KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật (Trang 31)

1. Kết luận:

Thực tế chuyên môn là một hoạt động bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng trong chương trình đào tạo Cử nhân công tác xã hội, nó có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên, giúp sinh viên làm quen với môi trường thực tế với đối tượng và với trường hợp cụ thể để thân chủ có thể vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tế để nhận diện vấn đề, giải quyết vấn đề. Đồng thời để sinh viên biết được vai trò và công việc của mình trong tương lai. Quá trình thực tế này không những chỉ giúp sinh viên hiểu hơn về nghề nghiệp của mình, về các công việc của một Nhân viên xã hội thực sự mà còn làm cho mọi người (thân chủ, gia đình thân chủ, cán bộ tại cơ sở thực tế, các đối tượng tại cơ sở thực tế…) hiểu hơn về Công tác xã hội và vai trò của Nhân viên công tác xã hội.

2. Khuyến nghị:

- Với khoa chủ quản: Nên quan tâm sát xao hơn nữa tới sinh viên, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở sinh viên để sinh viên tích cực hơn nữa. và nên cho sinh viên thực tế vào dịp hè để sinh viên có nhiều thời gian thực tế hơn.

- Với cơ sở thực tế: Nên quan tâm hơn nữa tới nhóm thực tập, tạo mọi điều kiện cho sinh viên, nên cho sinh viên xem hồ sơ sớm hơn và gửi cho sinh viên danh sách các đối tượng tại trường để sinh viên biết sơ qua trước khi chọn đối tượng cho mình.

- Kiểm huấn viên phải nhiệt tình hơn nữa, nên trợ giúp sinh viên ngay khi sinh viên gặp khó khăn, và có các biện pháp can thiệp khi sinh viên không tiếp xúc hoặc không tìm được thân chủ. Thường xuyên hỏi thăm tình hình của sinh viên hơn nữa.

- Giáo viên hướng dẫn: Nên thường xuyên cho sinh viên báo cáo về hoạt động thực tế nhiều hơn nữa, những gì làm được và chưa làm được để có biện pháp trợ giúp và can thiệp giúp sinh viên của mình

PHẦN B

BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w