùng thân chủ đi làmphong bì, tham gia các trò chơi với thân chủ và quan sát công khai khi lên lớp học, giờ

ra chơi và múa hát giữa giờ, hoạt động học tập tại phòng ở của thân chủ Trong quátrình quan sát tôi có sử dụng máy ảnh để chụp ảnh và quay một số hoạt động của thânchủ Ngoài ra tôi còn quan sát ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, thái độ của thân chủ khi nóichuyện với tôi Phương pháp quan sát này cho tôi biết được các biểu hiện bên ngoàicủa thân chủ để từ đó đánh giá được thân chủ và các vấn đề của em một cách chínhxác hơn Đặc biệt là về vấn đề tâm lý, xem em có mặc cảm, tự ty, hay có bị trầm cảm,

tự kỷ không ?

- Phương pháp đọc tài liệu: Tôi vận dụng phương pháp này vào quá trình xem

xét lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, chức năng của cơ sở thực tế, và khi xem

hồ sơ của thân chủ Tôi đọc tài liệu rất kỹ càng và chắt lọc những gì quan trọng và cầnthiết rồi ghi lại cẩn thận Tôi vận dụng phương pháp này không nhiều nhưng hiệu quảlại rất cao và đây là phương pháp rất dễ thực hiện Ngoài ra tôi còn sử dụng phương

Trang 24

pháp này để tìm các nguồn tại liệu, các chính sách cho người khuyết tật và truyền đạtcác thông tin đó cho thân chủ.

3.8 Môn Hành vi con người và môi trường xã hội:

- Thuyết hệ thống:

Trong môn học này tôi đã áp dụng lý thuyết hệ thống trong việc mô tả các tácnhân tác động tới thân chủ như các yếu tố về các chính sách xã hội, về y tế, giáo dục,gia đình, hàng xóm, bạn bè và thầy cô… Những điều đó ảnh hưởng như thế nào tớithân chủ Sau đó thì từ những tác động đó đưa ra những giải pháp và tìm kiếm nguồnlực hỗ trợ từ bên ngoài

Khi lập kế hoạch can thiệp cho thân chủ tôi đặt thân chủ vào các hệ thống giađình, bạn bè, trường học…tạo sự tương tác làm thay đổi hành vi của thân chủ

- Thuyết hành vi:

Nhấn mạnh vào sức mạnh của “cái tôi” tự khẳng định mình của thân chủ, dù ởtrong mọi hoàn cảnh Mọi sự can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích thân chủ

và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để “cái tôi” tự bộc lộ khả năng

Nhiệm vụ của tôi - nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này - là tạo ramôi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể giúp chínhbản thân mình Với thân chủ gặp vấn để về tâm lý như em Hằng thì ta

phải tạo mối tương tác của thân chủ với các cá nhân, môi trường xung quanh làm tăngkhả năng giao tiếp và hòa nhập của em để em thấy tự tin và vui vẻ hơn Tôi tạo môitrường thuận lợi để thân chủ có thể tham gia các hoạt động tập thể để thân chủ thay đổisuy nghĩ, hành vi của mình

- Thuyết thân chủ trọng tâm:

Trong khi thực tập tôi đã xác định rằng mối quan hệ giữa Nhân viên xã hội vớithân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp chứ không phải là mối quan hệ xã hộibình thường

Nhiệm vụ của Nhân viên xã hội là tạo ra môi trường thuận lợi cho phép thânchủ học cách chủ động để họ có thể tự giúp cho bản thân mình Tự học các kỹ năngsống, cách giao tiếp, tạo mối quan hệ với mọi người xung quanh Thân chủ vừa làngười chèo chống vừa là người định hướng cho mục tiêu của mình Chấp nhận thânchủ một cách vô điều kiện, Nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò là chỗ dựa, là người tạothuận lợi, chia sẻ niềm vui khi thân chủ tiến bộ, an ủi động viên, khuyến khích khi thânchủ cảm thấy chán nản Từ thuyết này tôi đã sử dụng vào quá trình tiếp cận đó là coithân chủ là trọng tâm, là người thực hiện chính, là trung tâm Tôi chỉ đóng vai trò là

Trang 25

chất xúc tác, là người khơi gợi để thân chủ tự tìm ra tiềm năng và giải quyết vấn đềcủa mình.

Tôi còn vận dụng mức thang yêu cầu của Maslow để xem thân chủ của mìnhđang ở mức nào và cái nhu cầu của thân chủ là gì? Thân chủ mong được tôn trọng, yêuthương, được quan tâm chia sẻ, được học cao hơn nữa và được phát triển hoàn thiệnnhư những người bình thường khác

Vận dụng cơ chế phòng vệ của S Freud để biết thân chủ đang dùng cơ chếphòng vệ nào và nguyên nhân vì sao mà thân chủ lại làm như vậy Khi nói chuyện vớithân chủ và tiếp xúc với thân chủ thì tôi rất hay vận dụng điều nay, vì cơ chế phòng vệcủa thân chủ rất lớn, em thường hay nói dối, đổ lỗi…

3.9 Gia đình học:

Đây là môn học mà tôi chưa vận dụng được vào quá trình thực tế Bởi hiện tại

em học tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái nguyên nên tôikhông thể tới nhà và khai thác và tìm hiểu các thông tin Đồng thời vấn đề về gia đìnhcủa em khá tốt

4 Những hoạt động và công việc cụ thể trong quá trình thực tế:

- Với thân chủ:

+ Làm quen và tạo mối quan hệ với thân chủ, giới thiệu về mình cho thân chủhiểu, giới thiệu về quê quán, tên, tuổi, giới thiệu về ngành Công tác xã hội của mình,các công việc của một Nhân viên công tác xã hội Giới thiệu về vai trò, nguyên tắchoạt động của Nhân viên công tác xã hội

+ Cùng thân chủ trò chuyện, chia sẻ, tâm sự và thu thập các thông tin

+ Hướng dẫn thân chủ học bài, làm các bài tập khó, cùng thân chủ lên lớp học

để quan sát thân chủ

+ Cùng thân chủ đi dạo xung quanh trường và cổ vũ bóng đá, đi tập văn nghệcùng thân chủ, cùng tham gia trò chơi

+ Đi làm phong bì cùng thân chủ và tiến hành quan sát thân chủ

+ Trang trí phòng ở cho thân chủ, dạy thân chủ đan khăn len và học hát cùngthân chủ tại phòng 10 của em

+ Tham dự buổi lễ nhận quà của Đoàn thanh niên Tổng công ty bảo hiểm BIDV.+ Tham gia Trung thu và rước đèn ra ngoài đường với các em trong trường vàthân chủ, tặng món quà nhỏ cho em nhân dịp Trung thu

Trang 26

+ Thực hiện 3 cuộc vấn đàm với em để thu thập thông tin và cung cấp các thôngtin về chính sách cho người khuyết tật.

+ Thực hiện 3 lần quan sát biểu hiện hành vi của em Hằng

+ Cùng thân chủ phân tích các vấn đề và cùng lên kế hoạch giải quyết các vấn

đề đó, cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đã đề ra và cuối cùng là chúng tôi tiến hànhlượng giá kết quả

Trang 28

- Với kiểm huấn viên:

+ Làm quen và mong nhận được sự giúp đỡ của kiểm huấn viên

+ Trao đổi với kiểm huấn viên về các đối tượng và xin lời khuyên của kiểmhuấn viên về việc chọn đối tượng tác nghiệp

+ Trao đổi với kiểm huấn viên về việc thu thập thông từ thân chủ

+ Nhờ kiểm huấn viên giúp đỡ để có thể xem hồ sơ của thân chủ

+ Cả nhóm cùng nghe kiểm huấn viên báo cáo về tình hình phát triển củatrường

+ Trang trí lớp học cho các em và phòng ở cho các em

+ Kẻ sân thể dục cho các em

Trang 29

Các hoạt động bổ trợ cho quá trình thực tế:

+ Cùng tham gia các trò chơi với các em tại trường như cầu trượt, bập bênh,xích đu…

+ Chụp ảnh kỷ niệm với các em

+ Cùng đi tập văn nghệ với các em và tham gia tổng duyệt văn nghệ của các em.+ Tham gia các trò vận động thể thao như đá cầu, đá bóng…

Tổ chức các trò chơi cho các em như: Thụt thò và Mưa xuân…

Trang 30

5 Những kinh nghiệm thu được sau quá trình thực tế:

5.1 Chọn địa điểm thực tế:

Tôi thực tế tại trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên,đây là cơ sở rất gần với trường Đại học khoa học của tôi nên tôi có thể tranh thủ mọithời gian rảnh để có thể tới cơ sở thực tế và tiếp xúc với thân chủ Địa điểm thực tế gầncũng thuận lợi cho việc đi lại Tại cơ sở thực tế có rất nhiều đối tượng được học vănhóa và nuôi dạy tại trường nên tôi có cơ hội lựa chọn thân chủ phù hợp cho mình Giáoviên và đội ngũ cán bộ tại trường có trình độ và có tâm huyết và rất nhiệt tình

5.2 Xác định đối tượng thân chủ:

Phải xác định thân chủ thật kỹ càng, không cần vội vàng, lựa chọn thân chủthích hợp với mình và dễ tiếp xúc, dễ khai thác thông tin Nên chọn đối tượng có khảnăng nhận thức và có thể giao tiếp thông thường được Khi chọn thân chủ phải quansát và hỏi ý kiến tư vấn của kiểm huấn viên và các bạn trong nhóm

5.3 Kiến thức kỹ năng và phương pháp:

Cần nắm chắc các kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng và phương pháp để cóthể vận dụng được vào quá trình thực tế Nếu kiến thức và kỹ năng chưa vững thì cầnphải xem xét lại để nắm cho chắc Để kết quả thực tế cao thì cần vận dụng linh hoạtcác kiến thức và kỹ năng, phương pháp không chỉ vào một hoạt động mà trong tất cảcác hoạt động, trong suốt quá trình thực tế

5.4 Mối quan hệ trong quá trình thực tế:

- Với thân chủ.

Cố gắng tạo mối quan hệ tốt đẹp ngay từ đầu, phải tạo được mối quan hệ thânthiết thì mới có thể khai thác được thông tin từ thân chủ Phải tạo cho thân chủ sự tintưởng, an toàn và phải được tôn trọng

- Với các thầy cô hướng dẫn.

Phải tôn trọng các thầy cô và thực hiện đúng nguyên tắc mà thầy cô đề ra.Thường xuyên liên hệ, trao đổi về các hoạt động thực tế với thầy cô

- Với kiểm huấn viên.

Tôn trọng kiểm huấn viên, thoải mái chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ của họ Phải tạođược thiện cảm với họ ngay từ đầu và tranh thủ sự nhiệt tình của họ

Trang 31

- Với đồng nghiệp.

Sẵn sàng giúp đỡ nhau,trợ giúp nhau trong quá trình giải quyết vấn đề Phảiđoàn kết để thực hiện các hoạt động chung tại cơ sở thực tế Có sự trao đổi kiến thức

và tài liệu với nhau

- Mối quan hệ với các em trong trường

Vui vẻ, hòa đồng với các em, sẵn sàng giúp đỡ các em trong sinh hoạt cũng nhưtrong học tập

IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1 Kết luận:

Thực tế chuyên môn là một hoạt động bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng trongchương trình đào tạo Cử nhân công tác xã hội, nó có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên,giúp sinh viên làm quen với môi trường thực tế với đối tượng và với trường hợp cụ thể

để thân chủ có thể vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tế để nhận diện vấn

đề, giải quyết vấn đề Đồng thời để sinh viên biết được vai trò và công việc của mìnhtrong tương lai Quá trình thực tế này không những chỉ giúp sinh viên hiểu hơn vềnghề nghiệp của mình, về các công việc của một Nhân viên xã hội thực sự mà còn làmcho mọi người (thân chủ, gia đình thân chủ, cán bộ tại cơ sở thực tế, các đối tượng tại

cơ sở thực tế…) hiểu hơn về Công tác xã hội và vai trò của Nhân viên công tác xã hội

2 Khuyến nghị:

- Với khoa chủ quản: Nên quan tâm sát xao hơn nữa tới sinh viên, thườngxuyên kiểm tra nhắc nhở sinh viên để sinh viên tích cực hơn nữa và nên cho sinh viênthực tế vào dịp hè để sinh viên có nhiều thời gian thực tế hơn

- Với cơ sở thực tế: Nên quan tâm hơn nữa tới nhóm thực tập, tạo mọi điều kiệncho sinh viên, nên cho sinh viên xem hồ sơ sớm hơn và gửi cho sinh viên danh sáchcác đối tượng tại trường để sinh viên biết sơ qua trước khi chọn đối tượng cho mình

- Kiểm huấn viên phải nhiệt tình hơn nữa, nên trợ giúp sinh viên ngay khi sinhviên gặp khó khăn, và có các biện pháp can thiệp khi sinh viên không tiếp xúc hoặckhông tìm được thân chủ Thường xuyên hỏi thăm tình hình của sinh viên hơn nữa

- Giáo viên hướng dẫn: Nên thường xuyên cho sinh viên báo cáo về hoạt độngthực tế nhiều hơn nữa, những gì làm được và chưa làm được để có biện pháp trợ giúp

và can thiệp giúp sinh viên của mình

Trang 32

PHẦN B BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ

I THÔNG TIN CHUNG VỀ THÂN CHỦ:

- Họ và tên: Hoàng Thị Hằng

- Sinh ngày: 17/ 03/ 1993

- Quê quán: Phượng Tiến- Định Tiến- Thái Nguyên

- Trình độ: 8/12

- Học tại trường: Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái nguyên

- Tình trạng: Đa tật, em Hằng bị khuyết tật vận động, 2 chân teo nhỏ,

tay phải bị teo và yếu, mắt phải bị khiếm thị, tai phải bịkhiếm thính Bại não, bị thiểu năng trí tuệ

- Bố : Hoàng Văn Nhân

- Mẹ: Nguyễn Thị Liên

- Anh trai: Hoàng Văn Luân

- Em đã học tại trường 4 năm, em nhập học từ năm 2008

- Đang được hưởng các chính sách cho người khuyết tật là trợ cấp mỗi tháng

240 nghìn/ tháng, học tại trường em được hỗ trợ tiền ăn, được ở miễn phí và trợ cấpsách vở, quần áo

II QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN THÂN CHỦ VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ:

1 Những phương pháp và kỹ năng đã được vận dụng khi tiếp cận thân chủ: 1.1 Các kỹ năng:

Các kỹ năng mà tôi đã sử dụng trrong quá trình tiếp cận với thân chủ đó là:

Trang 33

còn cố gắng quan sát cảm xúc, các tâm tư tình cảm của thân chủ được biểu hiện ra bênngoài như thế nào Trong khi vấn đàm, nói chuyện với thân chủ hoặc thu thập các thôngtin thì tôi quan sát cả những phản ứng, thái độ của thân chủ khi nghe các câu hỏi của tôi.

- Kỹ năng đặt câu hỏi:

Kỹ năng này vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp cận và làm việc với thânchủ Tôi đã phải rất thận trọng để sử dụng các câu hỏi sao cho phù hợp, và có thể khaithác thông tin sâu nhất Tôi sử dụng tất cả các câu hỏi như : câu hỏi mở, câu hỏi đóng,

và câu hỏi kết hợp Tôi sử dụng câu hỏi mở nhiều hơn để khuyến khích thân chủ nóinhiều hơn, chia sẻ những điều thân chủ biết và cả nhưng điều mà thân chủ đã lãngquên Tôi tránh đặt các câu hỏi tại sao, những câu hỏi đó khiến thân chủ lúng túng, khótrả lời Tránh những câu hỏi trực tiếp tạo sự mặc cảm cho thân chủ Đặc biệt khi mớitiếp xúc với thân chủ thì tôi chọn các câu hỏi mang tính xã giao, chào hỏi thân chủ đểlàm quen, tạo mối quan hệ, Tôi tránh đặt câu hỏi một cách liên tục như vậy khiến thânchủ thấy khó chịu và bị dồn ép

- Kỹ năng thấu cảm:

Để quá trình tiếp cận được thuận lợi thì tôi cần tạo được mối quan hệ tốt, cầnphải thấu hiểu thân chủ, xem thân chủ đang nghĩ gì và cảm nhận những điều đó nhưthế nào Trong quá trình làm việc với thân chủ thì nên thấu cảm thông qua lời nói, quaánh mắt, cử chỉ để thân chủ thấy được mình đang đồng cảm, họ cảm thấy như mìnhđược tôn trọng Tôi luôn đưa ra những lời động viên thân chủ để em thấy mình đangđược đồng cảm và chia sẻ

- Kỹ năng tạo mối quan hệ:

Để tiếp cận với thân chủ thuận lợi thì tôi cần tạo được mối quan hệ với thânchủ, cần cho thân chủ thấy sự tôn trọng của mình với thân chủ, tạo cho thân chủ sự tintưởng và yêu mến Tuyệt đối không để tình cảm riêng tư chi phối Không chỉ tạo mốiquan hệ với thân chủ, mà tôi còn tạo mối quan hệ với những người xung quanh thânchủ như bạn bè, gia đình thầy cô

Trang 34

- Kỹ năng phản hồi:

Đây là kỹ năng không thể thiếu được của một nhân viên công tác xã hội thực sự.Tôi đã phản hồi lại thân chủ bằng cách rất đơn giản như: Gật đầu khi nghe thân chủ nóichuyện, chăm chú nghe thân chủ nói, nhắc lại nội dung mà thân chủ nói một cách ngắngọn, phản hồi lại cảm xúc của thân chủ khi thấy thân chủ có cảm xúc khác thường Khitiếp cận với thân chủ thì tôi luôn phản hồi lại để thân chủ thấy tôi đang chú ý lắng nghethân chủ chia sẻ, từ đó tạo cho thân chủ cảm giác mình được tôn trọng

- Kỹ năng xử lý im lặng:

Trong khi trò chuyện để khai khác thông tin từ thân chủ, không tránh khỏi cónhững lúc thân chủ tỏ ra im lặng, im lặng ở đây có thể là dấu hiệu của sự phản hồi(tích cực) hoặc cũng có thể im lặng do thân chủ bối rối, không muốn trả lời (tiêu cực)

Im lặng cũng có thể xuất phát từ 2 phía, thân chủ hoặc chúng ta Để phá tan sự im lặngcủa thân chủ, tôi đã phỏng đoán lý do mà thân chủ im lặng, sau đó cảm nhận và bày tỏđược một số yêu cầu sau: Cho phép thân chủ duy trì im lặng khoảng 30 giây, gọi têncảm xúc mà thân chủ đang trải nghiệm, bày tỏ thông cảm với sự im lặng của thân chủ.Việc chấp nhận thân chủ im lặng cho thấy chúng ta không tò mò chuyện của họ.Khuyến khích thân chủ nói ra vấn đề của mình bằng cách nói cho thân chủ hiểu khôngvui trong lòng sẽ không tốt vì họ sẽ phải chịu đựng một mình và vấn đề không tự mất

đi, cho thân chủ biết rằng tôi luôn sẵn sàng giúp em khi nào họ muốn Sự phản hồibằng im lặng sẽ cho phép thân chủ nghĩ sâu hơn về vấn đề của mình Sự im lặng hợp

lý cho thấy khả năng tôn trọng thân chủ

1.2 Các phương pháp được sử dụng trong quá trình:

- Phương pháp công tác xã hội với cá nhân

Đây là phương pháp quan trọng mà tôi đã sử dụng trong quá trình tiếp cận thânchủ Bởi tôi đang thực hành công tác xã hội với cá nhân, làm việc với em Hoàng ThịHằng là người bị khuyết tật mọi mặt

Phương pháp công tác xã hội với cá nhân là phương pháp can thiệp đầu tiên củatôi khi tiếp cận thân chủ.Tôi quan tâm tới nhân cách, tâm tư, tình cảm của thân chủ,các vấn đề mà thân chủ gặp phải để phục hồi, củng cố và phát triển các chức năng củathân chủ để thân chủ nhận ra các tiềm năng của mình

Trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân thì tôi đã sử dụng các cách tiếpcận với thân chủ như sau:

+ Tiếp cận tâm lý: Đây là cách tiếp cận đầu tiên mà tôi sử dụng, tôi xem xét

thân chủ gặp vấn đề nào về tâm lý, xem xét tâm lý của người khuyết tật, thiệt thòi về

Trang 35

mọi mặt như thân chủ thì sẽ như thế nào? Để có thêm hiểu biết về thân chủ và trao đổi

và trò chuyện với em tốt hơn, nắm bắt tâm lý của em một cách đầy đủ khiến tôi khỏeléo tiếp cận được với em về mặt tâm lý, mà không làm em thấy mặc cảm, tự ti mà cácthông tin thu được lại rất sâu và quan trọng

+ Tiếp cận chức năng: Tôi tích cực tác động vào chức năng, hoạt động tâm lý

của xã hội của thân chủ Hằng, để em có thể đạt được các mục tiêu mà em đã lựa chọn.Tôi đã cố gắng dùng cách tiếp cận này để khơi gợi tiềm năng của em, cho em thấy cácdiểm mạnh của mình, giúp em có thêm nghị lực và niềm tin để thực hiện ước mơ củabản thân mình

+ Tiếp cận giải quyết vấn đề: Là việc thân chủ tham gia giải quyết vấn đề Tôi

đã vận dụng cách tiếp cận này để làm việc với thân chủ, và luôn cố gắng lôi kéo sựtham gia của thân chủ, cùng thân chủ xem xét và phân tích các vấn đề của mình vàcùng lên kế hoạch thực hiện Tôi luôn động viên thân chủ để thân chủ tự tin tham giagiải quyết vấn đề của mình

- Phương pháp công tác xã hội với nhóm

Là phương pháp tăng cường và củng cố chức năng xã hội của cá nhân thôngqua hoạt động và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, tức là tôi đã sử dụngnhững kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý người

Ngoài phương pháp công tác xã hội với cá nhân thì tôi còn sử dụng thêmphương pháp công tác xã hội với nhóm Tuy nhiên việc sử dụng chưa nhiều, nó chỉ làphương pháp bổ trợ thêm cho phương pháp công tác xã hội với cá nhân Tôi đã dùngphương pháp này để làm việc với nhóm, và tạo sự tác động của nhóm tới thân chủ củamình như : Tác động của lớp học tới thân chủ, để thân chủ không còn mặc cảm tự tinữa, Tác động đến đối tượng là nhóm người khuyết tật trong trường để em có nghị lựcniềm tin để đương đầu với các vấn đề của chính mình Tạo cơ hội để thân chủ tham giacác hoạt động nhóm như văn nghệ, vui chơi để các đối tượng trong nhóm tự tác độnglẫn nhau, tự giúp đỡ nhau bởi hoạt động nhóm chính là nơi thỏa mãn nhu cầu của cánhân, chính những ảnh hưởng của nhóm làm thay đổi hành vi, thái độ của thân chủ

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm duy trì và hỗ trợ thân chủ nhận ra nhữngvấn đề của mình, những điểm mạnh, tiềm năng để có thể đương đầu với những khókhăn đó

Ngoài những phương pháp chuyên nghành ra thì quá trình tiếp cận với thân chủtôi còn sử dụng các phương pháp khác như:

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w