Những phương pháp và kỹ năng vận dụng: 1 Những phương pháp vận dụng:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân (Trang 25)

II. QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ:

2.1.Những phương pháp và kỹ năng vận dụng: 1 Những phương pháp vận dụng:

2.1.1. Những phương pháp vận dụng:

Đây là phương pháp quan trọng mà tôi đã sử dụng trong suất quá trình thực tế: Bởi tôi đang thực hành công tác xã hội với cá nhân, vì vậy tôi đã sử dụng trong quá trình tiếp cận và làm việc với thân chủ. Tôi đã tiếp cận thận chủ bằng các cách sau:

+ Tiếp cận tâm lý: đây là cách tiếp cận đầu tiên mà tôi đã sử dụng để tôi xem xét xem thân chủ có gặp vấn đề về tâm lý hay không? để có thêm hiểu biết về thân chủ và trao đổi trò chuyện với thân chủ tốt hơn, nắm bắt tâm lý của thân chủ một cách đầy đủ hơn mà không làm thân chủ thấy mặc cảm tự ti khi nói chuyện với tôi từ đó tôi có thể thu thập được thông tin sâu hơn, chính xác hơn

+ Tiếp cận chức năng: Tôi tích cực tác động vào chức năng, hoạt động tâm lý, xã hội của thân chủ, để thân chủ có thể đạt được mục tiêu mà thân chủ đã lựa chọn. Tôi đã cố gắng dùng cách tiếp cận này để khơi gợi tiềm năng của thân chủ, từ đó có thể giúp thân chủ có thêm nghị lực và niềm tin thực hiện ước mơ của bản thân.

+Tiếp cận giải quyết vấn đề: là việc lôi kéo thân chủ tham gia cùng giải quyết vấn đề. Tôi đã vận dùng cách tiếp cận này để làm việc với thân chủ, cố gắng lôi kéo thân chủ cùng tham gia xem xét, phân tích và cùng lên kế hoạch giải quyết vấn đề của mình

- Phương pháp công tác xã hội với nhóm:

Ngoài phương pháp công tác xã hội với cá nhân thì tôi còn sử dụng phương pháp công tác xã hội với nhóm.Đây là phương pháp mà tôi sử dụng để tăng cường và củng cố chức năng xã hội của thân chủ thông qua các hoạt động và khả năng ứng phó với các vấn đề của thân chủ. Tuy nhiên sử dụng chưa nhiều, nó chỉ là phương pháp bổ trợ cho phương pháp công tác xã hội với cá nhân. Tôi đã dùng phương pháp này để làm việc với nhóm và tạo sự tương tác của nhóm tới thân chủ của mình như: Tác động vào nhóm bạn bè trong thôn bản, để thân chủ không còn mặc cảm tự ti nữa, tạo cơ hội để thân chủ tham gia các hoạt động nhóm như: văn nghệ, hoạt động thêu tranh để các đối tượng trong nhóm tự tác động lẫn nhau, tự giúp đỡ nhau bởi hoạt động nhóm chính là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, chính những ảnh hưởng của nhóm làm thay đổi đến hành vi thái độ của thân chủ.

Tôi sử dụng phương pháp này nhằm duy trì và hỗ trợ thân chủ nhận ra vấn đề của mình, những điểm mạnh, tiềm năng để có thể đương đầu với những khó khăn thử thách đó. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp khác như:

- phương pháp quan sát:

Tôi đã sử dụng phương pháp này để quan sát các mối quan hệ của thân chủ, quan sát các biểu hiện, cử chỉ, hành vi và các hoạt động của thân chủ, tôi đã tiến hành quan sát tham dự và quan sát công khai, đây là phương pháp cực kì quan trọng đối với tôi trong quá trình thu thập và xử lí thông tin.

-Phương pháp phỏng vấn:

Đây là phương pháp tôi đã dùng để khai thác các thông tin từ thân chủ và bạn bè và những người xung quanh của thân chủ. Trước khi phỏng vấn thân chủ tôi đã chuẩn bị trước một số câu hỏi và tôi có thể dùng điện thoại để ghi âm cuộc nói chuyện đó. Tôi không thể phỏng vấn sau vì nếu phỏng vấn sau thì quá trình tiếp cận và thu thập thông tin từ thân chủ sẽ không được thuận lợi.

2.1.2.Những kỹ năng:

Trong quá trình thực tế tôi đã sử dụng các kỹ năng sau:

-Kỹ năng quan sát: tôi đã vận dụng kỹ năng này trong quá trình tiếp cận thân

chủ. Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã chú ý quan sát thân chủ, quan sát ngoại hình và xem xét xem thân chủ có biểu hiện gì không? Tôi còn chú ý đến cách ăn mạc của thân chủ xem thân chủ có gọn gàng không hay là lôi thôi. Tôi còn quan sát cách nói chuyện của thân chủ, điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ, hành vi... trong các lần tiếp xúc tôi còn cố gắng quan sát xem cảm xúc các tâm tư tình cảm của thân chủ được biểu hiện ra bên ngoài như thế nào. trong khi vấn đàm nói chuyện với thân chủ tôi cũng quan sát những phản ứng thái độ của thân chủ khi nge câu hỏi của tôi.

-Kỹ năng vấn đàm: Đây là kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong quá

trình tiếp cận thân chủ. Để thu thập được các thông tin liên quan đến vấn đề thân chủ thì tôi phái thực hiện vấn đàm, nói chuyện trực tiếp. Khi thực hiện vấn đàm thì tôi phải xác định rõ mục đích của cuộc vấn đàm là gì? phải chọn thời gian địa điểm cho phù hợp, không chọn nơi ồn ào đông người qua lại, cụ thể là tôi đã chon vấn đàm tại nhà thân chủ. Thực hiện kỹ năng vấn đàm tôi còn kết hợp với các kỹ năng

khác để đạt hiệu quả cao như: Kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng quan sát.

-Kỹ năng đặt câu hỏi:

Tôi đã phải rất thận trọng để đặt câu hỏi sao cho phù hợp, và có thể khai thác được nhiều thông tin nhất. Tôi sử dụng rất nhiều dạng câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi kết hợp...Tôi sử dụng câu hỏi mở nhiều hơn để khuyến khích thân chủ nói nhiều hơn và thu thập được nhiều thông tin quan trọng hơn, chia sẻ những điêu mà thân chủ biết và cả những điều mà thân chủ đã gần quên. Tôi không đặt các câu hỏi tại sao, vì sao. Bởi những câu hỏi đó khiến thân chủ lúng túng khó trả lời, đặc biệt khi tiếp xúc với thân chủ tôi chọn câu hỏi mang tính xã giao, chào hỏi thân chủ để làm quen tạo mối quan hệ. Tôi không đặt câu hỏi một cách liên tục vì sẽ khiến thân chủ cảm thấy khó chịu và bị dồn ép.

-Kỹ năng thấu cảm:

Để quá trình tiếp cận thuận lợi tôi cần tạo mối quan hệ tốt với thân chủ cần phải thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng và tình cảm của thân chủ, xem thân chủ đang nghĩ gì và cảm nhận những điều đó như thế nào. Trong quá trình làm việc với thân chủ nên thấu cảm thông qua lời nói, qua ánh mắt, cử chỉ để thân chủ cảm nhận được mình đang đồng cảm với họ, cảm thấy như mình đang được tôn trọng. Để thân chủ thấy được mình đang được đồng cảm thì tôi luôn đưa ra những lời động viên và chia sẻ với thân chủ.

-Kỹ năng tạo mối quan hệ:

Để tiếp cận với thân chủ một cách thuận lợi thì tôi cần tạo lập được mối quan hệ với thân chủ, tạo cho thân chủ sự tin tưởng và yêu mến. Tuyệt đối không để tình cảm riêng tư chi phối. Không chỉ tạo lập mối quan hệ với thân chủ mà còn phải tạo được mối quan hệ với những người xung quanh thân chủ như: bạn bè, và 2 em của thân chủ...

-Kỹ năng phản hồi:

Đây là kỹ năng không thể thiếu được của một nhân viên công tác xã hội trong khi làm việc với thân chủ. Để có được thông tin thiết thực và chính xác nhất thì chúng ta nên phản hồi lại với thân chủ như gật đầu khi nghe thân chủ nói chuyệ,

nhắc lại nội dung mà thân chủ nói một cách ngắn gọn nhất, phản hồi lại cảm xúc của thân chủ khi thấy thân chủ có cảm xúc khac thường. Khi tiếp cận và làm việc với thân chủ thì tôi luôn phản hồi lại để thân chủ thấy được tôi đang chú ý lắng nghe những gì thân chủ chia sẻ, từ đó tạo cho thân chủ một cản giác mình đang được đồng cảm và tôn trọng.

-Kỹ năng lắng nghe:

Trong quá trình làm việc với thân chủ để thu thập được những thông tin quan trọng thì tôi luôn phải lắng nghe những gì thân chủ chia sẻ, ở đây không đơn thuần là lắng nghe mà tôi còn lắng nghe một cách tích cực, nghe bằng cả tâm hồn của mình. Tôi lắng nghe thân chủ một cách có chọn lọc, trong khi nghe tôi còn động viên, dẫn dắt thân chủ nói thẳng vào vấn đề để tránh thân chủ nói lan man không đúng vào nội dung câu chuyện.

-Kỹ năng xử lý im lặng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi trò chuyện với thân chủ để khai thác thông tin từ thân chủ thì không tránh khỏi những lúc thân chủ tỏ ra im lặng, có thể thân chủ im lặng do bối rối không muốn trả lời. im lặng cũng có thể xuất phát từ hai phía, thân chủ hoặc chúng ta. Để phá vỡ sự im lặng của thân chủ, tôi đã giành cho thân chủ một khoảng thời gian ngắn và sau đó tôi lại bắt đầu bằng một câu hỏi: mình tiếp tục được chứ?...

2.2.Tóm tắt quá trình:

Đến UBND xã Trung Đồng thực tế

Được kiểm huấn viên giới thiệu và chấp nhận thân chủ là: Lù Thị Ngoai.

Làm việc với trưởng bản Tát Xôm 3

Gặp gỡ, làm quen và trao đổi với thân chủ và 2 em của thân chủ để tìm hiểu hoàn cảnh và tâm tư nguyện vọng thân chủ

Tiếp xúc trò chuyện để thiết lập mối quan hệ với thân chủ

Xác định ra vấn đề của thân chủ

Cùng thân chủ lượng giá xem đã đạt được những gì, có những gì còn tồn tại và kết thúc, đưa ra bài học cho bản thân

2.3.Những thuận lợi và khó khăn:

Trong quá trình lựa chọn, chấp nhân, thiết lập mối quan hệ và làm việc với thân thân chủ của quá trình thực tế thì tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2..3.1. Thuận lợi.

- Kiểm huấn viên rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiếp cận thân chủ, khi tiếp cận khó thì kiểm huấn viên tư vấn cho tôi cách tiếp cận và tạo mối quan hệ nghề nghiệp với thân chủ.

- Thân chủ rất ngoan ngoãn trong khi nói chuyện. Khi nói chuyện với tôi, em cư xử rất đúng mực, thưa gửi, vâng dạ rất lễ phép.

- Thân chủ rất hòa đồng, thân thiện, luôn hợp tác với tôi.Luôn cười vui vẻ, và săn sằng trả lời tất cả các câu hỏi của tôi.

- Khả năng nhận thức và tư duy của thân chủ khá tốt, em vẫn có thể nhận thức được các vấn đề của mình, tôi khá thuận lợi trong việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề của thân chủ, vì tôi luôn có chị kiểm huấn viên tận tình giúp đỡ tôi.

- Thân chủ nói rõ ràng, dễ hiểu, có khả năng diễn đạt thành câu nên khi tiếp xúc em, tôi rất dễ hiểu vấn đề em nói.

- Tôi là sinh viên của trường đã được đào tạo một cách bài bản kiến thức về công tác xã hội với cá nhân, vì thế tôi có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng đó vào thực tế để tìm hiểu và giải quyết vấn đề cho thân chủ.

2.3.2. Khó khăn.

- Vì thân chủ là con gái nên quá trình tiếp xúc và trao đổi không được thoải mái, thân chủ cảm thấy ngại khi tâm sự những chuyện thầm kín, riêng tư của mình. - Thân chủ rất dễ xúc động và hay bật khóc khi nhắc đến chuyện của bố mẹ. - Khả năng nhìn nhận vẫn đề của thân chủ còn hạn chế, chưa thực sự hiểu đựơc vấn đề của mình.

- Thân chủ là người hay sống khép mình, không thích giao lưu với người khác và khi thấy người lạ thân chủ rất ít nói vì vậy quá trình thiết lập mối quan hệ và thu thập thông tin của tôi phải kéo dài và rất ít thời gian giành cho việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề của thân chủ.

- Lúc đầu thân chủ còn e dè và ngại ngùng vì thân chủ không quen tiếp xúc với người lạ.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân (Trang 25)