1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích công tác tuyển dụng lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh

57 956 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 463 KB

Nội dung

Mặc dù, Công ty ra đời và hoạt động trong điềukiện nền kinh tế Việt Nam còn phát triển chậm so với các quốc gia trong khuvực và thế giới nhưng với nỗ lực không ngừng, tình hình hoạt động

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

- -1 Lý do chọn đề tài

Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh

tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngàycàng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đốimặt với những khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từphía thị trường Trước tình hình đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngày càngnâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu

gỗ Việt Nam đang phát triển mạnh, hòa nhập vào nhịp tăng trưởng của ngành

gỗ thế giới Đặc biệt, tập trung ở khu vực miền Nam và miền Trung

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh là công ty nằm trênđịa bàn tỉnh Bình Định – Đây là một trong những trung tâm chế biến đồ gỗxuất khẩu hàng đầu cả nước Mặc dù, Công ty ra đời và hoạt động trong điềukiện nền kinh tế Việt Nam còn phát triển chậm so với các quốc gia trong khuvực và thế giới nhưng với nỗ lực không ngừng, tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty luôn ổn định và ngày càng phát triển, góp phầnkhông nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.Những năm qua, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, là một trong nhữngdoanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất tại BìnhĐịnh

Cùng với xu hướng tích cực chủ động hội nhập, các doanh nghiệpngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam nói chung và Công tyTNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh nói riêng cần phải đón đầu nắmbắt những cơ hội, khắc phục những hạn chế, các tác động tiêu cực - coi đónhư là những thách thức cần phải vượt qua Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra

Trang 2

cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Namhiện nay là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệptồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện thị trường có sự tham gia củacác tập đoàn quốc tế đổ bộ vào Việt Nam, thời hậu WTO.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề luôn tồn tại và làm đau đầu cácnhà quản trị doanh nghiệp là làm cách nào để đảm bảo nguồn lao động chodoanh nghiệp, huy động nguồn lao động như thế nào, đầu tư ra sao để tối đahóa giá trị doanh nghiệp, sử dụng thế nào thì hiệu quả, nâng cao năng lựccạnh tranh so với các đối thủ Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiêncứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn, bởi lẽ giải quyết được bài toán này

là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả Nhận thức được

tầm quan trọng đó, em chọn đề tài “Phân tích công tác tuyển dụng lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh” làm báo cáo thực

tập của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, năng lực cạnh tranh tạiCông ty từ năm 2010-2013; đưa ra những nhận xét đánh giá những điểmmạnh, điểm yếu; trên cơ sở đó lập kế hoạch, đưa ra giải pháp cho tương lai

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Phân tích công tác tuyển dụng lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh” từ năm 2010

đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp khoa học như: phương phápphân tích kinh doanh, phương pháp tổng hợp và suy luận, phương pháp thống

kê, phương pháp phỏng vấn và quan sát thực tế Ngoài ra, trong bài còn sửdụng một số phương pháp khác

5 Kết cấu của đề tài

Trang 3

Nội dung của đề tài được kết cấu gồm 2 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁCTUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAOĐỘNG TẠI CÔNG TY

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu

Thịnh, được sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng như sựhướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy Nguyễn Chí Tranh và các thầy cô giáotrong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốtnghiệp của mình

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng trong điều kiện hạn chế về thờigian và kiến thức nên bài chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị Công ty TNHHsản xuất và thương mại Hữu Thịnh và đặc biệt là của quý thầy cô để bài báocáo được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày….tháng….năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ái Ly

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC

TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề chung về sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người Lao động là mộthành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên Trong quá trình lao động conngười vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động

để tác động vào giới tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm cho chúng có ích chođời sống của mình Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đờisống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự trao đổi vậtchất giữa tự nhiên và con người

1.1.2 Phân loại lao động trong doanh nghiệp

Việc phân loại người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc quihoạch lao động, phục vụ trực tiếp cho việc tính toán, lập dự toán cho việc tínhtoán chi phí lao động trực tiếp, gián tiếp Có nhiều tiêu chuẩn phân loại cómục đích, ý nghĩa và yêu cầu quản lý khác nhau

- Căn cứ vào tính chất công việc mà lao động trong doanh nghiệp đượcchia thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp gồm những người trực tiếp tiến hành SXKD tạo rasản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định

- Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao độngtrực tiếp được chia thành: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ,lao động của các hoạt động khác

- Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phânthành các loại:

+ Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyênmôn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận

Trang 5

các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao.

+ Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạochuyên môn, nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những ngườichưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việcthực tế tương đối lâu được trưởng thành do học hỏi từ thực tế

Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lýkinh doanh trong doanh nghiệp

- Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao độngnày được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viênquản lý hành chính

- Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được chiathành các loại:

+ Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên cótrình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tínhtổng hợp, phức tạp

+ Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học,trên đại học, có thời gian công tác tương đối lâu, trình độ chuyên môn tươngđối cao

+ Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian quansát thực tế chưa nhiều

+ Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình đô chuyênmôn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ, hoặcchưa qua đào tạo

Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắmbắt thông tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp củangười lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp

từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động Mặt khác thôngqua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp choviệc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch quỹ

Trang 6

lương và thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện các kế hoạch và dựtoán này.

1.1.3 Vai trò của lao động trong doanh nghiệp

Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tốđầu vào không thể thiếu trong quá trình SXKD của doanh nghiệp Mặt kháclao động góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sốngcho con người

Vai trò của lao động trong doanh nghiệp được xem xét qua các chỉ tiêu

về trình độ chuyên môn, sức khỏe người lao động và sự kết hợp giữa lao động

và các yếu tố đầu vào khác Tất cả đều được thể hiện qua mức tiền công của

họ, mức tiền công này tăng cho thấy hiệu quả SXKD của công ty tăng lên gópphần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ đó thấy được vai tròquan trọng không thể thiếu của lao động trong doanh nghiệp

1.2 Công tác tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm tuyển dụng

Tuyển mộ là quá trình tìm kiếm, thu hút những người có nhu cầu xinviệc mà có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của yêu cầu tuyển chọn nộp đơn xinviệc

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãnnhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có của tổ chức,doanh nghiệp Tuyển dụng gồm 2 giai đoạn: tuyển mộ và tuyển chọn

1.2.2 Vai trò của công tác tuyển dụng

Quá trình tuyển dụng là khâu rất quan trọng nhằm giúp cho các nhàquản trị đưa ra các quyết định tuyển dụng đúng đắn Quyết định tuyển dụng

có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổchức, bởi vì quá trình tổ chức tuyển dụng tốt sẽ giúp cho các tổ chức có đượcnhững người lao động có kỹ năng phù hợp với công việc và sự phát triển của

tổ chức trong tương lai Tuyển dụng tốt sẽ làm giảm chi phí do phải tuyểndụng lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình

Trang 7

thực hiện các công việc Công tác tuyển dụng có ảnh hưởng đến chất lượngnguồn nhân lực trong tổ chức Tuyển dụng còn ảnh hưởng đến nhiều chứcnăng khác của quản trị nguồn nhân lực: như đánh giá tình hình thực hiện côngviệc, thù lao lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệlao động,

1.2.3 Nguồn tuyển dụng

Khi có nhu cầu tuyển người, các tổ chức có thể tuyển mộ từ lực lượnglao động ở bên trong tổ chức cũng như từ thị trường lao động bên ngoài.Nguồn bên trong thường được ưu tiên hơn Tuy nhiên trong nhiều trường hợptuyển mộ từ các nguồn bên ngoài có ý nghĩa hơn

Khác với đề bạt, bổ nhiệm nội bộ, hình thức tuyển dụng nội bộ đượcthực hiện công khai, với các tiêu chuẩn rõ ràng đối với tất cả các ứng viên bêntrong doanh nghiệp

- Nguồn tuyển dụng từ trong nội bộ doanh nghiệp

Tuyển dụng nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp thực chất là quá trìnhthuyên chuyển đề bạt, cân nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ côngviệc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác

Tuyển từ nguồn bên trong có các ưu điểm sau đây so với việc tuyển ứng viên từ bên ngoài.

- Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử thách về lòng trung thành,thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và ít bỏ việc

- Nhân viên của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việcthực hiện công việc, nhất trong trong thời gian đầu ở cương vị trách nhiệmmới Họ đã làm quen, hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, do đó nhanhchóng thích nghi với điều kiện làm việc mới và biết tìm ra cách để đạt đượcmục tiêu đó

- Tạo sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc trong doanhnghiệp, kích thích họ làm việc sáng tạo, tích cực và tạo ra hiệu suất cao hơn

Nhược điểm:

Trang 8

- Việc tuyển nhân viên vào một chức vụ trống trong doanh nghiệp theokiểu thăng chức nội bộ có thể gây hiện tượng chai lỳ, xơ cứng do các nhânviên này đã quen với cách làm việc của cấp trên trước đây và rập khuôn lạitheo cách làm việc đó, thiếu sáng tạo, không dấy lên được bầu không khí thiđua mới Điều này rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp đang ở trong tình trạng trìtrệ, hoạt động kém hiệu quả

- Trong doanh nghiệp dễ hình thành các ứng viên “không thành công”,

họ là những người ứng cử cào một chức vụ nào đó còn trống nhưng khôngđược tuyển chọn, từ đó có tâm lý không phục lãnh đạo, bất hợp tác với lãnhđạo mới, dễ chia bè phái, mất đoàn kết, khó làm việc

- Nguồn tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài doanh nghiệp

Là việc tuyển dụng nhân viên từ thị trường lao động bên ngoài doanhnghiệp

Nhược điểm

Người được tuyển dụng phải mất một thời gian để làm quen với côngviệc và doang nghiệp Do đó họ có thể chưa hiểu rõ được mục tiêu, lề lối làmviệc của doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến những sai lệch và cản trở nhấtđịnh

Các hình thức thu hút ứng cử viên bên ngoài: thông qua quảng cáo,thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trườnĐại học và một số hình thức khác

1.2.4 Các hình thức thu hút ứng viên

 Tuyển từ bên trong

Trang 9

Thường được sử dụng để tìm người cho các vị trí làm việc cao hơn, cần cónhiều trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng cao Trong trường hợp này ta có thể

sử dụng 3 hình thức sau:

Viết bảng thông báo về công việc: đó là bảng thông báo về vị trí công việc

cần tuyển được gửi đến cho tất cả các công nhân viên trong tổ chức Thôngbáo thường bao gồm các thông tin về nhiệm vụ thuộc công việc và các yêucầu về trình độ

Sự giới thiệu của công nhân viên: sử dụng các thông tin không chính thức

qua sự giới thiệu của công nhân viên để phát hiện được những người có nănglực phù hợp với công việc

Lập danh mục các kỹ năng, sử dụng máy vi tính để lập các danh mục thông

tin về từng người lao động Bao gồm các thông tin như: các kỹ năng hiện có,trình độ giáo dục và đào tạo cơ sở, kinh nghiệm việc làm và các yếu tố quantrọng khác có liên quan

Ưu: tổ chức có khả năng dự đoán được tổ chức có khả năng làm việc của

người lao động, công tác đào tạo và định hướng đơn giản, tiết kiệm chi phí

Nhược: việc tuyển chọn đôi khi không mang tính khách quan, chỉ tuyển

bên trong có thể không lựa chọn được người tốt nhất

 Tuyển từ bên ngoài

- Quảng cáo: là hình thức thu hút ứng viên rất hữu hiệu, đặc biệt là đối

với các doanh nghiệp lớn Để nâng cao chất lượng quảng cáo cần chú ý đến 2vấn đề:

* Mức độ quảng cáo: số lần xuất hiện, khi nào xuất hiện, và nên quảng

cáo theo hình thức nào, phải căn cứ vào số lượng ứng viên cần tuyển, chức

vụ và loại công việc yêu cầu cần tuyển ứng viên

* Nội dung quảng cáo: nên nhấn mạnh vào nội dung, yêu cầu của công

việc và tiêu chuẩn nghề nghiệp, phát triển tính hứng thú của công việc và khảnăng có thể thỏa mãn các yêu cầu của ứng viên như: cấp học bổng, cho đàotạo tiếp, khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp, Cuối cùng trong quảng cáo

Trang 10

cần có những câu khuyến khích để người tiếp nhận nhanh chóng hành độngliên lạc với tổ chức.

- Thông qua trung tâm giới thiệu việc làm: hình thức này có thể giúp

tiết kiệm thời gian tìm kiếm, phỏng vấn, lựa chọn và thường được áp dụngtrong các trường hợp sau:

* Doanh nghiệp không có phòng nhân sự riêng.

* Gặp khó khăn trong việc tuyển nhân viên mới hay do yêu cầu bất

thường đối với ứng viên

* Doanh nghiệp cần tuyển gấp số lượng lao động lớn, chưa có trình độ

lành nghề

* Doanh nghiệp muốn thu hút một số lượng lao động đang làm việc cho

các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên chất lượng tuyển dụng từ nguồn này có thể không cao Do cáctrung tâm này sẵn sàng đưa ra những người không đạt yêu cầu hoặc người mà

họ có cảm tình Bởi họ là cơ quan dịch vụ với mong muốn giới thiệu đượcnhiều người và hơn nữa họ không chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạtđộng của người mà họ giới thiệu

- Tuyển sinh viên từ các trường: các tổ chức, doanh nghiệp thường

chọn một số trường đại học thực hiện việc trao giải thưởng, quà tặng, tài trợcho một số dự án, nghiên cứu khoa học, thể thao nhằm làm cho uy tín, sảnphẩm của doanh nghiệp quen thuộc với sinh viên Đồng thời doanh nghiệpcũng cung cấp một số thông tin về nhu cầu tuyển dụng

- Hình thức khác: thuê chuyên gia tuyển mộ, sinh viên thực tập, nhờ

nhân viên giới thiệu, ứng viên tự nộp đơn, hội chợ việc làm

1.2.5 Trình tự các bước trong quá trình tuyển dụng

Tuyển dụng nhân lực thường thông qua các bước sau:

Bước 1: xác định nhu cầu tuyển dụng

Bộ phận có nhu cầu tuyển dụng đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực đến

bộ phận nhân lực Nhân viên phụ trách nhân lực có trách nhiệm tổng hợp nhu

Trang 11

cầu cần tuyển dụng và lập kế hoạch tuyển dụng lên cấp trên phê duyệt.

Bước 2: chuẩn bị tuyển dụng

- Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần vàquyền hạn của hội đồng tuyển dụng

- Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, quy định của nhà nước và tổ chức,doanh nghiệp có liên quan đến tuyển dụng như: luật lao động, hợp đồng laođộng, điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc,

- Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn: tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, tiêuchuẩn của bộ phận cơ sở và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc

Bước 3: thông báo tuyển dụng

Thông báo nên ngắn gọn nhưng rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông

tin cơ bản cho các ứng viên như yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩmchất và đặc điểm cá nhân Riêng đối với các quảng cáo tuyển dụng cần lưu ý

có thêm những nội dung sau:

- Quảng cáo về công ty, công việc để người xin việc hiểu rõ hơn về uy tín,tính hấp dẫn trong công việc

- Các chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ chính trong công việc để ngườixin việc có thể hình dung được công việc mà họ dự định xin tuyển

- Quyền lợi nếu ứng viên được tuyển( lương bổng, cơ hội đào tạo vàthăng tiến, môi trường làm việc )

- Các hướng dẫn về thủ tục hành chính, hồ sơ, cách thức liên hệ với tổchức

Bước 4: thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

Nhân viên phụ trách tuyển dụng tiến hành thu nhận hồ sơ của các ứngviên, hồ sơ xin việc thường bao gồm: đơn xin dự tuyển, bản khai lý lịch cóchứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú; giấy chứng nhận sức khỏe do y, bác sỹ của cơ quan y tế có thẩm quyềncấp; giấy chứng nhận trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Khi nghiên cứu hồ sơ cần ghi lại những thông tin chủ yếu về ứng viên bao

Trang 12

Bước 5: phỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5-10 phút, được sử dụng để loại bỏngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt so với nhữngứng viên khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa nhận ra

Bước 6: kiểm tra, trắc nghiệm

Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên

nhằm chọn được các ứng viên xuất sắc nhất, các bài kiểm tra, sát hạch thườngđược sử dụng để đánh giá ứng viên về các kiến thức cơ bản, khả năng thựchành Áp dụng các hình thức trắc nghiệm cũng có thể được sử dụng để đánhgiá ứng viên về một số khả năng đặc biệt như trí nhớ, mức độ khéo léo củabàn tay

Bước 7: phỏng vấn tuyển chọn

Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời giữa những người

tuyển chọn và người xin việc Đây là một trong những phương pháp thu thậpthông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn Phương pháp phỏng vấn trongtuyển chọn giúp cho chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà quátrình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứngchỉ không nêu hết được kinh nghiệm, các đặc điểm cá nhân: tính cách, khíchất, khả năng hòa đồng và những phẩm chất cá nhân thích hợp cho tổ chức,doanh nghiệp,

Trang 13

Bước 8: xác minh, điều tra

Đây là bước làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứngviên có triển vọng tốt Thông qua tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp cũ, thầy côgiáo hoặc lãnh đạo cũ của ứng viên Công tác xác minh điều tra sẽ cho biếtthêm về trình độ, kinh nghiệm, tính cách của ứng viên Đối với những côngviệc đòi hỏi tính an ninh cao như thủ quỹ, tiếp viên hàng không, công tácxác minh có thể yêu cầu cần tìm hiểu về nguồn gốc, lý lịch gia đình của ứngviên

Bước 9: khám sức khỏe

Dù có đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thôngminh, tư cách tốt nhưng sức khỏe không đảm bảo theo yêu cầu công việccũng không nên tuyển dụng Nhận một số người không đủ sức khỏe vào làmviệc không những không có lợi về chất lượng thực hiện công việc và hiệu quảkinh tế mà còn có thể gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho tổ chức,doanh nghiệp

Bước 10: Ra quyết định tuyển dụng

Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển chọn, cần xemxét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt về ứngviên Các tổ chức, doanh nghiệp thường quan tâm đến khả năng ứng viên cóthể làm được gì và muốn làm như thế nào

Cách thức quyết định tuyển chọn cũng ảnh hưởng tới mức độ chính xáccủa tuyển chọn Do đó hội đồng tuyển chọn nên có sự thống nhất trước vềcách thức ra quyết định tuyển chọn

Cách đơn giản: hội đồng sẽ thu thập, xem xét lại các thông tin về ứngviên Sau đó dựa trên hiểu biết về công việc cần tuyển và những phẩm chất,

kỹ năng của các nhân viên thực hiện công việc tốt, hội đồng (cá nhân có thẩmquyền) tuyển chọn sẽ ra quyết định Trong thực tế, do các cá nhân có quanđiểm, sở thích, vấn đề chú trọng khác nhau, có thể sẽ có nhiều ý kiến đánh giácủa các thành viên hội đồng tuyển chọn hoàn toàn trái ngược nhau về một ứng

Trang 14

viên Cách ra quyết định tuyển chọn kiểu này thường không khách quan, ítchính xác nhưng lại hay được áp dụng trong thực tế.

Cách thống kê: hội đồng tuyển chọn sẽ xác định các tiêu thức, yếu tốquan trọng nhất đối với từng công việc và đánh giá tầm quan trọng của từngtiêu thức Tất cả các điểm đánh giá của từng ứng viên trong quá trình tuyểnchọn như điểm kiểm tra, trắc nghiệm, điểm phỏng vấn, người giới thiệu, sẽđược tổng hợp lại, ứng viên đạt được tổng số điểm cao nhất sẽ được chọn Tuy nhiên không phải tất cả các ứng viên đã đáp ứng yêu cầu tuyển chọncủa doanh nghiệp trong các bước trên đây đều sẽ ký hợp đồng làm việc chodoanh nghiệp Nhiều ứng viên đã có công việc tốt nhưng muốn thử sức mình

ở các doanh nghiệp khác có uy tín hơn hoặc muốn tìm những công việc với hivọng sẽ có mức thu nhập hoặc điều kiện làm việc tốt hơn Ứng viên có thểthay đổi ý định hoặc nếu các mong đợi của họ không được đáp ứng, họ cũng

sẽ không làm việc cho doanh nghiệp Do đó một số doanh nghiệp còn có bước

đề nghị tuyển trước khi ra quyết định tuyển dụng nhằm giảm bớt các trườnghợp bỏ việc của nhân viên mới Khi đó đối với các ứng viên đã đáp ứng yêucầu tuyển dụng trước đây, doanh nghiệp sẽ đưa ra đề nghị tuyển với các điềukiện làm việc cụ thể về công việc yêu cầu, thời gian làm việc, lương bổng,thời gian đào tạo, huấn luyện ứng viên có thể trình bày nguyện vọng cá nhâncủa mình đối với doanh nghiệp Nếu hai bên đều nhất trí thì sẽ ký quyết địnhtuyển dụng và hợp đồng lao động

Những ngày đầu có thể nhân viên mới sẽ ngần ngại, lo sợ, thậm chí cóthể chán nản, thất vọng do các nguyên nhân: nhân viên mới thường có nhiềumong đợi không thực tế, mong ước của họ thường cao hơn so với các điểmthuận lợi trong công việc và do đó họ sẽ thất vọng, bị sốc về công việc mới.Nhân viên mới thường lo lắng hồi hộp do chưa quen với công việc mới, vớiđiều kiện môi trường làm việc mới, phong cách sinh hoạt mới, các mối quan

hệ tại nơi làm việc

Do đó, sự quan tâm, giúp đỡ của người phụ trách và các đồng nghiệp đối

Trang 15

với người mới đến là rất cần thiết, giúp họ mau chóng thích nghi và cảm thấytin tưởng thoải mái với môi trường làm việc mới.

Lưu ý: trong thực tế nội dung và trình tự các bước của tuyển dụng có thể

thay đổi linh hoạt, thậm chí có thể thêm bớt một số nội dung Điều này phụthuộc vào yêu cầu của công việc, đặc điểm của doanh nghiệp, trình độ của hộiđồng tuyển chọn

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng lao động của doanh nghiệp được đánh giá thông quamột hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu này phụ thuộc chặt chẽ vàocác chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Cũng như các hoạt động kinh tế, trong công tác tuyển dụng doanh nghiệpthường đặt ra các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động tuyển dụng Các chỉ tiêu đó là:+ Chi phí lao động nhỏ nhất

+ Giá trị (lợi nhuận) do người lao động tạo ra lớn nhất

+ Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động vàkhông có tình trạng dư thừa lao động

+ Người lao động làm đúng ngành nghề mình đã học

+ Nâng cao chất lượng lao động

+ Tăng thu nhập của người lao động

+ Đảm bảo công bằng giữa những người lao động

+ Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động với doanh nghiệp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp

1 3.1 Các nhân tố khách quan gồm:

- Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanhnghiệp Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt họkhác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, sở thích… Vì vậy, họ cónhững nhu cầu ham muốn khác nhau Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ

Trang 16

vấn đề này để đề ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người laođộng cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnhhưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi nhữngđòi hỏi, thỏa mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếpđến người lao động Mục đích của người lao động là bán sức lao động củamình để được trả công Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất

cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động Muốn cho công tác lao độngđược thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải đượcquan tâm một cách thích đáng

- Nhân tố quản lý

Nhà quản lý có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướngcho sự phát triển của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngoàitrình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa trông rộng để có thể đưa ra các địnhhướng phù hợp cho doanh nghiệp

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản lý phải thường xuyênquan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, cótinh thần trách nhiệm với công việc của mình Ngoài ra phải biết khéo léo kếthợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận.Mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ nhân viêntrong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làmviệc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công

Nhà quản lý phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tìnhtrạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanhnghiệp Nhà quản lý đóng vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và mongmuốn của nhân viên Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững cáchquản lý lao động, học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của

họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ

Trang 17

Quản lý lao động trong doanh nghiệp có mang lại kết quả như mongmuốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản lý với lợi íchchính đáng của người lao động.

1.3.2 Các nhân tố chủ quan gồm:

- Nhân tố môi trường kinh doanh

 Về khung cảnh kinh tế: chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnhhưởng rất lớn đến quản lý nguồn lao động Trong giai đoạn suy thoái kinh tếhoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếncác chính sách về nhân sự của doanh nghiệp Doanh nghiệp một mặt phải duytrì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động buộc doanhnghiệp phải giải quyết giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ hoặc giảmphúc lợi

 Về dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớnhơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thìdoanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng

 Về văn hóa- xã hội: Một nền văn hóa có nhiều đẳng cấp, nhiều nấcthang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm,không cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp Điều này dẫn đến hậu quả là bầukhông khí văn hóa trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng

 Về đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị khôngchỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự Để tồn tại và pháttriển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách hiệuquả Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp

lý, biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra bầu không khí gắn bótrong doanh nghiệp Ngoài ra cần có chế độ lương bổng đủ để giữ nhân viênlàm việc với mình, cải thiện phúc lợi, cải thiện môi trường làm việc Nếukhông thực hiện tốt thì thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo nhữngngười có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài

 Về khoa học- kỹ thuật: Các nhà quản lý phải đào tạo nhân viên của

Trang 18

mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật Khi khoa học- kỹthuật thay đổi một số công việc hoặc kỹ năng không còn cần thiết nữa do đódoanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình Sự thay đổi vềkhoa học- kỹ thuật đồng nghĩa với là cần ít người hơn nhưng vẫn phải sảnxuất ra số lượng sản phẩm tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HỮU THỊNH 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH SX& TM Hữu Thịnh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh được thành lập theogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 013902 do Sở kế hoạch và đầu tưTỉnh Bình Định cấp ngày 18/02/1998 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày30/07/2008

Địa chỉ trụ sở chính: Tại Km 20 quốc lộ 19 Nhơn Hòa - An Nhơn – BìnhĐịnh

Ngành, nghề kinh doanh: Mua bán gỗ xẻ, gỗ tròn; Chế biến gỗ và lâmsản khác để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Doanh nghiệp đã từng bước hìnhthành và phát triển tạo lập cơ sở vật chất kỷ thuật, mở rộng thị trường ra ngoàitỉnh và khu vực Dần dần từng bước khẳng định được vị trí của mình trêntrường quốc tế

Công ty TNHH Hữu Thịnh được thành lập năm 1998 với số vốn ban đầu2.500.000.000 đồng đến năm 2008 vốn đầu tư tăng lên 7.000.000.000 đồngtạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh của công ty

Đến năm 2008 lực lượng lao động đã lớn mạnh, mặt bằng đất đai, nhàxưởng được mở rộng và có địa thế tốt, có đội sửa máy với tay nghề cao Bêncạnh đó nhờ sự đầu tư giúp đỡ từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hà Lan.Doanh nghiệp đã mua sắm thêm một số máy móc, thiết bị hiện đại, dây

Trang 19

chuyền công nghệ sản xuất cao, do đó chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũngđược nâng cao.

Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộngsang các nước trên thế giới đặc biệt là Hà Lan và Úc

Mặc dù ra đời và hoạt động trong điều kiện nền kinh tế còn chưa pháttriển so với các quốc gia khác nhưng với nổ lực không ngừng, tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ổn định và ngày càng phát triển,góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế

- xã hội và đạt được nhiều thành tựu đáng kể:

 Là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗnội thất lớn nhất tại Bình Định sau doanh nghiệp Duyên Hải và Tiến Đạt (cảtỉnh có khoảng 110 doanh nghiệp gỗ)

Là nhà cung cấp uy tín cho các tập đoàn kinh doanh lớn, các công tytrong và ngoài nước

 Đạt nhiều danh hiệu, bằng khen do UBND tỉnh, Sở, Bộ Thương mạicấp

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã và đang không ngừng pháttriển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu Trong những năm đầu thành lập,Công ty phải đương đầu với những khó khăn của thời kỳ cơ chế thị trường có

sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế Thị trường đầu ra của Công

ty chưa được mở rộng do công nghệ sản xuất còn lạc hậu thủ công, chi phísản xuất lớn, giá thành cao nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu của khách hàng Vớinhững khó khăn sớm nhận được, ban lãnh đạo Công ty đã huy động mọinguồn lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới dâychuyền công nghệ, trang bị thêm máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị hiệnđại, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phát huy tính tự chủ sáng tạocủa cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, hạ giá thànhchiếm lĩnh thị trường

Trang 20

Trong những năm liên tiếp 1999-2013 cùng với sự chỉ đạo giúp đỡ củacác tổ chức kế toán và kết hợp với quá trình lãnh đạo của các phần hành trongcông ty đã tạo ra một khoản lợi nhuận lớn cho công ty và cho tỉnh Bình Định.Đồng thời, Công ty cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnhnhà.

Với sự chuyển mình của nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN, công ty đã có những bước đi vững chắc, tạo

ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong và ngoài nước, mang lại doanh thucho công ty, đồng thời tạo ra được nguồn vốn cao hơn, cơ sở vật chất, máymóc thiết bị được đầu tư và nâng cấp Mặt hàng kinh doanh đa dạng, lựclượng lao động, cán bộ quản lý có trình độ hơn Tất cả các nhân tố trên gópphần làm ra “đòn bẩy” giúp cho hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả vàvững mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH SX & TM Hữu Thịnh

Chức năng của Công ty

Là đơn vị chuyên sản xuất và chế biến hàng lâm sản xuất khẩu, chủ yếu

là bàn ghế theo đơn đặt hàng của nước ngoài

+ Tạo việc làm ổn định cho người lao động

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước Tìmkiếm thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng tối đa cho nhu cầu sản xuất

+ Tăng kim ngạch xuất khẩu tỉnh nhà, đảm bảo lợi nhuận, góp phầncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

+ Công ty TNHH SX & TM Hữu Thịnh được quyền sử dụng vốn, đấtđai và các nguồn lực khác của các thành viên góp vốn để đạt mục tiêu kinhdoanh trên nguyên tắc bảo tồn vốn

 Nhiệm vụ của Công ty

+ Xây dựng tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật và quyđịnh của Nhà nước

Trang 21

+ Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phân phối thu thập xử lý,chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cán bộ công nhân viên.

+ Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môitrường

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước

+ Để cạnh tranh và phát triển trên thị trường trong điều kiện mới, banlãnh đạo Công ty phải đề cao công tác tìm kiếm thị trường, phân tích đánh giáthị trường để từ đó điều chỉnh và từng bước đổi mới công nghệ, nâng caotrình độ lao động và phương thức tổ chức quản lý kinh doanh để đạt hiệu quảcao phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thịtrường và khách hàng

+ Đồng thời nghiên cứu và sáng tạo các loại mẫu mã hàng hóa, nângcao chất lượng sản phẩm và áp dụng chính sách giá cả hợp lý

+ Công ty phải bảo tồn và phát triển nguồn vốn nhằm tạo hiệu quả choquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH SX & TM Hữu Thịnh

Để công tác quản lý được diễn ra thuận lợi thì Công ty phải xây dựng

cho mình một cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý với các bộ phận, phòng ban chỉquan hệ chặc chẽ, thống nhất và xuyên suốt từ trên xuống Công ty TNHH sảnxuất và thương mại Hữu Thịnh đã xây dựng bộ máy quản lý không cồng kềnhnhưng vẫn hoạt động rất có hiệu quả trong các năm qua Sau đây là mô hình

tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH sản xuất

và thương mại Hữu Thịnh

Trang 22

+ Nhà quản trị không nhất thiết có kiến thức toàn diện.

+ Sử dụng được các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực

Phòng Kế toán

Phòng Giao dịch

Trang 23

+ Vẫn có xu hướng can thiệp vào các bộ phận chức năng khác nên dễxảy ra xung đột giữa các phòng ban chức năng.

 Chức năng,nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

 Giám đốc: là người có quyết định cao nhất trong Công ty, có quyềnnhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và lợi ích của Công ty.Bên cạnh đó còn là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, quyết địnhcác chiến lược kinh doanh, mục tiêu chất lượng, qui mô, phạm vi, thị trườngcũng như kế hoạch đầu tư và phát triển của Công ty

Phòng kế toán: Ký các văn bản trong phạm vi được giao, chịu trách

nhiệm với phó tổng giám đốc về mặt tài chính kế toán của Công ty Theo dõi

và tập hợp các số liệu liên quan đến quá trình sử dụng tài chính như: thanhtoán tiền lương, thanh toán tiền hàng thông qua ngân hàng,… lập và gửi cácbáo cáo đúng hạn, các văn bản tài chính theo đúng chế độ tài chính như đã

Trang 24

ban hành Đảm bảo các số liệu và hồ sơ kế toán Báo cáo lên tổng giám đốckết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty một cách kịp thời.

Phòng giao dịch: là phòng dùng để giao lưu đón tiếp các đối tác, các

nhà đầu tư mua bán trong và ngoài nước

Quan hệ giữa các phòng: trong quá trình làm việc các phòng có sự hỗtrợ, bổ sung cho nhau để cùng hoàn thành các công việc được giao, các phòng

có nhiệm vụ thông tin qua lại và nhận các thông tin cần thiết để tổ chức xử lý.Mối quan hệ được hình thành khách quan theo yêu cầu quản lý sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

2.1.4 Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu

Do đặc thù của nguyên liệu gỗ được dùng để sản xuất những mặt hàngyêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật và mang tính trang trí, nên sản phẩm củaCông ty được kiểm tra chặt chẽ ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào cũngnhư trong quá trình sản xuất, bởi đội ngũ những kỹ sư có trình độ và kinhnghiệm về chế biến gỗ

Quá trình sản xuất thực hiện khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sảnxuất đến khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các công đoạn bằng nhữngmáy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia có trình độ kĩ thuật

về chế tạo máy chế biến gỗ như: Đức, Đài Loan, Vì vậy sản phẩm củaCông ty làm ra luôn đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng theo yêu cầu củakhách hàng

Có thể khái quát quy trình sản xuất theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất của Công ty TNHH SX &

TM Hữu Thịnh

Nguyên liệu gỗ Lò sấy Gỗ chế biến

Trang 25

Bao bì đóng gói Phun sơn Lắp ráp

Thành phẩm chờ

tiêu thụ

(Nguồn: phòng kỹ thuật)

Chú thích:

- Nguyên liệu chính: Là gỗ đầu vào chưa qua khâu chế biến

- Lò sấy: Gỗ phách được nhận từ kho nguyên liệu sẽ cho vào luộc vàsau đó xếp vào lò sấy để đạt được độ ẩm nhất định, đảm bảo tốt cho quá trìnhvận chuyển và tiến hành sản xuất

- Gỗ chế biến gồm 2 công đoạn

 Tổ tạo phôi: Tổ tạo phôi nhận gỗ từ thủ kho ra xẻ ngang, cắt dọchoặc cuốn đến lượng định hình, tiến hành công việc tạo phôi chi tiết

 Tổ định hình: Nhận chi tiết của xưởng tinh chế rồi tiến hành côngviệc tu bi, mộng khoan, đục Các công việc được tiến hành theo tiêu chí kĩthuật do bộ phận kỹ thuật của Công ty ban hành (kèm theo bản vẽ) Số lượngquy cách được kiểm tra đầy đủ

- Lắp ráp: Tiến hành công việc lắp ráp cụm chi tiết hoặc sản phẩm.Đối với các chi tiết nhỏ, số lượng lớn cần phải lựa chọn màu trước khi lắp ráp

- Phun sơn: Dựa trên yêu cầu của sản phẩm tổ phun sơn lựa chọn vàpha chế màu cho phù hợp với sản phẩm

Trang 26

- Bao bì đóng gói là khâu cuối cùng hoàn chỉnh sản phẩm, khi kiểm trachất lượng sản phẩm thường có sự đại diện giám sát của khách hàng và nhậpkho chờ tiêu thụ.

* Các loại hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Công ty

Với những điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động cũng như địa

vị vững chắc và thế mạnh về nguồn tài nguyên của mình thì hiện nay Công tyđang thực hiện sản xuất kinh doanh các lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuấtkhẩu đồ gỗ hàng trong nhà và ngoài trời được thị trường trong và ngoài nước

ưa chuộng

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hữu Thịnh đã xác định mặthàng chính của mình là các loại sản phẩm đồ gỗ trong nhà và ngoài trời cónhững sản phẩm như:

- Các loại bàn: bàn cafe hamar (1 cửa), bàn manzanilla (1 cửa, 2 hộc),bàn montfoort (1 hộc, 1 tầng),

- Các loại tủ: tủ tresa (2 cửa, 3 hộc), tủ passadena (1 cửa kính, 1 cửagỗ),

- Một số sản phẩm khác: kệ tresa, giường passadena

Hình 2.1: Một số sản phẩm của Công ty

Trang 27

(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Với sự nổ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên, những nămqua tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định, ngày cànglớn mạnh cả về quy mô lẫn năng lực sản xuất, uy tín của Công ty với các đốitác truyền thống cũng như với các đối tác mới được nâng cao, kết quả là

Trang 28

doanh thu năm sau cao hơn so với các năm trước, hàng hóa của Công ty đượcxuất khẩu đến nhiều nước hơn

Đặc điểm về tài chính

Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựachọn và duy trì nguồn lao động của một công ty Như đã biết một doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn tích luỹ để phát triển sảnxuất nguồn vốn này có thể hình thành bằng nhiều cách khác nhau tuy nhiênnguồn chủ yếu là từ bán hàng

Mỗi doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động phải tính toán sao cho nguồnlao động đó sản xuất với chất lượng tốt nhất Đối với những doanh nghiệp màkhả năng về tài chính không mạnh lắm thì họ thường sử dụng những nguồnlao động chất lượng thấp hơn Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có khảnăng tài chính vững mạnh thì vấn đề sử dụng được một nguồn lao động tốt,chất lượng cao không gì là khó khăn

Đến năm 2013 thì tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty đạt24.577.407.388 đồng, trong đó nợ phải trả là 19.898.080.132 và vốn chủ sởhữu là 4.679.327.256 đồng

Ngày đăng: 08/04/2015, 16:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w