1.2.15.BẦU LỌC VÀ THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG 1.2.15.1.BẦU LỌC a bầu lọc F.O cho máy chính và máy phụ Số lượng : 01 bộ cho mỗi máy Loại tự động làm sạch và kiểm tra b bầu lọc L.O cho máy chính
Trang 1PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 GIỚI THIỆU TÀU
1.1.1 LOẠI TÀU, PHẠM VI KHAI THÁC
Tàu dầu sức chở 6500 tấn là loại tàu vỏ thép, có mũi quả lê Ca bin, buồngnghi khí và khoang máy được lắp đặt ở phía lái
Phần vỏ chính của tàu dưới boong chính được chia cách bởi các vách ngang, vách dọc thành các khoang, các khu vực sau:
- Phía hướng lái của tàu được dùng làm buồng máy lái, các két nứơc ngọt, khoang cách ly, và khoang dầu nặng
- Phần lái: được lằp đặt ở buồng máy lái,các két nước ngọt, khoang cách ly
và két dầu F.O
- Khu vực buồng máy: được bố trí lắp đặt các thiết bị nâng chính, các bệ sànmáy phụ, buồng điều khiển máy, xưởng sửa chữa và kho chứa.v.v… Két dầu trực nhật, két phục vụ và két lắng dầu bôi trơn được bố trí lắp đặt ở vị trí thích hợp Đáy đôi gồm két lắng dầu bôi trơn, két dàu Diesel, két dầu bẩn và các két cần thiết khác
- Khu vực hàng: có kết cấu vỏ thép, đáy đôi và 11 két hàng, 01 két nước bẩn, 12 két nước ballatst, 01 két nước ngọt
- Phần hướng mũi: két mũi, hầm xích neo, kho thuỷ thủ trưởng, các kho cầnthiết khác, buồng chân vịt mũi được bố trí lắp đặt ở phần mũi tàu
Tàu được thiết kế để chở những hàng cùng với các cơ cấu kết cấu của tàu
Bao gồm:
Các sản phẩm từ dầu
Các hoá chất, IMO loại II và III bao gồm hàng độc hại
Các hoà chất, các hàng không phân hoá theo IMO
Trang 2Rau, dầu cá và dầu động vật
Các hàng chất lỏng sẽ được chở miễn là sự độc hại, khả năng phản ứng, khả năng gây cháy, áp suất hơi, nhiệt độ, sự chống cự với vật liệu két và các vật chất khác trong phạm vi giới hạn cho phép
1.1.2 VÙNG HOẠT ĐỘNG, CẤP THIẾT KẾ
Vùng hoạt động của tàu: không hạn chế
Các quy phạm sau sẽ được áp dụng bao gồm cả các thông tư có hiệu lực tại ngày ký kết hợp đồng
- Những quy phạm của Đăng Kiểm
- Quy phạm hàng hải của nước đăng ký
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 với nghị định thư 1978,và sủa đổi 1981, 1983 (GMDSS) sửa đổi 1988, 1989, 1990,
- Công ước quốc tế về đo dung tích tàu (london 1969)
- Quy định kênh đào Suez với quy phạm đo tải trọng
- Quy định kênh đào Panama với quy phạm đo tải trọng tàu
- Quy định quốc tế về thông tin liên lạc và truyền thanh 1976, 1979, 1983 với các quy định GMDSS
- Công ước quốc tế về sự ngăn chặn va chạm trên biển 1972 và bản sửa đổi 1981
Trang 3- Quy phạm USCG (ô nhiễm dầu và vệ sinh) đối với tàu mang cờ hiệu nướcngoài
- Nghị định thư về mớn nước của ISO số 6954, 1984(E) giới hạn độ rung động trên tàu
- Quy định của IMO A.468, 1981 về mức ồn trên tàu
1.1.3 CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU CỦA TÀU
- Chiều dài toàn bộ Lmax = 110 m
- Chiều dài giữa hai đường vuông góc Lpp = 102 m
- Công suất tối đa H = 2942 kW
- Vòng quay tại công suất tối đa n = 200 RPM
1.2 TỔNG QUAN VỀ TRANG TRÍ ĐỘNG LỰC
1.2.1.BỐ TRÍ BUỒNG MÁY
Buồng máy được bố trí từ sườn số 9 (Sn09) đến sườn 32 (Sn32) Trong buồng máy lắp đặt 01 máy chính và các thiết bị phục vụ hệ thống động lực, hệ thống ống toàn tàu Điều khiển các thiết bị được thực hiện tại chỗ trong buồng máy hoặc từ xa trên buồng lái Một số bơm chuyên dụng có thể điều khiển từ xa trên boong chính như bơm vận chuyển dầu đốt, bơm nước vệ sinh, sinh hoạt, cácquạt thông gió…
Trang 4Máy mang ký hiệu Hanshin LH46L
Loại: Động cơ Diêsel tàu thuỷ 4 kỳ, tác dụng đơn, piston một hàng thẳng đứng, một tuabin tăng áp và một bầu làm mát không khí (sinh hàn gió)
- Công suất tối đa :2942 (kW)
- Vòng quay tại công suất tối đa :200 (RPM)
- Dầu nhiên liệu (F.O) :3500 sec R.W.No.1 ở 100oF
- Suất (lượng) tiêu hao nhiên liệu :136g/HP.h + 3%
(trị số calo thấp 10200 kcal/kg)
- Hệ thống khởi động :khởi động bằng khí nén
- Hệ thống đảo chiều :đảo chiều trực tiếp
- Khởi động và dừng : Bên cạnh máy, trong buồng điều khiển máy, trên buông lái
- Hệ thống điều khiển tốc độ :trên buồng lái, buồng điều khiển máy
- Hệ thống làm mát :làm mát xylanh bằng nước ngọt
Làm mát Piston bằng dậu nhờn (L.O)
1.2.3.THIẾT BỊ KÈM THEO MÁY CHÍNH
- Bơm LO bôi trơn máy chính :02 cụm
Trang 5- Bơm chuyển nhiên liệu thấp áp :01 cụm
- Binh chứa khí nén khởi động :02 bình
- Ống bù hoà giãn nở :01 đoạn
1.2.4.HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN
1.2.4.1.GIỚI THIỆU CHUNG
Máy phát điện chính nối với đông cơ Diêsel sẽ được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo đủ tải điện cho các hoạt động của tàu trong khi chạy trên biển dưới điềukiện môi trường như những tiêu chuẩn/gợi ý của nhà sản xuất, để đáp ứng yêu cầu của đăng kiểm
Các yếu tố chi tiết để xác định công suất của máy phát xem nó có thích hợp hay không sẽ dựa trên bảng tính chi tiết cân bằng tải điện
Máy phát diêsel sẽ có đủ công suất để chạy song song (hoà đồng bộ).Máy được nối trực tiếp với máy phát trên bệ chung và được giữ chặt trên
bệ bằng tấm căn nhựa tổng hợp
1.2.4.2.ĐỘNG CƠ DIÊSEL
Loại động cơ 4 thì, tác dụng đơn, piston thẳng đứng, làm mát bằng nước, khởi động bằng khí nén, tăng áp bằng tuabin khí xả và làm mát không khí nạp bằng sinh hàn gió
Trang 6- Công suất :600HPx1200RPM
- Dầu nhiên liệu :3500sec R.W.No.1tại 100oC
- Bơm dầu F.O (dẫn động bằng động cơ :01 bộ
- Điều khiển từ xa :trong buông điều khiển và cục bộ bên máy
- Làm mát bằng nước biển
Phụ kiện cho mỗi máy
- Bơm L.O (dẫn động bằng động cơ) :01 bộ
- Bơm nước ngọt làm mát (dẫn động bằng động cơ) :01 bộ
Các thiết bị cần thiết khác cho máy phát theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo
- Công suất :khoảng 158HP x 1800RPM x 131kVA
- Dòng điện xoay chiều 450 V, 3 pha, tần số 60Hz
- Khởi động bằng ắc quy và bằng tay
Trang 71.2.5.THIẾT BỊ SINH HƠI
1.2.5.1.GIỚI THIỆU CHUNG
Kết cấu và chức năng của thiết bị sinh hơi sẽ dựa trên tiêu chuẩn của nhà sản xuất và yêu cầu của đăng kiểm
Sản lượng hơi tối đa của nồi hơi khác nhau theo điều kiện của khí xả từ máy chính Mức nước trong nồi hơi sẽ được giữ ở mức hoạt động tự động của bơm cấp nước
Dầu nhiên liệu cấp cho nồi hơi có độ nhớt lên tới 3500 sec R.W.No.1 ở
- Nhiệt độ hơi : được bão hoà
- Lượng hơi thực tế :khoảng 8000 kg/h
- Nhiệt độ nước cấp :60oC
- Nhiên liệu đốt cháy : 3500 sec R.W.No.1 ở 100oC
Thết bị và phụ kiện theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo Khoang đốt dầu sẽ tự động điều chỉnh phụ thuộc vào áp suất hơi
1.2.5.3.NỒI HƠI KINH TẾ
Loại dàn ống tuần hoàn cưỡng bức
- Công suất :600Kg/h x 6kg/cm2 tại 90% công suất của máy chính
- Bơm tuần hoàn : 02 bộ
Thiết bị, phụ kiện cho nồi hơi
Trang 8- Thiết bị dầu đốt :01 bộ
- Máy điều chỉnh cấp nước :01 bộ
- Quạt gió cưỡng bức :01 bộ
- Bơm tăng cường F.O :02 bộ
- Bầu hâm dầu F.O :01 bộ
Thiết bị điều khiển tự động :01 bộ
Công suất :80 m3/h x 30kg/cm2 (F.A)
Thiết bị khởi động và dừng tự động được lắp cho máy nén khí chính được kích hoạt bằng áp lực của chai gió chính
Một nguồn điện của máy nén khí được cấp từ máy phát sự cố
Trang 9Thiết bị khởi động và dừng tự động được lắp cho máy nén khí chính được kích hoạt bằng áp lực của chai gió làm việc.
1.2.6.3.CHAI GIÓ CHÍNH
Loại: chai gió loại trụ đứng với kết cấu hàn
Công suất : 900 l x 30Kg/cm2
1.2.6.4.CHAI GIÓ LÀM VIỆC
Loại: chai gió loại trụ đứng với kết cấu hàn
1.2.7.1.GIỚI THIỆU CHUNG
Máy lọc dầu được lắp đặt để lọc dầu F.O, dầu bôi trơn L.O cho máy chính,máy đèn trong buồng máy
Một bộ máy lọc H.F.O sẽ được sử dụng như máy lọc D.O
Các máy lọc sẽ được lắp đủ công suất hut từ két lắng F.O và két lắng D.O trong đáy đôi
1.2.7.2.MÁY LỌC DẦU HFO
Loại: máy lọc ly tâm, đẩy hoàn toàn, tự làm sạch, hoạt động tự động
Số lượng : 02 bộ
Công suất : khoảng 1750 l/h tại 3500 sec R.W.No.1 ở 1000CBơm cấp : loại gắn liền trên thiết bị
Trang 101 bộ máy lọc dầu H.F.O sẽ được dùng như máy lọc dầu D.O
Phụ kiện được cung cấp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
1.2.7.3.MÁY LỌC DẦU L.O
Loại: máy lọc ly tâm, đẩy hoàn toàn, tự làm sạch, hoạt động tự động
Số lượng : 02 bộ
Công suất : khoảng 1650 l/h
Bơm cấp : 2 bộ loại độc lập (tách rời)
Phụ kiện được cung cấp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
1.2.8.MÁY PHÂN LY DẦU NƯỚC
Loại máy tự động xả, thảo mãn theo IMO
Số lượng : 01 bộ
Công suất : 1m3/h, độ sạch dưới 15PPM
Bơm nước bẩn : 01 bộ, 1m3/h x 20 m
Lắp đặt thiết bị báo động và van 3 chiều
1.2.9 THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Loại: sinh vật học được IMO phê duyệt
Công suất :30kg/h (khoảng 300.000Kcal/h)
Thiết bị đốt : một bộ loại đốt dầu D.O
Trang 11Thiết bị, phụ kiện được cung cấp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
1.2.12 ĐIỀU HOÀ BUỒNG ĐIỀU KHIỂN
Loại: hộp,R404A trực tiếp giãn nở làm mát, được làm mát bằng nước biển
Tất cả các bơm được dẫn động qua các khớp mềm giữa trục công tác và trục mô tơ
Bơm ly tâm được lắp thiết bị tự mồi, được đặt trên nguồn tự trục bơm ly tâm
Trang 12Thiết bị kín trục là loại vành kín cơ khí.
Vỏ bơm, trừ bơm cỡ nhỏ và bơm có kết cấu đặc biệt, có kết cấu đơm giản
có thể dễ dàng tháo các bộ phận quay để kiểm tra hoặc thay thế mà không cần tháo ống
Tuy nhiên động cơ điện có thể làm giống theo quy định của nhà cung cấp
Vật liệu của bơm ly tâm
Tất cả các bơm dầu phục vụ được bôi trơn băng tay, loại trụ trong
Vật liệu của bơm như sau:
1.2.13.3.BƠM BÁNH RĂNG VÀ BƠM TRỤC VÍT
Thiết bị làm kín trục là loại vanh kín cơ khí
Vật liệu của bơm bánh răng như sau:
Bánh răng Thép cacbon
Bích nối Sắt đúc
Trang 131.2.13.4.ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1 bơm cứu hoả dùng chung M.V.C.SP 90m3/h x 75m
1 bơm cứu hoả và la canh M.V.C.SP 90m3/h x 75m
1 bơm nước biển làm mát máy chính M.V.C 160m3/h x 20m
2 bơm nước ngọt làm mat máy chính M.V.C 60m3/h x 20m
2 bơm nước biển làm mát máy phụ M.V.C 110m3/h x 25m
1 bơm dầu bôi trơn máy chính M.V.G 60m3/h x 44m
2 bơm cấp dầu H.F.O máy chính M.H.G 1.5m3/h x 59m
2 bơm cấp dầu L.O cho máy lọc M.H.G 1.2m3/h x 25m
1 bơm vận chuyển dầu bôi trơn M.H.G 5m3/h x 30m
1 bơm vận chuyển H.F.O M.H.G 7m3/h x 30m
1 bơm tuần hoàn thuỷ lực M.H.C 1m3/h x 10m
1 bơm chữa cháy sự cố M.H.C.SP 45m3/h x 55m
2 bơm nước biển phục vụ M.V.C 80m3/h x 30m
2 bơm dầu H.F.O tăng cường cho máy phục vụ M.H.G 0.45m3/h x 40m
2 bơm H.F.O tuần hoàn cho máy phụ M.H.G 1.2m3/h x 60m
2 bơm H.F.O tuần hoàn cho máy chính theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo
M: dẫn động bằng động cơ điện V: thẳng đứng
Trang 141.2.14.BỘ PHẬN TRAO ĐỔI NHIỆT
Sinh hàn được thiết kế với 10% sai số dự trữ và 15% cho vỏ kiểu ống1- sinh hàn nước ngọt làm mát máy chính
Vỏ và ống bao có van điều khiển nhiệt độ tự động
Làm mát bằng nước biển
1- Sinh hàn L.O
Vỏ và ống bao có van điều khiển nhiệt độ tự động
Làm mát bằng nước biển
1- bầu hâm dầu F.O máy lọc
Vỏ và ống bao có van điều khiển nhiệt độ tự động
2- bầu hâm dầu L.O máy lọc
Vỏ và ống bao có van điều khiển nhiệt độ tự động
3- sinh hàn nước ngọt cho máy phát điện
Làm mát bằng nược biển
1- sinh hàn xả khí cho nồi hơi
Làm mát bằng nước biển
1- bầu hâm F.O nồi hơi
Theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo
2- bầu hâm F.O cho máy phụ
Vỏ và ống bao có van điều khiển nhiệt độ tự động
1- sinh hàn dầu thủy lực
Theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo
Làm màt bằng nước biển
2- bầu hâm F.O cho máy chính
Thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo
Trang 15Công suất làm mát bộ phận trao đổi nhiệt dựa trên nhiệt độ nước biển ở 32oC và
hệ số làm sạch là 85%
1.2.15.BẦU LỌC VÀ THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG
1.2.15.1.BẦU LỌC
a) bầu lọc F.O cho máy chính và máy phụ
Số lượng : 01 bộ cho mỗi máy
Loại tự động làm sạch và kiểm tra
b) bầu lọc L.O cho máy chính
Số lượng : 01 bộ
Loại tự động làm sạch và kiểm tra
1.2.15.2.THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG VÀ ĐO ĐỘ NHỚT
a) thiết bị đo độ nhớt máy chính
Số lượng: mỗi máy một bộ
Loại điều khiển bằng thuỷ lực hoặc bằng điện không có thiết bị ghi
b) thiết bị đo lưu lượng cho máy chính
Số lượng: 01 bộ
Loại theo tiêu chuẩn của nhà cung cấp
c) thiết bị đo lưu lượng cho A/E và nồi hơi
Số lượng: mỗi bộ một thiết bị
Loại theo tiêu chuẩ của nhà cung cấp
1.2.16.CÁC KÉT TRONG BUỒNG MÁY
Khối lượng trong két được mô phỏng trong thuyết minh chung sẽ dựa trên tổng dung tích Các két cần thiết cho các chức năng khác nhau sẽ được cung cấp trong buồng máy được làm bằng thép và được gia cường
Trang 16Các két dầu có các khay hứng dầu cặn và các thiết bị cần thiết khác như đường dẫn dầu từ boong tới bơm, đường cấp, thiết bị xả, đồng hồ đo mức, lỗ người chui, nhiệt kế theo thực tế công việc của nhà đóng tàu và quy phạm.
Dung tích các két sẽ được thay đổi theo hướng dẫn của nhà chế tạo máy chính
Tất cả các két dầu H.F.O phục vụ và trực nhật sẽ được cach nhiệt bằng tấm gỗ dầy 50mm và tấm nắp bằng thép mạ kẽm 1,6mm
Kích thước của ống thông hơi theo yêu cầu của đăng kiểm
1.2.17.THIẾT BỊ CỦA XƯỞNG LÀM VIỆC TRONG BUỒNG MÁY
Xưởng làm việc được lắp trong buồng máy và được cung cấp các thiết bị sau:
Loai: Dòng điện xoay chiều
Công suất: 300AMP
Phụ kiện: gang tay
1.2.17.4.MAY CẮT BẰNG KHÍ
1 máy cắt bằng khí
Trang 174 dải băng nối đầu ống
Nâng: động cơ điện
Sự di chuyển: động cơ điện
Xà nâng: xà chữ H để dịch chuyển
1.2.18.2 TAI CẨU
Lắp đặt các tai cẩu để nâng các thiết bị và máy móc lớn
Trang 182.1.1 Điều kiện làm việc
- Một đầu hệ trục nối liền với máy chính: chịu tác dụng trực tiếp của mômen xoắn từ máy chính
- Đẩu kia mang chong chóng: chịu trực tiếp mômen cản của chong chóng trong sóng gió
- Chịu tác dụng của trọng lượng bản thân
- Chịu tác động của các dao động có tính chu kỳ
- Chịu tác động của lực dọc trục
- Chịu sự ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá
- Chịu sự mài mòn tại vị trí các ổ đỡ
- Chịu mỏi do ứng suất thay đổi
2.1.2 Hư hỏng
- Cổ trục chong chóng bị mòn, xước
- Trục chong chóng bị cong
- Trên bề mặt trục chong chóng xuất hiện các vết nứt
- Bề mặt lắp ghép giữa côn trục và mayơ bị gỉ
1- Cổ trục bị mòn, xước
a) Nguyên nhân
- Do vật liệu trục khi chế tạo có khuyết tật
- Chịu tác dụng của mômen xoắn
- Chịu tác động của lực dọc trục
- Chịu tác động của tải trọng có tính chu kỳ
Trang 19- Chịu tác động của hiện tượng mỏi
- Trục chong chóng trong quá trình làm việc phải đặt trên hai ổ đỡ nên các cổ trục phải chịu sự mài mòn do masat với bạc trục Sau một thời gian làm việc trục sẽ bị mòn
b) Tác hại
Làm kích thước, hình dáng của cổ trục bị thay đổi, tăng tốc độ mài mòn làm cho khe hở lắp ghép với bạc trục tăng, dẫn đến độ gãy khúc và độ lệch tâm vượt quá giới hạn cho phép Hệ trục bị dao động mạnh
c) Cách kiểm tra
- Tháo trục ra khỏi ống bao
- Dùng palme đo ngoài đo đường kính cổ trục tại ba tiết diện
2- Trục chong chóng bị cong
a) Nguyên nhân
- Tàu va vào đá ngầm
- Bị mắc cạn
- Tàu va vào nhau làm biến dạng các gối đỡ dẫn đến trục bị cong
- Các gối trục bị phá hỏng do bảo dưỡng không tốt
- Đặt trục lên máy tiện
- Dung đồng hồ so kiểm tra độ cong
3- Trên trục xuất hiện các vết nứt
a) Nguyên nhân
- Do trục bắt đầu bị mỏi
- Sự tập trung ứng suất do kết cấu gây nên (góc lượn, rãnh then) hoặc do chất lượng chế tạo xấu (vết xước do gia công, kỹ thuật nhiệt luyện kém…)
- Sử dụng không đúng kỹ thuật (ổ trục điều chỉnh không đúng, khe hở cần thiết quá nhỏ…)
b) Tác hại
Nếu các vết nứt không được phát hiện và sửa chữa kịp thời nó sẽ lan rộng, có thểlàm cho trục bị gãy
c) Cách kiểm tra
Trang 20- Tháo trục chong chóng
- Làm sạch toàn bộ bề mặt
- Kiểm tra bằng chất chỉ thị màu hoặc từ tính
- Khi thấy có vết nứt thì độ sâu của vết nứt được kiểm tra bằng siêu âm
- Thông thường việc kiểm tra các vết nứt được tiến hành bằng phương pháp Microcheck
- Dùng chất tẩy rửa làm sạch bề mặt kiểm tra, sau đó phun một lớp bột màu đỏ lên trên, đợi cho khô rồi lau sạch
- Tiếp theo phun một lớp bột màu trắng lên trên, nếu có vết nứt thì có một đường màu đỏ hiện lên
4- Bề mặt lắp ghép giữa côn trục và mayơ bị gỉ
a) Nguyên nhân
Do nước biển dò vào trong vì kết cấu của bộ làm kín không tốt
b) Tác hại
- Gây khó khăn cho quá trình tháo
- Chất lượng của mối ghép không đảm bảo
c) Cách kiểm tra
Quan sát bằng mắt thường khi chân vịt đã được tháo rời
2.2 Trục trung gian
2.2.1 Điều kiện làm việc
- Là chi tiết tham gia chuyển động quay dẫn đến chịu mômen xoắn lớn
do động cơ truyền tới
- Chịu sự mài mòn masat tại vị trí ổ đỡ
2.2.2 Hư hỏng
- Tại vị trí bạc đỡ bị mòn, xước
- Trên trục xuất hiện các vết nứt
- Trục trung gian bị cong
1-Trục bị mòn xước
a) Nguyên nhân
- Trục chịu sự mài mòn do masat với bạc trục
- Sau một thời gian làm việc trục tại vị trí bạc đỡ bị mòn Nếu chất lượngdầu bôi trơn không tốt, điều kiện làm mát không đảm bảo thì trục sẽ mòn nhanh
b) Tác hại
- Làm kích thước, hình dáng của trục bị thay đổi
- Tăng tốc độ mài mòn, độ gãy khúc, độ lệch tâm
c) Cách kiểm tra
Trang 21Dùng palme đo ngoài đo trục tại ba tiết diện trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
2- Trên trục xuất hiện các vết nứt
- Tàu va vào nhau làm biến dạng các gối đỡ dẫn đến trục bị cong
- Các gối trục bị phá hỏng vì bảo dưỡng không tốt, chất lượng chế tạo kém
b) Tác hại
Trục tại vị trí gối đỡ và bạc trục bị mòn nhanh làm hệ trục bị dao động mạnh.c) Cách kiểm tra
- Đặt trục trên máy tiện
- Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục
2.3 Chong chóng
2.3.1 Điều kiện làm việc
- Chịu tiếp xúc trực tiếp với nước biển
- Thường xuyên phải làm việc trong mối trường nước biển, dễ bị va chạm với những vật cứng khác
- Bị ăn mòn do hiện tượng xâm thực
- Chịu tác dụng của mômen xoắn khi động cơ làm việc
- Chịu lực tác dụng của trọng lượng bản thân
2.3.2 Hư hỏng
- Cánh chong chóng bị cong
Trang 22- Cánh chong chóng bị mẻ, quăn, gãy cánh
- Làm giảm hiệu suất đẩy
- Gây rung động ở vòm đuôi
c) Cách kiểm tra
- Chong chóng bị cong dẫn đến bước chong chóng H bị thay đổi
- Tháo chong chóng ra, đặt trên bàn máp
- Có nhiều phương pháp để đo bước cánh:
+ Đo bước xoắn băng dây rọi
+ Đo bước xoắn bằng thước thẳng
+ Đo bước xoắn bằng thiết bị chuyên dùng
2- Cánh chong chóng bị mẻ, quăn, gãy cánh
- Do khuyết tật khi chế tạo
- Va chạm mạnh khi hoạt động (va vào đá ngầm…)
Trang 23- Gây khó khăn cho quá trình thao
- Chất lượng mối ghép không đảm bảo
c) Cách kiểm tra
Quan sát bằng mắt thường sau khi chong chóng đã được tháo rời
2.4 Bạc trục chong chóng
2.4.1 Điều kiện làm việc
- Chịu tác dụng của lực masat giữa bạc và trục chong chóng
- Tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát
- Mất nước làm mát và bôi trơn
- Do quá trình bảo dưỡng kém dẫn đến trục bị lắc
- Bản thân trục bị mòn không đều gây độ côn, độ ôvan
- Độ gãy khúc và độ dịch tâm của đương trục quá giới hạn cho phép
2.5 Ống bao trục
2.5.1 Điều kiện làm việc
- Tiếp xúc với nước làm mát
- Chịu tải trọng tĩnh của trục chân vịt và chân vịt
- Khi làm việc ống bao bi rung động do trục bị lắc
- Bề mặt ngoài ống bao bị tác dụng ôxi hoá
- Tại phần ống bao phía trong, nếu lớp sơn chống gỉ không tốt sẽ bị ôxi hoá do tiếp xúc với không khí
b) Tác hại
- Gây khó khăn cho quá trình tháo
- Nếu để lâu ngày sẽ phá hỏng ống bao
c) Cách kiểm tra
Quan sát bằng mắt thường
Trang 242- Ống bao bị nứt, vỡ
a) Nguyên nhân
- Do tàu bị va chạm mạnh, vỏ tàu bị biến dạng
- Nếu sự biến dạng quá lớn sẽ làm cho ống bao bị nứt
b) Tác hại
- Nước từ ngoài tàu dò vào trong buồng máy
- Đường tâm lý thuyết của hệ trục bị thay đổi
c) Cách kiểm tra
- Quan sát bằng mắt thường nếu ống bao bị vỡ
- Sử dụng chất chỉ thị màu nếu ống bao bị nứt
2.6.1 Điêu kiện làm việc
- Bích nối trục chịu tác dụng của mômen xoắn
- Chịu tác dụng của lực dập ở các lỗ bulông và rãnh then
+ Trong quá trình lắp, lực xiết bulông quá lớn
+ Lỗi kỹ thuật trong quá trình gia công, chế tạo
Trang 252.7 Ổ đỡ trục trung gian
2.7.1 Điều kiện làm việc
Chịu tải trọng tĩnh và tải trọng động do hệ trục gây ra
- Chịu sự mài mòn do masat với cổ trục
- Chất lượng dầu bôi trơn không tốt
b) Tác hại
- Làm kích thước, hinh dáng của trục bị thay đổi
- Tăng tốc độ mài mòn dẫn đến khe hở lăp ghép tăng
- Làm cho độ gãy khúc và độ dịch tâm vượt qua giới hạn cho phép, hệ trục bị dao động mạnh
c) Cách kiểm tra
Dùng palme đo đường kính trong của bạc
CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH THÁO VÀ KIỂM TRA HỆ TRỤC
3.1 Khảo sát sơ bộ trước sửa chữa
3.1.1 Mục đích
Nhằm xác định sơ bộ hư hỏng của hệ trục từ đó có phương án sửa chữa và kế hoạch sửa chữa hợp lý
3.1.2 Yêu cầu
- Hệ trục phải được đưa vào khảo sát đúng thời hạn
- Hệ trục phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật bao gồm:
+ Hồ sơ sửa chữa lần trước, nếu có
+ Các hồ sơ kỹ thuật nhà sản xuất như hồ sơ kết cấu, nguyên lý
- Hệ trục phải làm việc được
- Trước khi tiến hành khảo sát phải làm những công việc sau:
+ Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài hệ trục
+ Phải có bản yêu cầu sửa chữa, nêu rõ các hạng mục sửa chữa
3.1.3 Nội dung khảo sát hệ trục trước sửa chữa
1- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ của tàu
- Xem xét và đánh giá hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ khai thác của tàu
- Xem xét, kiểm tra hồ sơ sửa chữa lần trước nếu có
Trang 262- Kiểm tra toàn bộ phần ngoài của hệ trục
- Bằng mắt thường quan sát các hư hỏng dễ nhận thấy như: những chỗ bị rỗ, gỉ, vết nứt lớn trên hệ trục và chong chóng
- Kiểm tra độ kín của tết kín nước
- Kiểm tra hệ thống bôi trơn, làm mát, các đồng hồ chỉ báo
3- Thử buộc bến
- Được tiến hành khi tàu đang buộc chặt vào bến
- Khởi động động cơ, cho động cơ chạy tiến ở chế độ tải 80% vòng quayđịnh mức, sau đó chạy lùi ở chế độ 20% vòng quay định mức để đánh giá tình trạng của hệ trục
3.2 Quy trình tháo hệ trục và chong chóng
3.2.1 Yêu cầu chung trong quá trình tháo
1- Yêu cầu chung trước khi tháo
- Tất cả các chi tiết phải được đánh dấu trước khi tháo
- Đo chiều dày các đệm ở bệ ổ đỡ và ổ chặn
- Vẽ sơ đồ vị trí của chúng và kiểm tra dấu của các chi tiết và cụm cơ bản
- Kiểm tra độ chính xác của mối ghép và sự cố định của chong chóng trên trục để làm cơ sở cho việc sửa chữa
- Các ống phải được đánh dấu đúng chiều và bảo quản cẩn thận, các ống còn lại phải được nút chặt
- Các lỗ lắp đồng hồ nhiệt kế sau khi tháo phải được nút kín bằng nút gỗ hoặc nhựa
- Các dụng cụ đo đạc, kiểm tra sau khi tháo phải được lau chùi cẩn thận
và được bảo quản trong hộp
- Vệ sinh phần ngoài sạch sẽ, xả hết nhiên liệu, các công chất làm mát vàbôi trơn
- Tháo các bulông theo nguyên tắc đối xứng
- Nếu các êcu được bố trí trên nhiều guzông trong cùng một mặt phẳng thì khi tháo phải nới lỏng cho tất cả và tháo theo nguyên tắc đối xứng
- Khi tháo các êcu phải tránh việc dùng búa, đục tác dụng trực tiếp vào êcu
- Các bulông phải được vặn vào êcu tương ứng sau khi tháo
- Khi cẩu trục, dây cáp phải được cuốn giẻ dể tránh xây xước, cong vênh
- Các trục phải có giá kê sau khi tháo
- Giá đỡ các chi tiết phải đảm bảo cứng vững
- Dụng cụ tháo phải phù hợp với trọng lượng vật nặng và đảm bảo tính
an toàn
Trang 27(b) Lên đà (a) Tách trục
(c) Tháo trục
trung gian
(d) Tháo bánh lái (e) Tháo chong chóng (f) Tháo các
bộ làm kín
(g) Tháo trục chong chóng
(h) Tháo ống bao
(i) Tháo bạc
trục
2- Yêu cầu về công tác chuẩn bị
- Phải có đầy đủ bản vẽ, thuyết minh để thực hiện qui trình tháo, trong
đó phải có đầy đủ bản vẽ lắp và bản vẽ kết cấu
- Nguyên vật liệu (dầu, mỡ, giẻ lau …) phải được chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với các bước công việc
- Tàu phải hoàn toàn cân bằng trên triền đà
a) Đối với công nhân
- Phải trang bị đầy đủ quân áo bảo hộ, mũ bảo hộ, đeo giầy và găng tay…
- Vận hành máy móc theo đúng qui trình do nhà chế tạo cung cấp
- Tuân thủ qui trình tháo đã được đặt ra
- Đảm bảo những nguyên tắc an toàn về phòng chống cháy, nổ
b) Đối với máy móc và thiết bị phục vụ cho quá trình tháo
- Được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đem sử dụng
- Các thiết bị nâng hạ và vận chuyển phải hoạt động an toàn và tin cậy
- Dung cụ đo có độ chính xác cao
Quy trình tháo tháo tổng quát
Trang 28- Đánh dấu vị trí từng bulông và vị trí của nó
- Đánh dấu ở vị trí dễ nhìn thấy
- Tháo lần lượt các bulông theo nguyên tắc đối xứng để tránh biến dạng cục bộ
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt phía ngoài của bích nối và bulông bích nối
- Không làm hư hại bề mặt bích và bulông bích nối
- Các bulông phải được vặn đúng đai ốc của nó sau đó cho vào hộp bảo quản
b) Chọn dụng cụ
Clê, búa, đệm đồng, thước dài và thước lá…
c) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đánh dấu vị trí các bulông bích nối
- Bước 2: Dung clê nới lỏng đai ốc của các bulông bích nối ra 1/2 chu vi cho toàn bộ các bulông theo nguyên tắc đối xứng
- Bước 3: Lắp miếng đệm đồng vào đầu bulông
- Bước 4: Dùng kích thủy lực đóng vào miếng đệm cho bulông chui ra
- Bước 5: Lắp đai ốc vào bulông, cho vào hộp
Hình 3.2: Tách trục ra khỏi động cơ
2-Piston 4,5- Trục 7- Bulông liên kết
2- Nguyên công 2: Kiểm tra độ gãy khúc, dịch tâm
Trang 29Hình 3.3: Kiểm tra độ đồng tâm
a) Yêu cầu kỹ thuật
- Dụng cụ đo phải đảm bảo chính xác
- Khi dùng phương pháp này trên các trục không quay
- Khi thước đặt trên mặt bích đuôi thì đo được trị số của mặt bích đầu (Z trên, Z dưới)
Kết quả đo được lập bảng
Bảng 3.3:Kết quả đo độ dịch tâm
Độ dịch tâm giữa bích trục trung gian
và trục chong chóng
Mặt bích đầu trục trung gian
Mặt bích đuôi trục trung gian
Trang 30YB
YA
Hinh 3.4: Kiểm tra độ gãy khúc
*) Hiệu khe hở trên hai mặt phẳng được xác định như sau:
*)Sau khi đo độ gãy khúc dịch tâm tiến hành đưa tàu lên đà
3- Nguyên công 3: Đo độ co bóp má khuỷu
Trang 31a)Phương pháp đo b)Sơ đồ nguyên lý
1- Yêu cầu kỹ thuật
Trước khi đo
- Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần cho quá trình đo
- Hệ trục và động cơ chính phải được nối với nhau theo độ gãy khúc và dịch tâm
- Dụng cụ đo có độ chính xác cao
Trong khi đo
- Tránh làm xước trục khuỷu, không để dụng cụ đo rơi xuống buồng máySau khi đo
- Tính toán độ co bóp má khuỷu, so sánh với tiêu chuẩn cho phép của động cơ [∆L] = 0,003mm
- Nếu độ co bóp má khuỷu lớn hơn độ co bóp cho phép thì phải tiến hànhđịnh tâm và lắp ráp hệ trục lại từ đầu
2- Dụng cụ
Dụng cụ chuyên dùng đo co bóp má khuỷu
3- Trình tự tiến hành
- Bước 1: Đánh dấu vị trí bánh đà ở vị trí tương ứng với ĐCT trong chu
kỳ quay của piston 1
- Bước 2: Xác định tâm cổ trục trên má khuỷu, đưa thiết bị đo vào Ghi lại số chỉ trên đồng hồ, LT
- Bước 3: Xoay trục khuỷu 180 độ, đưa piston về phía ĐCD
- Bước 4: Ghi lại số chỉ LD trên đồng hồ
- Bước 5: Tiến hành đo tất cả các khuỷu khác
- Bước 6: Tính toán độ co bóp má khuỷu cho từng khuỷu theo công thức:
∆L = LT - LD
- Bước 7: Lấy trị số lớn nhất so sánh với độ co bóp má khuỷu cho phép
4- Nguyên công 4: Tháo bánh lái và trục lái
a) Yêu cầu kỹ thuật
- Phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn khi tháo và vận chuyển
- Tháo bulông nối bích trục lái và bánh lái theo nguyên tắc đối xứngb) Dung cụ
- Clê, palăng, cẩu
- Búa
- Kích, mỏ hàn hơi
c) Trình tự tiến hành
Trang 32- Dung palăng xích kéo trục lái ra
- Đặt trục lái vào đúng nơi qui định, tránh gây biến dạng, cong vênh trục lái
5- Nguyên công 5:Tách trục chong chóng ra khỏi trục trung gian
a) Yêu cầu kỹ thuật
Trước khi tháo:
- Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt phía ngoài của bích nối và bulông bích nốiTrong khi tháo
- Không làm hư hại bề mặt bích và bulông bích nối
- Các bulông phải được tháo theo nguyên tắc đối xứng
Sau khi tháo
- Các bulông phải được vặn đúng đai ốc của nó, sau đó cho vào hộp để bảo quản
b) Chọn dụng cụ
Clê, búa, đột, thước dài và thước lá…
c) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đánh dấu vị trí các bulông bích nối
- Bước 2: Dùng clê nới lỏng đai ốc của các bulông bích nối ra 1/2 chu vi cho toàn bộ các bulông
- Bước 3: Lắp miếng đệm đồng vào đầu bulông
- Bước 4: Dùng búa đóng vào miếng đệm đồng cho bulông chui ra
- Bước 5: Lắp đai ốc vào buông, cho vào hộp
Trang 33- Bước 6: Kiểm tra độ gãy khúc Y và độ lệch tâm Z giữa trục chong chóng và trục trung gian Phương pháp kiểm tra giống như phần nguyên công 2
6- Nguyên công 6: Tháo chong chóng (Hình 3.6)
a) Yêu cầu kỹ thuật
- Vệ sinh sạch bề mặt phía ngoài chong chóng
- Xác định chiều ren đai ốc chong chóng
- Tránh hiện tượng làm rơi, làm quăn cánh chong chóng
- Các bulông hãm đai ốc chong chóng phải tháo theo nguyên tắc đối xứng
- Chong chóng và đai ốc chong chóng phải được vệ sinh sạch sẽ, và được bảo quản ở nơi an toàn
b) Chọn dụng cụ
Kích thủy lực, cẩu…
c) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tháo vòng chắn rác phía sau ống bao
- Bước 2: Tháo đai ốc chong chóng bằng dụng cụ chuyên dùng
- Bước 3: Dùng kích thuỷ lực đẩy trục chong chóng ra khỏi chong chóng
- Bước 4: Tháo kích thuỷ lực
- Bước 5: Vận chuyển chong chóng vào nhà máy
Trang 347- Nguyên công 7: Tháo trục trung gian (Hình 3.7)
a) Yêu cầu kỹ thuật
Trước khi tháo
- Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt ngoài của gối đỡ trục trung gian
Trong khi tháo
- Các bulông trên lắp ổ đỡ phải được tháo theo nguyên tắc đối xứng
- Tránh hiện tượng va đập mạnh vào gối đỡ và trục trung gian
- Phải kiểm tra khe hở bạc trục trong khi tháo
Sau khi tháo
- Các bulông phải được để đúng vị trí, trục được để vào nơi an toàn và được bôi dầu mỡ để bảo quản
b) Chọn dụng cụ
Clê, búa, đột, palăng, dây kéo…
c) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tách bích trục trung gian và động cơ
- Bước 2: Tháo lắp ổ đỡ trục trung gian
- Bước 3: Tháo nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ
- Bước 4:Tháo thiết bị làm kín
- Bước 5: Tháo nửa trên gối đỡ
- Bước 6:Dùng thước lá kiểm tra khe hở giữa trục và bạc trục
- Bước 7:Kiểm tra độ đồng tâm và gãy khúc
- Bước 8: Dùng palăng nâng trục ra khỏi gối đỡ