III. NHẬN DIỆN THÂN CHỦ:
12. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề:
12.1. Tên kế hoạch: Cân bằng tâm lý cho thân chủ.12.2. Mục đích của kế hoạch: 12.2. Mục đích của kế hoạch:
+ Xóa bỏ mặc cảm, tự ti, buồn chán, tủi thân của thân chủ.
+ Giúp thân chủ mạnh dạn, tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống.
12.3. Nội dung của kế hoạch:
+ Chia sẻ, động viên, tâm sự với thân chủ để em thấy thoải mái và xóa bỏ được những mặc cảm tự ti.
+ Liên hệ với nhà trường, thầy cô, bạn bè trong lớp, mọi người trong phòng, Nhung và cả gia đình em để cùng quan tâm, chia sẽ động viên với em nhiều hơn để em thấy mình được quan tâm, được yêu thương để em thấy bớt buồn và tủi thân.
mạnh của mình, từ đó em khám phá được bản thân mình và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của mình để đánh giá đúng giá trị bản thân mình.
+ Cùng các bạn và thầy cô động viên em để em tham gia các hoạt động tập thể của trường và lớp như văn nghệ, tham gia vui chơi, giải trí, thể dục thể thao… Để giúp em tự tin và yêu cuộc sống hơn.
+ Cung cấp các kiến thức các chính sách của nhà nước cho người khuyết tật và các tấm gương về sự cố gắng và thành công của người khuyết tật để em có thêm hiểu biết để noi theo và cố gắng phấn đấu.
12.4. Mục tiêu tổng quát:
+ Để thân chủ thay đổi nhận thức, thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về bản thân mình, nâng cao các giá trị của mình.
+ Để thân chủ tiếp xúc với mọi người nhiều hơn và giúp thân chủ tham gia các hoạt động tập thể để thân chủ mạnh dạn, tự tin và lạc quan hơn.
12.5. Mục tiêu cụ thể:
12.5.1. Mục tiêu 1:Giúp thân chủ nhận ra điểm mạnh và tiềm năng của mình.
+ Hoạt động 1: Chia sẻ động viên em để em thấy thoải mái hơn. Cùng em phân tích các vấn đề của mình, và để em nhận ra các điểm mạnh, tiềm năng của mình và giá trị đích thực của bản thân. Để thực hiện được mục tiêu này thì tôi dự định thực hiện trong vòng 1 tuần và người thực hiện chính là thân chủ Hoàng Thị Hằng và nhân viên công tác xã hội.
+ Người tham gia: Bạn bạn và cô giáo chủ nhiệm.
12.5.2. Mục tiêu 2: Để thân chủ thấy được sự quan tâm giúp đỡ của những người
xung quanh.
+ Hoạt động 2 : Liên hệ với cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp, trong phòng, với Nhung và gia đình để quan tâm, giúp đỡ em trong học tập và trong lao động, đồng thời cũng chia sẻ động viên em để em thấy ấm áp, yêu thương và thấy mình không cô đơn. Thời gian để thực hiện hoạt động này là 2 tuần. Người thực hiện chính là thân chủ và Nhung. Người tham gia là cô giáo chủ nhiệm, các bạn trong lớp, các bạn cùng phòng, gia đình và Nhân viên công tác xã hội.
12.5.3. Mục tiêu 3: Tạo cho thân chủ một sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở hơn với
mọi người.
+ Hoạt động 3: Cùng nhà trường và các thầy cô tạo điều kiện cho thân chủ tham gia giao lưu văn nghệ và các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí để em có thể phát huy khả năng ca hát của mình và có thể có thêm các mối quan hệ thân thiết với nhiều người.Thời gian thực hiện là 2 tuần. Người thực hiện chính là thân chủ. Người tham gia là : Cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô, cán bộ tại trường và Nhân viên công tác xã hội.
12.5.4. Mục tiêu 4: Thúc đẩy ý chí và niềm tin của thân chủ.
+ Hoạt động 4: Cho thân chủ xem các hình ảnh, video về những người khuyết tật có ý chí vươn lên và nỗ lực hết mình để thành công trong cuộc sống, từ đó khích lệ thân chủ phải cố gắng, phải tự tin vào mình để vượt qua khó khăn, thiệt thòi của bản thân. Thời gian thực hiện là 1 tuần. Người thực hiện chính là thân chủ và Nhân viên công tác xã hội. Người tham gia là Nhung bạn thân của thân chủ.
12.6. Các phương pháp thực hiện
12.6.1 Phương pháp công tác xã hội với cá nhân.
Tôi sử dụng phương pháp này để làm việc với cá nhân thân chủ. Cùng thân chủ tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin cho thân chủ để thân chủ có thể cố gắng vf tự tin về bản thân mình. Tôi tiếp cận tâm lý của thân chủ, tiếp cận chức năng để hiểu và xó bỏ được tâm lý tự ty của thân chủ, đồng thời đi sâu vào chức năng của thân chủ, để tạo niềm tin cho thân chủ cố gắng. Đặc biệt khi thực hiện kế hoạch thì cách tiếp cận giải quyết vấn đề là quan trọng vì cách tiếp cận này sẽ lôi kéo được sự tham gia của thân chủ.
12.6.2 Phương pháp công tác xã hội với nhóm
Tôi chọn phương pháp này để lấy nhóm, tinh thần của nhóm, của các thành viên trong nhóm tác động tới thân chủ. Môi trường nhóm sẽ tạo cho thân chủ bộc lộ mình. Tôi để thân chủ tham gia vào các câu lạc bọ múa, hát của trường. Tận dụng nhóm những người khuyết tật trong trường để tác động tác tâm lý của thân chủ.Làm thân chủ thấy vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với mọi người.
12.6.3 Phương pháp nói chuyện trực tiếp với thân chủ
Tôi cùng thân chủ nói chuyện và trao đổi trực tiếp để tìm các biện pháp tháo gỡ với thân chủ. Cùng thân chủ chia sẻ để giúp em thoải mái và hiểu về các nan để của mình. Cùng thân chủ trao đổi về các chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật.
12.6.4 Phương pháp tổ chức chương trình
Tôi sử dụng kỹ năng này vào việc tổ chức các cuộc nói chuyện và tổ chức các buổi giáo dục, cung cấp các thông tin cho thân chủ, và các bạn của thân chủ. Dùng phương pháp này để có thể tổ chức được các buổi họp, buổi tuyên truyền nhỏ trong trường.
12.6.5 Phương pháp trị liệu tâm lý
Tôi đã sử ụng phương pháp này để ổn định tâm lý cho thân chủ. Tuy nhiên phương pháp này là một phương pháp này rất khó và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Chính vì thế mà tôi chỉ áp dụng được những kiến thức cơ bản của phương pháp này để bổ trợ thêm cho việc giải quyết vấn đề tâm lý cho thân chủ. Như chơi trò vẽ tranh, chơi trò nói thật…
12.6.6. Phương pháp quan sát
Tôi sử dụng phương pháp này để quan sát thái độ, hành vi của thân chủ khi làm việc, quan sát những việc mà thân chủ thực hiện. Đồng thời cũng quan sát sự tiến bộ của em trong quá trình thực hiện kế hoạch, xem em có mạnh dạn, tự tin hơn không?
12.6.7. Phương pháp đọc tài liệu
Tôi dùng phương pháp này để đọc các tài liệu, các luật, chính sách cho người khuyết tật để có thể cung cấp cho em. Đồng thời cũng sử dụng phương pháp này để có thể hướng dẫn thân chủ đọc các tài liệu mà tôi cung cấp cho thân chủ.
12.7. Các kỹ năng sử dụng
12.7.1. Kỹ năng thấu cảm
Đây là kỹ năng quan trọng mà tôi đã sử dụng, tôi dùng kỹ năng này để thấu cảm với thân chủ, đồng thời động viên, chia sẻ, khích lệ thân chủ để thân chủ thấy mình được hiểu, thông cảm và tôn trọng, từ đó em có thêm nghị lực để có thể đương đầu và tự mình giải quyết những khó khăn.
12.7.2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Muốn kế hoạch được thành công thì tôi đã sử dụng linh hoạt các câu hỏi với các đối tượng, không những chỉ với thân chủ mà tôi còn sử dụng kỹ năng này để cố gắng huy động các nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài như nhà trường, thầy cô, bạn bè, gia đình…
12.7.3 Kỹ năng vấn đàm
Để kế hoạch được chi tiết và thực hiện thành công thì tôi còn thực hiện vấn đàm để biết thân chủ nghĩ gì, cần gì để có thể hiểu được cảm xúc, nhu cầu của thân chủ. Sử dụng vấn đàm trị liệu để có thể đưa ra các biện pháp giải quyết cho thân chủ.
12.7.4 Kỹ năng mối quan hệ
Không chỉ có mối quan hệ với thân chủ mà tôi phải tạo được mối quan hệ với những người khác như vậy mới có thể huy động được sự giúp đỡ của các nguồn lực.
12.7.5 Kỹ năng tham vấn
Vấn đề của thân chủ là vấn đề về tâm lý nên tham vấn tâm lý là điều vô cùng quan trọng với thân chủ. Tôi chọn kỹ năng này để thực hiện các cuộc nói chuyện, chia sẻ. Tháo gỡ tâm lý , xóa bỏ mặc cảm, tự ty cho thân chủ
12.8. Các nguồn lực hỗ trợ
Các nguồn lực mà tôi có thể huy động để trợ giúp thân chủ đó là: + Thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là Cô giáo chủ nhiệm.
+ Các bạn trong lớp của thân chủ: Đây là nguồn lực rất mạnh, và rất gần gũi với thân chủ.
+ Các bạn cùng phòng với thân chủ: Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để có thể giúp thân chủ cân bằng được tâm lý cho mình.
+ Người bạn thân Tạ Thị Hồng Nhung: Đây chính là nguồn lực quan trọng nhất có thể giúp thân chủ vượt qua được sự tự ti mặc cảm.
+ Gia đình, đặc biệt là mẹ và anh trai là những người yêu thương, gần gũi và quan tâm em nhất.
12.9. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong quá trình can thiệp:
12.9.1. Vai trò là nhà giáo dục
Tôi đã thực hiện tốt vai trò là một nhà giáo dục. Tôi cung cấp cho thân chủ những kiến thức, những hiểu biết về các chính sách, các biện pháp hỗ trợ cho người khuyết tật. Đồng thời tôi còn trang bị cho em Hằng các kỹ năng sống, kỹ năng đánh giá bản thân mình, kỹ năng nhận thức tư duy tích cực, tư duy sáng tạo, làm chủ cảm xúc và kỹ năng tạo mối quan hệ và giao tiếp với mọi người. Nâng cao nhận thức của em để giúp em có thể nhận ra điểm mạnh, tiềm năng của mình. Không những chỉ có trang bị cho thân chủ mà với vai trò là nhà giáo dục tôi còn trang bị cho mọi người xung quanh thân chủ, đặc biệt là gia đình thân chủ, bố
thân chủ về cách quan tâm chăm sóc người khuyết tật.
12.9.2. Vai trò là người trung gian kết nối
Sau khi lên kế hoạch thực hiện để trợ giúp thì tôi đã kết nối em với các bạn, thầy cô và kết nối em đến các câu lạc bộ của trường như múa hát, vẽ…
12.9.3. Vai trò là nhà tham vấn
Tôi đã tham vấn cho em và gia đình để em có thể xóa bỏ được những tự ti, mặc cảm, để em có nghị lực, niềm tin để cố gắng và vượt qua khó khăn. Đồng thời tham vấn định hướng tương lại, giá trị của bản thân để em có thể vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Giới thiệu cho em về các tấm gương về người khuyết tật để em có ý chí vươn lên trong cuộc sống để em có thể vượt qua mặc cảm, tự ti của bản thân.