Những phương pháp và kỹ năng đã được vận dụng khi tiếp cận thân chủ:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật (Trang 32)

II. QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN THÂN CHỦ VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ

1.Những phương pháp và kỹ năng đã được vận dụng khi tiếp cận thân chủ:

1.1 Các kỹ năng:

Các kỹ năng mà tôi đã sử dụng trrong quá trình tiếp cận với thân chủ đó là:

- Kỹ năng quan sát:

Tôi đã vận dụng kỹ năng này trong quá trình tiếp cận thân chủ. Ngay từ khi gặp mặt tôi đã chú ý quan sát thân chủ, quan sát ngoại hình và xem xét thân chủ bị làm sao có biểu hiện ra bên ngoài không và tôi qua sát được thân chủ bị khuyết tật vận động (2 chân và tay phải) mắt em bị lác. Tôi còn chú ý quan sát tới cách ăm mặc của thân chủ, xem thâm chủ có điệu đà cầu kỳ không, có gọn gàng không hay lôi thôi. Tôi còn quan sát cách nói chuyện của thân chủ, điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ…Trong các lần tiếp xúc tôi

còn cố gắng quan sát cảm xúc, các tâm tư tình cảm của thân chủ được biểu hiện ra bên ngoài như thế nào. Trong khi vấn đàm, nói chuyện với thân chủ hoặc thu thập các thông tin thì tôi quan sát cả những phản ứng, thái độ của thân chủ khi nghe các câu hỏi của tôi.

- Kỹ năng vấn đàm:

Đây là kỹ năng không thể thiếu trong quá trình tiếp cận thân chủ. Để thu thập được các thông tin thì tôi phải thực hiện vấn đàm, phải nói chuyện và chia sẻ các thông về các chính sách cho người khuyết tật. Khi thực hiện vấn đàm thì tôi phải xác định rõ mục đích của của cuộc vấn đàm là gì? Phải chọn thời gian, địa điểm cho phù hợp, tôi không chọn nơi quá ồn ào, đông người qua lại, cụ thể là tôi luôn chọn vấn đàm tại phòng của thân chủ (phòng 10). Thực hiện kỹ năng vấn đàm tôi còn kết hợp với các kỹ năng khác để đạt hiệu quả cao như kỹ năng phản hồi, đặt câu hỏi và kỹ năng quát.

- Kỹ năng đặt câu hỏi:

Kỹ năng này vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp cận và làm việc với thân chủ. Tôi đã phải rất thận trọng để sử dụng các câu hỏi sao cho phù hợp, và có thể khai thác thông tin sâu nhất. Tôi sử dụng tất cả các câu hỏi như : câu hỏi mở, câu hỏi đóng, và câu hỏi kết hợp. Tôi sử dụng câu hỏi mở nhiều hơn để khuyến khích thân chủ nói nhiều hơn, chia sẻ những điều thân chủ biết và cả nhưng điều mà thân chủ đã lãng quên. Tôi tránh đặt các câu hỏi tại sao, những câu hỏi đó khiến thân chủ lúng túng, khó trả lời. Tránh những câu hỏi trực tiếp tạo sự mặc cảm cho thân chủ. Đặc biệt khi mới tiếp xúc với thân chủ thì tôi chọn các câu hỏi mang tính xã giao, chào hỏi thân chủ để làm quen, tạo mối quan hệ, Tôi tránh đặt câu hỏi một cách liên tục như vậy khiến thân chủ thấy khó chịu và bị dồn ép.

- Kỹ năng thấu cảm:

Để quá trình tiếp cận được thuận lợi thì tôi cần tạo được mối quan hệ tốt, cần phải thấu hiểu thân chủ, xem thân chủ đang nghĩ gì và cảm nhận những điều đó như thế nào. Trong quá trình làm việc với thân chủ thì nên thấu cảm thông qua lời nói, qua ánh mắt, cử chỉ để thân chủ thấy được mình đang đồng cảm, họ cảm thấy như mình được tôn trọng. Tôi luôn đưa ra những lời động viên thân chủ để em thấy mình đang được đồng cảm và chia sẻ.

- Kỹ năng tạo mối quan hệ:

Để tiếp cận với thân chủ thuận lợi thì tôi cần tạo được mối quan hệ với thân chủ, cần cho thân chủ thấy sự tôn trọng của mình với thân chủ, tạo cho thân chủ sự tin tưởng và yêu mến. Tuyệt đối không để tình cảm riêng tư chi phối. Không chỉ tạo mối quan hệ với thân chủ, mà tôi còn tạo mối quan hệ với những người xung quanh thân chủ như bạn bè, gia đình thầy cô.

- Kỹ năng phản hồi:

Đây là kỹ năng không thể thiếu được của một nhân viên công tác xã hội thực sự. Tôi đã phản hồi lại thân chủ bằng cách rất đơn giản như: Gật đầu khi nghe thân chủ nói chuyện, chăm chú nghe thân chủ nói, nhắc lại nội dung mà thân chủ nói một cách ngắn gọn, phản hồi lại cảm xúc của thân chủ khi thấy thân chủ có cảm xúc khác thường. Khi tiếp cận với thân chủ thì tôi luôn phản hồi lại để thân chủ thấy tôi đang chú ý lắng nghe thân chủ chia sẻ, từ đó tạo cho thân chủ cảm giác mình được tôn trọng.

- Kỹ năng xử lý im lặng:

Trong khi trò chuyện để khai khác thông tin từ thân chủ, không tránh khỏi có những lúc thân chủ tỏ ra im lặng, im lặng ở đây có thể là dấu hiệu của sự phản hồi (tích cực) hoặc cũng có thể im lặng do thân chủ bối rối, không muốn trả lời (tiêu cực). Im lặng cũng có thể xuất phát từ 2 phía, thân chủ hoặc chúng ta. Để phá tan sự im lặng của thân chủ, tôi đã phỏng đoán lý do mà thân chủ im lặng, sau đó cảm nhận và bày tỏ được một số yêu cầu sau: Cho phép thân chủ duy trì im lặng khoảng 30 giây, gọi tên cảm xúc mà thân chủ đang trải nghiệm, bày tỏ thông cảm với sự im lặng của thân chủ. Việc chấp nhận thân chủ im lặng cho thấy chúng ta không tò mò chuyện của họ. Khuyến khích thân chủ nói ra vấn đề của mình bằng cách nói cho thân chủ hiểu không vui trong lòng sẽ không tốt vì họ sẽ phải chịu đựng một mình và vấn đề không tự mất đi, cho thân chủ biết rằng tôi luôn sẵn sàng giúp em khi nào họ muốn. Sự phản hồi bằng im lặng sẽ cho phép thân chủ nghĩ sâu hơn về vấn đề của mình. Sự im lặng hợp lý cho thấy khả năng tôn trọng thân chủ.

1.2. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình:

- Phương pháp công tác xã hội với cá nhân

Đây là phương pháp quan trọng mà tôi đã sử dụng trong quá trình tiếp cận thân chủ. Bởi tôi đang thực hành công tác xã hội với cá nhân, làm việc với em Hoàng Thị Hằng là người bị khuyết tật mọi mặt.

Phương pháp công tác xã hội với cá nhân là phương pháp can thiệp đầu tiên của tôi khi tiếp cận thân chủ.Tôi quan tâm tới nhân cách, tâm tư, tình cảm của thân chủ, các vấn đề mà thân chủ gặp phải để phục hồi, củng cố và phát triển các chức năng của thân chủ để thân chủ nhận ra các tiềm năng của mình.

Trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân thì tôi đã sử dụng các cách tiếp cận với thân chủ như sau:

+ Tiếp cận tâm lý: Đây là cách tiếp cận đầu tiên mà tôi sử dụng, tôi xem xét thân chủ gặp vấn đề nào về tâm lý, xem xét tâm lý của người khuyết tật, thiệt thòi về

mọi mặt như thân chủ thì sẽ như thế nào? Để có thêm hiểu biết về thân chủ và trao đổi và trò chuyện với em tốt hơn, nắm bắt tâm lý của em một cách đầy đủ khiến tôi khỏe léo tiếp cận được với em về mặt tâm lý, mà không làm em thấy mặc cảm, tự ti mà các thông tin thu được lại rất sâu và quan trọng.

+ Tiếp cận chức năng: Tôi tích cực tác động vào chức năng, hoạt động tâm lý

của xã hội của thân chủ Hằng, để em có thể đạt được các mục tiêu mà em đã lựa chọn. Tôi đã cố gắng dùng cách tiếp cận này để khơi gợi tiềm năng của em, cho em thấy các diểm mạnh của mình, giúp em có thêm nghị lực và niềm tin để thực hiện ước mơ của bản thân mình.

+ Tiếp cận giải quyết vấn đề: Là việc thân chủ tham gia giải quyết vấn đề. Tôi đã vận dụng cách tiếp cận này để làm việc với thân chủ, và luôn cố gắng lôi kéo sự tham gia của thân chủ, cùng thân chủ xem xét và phân tích các vấn đề của mình và cùng lên kế hoạch thực hiện. Tôi luôn động viên thân chủ để thân chủ tự tin tham gia giải quyết vấn đề của mình.

- Phương pháp công tác xã hội với nhóm

Là phương pháp tăng cường và củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua hoạt động và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, tức là tôi đã sử dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý người.

Ngoài phương pháp công tác xã hội với cá nhân thì tôi còn sử dụng thêm phương pháp công tác xã hội với nhóm. Tuy nhiên việc sử dụng chưa nhiều, nó chỉ là phương pháp bổ trợ thêm cho phương pháp công tác xã hội với cá nhân. Tôi đã dùng phương pháp này để làm việc với nhóm, và tạo sự tác động của nhóm tới thân chủ của mình như : Tác động của lớp học tới thân chủ, để thân chủ không còn mặc cảm tự ti nữa, Tác động đến đối tượng là nhóm người khuyết tật trong trường để em có nghị lực niềm tin để đương đầu với các vấn đề của chính mình. Tạo cơ hội để thân chủ tham gia các hoạt động nhóm như văn nghệ, vui chơi để các đối tượng trong nhóm tự tác động lẫn nhau, tự giúp đỡ nhau bởi hoạt động nhóm chính là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, chính những ảnh hưởng của nhóm làm thay đổi hành vi, thái độ của thân chủ.

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm duy trì và hỗ trợ thân chủ nhận ra những vấn đề của mình, những điểm mạnh, tiềm năng để có thể đương đầu với những khó khăn đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những phương pháp chuyên nghành ra thì quá trình tiếp cận với thân chủ tôi còn sử dụng các phương pháp khác như:

- Phương pháp phỏng vấn:

- Muốn quá trình tiếp cận thân chủ và thu thập thông tin được thuận lợi thì không thể không sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là phương pháp tôi đã dùng để khai thác các thông tin từ thân chủ và gia đình, bạn bè thân chủ. Trước khi phỏng vấn thân chủ thì tôi có chuẩn bị các câu hỏi trước và có sử dụng điện thoại ghi âm cuộc nói chuyện đó và ghi chép những điều quan trọng để về nhà tôi tổng hợp lại xem mình có bị bỏ sót thông tin không.

- Phương pháp quan sát:

- Đây là phương pháp cực kỳ quan trọng, tôi đã sử dụng để thực hiện quan sát mối quan hệ của thân chủ, quan sát biểu hiện hành vi và các hoạt động của thân chủ. Tôi tiến hành quan sát tham dự và quan sát công khai. Trong khi quan sát tôi có sử dụng điện thoại để chụp ảnh và ghi lại một số hoạt động của thân chủ.

- Phương pháp phân tích tài liệu:

Tôi đã sử dụng phương pháp nay để kiểm chứng các thông tin của thân chủ thông qua hồ sơ của thân chủ. Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên. Tìm hiểu các chính sách, dự án hỗ trợ từ bên ngoài của trường thông qua báo cáo tình hình phát triển của trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân người khuyết tật (Trang 32)