1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân

47 3,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 93,67 KB

Nội dung

báo cáo thực tế công tác xã hội cá nhân, mục lục, phần mở đầu, phần nội dung, tông quan về cơ sở thực tế, nhận diện vấn đề của thân chủ, lên kế hoạc giải quyết vấn đề của thân chủ, những kiến thức và kỹ năng được ứng dụng trong đợt thực tế, phần kết luận.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

"Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

Trẻ em là chồi non của mỗi gia đình và chủ nhân tương lai của đất nước của đất nước Bên cạnh những bạn trẻ sinh

ra đã được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, còn có những bạn sinh ra không biết cha mẹ là ai, không được quan tâm vàchăm sóc, không được may mắn như những người khác Những mảnh đời bất hạnh ấy luôn mong nhận được sự quan tâmgiúp đỡ từ cộng đồng Chúng ta là những nhân viên công tác xã hội tương lai đang gắng sức giúp đỡ các em cố gắng khơigợi tiềm năng cho các em để các em có thể vượt qua khó khăn thiệt thòi, mặc cảm, tự ti Chúng ta phải tạo thêm sức mạnhcho các em để các em vươn lên thoát khỏi mảnh đời bất hạnh của mình

Vì vậy, trong suốt thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ thực hành công tác xã hội cá nhân” và xuất phát từlòng yêu nghề với mong ước được góp phần sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xã hội thì tôi đã thực tế tại UBND

xã Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu Với tư cách là một sinh viên của trường được đào tạo về Công tác xã hội, cần phảihiểu rõ vai trò, trách nhiệm của một nhân viên xã hội trong thời kỳ đổi mới Tuy rằng Công tác xã hội đang ở giai đoạnđầu mới hình thành và còn rất non trẻ ở nước ta Nhưng Công tác xã hội đã, đang và sẽ giúp cho những mảnh đời bất hạnh

và bao số phận éo le vươn lên trên số phận, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để trở về với cuộc sống bình thường,hòa nhập lại với cộng đồng một cách tốt nhất

Trong một tháng thực tế tại UBND xã Trung Đồng, với sự nỗ lực của bản thân thì tôi đã thu được kết quả như trongbài báo cáo sau Vì chưa có kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của tôi còn nhiều thiếu sót, kínhmong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Sinh viên

Lò Văn Bích

PHẦN A BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ

HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

I THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

- Họ và tên : Lò Văn Bích

- Mã sinh viên :DTZ1257601010003

- Sinh ngày : 11/11/1994

- Sinh viên trường :Đại học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên

- Chuyên ngành :Công tác xã hội

- Sinh viên năm : Thứ 2

- Quê quán :Pá Pặt - Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu

II TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ

- Tên cơ sở thực tế: UBND xã Trung Đồng

- Địa chỉ: Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu

Trang 3

- Chức năng, nhiêm vụ: UBND xã Trung Đồng quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy

tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, khôngngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cảnước

- Qúa trình hình thành và phát triển: UBND xã Trung Đồng được thành lập theo quyết định số: 41/2008/ND-CP

ngày 8/4/2008 của chính phủ, chính thức vào hoạt động từ 01/06/2008, cách trung tâm huyện 3km về phía đông nam.Tổng diện tích đất tự nhiên: 6282,43ha Phía đông giáp xã Hố Mít huyện Tân Uyên, Phía tây giáp xã Thân Thuộc và thịtrần Tân Uyên, Phía bắc giáp xã Tả Van huyện sa pa tỉnh lào cai, Phía nam giáp xã Pắc Ta và xã Tà Mít huyện Tân Uyên Dân số của xã Trung Đồng hiện nay là: Có 21 thôn bản với số hộ 1219 hộ/6363 khẩu, gồm 4 dân tộc anh em cùngsinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 67,03%, dân tộc Mông chiếm 19.01%, dân tộc Khơ Mú chiếm 13,06%, dân tộcKinh chiếm 0,9% Là xã tiếp nhận tái định cư nhiều bản của huyện Than Uyên chuyển đến: 8 bản tái định cư số hộ339/1715 khẩu Phát triển kinh tế xã hội chủ yếu là nông nghiệp, Nhân Dân chủ yếu trồng cây lương thực như: lúa, ngô,cây chè, cây dược liệu thảo quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm Đời sống của nhân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèocòn cao chiếm 40%

Về vị trí địa lý: Nhìn chung xã Trung Đồng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao thông đi lại thuận lợi cóquốc lộ 32 chạy qua trung tâm xã, đảm bảo thuận lợi cho Nhân Dân đi lại trong cả 2 mùa: (mùa khô, mùa mưa) Bên cạnh

đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng được quan tâm, tại xã có 01 trạm y tế có đầy đủ các lực lượng y, bác

sĩ để phục vụ cho người dân trên địa bàn Ngoài ra Đảng bộ và UBND xã luôn quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các ngày lễ, tết: Vận động người dân tham giaphong trào xây dựng nông thôn mới

Xã có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao Đội ngũ cán bộ luôn tận tình và tâm quyếtvới công việc, luôn xử lý công việc kịp thời và khoa học, cấp lãnh đạo thì luôn động viên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời chocán bộ, nhờ đó đã hạn chế sai phạm trong cán bộ và đạt được về chất và lượng

Trang 4

Trên địa bàn xã cón có 01 bưu điện văn hóa và hầu như mỗi Hộ gia đình đều có điện thoại riêng, thuận tiện cho việcliên lạc thông tin Hàng năm bưu chính viễn thông đã phát hành sách báo tới tay người dân, đảm bảo thông tin liên lạc vềthời sự, kinh tế, chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước cho nhân dân trên địa bàn xã Về giáo dục và đào tạo luôn nhậnđược quan tâm chỉ đạo Ban lãnh đạo xã Tại xã có trường học từ: Mầm non đến THPT, chất lượng dạy học từng bướcđược nâng lên, tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng cao, xã còn quan tâm đến công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dụctrung học cơ sở nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nhận thức cho người dân trên địa bàn xã.

Tuy nhiên bện cạnh đó xã vẫn còn tồn tại những mặt sau: tỷ lệ mù chữ vẫn còn nhiều chiếm 15%, trên địa bàn xã vẫncòn tồn tại các tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, bạo lực gia đình, còn nhiều trẻ em phải bỏ học giữa chừng để đi làm giúp

bố mẹ, tỉ lệ tảo hôn khá phổ biến ở các thôn bản, ngoài ra còn có trẻ mổ côi không nơi nương tựa và trẻ khuyết tật do ảnhhưởng của chiến tranh

Trên địa bàn xã tỷ lệ trẻ mồ côi không nơi nương tựa chưa được hưởng các chính xã hội giành cho trẻ mồ côi chiếm1,5% Do vậy nhiều em đang đi học phải bỏ giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng và chăm lo công việc gia đình, thay cha mẹchăm sóc và bảo vệ các em mặc dù còn rất nhỏ tuổi Điển hình như em: Lù Thị Ngoai, bản Tát Xôm 3

- Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức cơ sở:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ TRUNG ĐỒNG NĂM 2014

Đảng Uỷ xã Trung Đồng

Bí thư: Lường Xuân Hòa PBT: Trần Thị Huế

Trang 5

HĐND xã Trung Đồng

Chủ tịch : Lò Văn Sáu PCT :Nguyễn Hải Thắng.

UBND xã Trung Đồng

Chủ tịch: Tòng Văn Muôn PCT: Vàng Văn Thượng PCT: Trương Thị Trang

Ban Tài Chính

Lò Thị Hương

Nông nghiệp xã

Hoàng Văn Ngắm

Thị Đào

Địa chính xã: Vũ

Văn Mùi

LĐ.TBXH xã: Hà Văn

Trung

Tổ CCHC

Nguyễn Văn Bình

Trạm Y tế: Lò

Văn Bia

Nhà trường

Trang 6

Từ sơ đồ trên cho chúng ta thấy quan hệ giữa các phòng ban trong xã là quan hệ phụ thuộc Xã Trung Đồng hình thành

và phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ xã, đứng đầu là Đảng bộ Xã có 32 cán bộ,biên chức, tất cả các đoàn thể nằm tại xã Trong xã có từng chi bộ riêng, mỗi chi bộ có từ 3 Đảng viên trở lên

-Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở thực tế: Xã Trung Đồng mới được thành cách đây 6 năm, còn trẻ và gặp

nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất và hạ tầng, chất lượng cuộc sống của người dân nhưng bên cạnh đó

xã cũng đã từng bước củng cố nhằm và khắc phục, từng bước đi lên để thay đổi và phát triển kinh tế- văn hóa xã hội Trongnhững năm vừa qua xã liên tiếp nhận được khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của UBND huyện và UBND tỉnh

Xã có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao Đội ngũ cán bộ luôn tận tình và tâm huyếtvới công việc, xử lý công việc luôn kịp thời và khoa học, cấp lãnh đạo thì luôn động viên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời chocán bộ, từ đó đã hình thành nên một đội ngũ cán bộ đạt cả về chất và lượng

Theo em nghĩ với chất lượng đội ngũ cán bộ của xã trẻ và nhiệt tình ngày càng được củng cố và nâng cao thì UBND

xã Trung Đồng sẽ ngày càng có vị thế cao trong lòng người dân, sẽ đáp ứng nhu cầu cũng như tâm tư nguyện vọng củamọi người dân trên địa bàn xã

21 Thôn bản

Trang 8

III NỘI DUNG BÁO CÁO

3.1 Nhận thức của sinh viên về đợt thực tế:

3.1.1 Nhân tức:

Thực tế chuyên môn là một trong những nội dung quan trọng trong chươngtrình đào tạo của "Cử nhân công tác xã hội" Đây là một quá trình hoạt độngchuyên môn rất thiết thực và hữu ích đối viên sinh viên ngành Công tác xã hội, là

cơ hội để sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế và làm việc trực tiếp với thânchủ Đồng thời vận dũng những kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết vấn đềcho thân chủ của mình để có thêm hiểu biết và có kinh nghiệm làm việc sau khi ratrường Không những vậy, khi đi thực tế chuyên môn I một còn giúp tôi - Nhânviên công tác xã hội tương lai - hiểu hơn về những việc mà nhân viên Công tác xãhội cần phải làm và không được làm, từ đó thấy gắn bó và yêu nghề của mình hơn

-Trong đợt thực tế này mỗi sinh viên phải tiếp xúc và làm việc với một thânchủ cụ thể do mình lựa chọn, qua đó vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phươngpháp của công tác xã hội với cá nhân vào thực tiễn khi làm việc với thân chủ, đểthu thập thông tin, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề cho thân chủ

-Xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp và tạo được sự tin tưởng với thânchủ để giải quyết vấn đề cho thân chủ một cách dễ dàng hơn và rút kinh nghiệptrong quá trình thực tế, nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyên môn về công tác

xã hội với cá nhân

Trang 9

-Rèn luyện và phát triển các kỹ năng và phương pháp nghề nghiệp như mộtnhân viên công tác xã hội khi làm việc với thân chủ.

- Hiểu được vai trò của người làm công tác xã hội trong việc cung cấp cácdịch vụ xã hội, nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc Từ

đó hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theoyêu cầu của nghề nghiệp và chuyên môn công tác trong tương lai

- Thiết lập được mối quan hệ với những người liên quan tới thân chủ để hiểu rõ vàhiểu chính xác hơn về vấn đề của thân chủ

đề và cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đó

-Lượng giá kết quả, xem những gì đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút rakinh nghiệm cho mình

- Nỗ lực hết mình, có ý thức trong quá trình thực tế, làm việc như một nhânviên công tác xã hội chuyên nghiệp Rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thântrong quá trình thực tế

3.2 Những thuận lợi và khó khăn:

Trước khi đi thực tế tôi rất băn khoăn và lo lắng không biết mình đi thực tế sẽnhư thế nào? Mình có tiếp xúc và làm việc được với thân chủ hay không? Mình cóthiết lập được mối quan hệ nghề nghiệp hay không? Nhưng khi đến cơ sở thực tếthì tôi lại suy nghĩ không biết các bác , các anh, chị có tạo điều kiện giúp đỡ mìnhhay không? Mình có chọn được đối tượng cho mình hay không, tôi luôn sợ rằngmình sẽ không áp dụng được những kiến thức đã học vào quá trình làm việc, giảiquyết vấn đề của thân chủ Có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Nhưng kết quảcủa đợt thực tế này của tôi đã chứng minh tất cả Trong một tháng thực tế tại bảnTát Xôm 3 - Trung Đồng- Tân Uyên - Lai Châu tôi đã gặp những thuận lợi và khókhăn sau:

Trang 10

- Vì thực tế trên địa bàn xã nên điều kiện đi lại cũng thuận lợi hơn.

- Thân chủ cũng rất thân thiện, hòa đồng, dễ gần gũi và sẵn sàng hợp tác vớitôi Thân chủ có khả năng nhận thức và giao tiếp bình thường, nên việc tiếp xúc vàthu tập thông tin cũng thuận lợi, dễ dàng hơn

- Tôi được trang bị khá đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phương pháp nên sẵnsàng vận dụng vào quá trình tiếp xúc, làm việc với thân chủ

3.2.2 Khó khăn:

- Do thực tế Tại UBND xã, không phải là các trung tâm nuôi dưỡng trẻ nên tôiphải thường xuyên xuống cơ quan và do thực tế ở nhà nên nhiều khi tôi phải đi làmviệc nhà giúp gia đình mà không có thời gian đi gặp, làm việc với thân chủ, có lúctôi phải đi bù vào buổi tối

- Do thời gian thực tế ít và không có thầy cô hướng dẫn nên tôi gặp khá nhiềukhó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ và giải quyết vấn đề của thân chủ

- Do trình độ nhận thức của thân chủ và người dân địa phương về ngành Côngtác xã hội còn hạn chế nên tổi phải mất nhiều thời gian trong việc giải thích vềchuyên ngành mình

3.3 Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế

Tôi đã vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp sau vào quá trìnhthực tế:

3.3.1 Môn tham vấn:

Trang 11

Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với khách hàng củamình Thông qua trò chuyện trao đổi và chia sẻ tâm tư, tình cảm dựa trên cácnguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), từ đó nhà tham vấnnói cho thân chủ hiểu về vấn đề của mình, để thân chủ tự giải quyết vấn đề của họbằng chính năng lực bản thân họ Hoạt động tham vấn bao gồm việc lắng nghe đốitượng trình bày vấn đề của họ, làm cho họ thấy dễ chịu, giúp họ nhận biết vấn đề

và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó Do chưa được học môn này trướckhi đi thực tế nên tôi gặp không ít khó khăn khi sử dụng môn học này trong quátrình thực tế Nhưng tôi vẫn vận dụng được các kỹ năng sau:

- Kỹ năng lắng nghe:

Là một kỹ năng quan trọng trong tham vấn, lắng nghe tức là chú ý nghenhững gì thân chủ nói một cách tích cực và chắt lọc lấy những thông tin quan trọngtrong những lời nói của thân chủ vừa chia sẻ Muốn tham vấn có hiệu quả thì trướctiên phải biết lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của thân chủ Vì vây, tôi đã sửdụng kỹ năng này khá nhiều trong quá trình làm việc với thân chủ, ngay từ lần đầutiên gặp thân chủ đến hết quá trình làm việc với thân chủ tôi luôn sử dụng kỹ năngnày Tôi đã sử dụng kỹ năng này để thu thập thông tin về thân chu và vấn đề củathân chủ

- Kỹ năng thấu cảm:

Là kỹ năng quan trọng nhất trong tham vấn, thấu cảm là cảm nhận nhữngđiều mà thân chủ đang gặp phải, đang chia sẻ Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc,biết chính xác thế giới của thân chủ Đây là kỹ năng mà tôi vân dụng vào quá trìnhthực tế rất tốt Tôi đã đặt mình vào vị trí của thân chủ là một trẻ mồ côi không nơinương tựa, đang trong giai đoạn đầu của trưởng thành để có thể hiểu được tâm tưtình cảm của thân chủ Tôi không chỉ cảm nhận những điều thân chủ nói và hiểucảm xúc của thân chủ qua lời nói mà còn cảm nhận thông qua cả cử chỉ và hànhđộng đặc biệt là ánh mắt của thân chủ, tôi luôn hiểu về nhu cầu của thân chủ: thânchủ muốn gì và cần gì

Kỹ năng thấu cảm được tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc, tròchuyện và vấn đàm với thân chủ để thu thập thông tin Khi tôi thấy thân chủ buồn vàđặt ra câu hỏi: Vì sao mình lại bất hạnh như vậy chứ? Tại sao mình không được nhưbao người khác? Thì tôi đã thấu cảm với thân chủ bằng lời nói như sau: “Có phải emđang buồn không, em đừng tự tránh mình nữa, anh biết sự mất mát lớn nhất trong

Trang 12

cuốc đời này là mất đi tình yêu thương và sự tre trở của bố mẹ, anh cũng vậy thôi từkhi anh lên 6 tuổi anh đã không được gọi tiếng cha như người khác nữa, nhưng có thểnói là anh may mắn hơn em một chút vì anh còn có mẹ Ở trên đời này không chỉ cóanh và em mà còn có rất nhiều người cũng có hoàn cảnh như anh em mình mà, nhưng

họ biết, tự vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh đó bằng chính sức lực của mình em ạ, emcũng phải như vậy chứ? ” Chính sự thấu cảm đó của tôi với thân chủ có tác dụng vôcùng lớn trong quá trình tiếp xúc với thân chủ, tôi đã tạo cho thân chủ sự tin tưởng,cho thân chủ thấy rằng vẫn có người lắng nghe và hiểu được mình Đây chính là cơ sở

để tôi thiết lập mối quan hệ thân thiết, bền chặt với thân chủ của mình hơn

- Kỹ năng đặt câu hỏi:

Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng trong tham vấn và được sử dụng rấtnhiều trong công tác xã hội, muốn tham vấn có hiểu quả thì chúng ta phải khai tháccác thông tin về vấn đề liên quan đến sự kiện của thân chủ, muốn khai thác đượcthông tin chung ta phải đặt ra các câu hổi để đối tượng trả lời, qua đó làm toát lênnhững thông tin được ẩn sau trong sự kiện đó Ưu thế của kỹ năng này trong thamvấn là không chỉ làm thân chủ nói ra những điều mình biết mà còn khiến cho thânchủ nhớ lại những gì đã quên

Tôi đã vận dụng kỹ năng này khá thành thạo và đạt được những thành công nhất định Đây là kỹ năng mà tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc thân chủ, khai thác thông tin, vấn đàm và trong cả các cuộc gặp gỡ và thu thập thông tin

từ gia đình thân chủ và những người bạn của thân chủ Trong các cuộc vấn đàm thìcác câu hỏi đã được tôi nghĩ và chuẩn bị trước như: “Em có muốn được đi học không?” Câu hỏi kết hợp là câu hỏi được tôi sử dụng khá thành công: “Em cảm thấy thế nào khi phải đóng vai trò là một người mẹ để chăm sóc cho 2 em và đảm nhận những công việc của gia đình?"

- Kỹ năng phản hồi:

Phản hồi là đáp lại những lời nói hành động, cử chỉ của thân chủ Tôi đã sửdụng kỹ năng này khá tốt, đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện với thân chủ, khinghe thân chủ tâm sự, chia sẻ…Khi thân chủ nói, hay kể chuyện thì ngoài việc tôichú tâm lắng nghe để hiểu những điều thân chủ nói thì tôi còn phản hồi lại để thânchủ cảm thấy rằng tôi đang rất chú tâm nghe em nói, tôi hiểu những gì em nói vàđồng cảm với em Tạo cho em cảm giác được tôn trọng, được chia sẻ

Trang 13

Khi nghe thân chủ chia sẻ về vụ tai nạn của bố em 4 năm trước thì tôi đã phản hồilại bằng cách: "Vậy là kể từ hôm đó em không được nhìn thấy mặt bố nữa đúngkhông?"

- Kỹ năng xử lý im lặng:

Là kỹ năng nhằm phá vỡ sự im lặng của thân chủ, tạo cảm giác an toàn, tintưởng để thân chủ nói ra những điều thân chủ cảm thấy khó nói hoặc không muốnchia sẻ Đây là kỹ năng rất quan trọng và tôi đã sử dụng khá nhiều vì thân chủ củatôi là người ít nói, hay sống nội tâm nên nhiều khi cuộc trò chuyện của chúng tôi bịngắt quãng và tôi đã xử lý im lặng bằng cách sau: Khi thân chủ im lặng thì tôithường để cho thân chủ một khoảng thời gian ngắn tầm 1 - 2 phút và sau đó, tôi nóichúng ta tiếp tục được chứ?

3.3.2.Môn nhập môn công tác xã hội:

Đây là môn học mà tôi khó vận dụng nhất các kiến thức mà tôi đã sử dụngtrong quá trình thực tế là:

Tôi đã hiểu được nhân viên công tác xã hội là gì? Nhân viên công tác xã hộikhông phải là người từ thện, người làm hộ hay làm thay mà là người trợ giúp chothân chủ để thân chủ có thể hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình và tự ýthức để vươn lên trong cuộc sống Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với thân chủ tôi đãgiới thiệu về mình và về ngành Công tác xã hội Tôi cũng giải thích cho 2 em củathân chủ hiểu về Công tác xã hội và các công việc mà Nhân viên công tác xã hộilàm

Áp dụng các kiến thức của môn học này vào để nhận diện vấn đề của thânchủ Ngay lần đầu tiên thực hiện vấn đàm để thu thập các thông tin của thân chủ thìtôi đã nhận diện được sơ qua vấn đề của thân chủ Về sức khỏe thì thân chủ gầy gò

và hay ốm yếu, tỉnh thoảng hay đâu lại vết thương cũ ở cánh tay phải khi vận độngnặng Em bị mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, em chị em phải tự dựavào nhau để sống, hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, chưa được hưởng các chínhsách xã hội giành cho người nghèo

- Tôi cùng thân chủ phân tích tất cả các vấn đề của thân chủ từ đó tìm rađiểm mạnh, điểm yếu của thân chủ, để thân chủ nhận ra vấn đề của mình và thấyđược tiềm năng của mình và tuej giải quyết vấn đề đó bằng chính khả năng củamình

Trang 14

- Tôi vận dụng môn học này vào việc chọn đối tượng tác nghiệp cho mình.Các đối tượng của công tác xã hội là những người yếu thế, thiệt thòi như khuyếttật, nghèo đói, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa …hay nhữngngười gặp khó khăn trong cuộc sống như: bạo lực gia đình, khúc mắc trong chuyệntình cảm, gia đình và hôn nhân… Tôi đã vận dụng điều này để tìm thân chủ chomình là em Lù Thị Ngoai, 16 tuổi, là trẻ mồ côi không nơi nương tựa hiện đangsống tại bản Tát Xôm 3 - Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu.

3.3 3 Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển:

Đây là môn học có nhiều kiến thức về tâm lý con người, tâm lý nhóm và tâm

lý lứa tuổi Tôi đã vận dụng được kiến thức của môn học này vào quá trình thực tế,tiếp cận với thân chủ của mình

Ấn tượng ban đầu: Là kiến thức tôi vận dụng đầu tiên của môn học này.Muốn tạo được mối quan hệ với thân chủ thì ngay lần gặp đầu tiên tôi phải tạođược ấn tượng tốt cho thân qua những lời nói, điệu bộ, cử chỉ để có thể tạo được ấntượng tốt với thân chủ

Các giai đoạn phát triển của con người: tôi đã vận dụng điều này vào trườnghợp cụ thể của em Ngoai, biết được em đang ở giai đoạn là thanh niên, năm nay

em 16 tuổi đây là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành sự phát triển tâm lý: Thích

có các mối quan hệ bạn, bè thân thiết, thích được chia sẻ tâm sự, muốn được hiểu

và quan tâm Ở giai đoạn này ngoài những tình bạn ra thì thân chủ còn có tình cảmkhác ở mức độ cao hơn đó là tình yêu Trong chuyện tình cảm thì thân chủ mong

có được một tình yêu đích thực và muốn được quan tâm chia sẻ từ người mình yêu.Tôi đã vận dụng kiến thức đã học để khai thác thông tin về vấn đề tình cảm củathân chủ

Tôi cũng đã vận dụng các kiến thức về tâm lý của trẻ khuyết tật vào quátrình tiếp cận và làm việc với thân chủ: Tâm lý của em là: sống khép mình, khôngthích giao lưu với người khác, vì sợ người khác khinh thường, sợ người khác nóirằng mình là trẻ không có bố mẹ nuôi dậy…Nắm được tâm lý chung của lứa tuổi

và tâm lý của trẻ mồ côi để tôi có cách tiếp cận phù hợp và đem lại hiệu quả caohơn

Tuy nhiên sự vận dụng của tôi là chưa sâu sắc và hiệu quả đạt được là chưacao: vì mỗi còn người lại có một đặc điểm tâm lý riêng, tâm lý của con người rất

đa dạng và phong phú Vì vậy, tôi không thể năm bắt được hết Hơn nữa, thân chủ

Trang 15

có cơ chế phòng vệ, khả năng che giấu cảm xúc của thân chủ là khá tốt nên tôi rấtkhó để phát hiện được cảm xúc thật của thân chủ.

3.3.4 Môn An sinh xã hội:

An sinh xã hội là một hệ thống cơ chế chính sách, các giải pháp của nhànước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi

ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do

bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hay

vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa

và cung cấp dịnh vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống chínhsách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt Tôi đãvận dụng kiến thức của môn học này như sau:

- Tôi đã cúng cấp các thông tin về các chế độ mà thân chủ phải được hưởngcho thân chủ biết: trợ cấp là gì? Trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng Và thânchủ được trợ cấp bao nhiêu, trợ cấp những gì? Tôi đã biết được em phải được trợcấp hàng tháng, em phải được trợ cấp tới khi em đủ 18 tuổi Mỗi tháng em phảiđược trợ cấp với số tiền là nghìn đồng

3.3.5 Môn Chính sách xã hội:

Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa,

cụ thể hóa các giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quantới từng nhóm người hay toàn bộ dân cư trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đườnglối, của Đảng nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội để phát triển toàn diện vềcon người

Tôi đã vận dụng các kiến thức của môn học này để xem xét thân chủ đã đượchưởng các chính sách gì và chính sách gì thân chủ chưa được hưởng Đồng thời từmôn học này mà tôi có thể cung cấp cho thân chủ các thông tin về các chính sách,những ưu tiên, quyền lợi mà trẻ mồ côi phải được hưởng như: trợ cấp hàng tháng

- Vận dụng vào trường hợp cụ thể của em Ngoai để tìm hướng giải quyết cácvấn đề mà em đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề nghèo đói: tôi đã vận động được 1đoàn thanh niên tình nguyên của huyên và của xã quyên góp để ủng hộ và giúp đỡgia đình em với số tiền là 5.35.000VNĐ cùng với một chút quà là 1 lọ nước mắm,

1 gói mì chính và 10 gói kẹo Sự vận động này đem lại hiệu quả rất lớn cho tôi

Trang 16

trong quá trình tìm hướng giải quyết các vấn đề cho thân chủ, tìm nguồn lực hỗ trợcho em.

3.3.6 Môn Công tác xã hội với cá nhân:

Đây là môn học quan trọng nhất và tôi phải vận dụng nhiều nhất trong quátrình thực tế Đây cũng là môn học mà tôi vận dụng thành công nhất Công tác xãhội cá nhân vừa là một quá trình, vừa là một phương pháp can thiệp, giúp đỡ từng

cá nhân thân chủ có vấn đề về chức năng (bị mất, bị giảm thiểu hoặc bị phát triểnlệnh lạc các chức năng xã hội) thông qua mối quan hệ 1-1 ( giữa nhân viên côngtác xã hội và thân chủ) Đây là môn học được tôi sử dụng trong suốt quá trình làmviệc với thân chủ Các kiến thức, kỹ năng và phương pháp mà tôi đã sử dụng đó là:

3.3.6.1 Các nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân:

Trong quá trình thực tế tôi đã thực hiện theo đúng các nguyên tắc hoạt độngcủa Công tác xã hội cá nhân và thu được kết quả khá tốt

- Chấp nhận thân chủ:

Sau khi được ban lãnh đạo cơ sở giới thiệu thì tôi đã chấp nhận thân chủ vớinhững điểm yếu như: mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, phải thay bố mẹđảm nhậ việc nhà và chăm sóc 2 em, phải nghỉ học vì quá nghèo, chưa được hưởngcác chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi, hay sống khép mình Bên cạnh nhữnghạn chế đó tôi còn chấp nhận thân chủ với các điểm mạnh sau: Thân thiên, dễ gầngũi,có bạn thân Tôi không phán xét hay đưa ra bất cứ sự kỳ thị nào với thân chủ,tôi sẵn sàng chấp nhận và trợ giúp thân chủ

- Cá nhân hóa:

Tôi đã chấp nhận thân chủ với tư cách là cá nhân duy nhất không hòa lẫn với bất

cứ ai tại địa phương với những đặc trưng và cá tính riêng biệt sau: Thận thiện, dễgần, sống khép mình, không thích giao lưu với mọi người xung quanh Mặc dù tạiđịa phương không ít trẻ mồ côi và trẻ khuyêt tật nhưng tất cả những đặc trưng và

cá tính riêng biệt đó đã làm nên cái tên thân chủ và không hòa lẫn với bất kỳ ai

- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ

Tôi đã luôn tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ, khi thân chủ quyết định cácvấn đề của mình như: Vấn đề về chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi… Tôi không

hề áp đặt ý kiến chủ quan của tôi vào vấn đề của em mà tôi chỉ định hướng cho thân

Trang 17

chủ Khi giải quyết vấn đề của thân chủ cũng vậy, tôi chỉ là người lên kế hoạch, đưa

ra các hướng giải quyết cho thân chủ và thân chủ chính là người thực hiện và tự lựachọn giải pháp phù hợp với mình Tuy nhiên ở một số trường hợp nhất định tội lạikhông thể trao cho thân chủ quyền tự quyết vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến thân chủ

và người thân chủ như thân chủ nói: "nhiều khi em chỉ muốn đi tự tử cho xongthôi"

- Lôi kéo sự tham gia giải quyết của thân chủ

Tôi sử dụng trong quá trình nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề của thânchủ Để lôi kéo em Ngoai tham gia cùng giải quyết vấn đề thì tôi đẽ tạo cho emmột môi trường ân cần, được tôn trọng và trình bầy rõ vai trò chức năng của Côngtác xã hội Cùng thân chủ xem xét để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của thânchủ, phân tích xem vấn đề nào là vấn đề mà thân chủ cho rằng quan trọng nhất vàcần giải quyết Cùng thân chủ thảo luận và tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề

đó Khi được lôi kéo tham gia giải quyết vấn đề thì thân chủ rất vui vẻ hào hứng và

có rất nhiều ý kiến

- Đảm bảo bí mật riêng tư cho đối tượng

Đây là nguyên tắc được tôi thực hiện rất chặt chẽ, những gì là bí mật là riêng

tư của thân chủ thì tôi luôn đảm bảo giữ kín cho em Khi gặp thân chủ lần đầu tiêntôi đã khẳng định với thân chủ rằng sẽ đảm bảo bí mật riêng tư cho em, nếu không

có sự đồng ý của em thì tôi không được phép tiết lộ với người thứ ba

- Nhân viên công tác xã hội luôn ý thức về mình

Mặc dù mới là sinh viên năm thứ 2 và đang đi thực tế lần thứ nhất nhưng tôiluôn ý thức về bản thân mình, luôn giữ gìn những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

và tôi luôn đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu Không để tình cảm riêng tư xenlẫn vào công việc, không để mình bị chi phối bởi các yếu tố khách quan Tôi luôn

cố gắng chứng tỏ năng lực và tính chuyên nghiệp của mình trong quá trình làmviệc với thân chủ đặc biệt là trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ

- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên công tác xã hội với thân chủ

Ngay từ buổi đầu gặp mặt tôi đã cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thânthiết với thân chủ bằng cách chia sẻ, tâm sự, đồng cảm với em và tôn trọng quyềnriêng tư của em Luôn hỏi thăm, động viên em học tập để vươn lên trong cuộc

Trang 18

sống Tôi luôn tránh làm thân chủ thấy mặc cảm, tự ti, thấy tủi thân về hoàn cảnh

và vấn đề của mình

3.3.6.2 Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ:

Tôi đã thực hiện tiến trình đúng 7 bước như sau:

- Bước 1: Tiếp cận thân chủ

Tôi đã tìm đến thân chủ, để trò chuyện, làm quen và thiết lập mối quan hệnghề nghiệp với em, hỏi sơ qua về tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình em Thấy em rấtthân thiện, hòa đồng nên tôi xin phép em để chọn em làm thân chủ của mình Tôivận dụng cách tiếp cận này rất thành công vì thân chủ sẵn sàng hợp tác với tôi

- Bước 2: Nhận diện thân chủ

Thân chủ của tôi là em Lù Thị Ngoai, 16 tuổi, quê ở Tân Uyên - Lai Châu.Qua quá trình tiếp xúc, khai thác thông tin tôi đã nhận diện được vấn đề ma em gặpphải là: Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, phải chăm sóc 2 em và thaycha, me làm công việc gia đình, chưa được hưởng các chính sách xã hội giành chotrẻ mồ côi Tôi đã vận dụng các kiến thức của mình một cách linh hoạt để nhậndiện đúng vấn đề của thân chủ Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đem lại nhữnghiệu quả rõ dệt

- Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin

Tôi đã tiến hành thu thập thông tin ngay từ khi được kiểm huấn viên giớithiệu về thân chủ, làm việc với trưởng bản và ngay từ lần đầu tiên gặp em và cácbuổi sau khi làm việc với em Sau thu thập được khá đầy đủ thông tin vè thân chủthì tôi đã tiến hành xử lý thông tin bằng cách chắt lọc lấy những thông tin quantrọng, hữu ích trong quá trình giải quyết vấn đề cho thân chủ Tôi đã thực hiệnđúng quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin, vận dụng kiến thức đã mộtcách triệt để để các thông tin không bị bỏ sót

- Bước 4: Chuẩn đoán và xác định vấn đề

Sau khi thu thập được các thông tin thì tôi đã xem xét rất kỹ lưỡng, phân tíchcác vấn đề của thân chủ, xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng của thânchủ, các nguồn lực có thể trợ giúp em Từ đó chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết chothân chủ Sau khi xem xét kỹ lưỡng thì tôi quyết định chọn vấn đề ưu tiên là vấn

đề Đây là vấn để mà cần được giải quyết trước tiên

Trang 19

- Bước 5: Lên kế hoạch giải quyết

Tôi đã cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủ, trao đổivới kiểm huấn viên để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất, tháo gỡ vấn đề cho emNgoai Vấn đề được ưu tiên giải quyết là vấn đề, Tôi đã cùng thân chủ lên một bản

kế hoạch để giải quyết vấn đề rất tỉ mỉ và chi tiết Trong bản kế hoạch có đầy đủtên kế hoạch, mục đích, mục tiêu và nội dung của kế hoạch, để khi nhìn vào đóthân chủ có thể hiểu và tiến hành theo kế hoạch đã đề ra

- Bước 6: Thực hiện kế hoạch

Từ bản kế hoạch đã đề ra tôi đóng vai trò la chất xúc tác, là người động viên,trợ giúp thân chủ thực hiện kế hoạch đó Tôi trợ giúp thân chủ khi thân chủ gặpkhó khăn Thường xuyên trao đổi với kiểm huấn viên, thăm hỏi, động viên thânchủ để thân chủ có thể thực hiện kế hoạch một cách tốt hơn Sau mỗi lần thực hiệnxong một giai đoạn thì tôi cùng thân chủ lượng giá xem đã làm được những gì vàcòn những gì chưa làm được, nếu đạt kết quả tốt thì thực hiện kế hoạch tiếp theo.Nếu chưa tốt thì đánh giá, rút kinh nghiệm và thực hiện lại

- Bước 7: Lượng giá

Tôi thực hiện lượng giá từng giai đoạn và lượng giá chung cho cả quá trình.Trong quá trình lượng giá từng giai đoạn thì có phần tỉ mỉ hơn, nếu lượng giá chưađạt thì tôi cùng thân chủ đánh giá, rút kinh nghiêm, và thực hiện lại Nếu lượng giátừng giai đoạn thành công thì chắc chắn lượng giá toàn kế hoạch sẽ thành công Dù

có thất bại khi lượng giá toàn bộ kế hoạch thì tôi cũng không còn thời gian để làmlại nữa, vẫn phải kết thúc ca Quá trình lượng giá còn vội vàng, mang tính kháchquan và khích lệ

3.3.6.3 Vai trò của nhân viên công tác xã hội:

Căn cứ vào trường hợp cụ thể của em Ngoai mà tôi đã lựa chọn vai trò củanhân viên công tác xã hội phù hợp để có thể giúp đỡ em được nhiều nhất là:

- Vai trò là nhà giáo dục

Tôi đã trang bị cho em các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo

vệ bản thân mình, cung cấp thêm kiến thức để em có thêm nhiều kinh nghiệm hơntrong việc chăm sóc 2 em của mình Cung cấp cho em biết thêm các kiến thức vềtrẻ mồ côi, các chương trình, chính sách mà trẻ mồ côi được hưởng

Trang 20

- Vai trò trung gian kết nối

Tôi đã kết nối em đến với chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi, hướng dẫn

và cùng em làm hồ sơ để nhân được trợ cấp hàng tháng Nhưng đến nay vẫn chưa

có kết quả Do thân chủ còn nhỏ và phải chăm lo cho 2 em ở nhà và trên địa bànkhông có các trung tâm giới thiệu việc làm, không có các công ty, hay nhà máy đểtuyển công nhân nên tôi rất khó kết nối thân chủ với các việc làm phù hợp

- Vai trò tạo thuận lợi

Đây là vai trò được tôi vận dụng rất nhiều, đặc biệt là trong quá trình tiếpxúc và khai thác thông tin của thân chủ Tôi luôn tạo điều kiện để Ngoai có thể bộc

lộ vấn đề tình cảm của mình, bộc lộ cảm xúc Cố gắng lôi kéo và tạo điều kiện đểthân chủ tham gia giải quyết vấn đề và phát huy được khả năng của mình

- Vai trò là chất xúc tác

Tôi đã vận dụng tất cả các kỹ năng mà mình đã học để vào quá trình tiếp xúcvới thân chủ để thân chủ có thể phát huy được năng lực và sự tự giác giải quyếtvấn đề của mình Tôi luôn gợi mở, phân tích để thân chủ thấy được điểm mạnh,điểm yếu của mình, nhận thức được vấn đề của mình

- Vai trò là nhà tham vấn

Tôi đã chia sẻ, tâm sự với thân chủ, luôn lắng nghe thân chủ nói và có sựphản hồi lại Tôi tham vấn cho thân chủ về vấn đề tâm lý - tình cảm, về chuyệntình cảm riêng tư, về hướng đi trong tương lai, về ước mơ nghề nghiệp của thânchủ

- Vai trò là người biện hộ:

Tôi không vận dụng được vai trò này vào quá trình làm việc với thân chủ Vìcác vấn đề của thân chủ không liên quan tới pháp luật và không cần người biện hộ

3.3.6.4 Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân:

- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe trong công tác xã hội khác với lắng nghe

thường ngày, lắng nghe ở đây không đơn thuần là lắng nghe những gì thân chủ nói

mà phải sử dụng các giác quan và lắng nghe bằng cả tâm hồn, để hiểu được thânchủ nhân viên xã hội phải lắng nghe một cách tích cực và có chọn lọc

Tôi đã sử dụng kỹ năng này rất nhiều, trong suốt quá trình làm việc với thânchủ 1 tháng qua tôi đều chú ý, chú tâm lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được

Trang 21

tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thân chủ Tuy nhiên khi nghe tôi tránh cho thânchủ nói lan man, hướng thân chủ nói vào trọng tâm vấn đề Khi nghe,tôi thườngchắt lọc lấy những thông tin quan trọng Khi nghe tôi có sự phản hồi lại để thânchủ cảm thấy tôi đang nghe thân chủ nói, thân chủ sẽ thấy mình được tôn trọng.Tôi vừa nghe vừa ghi chép lại những gì quan trọng và quan sát thái độ, hành vi củathân chủ Kỹ năng này tôi vận dụng rất hiệu quả và tạo được sự tin tưởng của thânchủ trong suất quá trình làm và thu thập thông tin thân chủ.

- Kỹ năng vấn đàm: Là cuộc gặp gỡ nói chuyện trực tiếp giữa tôi với thân

chủ Tôi đã vận dụng kỹ năng này vào thực hiện 3 cuộc vấn đàm Tôi đã thực hiệncuộc vấn đàm tìm hiểu, chuẩn đoán và trị liệu Để thực hiện cuộc vấn đàm tốt tôi

đã xác định rõ thời gian, địa điểm… Tôi cũng xác định rõ mục đích của cuộc vấnđàm như sau:

+ Lần 1: Vấn đàm tìm hiểu : Tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông

tin cá nhân, các thông tin về gia đình, các mối quan hệ của thân chủ

+ Lần 2: Vấn đàm chuẩn đoán: Xác định các vấn đề mà thân chủ gặp phải.

Tìm hiểu các nhu cầu, mong muốn và ước mơ của thân chủ, xác định nguyên dẫnđến vấn đề đó của thân chủ

+ Lần 3: Vấn đàm trị liệu: Vừa tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông

tin liên quan tới vấn đề tâm lý của thân chủ, đến các chính sách trợ cấp mà thânchủ được hưởng và chưa được hưởng

Tôi có chuẩn bị trước các câu hỏi vấn đàm Trong quá trình vấn đàm tôi cóghi chép lại các câu trả lời của thân chủ và tôi có sử dụng điện thoại di động để ghi

âm lại cuộc vấn đàm Khi về nhà tôi có xem lại tất cả quá trình vấn đàm xem có bỏsót chi tiết nào không Kỹ năng này được tôi sử dụng rất thành công và đem lạihiệu quả tốt

- Kỹ năng quan sát: Là quá trình tri giác có chú ý, có mục đích và có kế

hoạch để đánh giá sơ bộ về thân chủ và đo lường tâm trạng của thân chủ, quan sátmang tính hệ thống Tôi đã vận dụng kỹ năng này rất nhiều, khi nói chuyện vớithân chủ tôi đều quan sát thái độ, hành động cử chỉ của thân chủ, quan sát cả ánhmắt, nụ cười… Đặc biệt tôi vận dụng kỹ năng này vào quan sát biểu hiện hành vicủa thân chủ và có ghi lại 3 lần quan sát thân chủ

Trang 22

- Kỹ năngtạo lập mối quan hệ: Đây là kỹ năng tôi vận dụng ngay từ đầu,

khi tiếp xúc buổi đầu tiên với thân chủ, tôi đã tạo được mối quan hệ tốt với thânchủ, luôn tạo cho thân chủ cảm giác được quan tâm và tôn trọng Tôi tạo mối quan

hệ với thân chủ bằng cách tâm sự, trò chuyện với em Không những vậy, để thiếtlập được mối quan hệ với em tôi đã phải xuống ruộng giúp em cấy trong 2 ngàyđầu tiên Quá trình thực tế này tôi còn vận dụng kỹ năng này để tạo mối quan hệvới những người thân của em như: em trai và em gái của em

- Kỹ năng vãng gia: Tôi đã tới thăm nhà thân chủ, tìm hiểu môi trường sống

của thân chủ như thế nào? Các mối quan hệ của thân chủ ra sao? Đây là một kỹnăng quan trọng mà tôi đã vận dụng được khá tốt Vì nhà thân chủ ở nhà nên tôithường đến làm việc với thân chủ tại nhà của em

3.3.7 Môn Điều tra xã hội học:

Các phương pháp mà tôi vận dụng vào quá trình thực tế là:

- Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn này đã đem lại cho tôi hiệu quả rất lớn trong quátrình thực tế, nó giúp tôi thu được các thông tin hữu ích không những chỉ từ thânchủ mà còn từ những người xung quanh thân chủ

- Phương pháp quan sát: Tôi vận dụng phương pháp này rất nhiều và thu

được kết quả khá lớn Tôi vận dụng phương pháp này để quan sát thân chủ xemcác biểu hiện về thái độ, cử chỉ và hành vi của thân chủ như thế nào, tâm lý ra sao

và để quan sát các mối quan hệ của thân chủ Đặc biệt tôi sử dụng triệt để vào thựchiện ba lần quan sát và có ghi lại quá trình quan sát thâ chủ Trong quá trình quansát tôi có sử dụng máy ảnh để chụp ảnh và quay một số hoạt động của thân chủ.Ngoài ra tôi còn quan sát ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, của thân chủ khi nói chuyện vớitôi Phương pháp quan sát này cho tôi biết được các biểu hiện bên ngoài của thânchủ, từ đó đánh giá được thân chủ và các vấn đề của em một cách chính xác hơn

- Phương pháp đọc tài liệu: Tôi vận dụng phương pháp này vào quá trình

xem xét lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, chức năng của cơ sở thực tế, vàkhi xem hồ sơ của thân chủ Tôi đọc tài liệu rất kỹ càng và chắt lọc những gì quantrọng và cần thiết rồi ghi lại cẩn thận Tôi vận dụng phương pháp này không nhiềunhưng kết quả đạt được cũng khá cao và đây là phương pháp rất dễ thực hiện

Trang 23

Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp này để tìm các nguồn tại liệu, các chínhsách cho trẻ mồ côi và truyền đạt các thông tin đó cho thân chủ.

3.3.8 Môn Hành vi con người và môi trường xã hội:

- Thuyết hệ thống:

Trong môn học này tôi đã áp dụng lý thuyết hệ thống trong việc mô tả cáctác nhân tác động tới thân chủ như các yếu tố về các chính sách xã hội, về y tế,giáo dục, gia đình, hàng xóm, bạn bè và thầy cô… Những điều đó ảnh hưởng nhưthế nào tới thân chủ Sau đó thì từ những tác động đó đưa ra những giải pháp vàtìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài

Khi lập kế hoạch can thiệp cho thân chủ tôi đặt thân chủ vào các hệ thốnggia đìnhvà bạn bè…tạo sự tương tác làm thay đổi hành vi của thân chủ

- Thuyết hành vi:

Nhấn mạnh vào sức mạnh của “cái tôi” tự khẳng định mình của thân chủ, dù

ở trong mọi hoàn cảnh Mọi sự can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khíchthân chủ và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để “cái tôi” tự bộc lộ khả năng

Nhiệm vụ của tôi - nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này - là tạo

ra môi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể giúpchính bản thân mình Tạo được mối tương tác giữa thân chủ với các cá nhân khác,môi trường xung quanh sẽ làm tăng khả năng giao tiếp và hòa nhập của em để emthấy tự tin và vui vẻ hơn trong cuộc sống

- Thuyết thân chủ trọng tâm:

Trong khi thực tế tôi đã xác định rằng mối quan hệ giữa Nhân viên xã hộivới thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp chứ không phải là mối quan hệ

xã hội bình thường

Trong một gia đình có 3 chị em là trẻ mồ côi có cùng hoàn cảnh thì, tôi đãlựa chọn Ngoai, người chị làm thân chủ cho mình tác nghiệ, để làm việc trong suốtquá trình thực tế của mình

3.3.9 Gia đình học:

Đây là môn học mà tôi chưa được học nên tôi không thể vận dụng đượcđược theo các kiến thức và kỹ năng của môn học, tôi chỉ vận dụng theo cách hiểucủa mình về gia đình

Ngày đăng: 04/04/2015, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w