Danh thắng chùa Hương từ xa xưa đã nức tiếng thiên hạ, nơi đây được mệnh danh là “kỳ sơn tú thủy” của Việt Nam. Để đánh giá đúng thực trạng du lịch lễ hội chùa Hương từ đó vạch ra chiến lược đúng đắn phù hợp nhằm cải thiện và phát triển môi trường du lịch lễ hội, đáp ứng được nhu cầu của du khách đồng thời vẫn bảo tồn và gìn giữ được cảnh quan thiên nhiên và giá trị bản sắc văn hóa đặc trưng của Hương Sơn cần có một công trình nghiên cứu nghiêm túc. Xuất phát từ mong ước trên, tác giả xin chọn vấn đề “Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa Hương ở Huyện Mỹ Đức, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI 10
1.1 Văn hóa và du lịch văn hóa 10
1.2 Lễ hội và du lịch lễ hội 11
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội 14
1.4 Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội 21
1.5 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội 23
1.6 Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu du lịch lễ hội chùa Hương 28
1.7 Điều kiện phát triển du lịch lễ hội chùa Hương 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 30
2.1 Tổng quan về lễ hội chùa Hương 30
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương 48
2.2.1 Thị trường khách du lịch lễ hội chùa Hương 48
2.2.2 Các sản phẩm du lịch lễ hội chùa Hương 51
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội chùa Hương 56
2.2.4 Nhân lực du lịch lễ hội chùa Hương 62
2.2.5 Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hương 65
2.2.6 Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội chùa Hương 67
2.2.7 Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống lễ hội chùa Hương 68
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 71
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 71
3.2 Các nhóm giải pháp 80
3.3 Một số kiến nghị 96
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp lượng khách đến chùa Hương 68
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số liệu điều tra về mục đích của khách đến Lễ hội chùa Hương 69
Bảng 2.3 Trình độ học vấn của du khách 69
Bảng 2.4 Đánh giá mức quan tâm tâm của du khách đến các tuyến 70
Bảng 2.5 Bảng số liệu đánh giá dịch vụ vui chơi giải trí tại Chùa Hương 58
Bảng 2.6 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ phương tiện tiếp cận lễ hội 76
Bảng 2.7 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại chùa Hương 78
Bảng 2.8 Thống kê CSLT tại ĐĐDL Hương Sơn tính đến T12/2010 79
Bảng 2.9 Đánh giá của du khách về dịch vụ lưu trú 79
Bảng 2.10 Đánh giá của du khách về môi trường 80
Bảng 2.11 Mô hình quản lý lễ hội chùa Hương 85
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ICOMOS International scientific Committee on Cultural Tourism
Hiệp hội khoa học quốc tế về du lịch văn hóa
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Danh thắng chùa Hương từ xa xưa đã nức tiếng thiên hạ, nơi đây được mệnhdanh là “kỳ sơn tú thủy” của Việt Nam Những ai đã đến thăm chùa Hương cũngđều bị cuốn hút bởi vẻ đẹp diễm lệ của phong cảnh và đắm chìm trong không gianthanh tịnh, thoát tục của bầu không khí Phật Giáo Bà Huyện Thanh Quan trong mộtlần đến thăm chùa, trước cảnh sắc nơi đây đã viết bài thơ vịnh cảnh Hương Sơn:
Đệ nhất Nam thiên ấy cảnh này
Hai bên quả núi lồng gương suối
Cửa Phật lần theo tầng đá dãi
Nam – mô tiếng dậy thưa trần tục
Thuyền lan đón khách mái chèo lay Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng mây Chùa tiên bát ngát khói hương bay Non nước bồng lai mới thấy đây.
(Bà Huyện Thanh Quan)Như những gì Bà Huyện Thanh Quan miêu tả, chùa Hương là một quần thểhài hòa bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đền chùa, miếu mạo vàcác hang động tuyệt đẹp, đan xen ẩn mình trong núi non, cỏ cây hoa lá Đặc biệtnhắc đến chùa Hương là người ta nhắc đến lễ hội truyền thống mang đậm màu sắctín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp Hàng năm cứ mỗi độxuân về, khi những nụ mai Hương Sơn nở rộ là lúc lễ hội chùa Hương bắt đầu Đâycũng là thời điểm các phật tử và du khách thập phương lại nô nức tụ họp về trảy hội,
đi lễ, dâng nén hương thành tâm lên Đức Phật, vãn cảnh chùa và phong cảnh thiênnhiên
Hội chùa Hương được mở từ ngày mùng sáu tháng giêng đến hết tháng ba
âm lịch trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Đây là lễhội cấp quốc gia và được coi là một trong những lễ hội lớn nhất nước Theo sử sáchcủa khu quần thể di tích chùa Hương ghi lại thì Chúa Trịnh Sâm là người đầu tiênđặt nền móng cho lễ hội chùa Hương, tục từ đó hàng năm cứ vào dịp xuân, dukhách thập phương lại về đây trảy hội và ngày một đông vui
Trong những năm qua, chùa Hương đã được nhận sự quan tâm, hỗ trợ từ cácban ngành từ Trung Ương đến địa phương, góp phần làm cho thắng cảnh Hương
Trang 6Sơn càng thêm hấp dẫn Theo thống kê, số lượng khách du lịch đến hành hươngtham gia lễ hội chùa Hương ngày một tăng, doanh thu từ du lịch đã đóng góp mộtphần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương
Điều đáng ghi nhận là du lịch lễ hội chùa Hương ngày càng có nhiều tiến bộ,công tác tổ chức, điều hành lễ hội và các hoạt động của lễ hội cũng được thực hiệnbài bản hơn, quy củ hơn Du khách đến với lễ hội rất đông và số lượng này tăngtheo từng năm, đa phần là khách nội địa, khách quốc tế chưa nhiều Tuy nhiên, dù
đã có nhiều đổi mới, song lễ hội chùa Hương và du lịch lễ hội chùa Hương vẫn cònnhiều bất cập, cả về thị trường du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ dulịch, công tác tổ chức, quản lý, tuyên truyền, quảng bá, và đặc biệt là vấn đề bảo tồn
di sản văn hóa Bên cạnh đó thì môi trường cảnh quan chưa được gìn giữ đúng mức,tình trạng chặt chém khách hàng chưa được giải quyết dứt điểm, việc kinh doanh ănuống động vật hoang dã hay tệ cờ bạc, bói toán, trật tự trị an… có nhiều hạn chế Vìvậy để đánh giá đúng thực trạng du lịch lễ hội chùa Hương từ đó vạch ra chiến lượcđúng đắn phù hợp nhằm cải thiện và phát triển môi trường du lịch lễ hội, đáp ứngđược nhu cầu của du khách đồng thời vẫn bảo tồn và gìn giữ được cảnh quan thiênnhiên và giá trị bản sắc văn hóa đặc trưng của Hương Sơn cần có một công trìnhnghiên cứu nghiêm túc
Xuất phát từ mong ước trên, tác giả xin chọn vấn đề “Nghiên cứu du lịch lễ
hội chùa Hương ở Huyện Mỹ Đức, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo chính sách phát triển của Nhà nước, việc tập trung phát triển du lịchthành một ngành công nghiệp mũi nhọn, trong đó có du lịch lễ hội là một trongnhững vấn đề được đặc biệt quan tâm, bởi lễ hội mang nhiều nét văn hóa, bản sắccủa từng vùng miền cũng như tâm hồn của người dân bản địa Do đó, những nămgần đây, nghiên cứu lễ hội phát triển du lịch là đề tài rất được các nhà khoa họcquan tâm, trăn trở
Ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Lễ hội chùa Hương được coi là một trongnhững lễ hội lớn nhất vùng, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách cũng như cácnhà nghiên cứu, hoạch định kinh tế Số lượng sách báo viết về lễ hội chùa Hương
Trang 7vô cùng phong phú, đa dạng từ những sách du ký, sách lịch sử, sách giới thiệu dulịch cho đến những công trình nghiên cứu khoa học
Những sách viết về lịch sử và thắng cảnh chùa Hương như:
Di tích lịch sử chùa Hương của Thành Nhân: đây là cuốn sách giới thiệu
những nét đặc sắc về non nước, suối rừng, hang động và hệ thống đền chùa trongkhu Di tích lịch sử văn hoá Hương Sơn qua các thời kỳ xây dựng và phát triển
Chùa Hương Tích của Dương Thư Pháp: chủ yếu là hình ảnh được thực hiện
từ những năm 30 của thế kỷ trước Chùa Hương Tích là tài liệu khảo cứu về thuyềnphả của chùa Hương, có các chỉ dẫn về phong cảnh, đường xá, các điển tích về cácđộng và chùa trong quần thể di tích chùa Hương
Chùa Hương cổ tích của Nguyễn Đức Bảng: là tập hợp các câu chuyện,
truyền thuyết về khu Phật tích chùa Hương đồng thời giới thiệu thắng cảnh chùacùng các động Trong sách còn có một số bài thơ về chùa Hương
Thắng cảnh Hương sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) của Trần Huyền
Thương: nội dung chủ yếu vẫn là giới thiệu về di tích Hương Sơn, đạo Phật ở ChùaHương và lễ hội chùa Hương
Thắng cảnh Hương Sơn của Trần Lê Văn: tập trung giới thiệu cảnh đẹp, con
người vùng Hương Sơn đồng thời đưa ra một số tư liệu lịch sử về các bài thơ bình
về thắng cảnh chùa Hương
Chùa Hương Tích cảnh quan và tín ngưỡng của Phạm Đức Hiếu: đây là cuốn
sách giới thiệu về Hà Tây và chùa Hương, về các nghi lễ trong lễ hội chùa Hươngcùng các đặc sản
Chùa Hương ngày nay của Thích Viên Thành, tác phẩm ngoài giới thiệu đôi
nét về hội chùa Hương, về khu di tích còn nêu đặc điểm Phật giáo ở Hương sơn vàvấn đề trùng tu di tích chùa Hương
Lịch sử chùa Hương Tích của Nguyễn Đình Bảng là tác phẩm được viết bằng
hai thứ tiếng Anh – Việt, có rất nhiều hình ảnh về chùa Hương Tác phẩm nói vềlịch sử chùa Hương Tích, giới thiệu đầy đủ các động, các đền chùa trong khu thắngcảnh và giải thích những gốc tích liên quan đến đạo Phật nơi đây
Trang 8Đặc biệt Thung Mơ Hương Tích của tác giả Trần Lê Văn được coi là
một trong những tài liệu hướng dẫn du lịch về chùa Hương Đây là tập bút k ýđược tác giả thực hiện vào năm 1974, năm 2003 mới được nhà xuất bản Thanhniên tái bản lần thứ hai Trong bút ký này, dựa vào các nguồn nghiên cứu nhưchuyện kể của người địa phương, các văn bia, thiền phả và các nguồn sách vở
tư liệu khác, tác giả đã giới thiệu cặn kẽ về địa lý, lịch sử hình thành HươngTích và các di tích nơi đây
Ngoài ra còn có những tác phẩm viết lễ hội chùa Hương như Những cái nhất
của lễ hội chùa Hương của Bùi Thiết, Trảy hội chùa Hương, tuyển chọn và trích dẫn của Trần Đăng Hùng, Nguyễn Quang Đại và Nguyễn Hồng Hạnh, Nội dung
chính của những tài liệu này chủ yếu tập trung giới thiệu truyền thuyết khu Phậttích, giới thiệu các thắng cảnh, lễ hội và các nghi lễ trong lễ hội chùa Hương
Bên cạnh những tài liệu viết về khu thắng cảnh chùa Hương nói trên còn cónhững công trình khoa học nghiên cứu về du lịch chùa Hương Đầu tiên phải kể đến
đề tài khoa học cấp ngành do Kỹ sư Nguyễn Thăng Long chủ nhiệm mang tên
Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam.
Đề tài phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của tính mùa vụ đến phát triển du lịch,trong đó có phân tích những ảnh hưởng của mùa vụ đến việc phát triển du lịch ởchùa Hương Ngoài đề tài nói trên, đáng chú ý hơn cả là công trình khoa học cấp bộ
do PGS.TS Võ Quế chủ nhiệm mang tên Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương- Hà Tây Công trình nghiên cứu lý luận
về du lịch cộng đồng, tập trung phân tích hiện trạng du lịch chùa Hương, đánh giáphát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương để từ đó xây dựng mô hìnhphát triển du lịch dựa vào cộng đồng phù hợp Bên cạnh đó là nhiều khóa luận tốtnghiệp đại học ngành du lịch văn hóa cũng bước đầu đề cập đến vấn đề này
Tóm lại các sách viết về chùa Hương đa phần là nghiên cứu, giới thiệu vềthắng cảnh, lịch sử khu di tích Hương Sơn, còn những sách viết riêng về lễ hội chùaHương lại chủ yếu tập trung ở phần giá trị văn hóa của lễ hội, miêu tả, giới thiệu lễhội Còn các công trình nghiên cứu về du lịch chủ yếu tập trung đến vấn đề phát
Trang 9Do đó cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ về lễ hội chùa Hương,phân tích vai trò của lễ hội đối với phát triển du lịch đồng thời xây dựng chiến lượcphát triển du lịch lễ hội chùa Hương, nâng du lịch lễ hội chùa Hương lên một tầmcao mới đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đồng thời vẫn lưu giữ bảo tồnđược những nét văn hóa đặc thù của riêng lễ hội nơi đây
3 Mục đích nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ khoa học cho việc phát triển dulịch lễ hội ở chùa Hương nói riêng, phát triển du lịch lễ hội nói chung, cũng như gópphần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội, chỉ ra những nhiệm vụcần thực hiện trong việc nghiên cứu lễ hội chùa Hương
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch lễ hội ở chùa Hương; phân tích, đánhgiá những điểm mạnh, yếu của du lịch lễ hội chùa Hương
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng:
- Các hoạt động văn hóa, xã hội tại lễ hội chùa Hương
- Các hoạt động du lịch của lễ hội chùa Hương
- Các chính sách, cơ chế, giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch
lễ hội chùa Hương và nêu lên định hướng, giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
- Phạm vi không gian: trên địa bàn khu di tích Hương Sơn, huyện Mỹ Đức
Trang 10- Thời gian: Tham khảo các tài liệu, số liệu, thực tế trong phạm vi 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập tài liệu cho đề tài, nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm, phân tích tài liệu tại các cơ sở lưu trữ
- Phương pháp điều tra thực địa, quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh lễ hội và phong cảnh Chùa Hương
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia về du lịch chùa Hương
- Phương pháp bản đồ
Sau khi thu thập và phân loại các loại tài liệu, các nguồn thông tin, ngườinghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để hoàn thiện côngtrình nghiên cứu
6 Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đượcchia làm ba chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
7 Đóng góp của luận văn
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương
- Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI
1.1 Văn hóa và du lịch văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Trước khi bàn về du lịch văn hóa ta cần định nghĩa văn hóa Bởi hiểu được
văn hóa sẽ giúp ta hiểu về du lịch văn hóa.
Văn hóa là gì? Văn hóa là khái niệm phức tạp, đa nghĩa được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu và giải thích
Theo các nhà nhân chủng học, văn hóa là các kiểu hành vi, suy nghĩ mà con người sống trong các nhóm xã hội tạo ra, học tập và chia sẻ với nhau Văn hóa giúp
phân biệt nhóm người này với nhóm người khác và nó cũng là điểm khác biệt giữa
con người và động vật Văn hóa bao gồm niềm tin, các quy tắc ứng xử, ngôn ngữ,
nghi lễ, nghệ thuật, kỹ thuật, trang phục, phương thức sản xuất, nấu ăn, tôn giáo, hệthống chính trị kinh tế [ 41, 2008 ]
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứađựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thốnggiá trị, truyền thống và đức tin”
Tóm lại ta có thể hiểu Văn hóa là một tổng thể bao gồm tất cả các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là một phần của cách sống mà một nhómngười cùng chia sẻ Các giá trị vật chất và tinh thần đó được kế tục và lưu truyền từthế hệ này qua thế hệ khác Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển
1.1.2 Du lịch văn hóa
Con người trong cuộc sống bên cạnh những nhu cầu sinh tồn như ăn, ở, mặc,con người cũng có những nhu cầu khác như học tập, thể thao, vui chơi, giải trí.Ngày nay khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì việc thỏa mãn đời sống
Trang 12tinh thần cũng đặc biệt được chú trọng Đi du lịch là một trong những phương thứcđáp ứng nhu cầu tinh thần đó
Du lịch trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, trong đó du có nghĩa là đi và lịch có nghĩa là trải việc Vì vậy du lịch hiểu đơn giản là chuyến đi chơi xa cho biết
xứ lạ [Từ điển Hán – Nôm – Việt trực tuyến] Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt,
du lịch được giải thích là “Đi đến những nơi xa lạ để hiểu thêm về đất nước, con
người, cuộc sống”.[40, tr 551]
Tổ chức Liên Hiệp Quốc định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ vớimục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [31,tr.17]
Theo Luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố
năm 2005, du lịch được hiểu là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [18, tr.8]
Ngày nay, bên cạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khámchữa bệnh, du lịch giải trí, thì du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng phát triểnmới không chỉ Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới
Vậy du lịch văn hóa là gì? Một trong những định nghĩa chuyên ngành nhất làđịnh nghĩa của ICOMOS Theo hiến chương của ICOMOS về du lịch năm 1976 chorằng: “Du lịch văn hóa có thể được định nghĩa như một loại hình hoạt động giúpcon người trải nghiệm cách sống của người khác, nhờ đó được tiếp cận trực tiếp vàthấu đáo những công trình kiến trúc, lịch sử, khảo cổ, những phong tục tập quán,truyền thống, môi trường tự nhiên, tri thức, và những giá trị văn hóa khác mà cònđược lưu giữ” [49]
Ở Việt Nam “Du lịch văn hóa được hiểu là hình thức du lịch dựa vào bản sắcdân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống” [18, tr.4]
Trang 13Như vậy dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào thì du lịch văn hóa vẫn là sảnphẩm do con người tạo ra Nó là một tập hợp con của du lịch, mục đích của du lịchvăn hóa là dùng việc khai thác tài nguyên nhân văn để tạo ra các sản phẩm du lịchnhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu thưởng thức giá trị văn hóa của khách du lịch.
1.2 Lễ hội và du lịch lễ hội
1.2.1 Lễ hội
Cư dân Việt xưa vốn là những nông dân làm nghề nuôi trồng lúa nước, hàngnăm cứ mỗi khi được việc đồng áng hoàn tất, công việc nhà nông cũng bớt vất vả,bận rộn người dân lại tổ chức những nghi lễ để cảm ơn thần linh phù hộ trong chomột mùa màng tươi tốt vừa qua, đồng thời cầu xin các ngài phù hộ cho một vụ mùabội thu sắp tới Dần dần những nghi thức đơn sơ ban đầu này trở thành một sinhhoạt cộng đồng chung, được xây dựng và tổ chức định kỳ hàng năm, gọi chung là lễhội [39a, tr.102]
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “lễ hội là một hệ thống các hành vi,động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánhnhững ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa cókhả năng thực hiện” [15, tr.674]
Về căn bản, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đờisống tinh thần của mỗi dân tộc Đây là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dânsau những ngày lao động vất vả Lễ hội là dịp để con người trở về với cội nguồn, là
sự kiện thể hiện truyền thống quý báu của cộng đồng, tôn vinh những hình tượngthiêng liêng, hướng về những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước hay liên quanđến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạtđộng có tính chất vui chơi giải trí
Căn cứ vào tính chất của lễ hội Giáo sư Trần Ngọc Thêm chia lễ hội truyềnthống ở Việt Nam thành ba nhóm như sau:
- Nhóm lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường
tự nhiên, được coi là các lễ hội nghề nghiệp Trong nhóm này lễ hội nôngnghiệp là quan trọng nhất;
Trang 14- Nhóm lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường
xã hội Đây thường là những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước giữnước;
- Nhóm lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng, là những lễ hội tôn giáo,văn hóa [33b, tr.273]
Tuy nhiên có thể thấy cách phân loại lễ hội của Giáo sư Trần Ngọc Thêmmới chỉ tập trung vào lễ hội truyền thống trong khi hiện tại đã có rất nhiều những lễhội mới được du nhập vào Việt Nam trong quá trình giao lưu văn hóa mà Giáo sưchưa đề cập tới Vì vậy để phản ánh đúng tình hình thực tế trong văn bản ban hànhchính thức của Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, thì tất cả 7.966 lễ hội của ViệtNam được chia làm 5 loại chính:
- Lễ hội dân gian chiếm 88,36%
- Lễ hội tôn giáo chiếm 6,82%
Đối với các lễ hội dân gian, phần hội mang nhiều nét văn hóa truyền thống.Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong những lễ hội này Nguồn gốcnhững trò chơi đều xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của người làm nông nghiệpnhư trò chơi ném pháo, đánh pháo đất đều là những trò chơi bày tỏ ước vọng cầumưa của người nông dân [33b, tr275]
Du khách khi đến tham quan lễ hội cũng có thể cùng tham gia vào các tròchơi ở lễ hội Do đó phần hội rất sôi động và hấp dẫn
1.2.2 Du lịch lễ hội
Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam như Giáo sư Trần Quốc Vượng, Giáo
sư Trần Ngọc Thêm, khi nhắc đến văn hóa Việt Nam đều nhắc đến làng quê Việt
Trang 15Đó là những xã hội thu nhỏ của người Việt, là nơi sinh trưởng, phát triển, lưu giữ vàtrao truyền những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đến từng cá thể trong cộngđồng và tới thế hệ tương lai Trong các xã hội làng xã Việt Nam ấy, lễ hội luôn cómột vai trò vô cùng quan trọng Bởi trong các lễ hội, lịch sử, nguồn gốc, khát vọng,ước mơ – những nét tinh túy hồn Việt, của nền văn hóa lúa nước được phác họa mộtcách chân thực nhất, cô đọng nhất Việt Nam có rất nhiều lễ hội, quy mô các lễ hộitùy thuộc vào từng vùng và của từng tính chất lễ hội
Du khách khi tham gia lễ hội có thể hiểu về văn hóa con người của nơi tổchức lễ hội, hiểu về đời sống tinh thần phong phú của họ Như vậy lễ hội là mộtdạng tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo Và theo một cuộc điều tra được tiến hànhvào năm 2005 trên internet đã chỉ ra 88% khách du lịch bằng lòng đến thăm quanmột nơi nào đó do ở đó có lễ hội đang diễn ra Vì vậy các lễ hội đóng vai trò quantrọng trong việc củng cố vị thế của du lịch văn hóa trong ngành công nghiệp khôngkhói [42, tr.44]
Dựa vào các lý luận về văn hóa, du lịch văn hóa và lễ hội, ta có thể khẳngđịnh du lịch lễ hội thuộc về du lịch văn hóa Du lịch lễ hội được hiểu là hoạt độngcủa con người đến với nơi tổ chức lễ hội để được tiếp xúc trực tiếp, được thamquan, tìm hiểu, trải nghiệm và vui chơi giải trí ở lễ hội trong một khoảng thời gianxác định
Hiện nay lễ hội là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn được ngành Du lịchđánh giá là sản phẩm văn hóa đặc biệt cần phát triển Bởi lễ hội phản ánh tâm hồndân tộc, phản ánh những nét văn hóa tinh túy nhất con người và địa phương nơi dântộc đó cư trú Với lý do trên đưa khách đến với lễ hội là giới thiệu với du kháchniềm tự hào của người Việt Nam thế hệ trước và thế hệ hôm nay
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội
1.3.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được nhắc đến đầu tiên bởi nó là bước căn bản, là cơ sở
để hình thành nên du lịch lễ hội của một địa phương, một quốc gia Bởi nếu không
có tài nguyên du lịch thì sẽ không thể phát triển du lịch
Trang 16Tài nguyên được hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khaithác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người Theo Điều 4, Luật
Du lịch của Việt Nam thì “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tựnhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giátrị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơbản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” Xétdưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, ta có thể phân tài nguyên du lịch thành hai
loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch chính là một trong những yếu tố nội tại quan trọng đốivới ngành du lịch lễ hội bởi nó được coi là một nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của lễhội và du lịch lễ hội
1.3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước và hệđộng thực vật
Địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của một quá trình hoạt động địa chấtkéo dài Trong một giới hạn nhất định mọi hoạt động của con người đều phụ thuộcvào địa hình Ví dụ địa hình sinh sống của một cộng đồng là sông nước thì phươngtiện đi lại chủ yếu của họ là thuyền, bè, các sản phẩm của họ phần lớn cũng liênquan nhiều đến địa hình sông nước
Tương tự như vậy, đối với du lịch lễ hội, địa hình cũng có những ảnh hưởngnhất định giúp định hình và phát triển các hoạt động của ngành du lịch này Ta cóthể lấy lễ hội chùa Hương làm ví dụ cho sự ảnh hưởng của địa hình tới hoạt động dulịch Địa hình chùa Hương có rừng, có sông suối, có núi Khi tham gia lễ hội dukhách sẽ được trải nghiệm đầy đủ các kiểu địa hình ở đây Để vào được độngHương Tích, khách sẽ phải lội suối, sau đó sẽ đi bộ leo núi, băng rừng để đếnHương Tích nơi bà Chúa Ba tu hành đắc đạo Như vậy đối với địa hình sông nước ởđây, một trong những dịch vụ phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lại của du kháchchính là dịch vụ chèo thuyền, đò đưa khách
Ngoài yếu tố địa hình, các yếu tố như khí hậu, tài nguyên nước và hệ độngthực vật cũng có những ảnh hưởng nhất định đến du lịch lễ hội Những yếu tố này
Trang 17giống như những tiểu cảnh tô điểm thêm lễ hội, góp phần tạo nên nét hấp dẫn, đặcsắc của lễ hội cũng như những dịch vụ của lễ hội Vì vậy tài nguyên du lịch tự nhiênchính là một trong những yếu tố bổ trợ cho du lịch lễ hội.
1.3.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là những truyền thống văn hóa, cácyếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phivật thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
Bản thân lễ hội với những nghi lễ đặc trưng ở phần lễ và các hoạt động vănhóa trong phần hội cũng chính là một nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, là món ăntinh thần đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc Đây là hoạt động sinh hoạtvăn hóa cộng đồng, diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian, không gian nhấtđịnh Lễ hội chính là văn kiện lịch sử, văn hóa sống của một dân tộc
Thực tế đã chứng minh, lễ hội nào càng có bề dày lịch sử, còn giữ đượcnhững nét văn hóa nguyên sơ, lễ hội đó càng hấp dẫn du khách Đối với những lễhội nổi tiếng, khả năng “hút khách” càng lớn, dễ dàng trở thành một trong nhữngyếu tố làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển du lịch lễ hội
1.3.2 An ninh chính trị và an toàn xã hội
Không khí hòa bình, nền chính trị ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch
lễ hội Nơi nào có nền chính trị và an toàn xã hội cao nơi đó du lịch lễ hội càng có
cơ hội phát triển Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổnđịnh cho đất nước và khách tới tham quan
Du lịch lễ hội là dịp để du khách thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thầnđộc đáo, khác lạ của quê hương, cũng là dịp để du khách giao lưu với người dân địaphương Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của ngành dulịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng Một quốc gia bất ổn về chính trị, thườngxuyên xảy xung đột về sắc tộc, tôn giáo sẽ làm ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của đờisống kinh tế, xã hội; làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến an toàn du khách,reo rắc nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách Bên cạnh đó, những cuộc nộichiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại vũ khí hủy diệt sẽ phá hủy
Trang 18các cơ sở vật chất, hạ tầng, tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc
do loài người sáng tạo nên, làm ảnh hưởng thậm chí cắt đứt các hoạt động du lịch
Và tất nhiên với một nền chính trị an ninh như vậy, lễ hội cũng rất khó để tổ chứcđược Không có lễ hội thì không thể có du lịch lễ hội Và giả sử nếu lễ hội vẫn đượctiến hành thì sự có mặt của du khách cũng vô cùng hạn chế Như vậy du lịch lễ hộikhông thể tồn tại và phát triển
Thiên tai, dịch bệnh cũng được coi là một yếu tố tác động đến mức độ antoàn xã hội và có tác động không nhỏ đến du lịch lễ hội Khi thiên tai xảy ra, việc tổchức lễ hội sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí là phải hủy bỏ bởi khả năng cung ứngdịch vụ du lịch bị hạn chế, ngoài ra thiên tai còn gây ra những hệ lụy không khólường như các bệnh dịch Điều này không chỉ làm du khách sợ đến các vùng có dịchbệnh mà bản thân các cơ quan chức năng địa phương đó cũng dựng lên các rào cản
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế, đại dịch SARS đã cắt giảmtám triệu việc làm ở Châu Á Còn theo báo cáo của Tổ chức du lịch quốc tế, hànhkhách đến Châu Á qua đường hàng không giảm 70%, trong đó Hong Kong giảm60%, Singapore 40%, Bangkok 37% và Kuala Lumpur 36%
Theo thống kê của Phòng Du Lịch Đài Loan vào tháng 7 năm 2003, lượngkhách du lịch đến Đài Loan chỉ còn 110.000 khách giảm một nửa so với cùng kỳnăm 2002
Ngành Du lịch Thái Lan năm 2003 cũng bị thiệt hại lớn khi lượng kháchquốc tế đến Thái Lan giảm mạnh, trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến 21tháng 4 năm 2003, khách từ Trung Quốc giảm 58%, từ Singapore giảm 72%, từNhật Bản giảm 36%, từ Hồng Kông giảm 58% Lễ hội té nước Songkran nổi tiếngcủa Thái Lan cũng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh này khi nhiều thiết bị an ninh y tế
Trang 19được dựng lên và hàng nghìn khách du lịch và người dân Thái về nước trong dịpnày bị yêu cầu kiểm tra
Ở Việt Nam tháng 4 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Y Tế, Trưởng Ban chỉ đạophòng chống Dịch cũng có công văn gửi Thành phố Quảng Ninh và Hải Phòng đềnghị tăng cường phòng chống dịch bệnh và yêu cầu giảm đông vui ở các lễ hội vùngven biển phía Bắc để tránh sự lây lan của bệnh SARS
Từ những ví dụ trên ta có thể thấy được tầm quan trọng, sự tác động của ổnđịnh chính trị, an toàn xã hội đối với ngành du lịch nói chung và du lịch lễ hội nóiriêng
1.3.3 Kinh tế, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật
Đối với du lịch lễ hội thì điều kiện kinh tế cũng là một trong những nhân tốquan trọng Một quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ giúp cho ngành du lịch pháttriển trong đó có du lịch lễ hội
Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hộicủa Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếunước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch [29,tr.91]
Điều kiện kinh tế phát triển sẽ giúp tạo ra các thiết bị, của cải vật chất có chấtlượng cao phục vụ cho chính lễ hội của mình, giúp các nhà hoạch định, tổ chức,quản lý lễ hội dễ dàng thực hiện công tác điều hành, kiểm soát lễ hội một cách hiệuquả nhất, đảm bảo an ninh cho người tham gia lễ hội đồng thời vẫn giữ được sứchấp dẫn cho lễ hội
Kinh tế cũng đóng góp một phần không nhỏ cho việc xây dựng các cơ sở hạtầng phục vụ du khách đến tham dự lễ hội Các cở hạ tầng được xây sửa đẹp, tiệnnghi đáp ứng nhu cầu của khách là một trong những yếu tố tạo dựng nên thànhcông, tạo một dịch vụ hoàn hảo cho lễ hội
Ta có thể dẫn chứng một vài ví dụ để hiểu hơn về tác động của kinh tế đến
du lịch lễ hội Khi lễ hội diễn ra, sẽ thu hút một lượng người tham gia đông đảo, vìvậy nhà vệ sinh công cộng là rất cần thiết Do đó nếu vùng tổ chức lễ hội có nềnkinh tế vững mạnh có thể dễ dàng quy hoạch và cho xây dựng những nhà vệ sinh,sạch đẹp đáp ứng được du khách
Trang 20Khi nói đến kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ không thể khôngnhắc đến giao thông vận tải Giao thông vận tải được khẳng định là một trongnhững nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch lễ hội Sự pháttriển của mạng lưới giao thông vận tải cả về lượng và chất giúp kết nối các vùng vớinhau, giúp khách du lịch dễ dàng lựa chọn phương tiện để tiếp cận nơi diễn ra lễhội Ngoài ra nó còn cải thiện dịch vụ lễ hội và nâng cao mức an toàn cho ngườitham gia lễ hội
Trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người hiện đại, sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế thường đi liền với nhau và có mốiquan hệ hai chiều mật thiết Khoa học kỹ thuật cũng góp phần tạo những bước độtphá trong sản xuất, giúp nâng cao, cải thiện kinh tế Khi nền kinh tế đạt mức thặng
dư, nhu cầu của con người sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề ăn, ở, mặc Lúc này nhucầu nghỉ ngơi, thư giãn, giao lưu, tìm hiểu văn hóa sẽ xuất hiện Từ đó du lịch lễ hội
sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu này
Đối với ngành du lịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng, khách hàng lànhân tố quan trọng Sự phát triển du lịch lễ hội một phần phụ thuộc vào khách tham
dự lễ hội Khách chính là người chi trả cho các dịch vụ, hoạt động của lễ hội Điềukiện để du khách tham gia lễ hội bao gồm thời gian rảnh rỗi, nhu cầu đi du lịch, tìmhiểu văn hóa và khả năng tài chính Trong những nhân tố trên, khả năng tài chínhquyết định mức chi trả các dịch vụ của du khách khi tham gia lễ hội như dịch vụ cưtrú, ăn uống, … Khả năng tài chính càng lớn thì nhu cầu càng lớn, mức chi trả càngcao Như vậy điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để du lịch lễ hội khai thác kinhdoanh các nguồn khách khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của du khách
Ngoài ra, kinh tế còn tạo tiền đề cho việc mở rộng và quảng bá lễ hội ra khỏimột vùng lãnh thổ, đất nước khiến nhiều người biết đến và tham gia lễ hội, giúp lễhội được tổ chức ngày một chuyên nghiệp hơn, quy củ hơn và “hoành tráng hơn”
1.3.4 Trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa
Trình độ dân trí, văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch lễ hội
Nó ảnh hưởng đến hai nhóm người tham gia lễ hội: du khách và người phục vụ lễhội
Đối với du khách, trình độ dân trí, văn hóa ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch
Trang 21sử dân tộc trở thành một thói quen, sở thích Để đáp ứng nhu cầu của mình, du lịch
là một trong những hình thức được nhiều người lựa chọn Trong đó, tham gia các lễhội để tìm hiểu về văn hóa, thỏa mãn tính hiếu kỳ cũng là một trong những hìnhthức lựa chọn Ngoài ra, du khách có văn hóa cao luôn biết cách cư xử và có nhữnghành động phù hợp với văn hóa nơi diễn ra lễ hội Họ sẽ không có thái độ coithường, miệt thị và hành động thiếu tôn trọng với nơi tổ chức lễ hội mà sẽ biết cáchdung hòa, tôn trọng nó Thực tế đã chứng minh, du khách đến tham dự các lễ hội,đặc biệt là các lễ hội truyền thống thường là những người có trình độ học vấn, vănhóa nhất định mới hiểu hết các giá trị văn hóa mà các lễ hội truyền tải
Đối với người phục vụ lễ hội: thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử, đón tiếp củangười tổ chức, phục vụ lễ hội, của nhân dân vùng, miền - nơi tổ chức lễ hội đối vớikhách tham quan lễ hội cũng rất quan trọng Trình độ dân trí, văn hóa thấp sẽ gâyảnh hưởng xấu đến lễ hội như nạn ăn xin, chèo kéo, trộm cắp, chèn ép khách Ngược lại, trình độ dân trí, văn hóa cao sẽ làm cho lễ hội và các dịch vụ của du lịch
lễ hội được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chu đáo, hoàn hảo; phát huy đượchết những giá trị tài nguyên nhân văn, vừa thu hút được lượng khách lớn đến với lễhội, vừa vẫn giữ gìn, bảo tồn được những giá trị đặc trưng của lễ hội, làm cho ngành
du lịch lễ hội ngày càng phát triển bền vững
1.3.5 Chính sách và đường lối phát triển du lịch của chính quyền
Chính sách và đường lối phát triển du lịch lễ hội của chính quyền địa phươngđược coi là một trong những yếu tố quyết định hoặc kìm hãm hoặc phát triển du lịch
lễ hội
Một đất nước có nhiều lễ hội hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc nhưng nếuchính quyền sở tại không hỗ trợ, không có những chính sách phát triển, bảo tồn phùhợp và không yểm trợ cho những hoạt động du lịch thì du lịch lễ hội sẽ bị hạn chế.Ngược lại, nếu du lịch lễ hội được chính quyền “đỡ đầu”, quan tâm, du lịch lễ hội sẽ
có cơ hội mở rộng, phát triển
1.3.6 Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội
Ngoài các yếu tố trên, yếu tố thời gian và quy mô cũng ảnh hưởng đến dulịch lễ hội Ở Việt Nam, những lễ hội được tổ chức vào mùa xuân thường thu hút
Trang 22lượng khách lớn hơn những mùa khác do mùa xuân là thời điểm bắt đầu năm mới,dịp tết cổ truyền của dân tộc cũng diễn ra trong mùa này do đó mọi người cũng cónhiều thời gian rảnh rỗi để tham gia vào các lễ hội Đặc biệt mùa xuân là mùa câycối đâm chồi nảy lộc, là mùa của sự sống Thời gian này người dân thường đi cầutài cầu lộc, mong một năm bình an, sức khỏe dồi dào, tài lộc như ý Chính lượngkhách du xuân này quyết định sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ lễ hội.Thực tế chứng minh, những lễ hội được tổ chức vào thời gian nghỉ của du khách sẽthu hút lượng lớn khách đến địa phương có lễ hội.
1.3.7 Nguồn lực bên ngoài
Nguồn lực bên ngoài mà ta nhắc đến ở đây chính là nguồn vốn, công nghệ vànăng lực tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy lễ hội Đối với du lịch lễ hội, nó gópphần hình thành, thúc đẩy và phát triển du lịch lễ hội
Du lịch lễ hội địa phương muốn phát triển vững mạnh, đáp ứng được nhu cầu
du khách thì cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cần được đầu tư bài bản, đồng bộ Để làm đượcđiều đó cần có nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến và đội ngũ quản lý có nănglực, kinh nghiệm Không có nguồn vốn đầu tư thì không thể xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ lễ hội, không có đội ngũ lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm thì việc hoạchđịnh, xây dựng sản phẩm, quản lý và vận hành hệ thống du lịch lễ hội sẽ khônghoàn hảo, dễ rơi vào tình trạng bị động, không thuận tiện cho du khách khi đến lễhội Như vậy khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ thấp, khiến du khách khôngsẵn sàng chi trả cho các dịch vụ, hoặc có thể dẫn đến tình trạng dù khách hàngmuốn chi trả cũng không biết chi trả cho cái gì và ở đâu
Do đó để du lịch lễ hội phát triển, những yếu tố về vốn đầu tư, kinh nghiệm
tổ chức, quản lý là những yếu tố không thể bỏ qua mà cần phải xem xét kỹ lưỡng,cẩn trọng
1.3.8 Tính thời vụ
Bên cạnh những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của du lịch lễhội thì tính thời vụ có thể coi là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch lễ hội “Tínhthời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu dulịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định.”[29, tr.121]
Trang 23Đối với du lịch lễ hội, tính thời vụ được thể hiện rõ nét Trong thời điểm diễn
ra lễ hội, các hoạt động của lễ hội diễn ra rất sôi nổi thu hút một lượng lớn du kháchđến tham gia, trong khi ở những thời điểm khác trong năm, các hoạt động hầu nhưkhông có hoặc diễn ra rất cầm chừng Tính thời vụ gây ra rất nhiều khó khăn cho sựphát triển các dịch vụ du lịch, chính sách nhân sự của các công ty, địa phương có lễhội Chẳng hạn như sự thu hút một lượng lớn khách du lịch đến nơi diễn ra lễ hộitrong một thời gian ngắn sẽ gây ra sự quá tải, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục
vụ, môi trường nhân sinh quan của lễ hội Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việcđầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch, cũng như việc tổ chức lễ hội Và kéotheo đó là các hệ lụy về nơi cư trú của khách du lịch, các vấn đề về an ninh, giaothông, môi trường, nhân sự
Tóm lại, tính thời vụ gây ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của dulịch lễ hội bao gồm các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự phục vụ,khách du lịch
1.4 Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội
Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm du lịch là pháttriển bền vững Phát triển bền vững nghĩa là thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thịtrường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm du lịch mà không làm suygiảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên môi trường trong tương lai
Đối với việc phát triển du lịch lễ hội, phát triển bền vững cũng là một yếu tốmang tính quyết định, giúp cân bằng lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa
Vậy để phát triển bền vững du lịch lễ hội, ta cần tuân thủ những nguyên tắcsau:
1.4.1 Nguyên tắc bảo tồn, phát triển có hệ thống
Lễ hội là tài nguyên du lịch nhân văn Do đó để lễ hội luôn là nguồn tàinguyên dồi dào mang lại lợi ích cho các bên tham gia, ngoài việc khai thác đúngcách chúng ta còn phải biết bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của lễ hội vàphát triển có hệ thống những sản phẩm đặc thù của lễ hội, tránh tình trạng “đụngđâu làm đó”, làm bừa bãi tràn lan Để hiện thực hóa điều đó, chính quyền và ngành
du lịch cần có những chính sách, chiến lược, định hướng, quy hoạch rõ ràng, “dài
Trang 24hơi”, bài bản Ngoài ra sự cân bằng lợi ích văn hóa, lợi ích cộng đồng với lợi íchkinh tế phải được chú trọng, có sự chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm giữa nhà đầu tưvới người dân, chính quyền địa phương – nơi tổ chức lễ hội và với tất cả những bêntham gia Tất cả phải có bổn phận giữ gìn và xây dựng di sản văn hóa phi vật thểnày nhằm duy trì mức ổn định kinh tế và lưu truyền đến thế hệ tương lai
1.4.2 Nguyên tắc thị trường
Nguyên tắc thị trường trong phát triển du lịch lễ hội nghĩa là tuân theo quyluật cung – cầu, phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn giá trị thưởngthức, lịch sử, khoa học và thực dụng đồng thời thoải mãn các điều kiện:
- Có tài nguyên nội tại (môi trường, nhân văn, )
- Điều kiện giao thông, vận tải thuận tiện
- Có nguồn vốn đầu tư
- Có tính khả thi (điều kiện đầu tư)
- Có nguồn khách - nguồn khách là yếu tố sống còn để duy trì hay hủy diệt
du lịch lễ hội của một địa phương hay của một đất nước Không cókhách, không thể duy trì du lịch lễ hội
Đảm bảo các yếu tố:
- Hiệu quả kinh tế: đảm bảo phát huy được các nguồn lực, sử dụng cácnguồn lực một cách tiết kiệm, bền vững mang lại lợi tức cho các bêntham gia kinh doanh, phát triển được kinh tế của địa phương và quốc gia
- Hiệu quả xã hội: các hoạt động của du lịch lễ hội góp phần nâng cao dântrí, nhận thức của người dân tham gia Góp phần đem lại công ăn việclàm cho người lao động, nâng cao chất lượng môi trường sống; phù hợpvới truyền thống văn hóa của địa phương
- Hiệu quả môi trường: giữ gìn và nâng cao môi trường tự nhiên và vănhóa, không phát triển những loại hình sản phẩm đi ngược lại truyềnthống, phong tục, tập quán và văn hóa của địa phương Bảo vệ sự đa dạngvăn hóa và đa dạng tự nhiên
- Đảm bảo giá trị thưởng thức, lịch sử, khoa học và thực dụng
Trang 25Do đó ta cần tiến hành nghiên cứu thị trường bao gồm các nghiên cứu, đánhgiá tài nguyên của lễ hội, các giá trị văn hóa của lễ hội; nguồn khách; mức độ quantâm của du khách đối với lễ hội; xác định, đánh giá thị trường mục tiêu, thị trườngtiềm năng, hệ thống mạng lưới giao thông vận tải, các nguồn vốn đầu tư, … để từ
đó định hướng, xây dựng các giải pháp, chính sách, kế hoạch thích hợp
1.4.3 Nguyên tắc giáo dục và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phương
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển du lịch cần chú trọng đến côngtác giáo dục, đào tạo nhân lực Đây được coi là một sự đầu tư tối quan trọng trongsuốt quá trình phát triển du lịch lễ hội Nếu nhân lực không được đào tạo bài bản sẽdẫn đến những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến toàn bộ đường lối chính sách đề
ra Vì vậy để luôn có nguồn nhân lực tốt công tác đào tạo và tái đào tạo là cần thiết
Sự tham gia của cộng đồng đối với ngành du lịch lễ hội của địa phương đượcđánh giá là yếu tố cần và đủ để phát triển du lịch lễ hội Nó không chỉ mang lại lợinhuận cho cộng đồng mà còn tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảotồn, phát triển lễ hội, du lịch lễ hội, góp phần bảo vệ mội trường sinh thái và nhânvăn nơi tổ chức lễ hội
1.5 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội
Lễ hội Yên Tử là một trong những lễ hội hành hương lớn ở nước ta sau lễ hộiChùa Hương, được tổ chức bắt đầu từ ngày mùng 9 tháng Giêng đến hết tháng bahàng năm Khu di tích Yên Tử là một trong những danh lam thắng cảnh bậc nhấtcủa cả nước Nơi đây gắn liền với tên tuổi vua Trần Nhân Tông khi ông đến đây tuhành, lập ra trường phái Phật Giáo riêng, đó là Thiền Trúc Lâm Yên Tử
Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm amtháp Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất 1.068 m (so với mặt nước biển) Lên chùaÐồng du khách cảm tưởng như đi trong mây “nói cười ở giữa mây xanh” (NguyễnTrãi) Ở Yên Tử có ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá Ngọn tháp có niên đại “CảnhHưng thập cửu niên – 1758” là cổ nhất Cũng không đâu có rừng tháp như khu
Trang 26Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần vàphái Thiền Trúc Lâm
Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục,thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ Thú vui “như hội” làleo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng Trên đường đi đôi lúc lại gặp ngôi chùa,ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người Lênđến đỉnh núi tựa như cổng trời, sau khi thắp nén nhang ai nấy như thấy trong lòngnhẹ nhàng Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắpvùng biển miền Ðông Bắc
Ca dao có câu:
“Trăm năm tích đức, tu hành Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”
Kinh nghiệm tổ chức lễ hội Yên Tử là một trong những bài học quý giá màban quản lý lễ hội các nơi có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm
Theo báo cáo của Ban Quản lý khu di tích danh thắng Yên Tử, riêng trong 3ngày (mùng 1 - mùng 3 Tết) năm 2013, lượng du khách hành hương về Yên Tử đãđạt trên dưới 2 vạn lượt, tăng 20% so với cùng kỳ Những ngày tiếp theo, lượng dukhách luôn đạt xấp xỉ 5.000 đến 6.000 lượt/ngày
Để tiếp đón một lượng khách lớn như vậy, công tác tổ chức đã được BanQuản lý thực hiện khá sớm và quy củ Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, nhịp nhàng,chặt chẽ, đồng bộ giữa Thành phố Uông Bí, Ban quản lý khu di tích danh thắng Yên
Tử, Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm và các đơn vị liên quan Đến với lễ hộinăm 2013, cảm nhận chung của du khách là Hội Yên Tử không có những cảnhphản cảm như ăn xin, chèo kéo du khách, giao thông thuận tiện, đường xá đượcnâng cấp rộng rộng rãi, khang trang, sạch sẽ Toàn bộ khu di tích được quy hoạchbài bản, có kế hoạch: bãi đỗ xe rộng rãi, vệ sinh chung được giữ gìn sạch sẽ
Tình hình an ninh: Ban tổ chức đặc biệt chú trọng đến công tác trật tự, đảmbảo an toàn cho du khách không có nạn ăn trộm, móc túi Công an Thành phố đã đềnghị Công ty Tùng Lâm cho lắp đặt một số camera có khả năng chống ẩm, chốngsương mù, tự động ghi những hình ảnh tại các chùa chính khu vực Yên Tử Camera
Trang 27sẽ là “mắt thần” để lực lượng công an dễ dàng tìm ra những “đạo chích” trà trộn nơiđông người để móc túi du khách Bên cạnh đó, Công an Thành phố Uông Bí còn bốtrí cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế, hoá trang, mật phục tại những khu vực nhưChùa Trình, suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, Chùa Đồng, ga cáp treo để kịp thời pháthiện ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng đánh bạc, cò mồi, bán thuốc đông y giả.
Giao thông: bố trí lực lượng cảnh sát giao thông của tỉnh và thành phố phânluồng, hướng dẫn giao thông từ đoạn Quốc lộ 10 nối với Quốc lộ 18 Gần cổng chùaTrình nơi diễn ra lễ hội, nằm cạnh Quốc lộ 18, Công an thành phố luôn bố trí kíptrực 5 người hướng dẫn giao thông và làm trật tự khu vực Việc kết nối giữa các lựclượng sẽ được đảm bảo thông suốt qua bộ đàm và điện thoại di động Tại các bãi đỗ
xe đều bố trí lực lượng sắp xếp các xe đỗ theo hàng lối Các công việc trên đượcduy trì liên tục trong khoảng ba tháng đầu năm Lãnh đạo Công an thành phố luônquán triệt cán bộ, chiến sĩ không được lơ là chủ quan, mục tiêu cao nhất là an vuicho mọi người đến với đất Phật
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm, y tế, chỗ lưu trú cho du khách đến với Yên Tử đều được các đoàn từ thànhphố đến tỉnh liên tục kiểm tra, nhắc nhở yêu cầu các hộ kinh doanh chấp hành tốt.Ban tổ chức yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm, cam kết không lôi kéo, mời chào, ép khách; không bày bán thịt động vật tươisống trước cửa hàng quán;
Công tác vệ sinh môi trường: Công ty Phát triển Tùng Lâm góp phần quantrọng làm vệ sinh môi trường tại Khu Di tích sạch đẹp Công ty đã xây dựng kếhoạch triển khai công tác bảo đảm vệ môi trường thu gom xử lý rác trên toàn tuyếnYên Tử; đầu tư mua mới 30 xe gom rác, 500 sọt đựng rác, 200 thùng nhựa, thuốckhử trùng tiêu độc để phun khu vực các nhà hàng, các khu vực tập trung đôngngười Hệ thống nhà vệ sinh công cộng cũng được thường xuyên dọn dẹp
Để tránh tình trạng du khách bị “chặt chém” vào mùa lễ hội đến, UBNDThành phố Uông Bí đã ủy quyền cho Phòng Tài chính Uông Bí kết hợp cùng Banquản lí họp các hộ kinh doanh và niêm yết giá, đặc biệt là các cửa hàng ăn uống lớnnên không có hiện tượng ‘chặt chém” Ngoài ra Ban quản lý còn thông báo rộng rãi
Trang 28đến du khách nếu như du khách nào mà bị mua đắt ở đây và phản ánh lại với Banquản lí, lập tức sẽ bị rút giấy phép kinh doanh và chấm dứt hợp đồng của hộ kinhdoanh đó.
Một điều rất hiếm có ở Lễ hội Yên Tử là không có nạn ăn xin Đây được coi
là vấn nạn, điều làm đau đầu Ban tổ chức lễ hội ở nhiều nơi Để làm được điểu đó,Ban tổ chức Yên Tử đã xây dựng chính sách hỗ trợ cho người ăn xin bằng cách tạocông ăn việc làm chính đáng cho họ Đó là bố trí, giúp đỡ vốn ban đầu cho họ để họ
có chỗ bán hàng, có thu nhập Đồng thời yêu cầu họ ký cam kết không tái phạm
Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm đã làm rất tốt công tác quản lý, đàotạo các hộ kinh doanh cá thể bằng cách tập hợp họ lại thành Hiệp hội kinh doanhYên Tử, tổ chức các khóa đào tạo, thi tuyển, cấp chứng chỉ cho các hộ dân tham giaHiệp hội Qua các khóa đào tạo đó, người dân học được cách của người làm dịch vụ
là vui vẻ, hòa nhã, cư xử văn minh với khách hàng Ngoài ra để tạo điều kiện họchỏi kinh nghiệm ở các nơi, Công ty còn đưa họ đến Huế, Hội An để tham quan, họctập
Công tác chuẩn bị tổ chức được thực hiện bài bản, có kế hoạch, có sự phốihợp nhuẫn nhuyễn giữa các thành viên Ban tổ chức chính là yếu tố tạo nên thànhcông của Du lịch lễ hội Yên Tử Đây chính là bài học kinh nghiệm quý báu cho Banquản lý lễ hội ở các địa phương khác trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội
Nhận xét
Từ việc phân tích phát triển du lịch lễ hội Yên Tử ta có thể rút ra những bàihọc kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, cần hệ thống hóa những sản phẩm du lịch lễ hội của một địa
phương, phát triển có chọn lọc những sản phẩm đó Có chính sách đào tạo để gìngiữ và lưu truyền các giá trị văn hóa của người dân bản địa đến thế hệ tương lai
Thứ hai, cần có sự phối hợp chặt chẽ, rõ ràng giữa chính quyền, các nhà đầu
tư và người dân cần có đường lối phát triển rõ ràng, không thể để du lịch lễ hội tựphát mà không có sự quản lý hay điều hành thống nhất từ chính quyền địa phương
Sự chia sẻ quyền lợi, nhiệm vụ, nghĩa vụ, lợi ích của các bên tham gia là cần thiết
để cùng giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, nhằm phát triển du lịch lễ hội
Trang 29Thứ ba, khi tổ chức lễ hội, phải xem trọng yếu tố đóng vai trò chủ thể là cư
dân địa phương, cân bằng được lợi ích của các bên tham gia Bên cạnh đó, cần chútrọng đến đào tạo để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vậtthể Tập huấn cho người bản địa một số kỹ năng cần thiết về phục dựng lễ hội và kỹnăng giao tiếp với du khách Nên dựa vào cộng đồng dân địa phương để phát triểnnguồn nhân lực phục vụ du lịch, giúp họ nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ củamình trong việc phát triển du lịch lễ hội Bởi vì có như vậy họ mới bảo vệ đượcnhững di sản văn hóa đặc sắc của mình, bỏ qua những lợi ích trước mắt, nghĩ đếnnhững lợi ích lâu dài, phục vụ khách hàng ngày một chu đáo Chính vì thế, khi pháttriển du lịch lễ hội, cộng đồng cư dân địa phương phải là chủ thể của lễ hội Điềunày sẽ tránh được việc biến chủ thể của lễ hội là cư dân địa phương thành nhữngkhán giả đơn thuần, chỉ đứng bên ngoài để xem hội
Thứ năm, cần có sự quản lý khung của nhà nước để kiểm tra, giám sát, đôn
đốc công tác quản lý, tổ chức, bảo tồn lễ hội nhằm đảm bảo sự phát triển bền vữngcủa du lịch lễ hội Đồng thời ban tổ chức lễ hội nên xây dựng chính sách đầu tư, thuhút đầu tư, chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ, để có kinh phí tổ chức, phục vụ lễhội mà không cần dựa vào ngân sách nhà nước
Thứ sáu, cần làm tốt công tác thông tin, truyền thông để người dân bản địa
và du khách luôn được cập nhập những thông tin mới nhất về kế hoạch, cách thức
tổ chức, quản lý, của ban tổ chức
Thứ bảy, quy hoạch đồng bộ và có hệ thống cở sở hạ tầng để phát triển du
lịch lễ hội, đối với việc tôn tạo, trùng tu, bảo tồn các di tích, những giá trị văn hóavật thể và phi vật thể để phát triển du lịch lễ hội cần nghiêm túc nghiên cứu lịch sửmột cách chi tiết và cẩn thận để có thể trùng tu, tôn tạo mà không làm “lai căng”,biến dạng văn hóa
1.6 Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu du lịch lễ hội chùa Hương
Dựa trên những nghiên cứu về du lịch lễ hội, những yếu tố ảnh hưởng đến dulịch lễ hội, những nguyên tắc phát triển lễ hội và những bài học kinh nghiệm trong
Trang 30vào ngoài nước về việc tổ chức, quản lý và phát triển du lịch lễ hội, khi nghiên cứu
du lịch lễ hội chùa Hương ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Lịch sử hình thành, phát triển chùa Hương
- Hệ thống các di tích, thắng cảnh tại chùa Hương
- Những giá trị đặc sắc, hấp dẫn của lễ hội chùa Hương
- Thực trạng hoạt động du lịch của lễ hội chùa Hương bao gồmthị trường khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực phục vụ lễ hội, tổchức, quản lý lễ hội và công tác quản lý du lịch lễ hội
- Những giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
TIỂU KẾT
Việc nghiên cứu những khái niệm về văn hóa, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch
lễ hội và các bài học kinh nghiệm được đúc rút từ những lễ hội nổi tiếng trong vàngoài nước trong chương này đã tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu du lịch lễ hội
ở nước ta nói chung và Chùa Hương nói riêng Tuy nhiên việc khai thác du lịch màkhông làm ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên tự nhiên và nhân văn cũng như việcphát triển hiệu quả du lịch lễ hội đang là vấn đề trăn trở của của các cấp lãnh đạongành Du lịch Do đó việc nghiên cứu du lịch lễ hội Chùa Hương sẽ mở ra mộthướng đi, một giải pháp cụ thể đối với việc phát triển du lịch lễ hội
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 2.1 Tổng quan về lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam kéo dài từngày mùng 6 tháng giêng âm lịch cho đến cuối tháng ba âm lịch tại địa bàn xãHương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Lễ hội không những thu hút dukhách trong nước mà còn hấp dẫn du khách nước ngoài đến thăm quan, tìm hiểuvăn hóa, tập tục, tín ngưỡng của người Việt
Về lịch sử lễ hội, truyện kể rằng tháng 3 năm Canh Dần (1770), Chúa Tĩnh
Đô Vương Trịnh Sâm cùng quan quân trong triều tuần du Trấn Sơn Nam Khi đếnthăm động Hương Tích, say đắm trước vẻ đẹp mỹ lệ của tạo hóa, Nhà Chúa đã đềlên vách đá cử động năm chữ “Nam thiên đệ nhất động”
Chúa Trịnh Sâm là người đầu tiên đặt nền móng cho lễ hội chùa Hương, vàcũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, du khách thập phương lại đến với lễ hội vàngày một đông vui hơn Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái nămthứ 8 mới chính thức mở hội lớn
Hàng năm lễ hội thu thu hút hàng vạn khách hành hương đến vãn cảnh chùa
và dâng nén hương thành kính
Lễ hội chùa Hương có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch lễ hội:
Về vị trí địa lý, giao thông vận tải: chùa Hương có vị trí địa lý tuyệt vời khi
cách trung tâm Hà Nội có 62 km về phía Tây, thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Do đó, du khách khi đến với lễ hội chùa Hương rấtthuận tiện về giao thông vận tải
Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa: Lễ hội chùa Hương đã là thương
hiệu, đặc sản có một không hai của địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức Từ xaxưa lễ hội chùa Hương đã được coi là lễ hội tâm linh lớn nhất nước ta, hàng nămthu hút hàng nghìn các phật tử về dự hội Đây là một lợi thế rất lớn trên con đườngphát triển du lịch bởi có rất nhiều lễ hội còn đang khó khăn để tạo nên thương hiệucủa chính mình Ngoài ra, lễ hội chùa Hương còn được thiên nhiên ban tặng mộtkhung cảnh núi non sông nước diễm lệ, cuốn hút lòng người kết hợp cùng với hệ
Trang 32thống công trình kiến trúc, đền chùa miếu mạo tuyệt đẹp tạo nên sức hút đặc biệtcủa lễ hội nơi đây.
Chính sách phát triển du lịch của Thành phố và của huyện Mỹ Đức: một
điều may mắn của lễ hội chùa Hương là lễ hội rất được các cấp ban ngành từ trungương đến địa phương Trong quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030 đã nhận định du lịch lễ hội chùa Hương làmột trong những điểm du lịch lễ hội nổi tiếng nhất của Hà Nội, khu du lịch văn hóa
lễ hội và cảnh quan Hương Sơn được công nhận là điểm du lịch quốc gia và đượccoi là một cụm du lịch trọng điểm và là một trong các dự án trọng điểm cần đầu tưgiai đoạn đến năm 2020
Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, thời gian diễn
ra lễ hội kéo dài nên du khách có thể thoải mái lựa chọn, lên kế hoạch đến với lễhội
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà
nước và chính quyền địa phương Điều kiện cơ sở vật chất ở chùa Hương được cảithiện rõ rệt: hệ thống điện lưới, thông tin điện tử, vận chuyển được đầu tư mới sẵnsang phục vụ khách du lịch
Nguồn khách: Lễ hội chùa Hương từ xa xưa đã trở thành lễ hội được người
dân Việt quan tâm Mỗi dịp xuân về, người Việt Nam luôn mong muốn được trảyhội chùa Hương Những giá trị tâm linh không thể phủ nhận chính là điểm hấp dẫn
du khách khiến lượng khách đến chùa Hương mùa lễ hội không hề nhỏ
Như vậy với những tiềm năng và danh tiếng sẵn có, lễ hội chùa Hương hoàntoàn có các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch lễ hội
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển chùa Hương
Theo Phật thoại thì chùa Hương là nơi tu hành đắc đạo của Đức Quan Thế
Âm Bồ Tát Bồ Tát đã ứng thân làm Công chúa Diệu Thiện, thường gọi là Bà Chúa
Ba, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm Bà được vua cha vô cùng yêuquý, cưng chiều nhưng bà không vâng lời cha lấy chồng mà quyết chí tu hành khiếnĐức vua vô cùng tức giận sai người giết Tuy nhiên, Ngọc Hoàng Thượng Đế sớmbiết chuyện nên sai thần linh hóa thành mãnh hổ đến cứu bà đưa bà đến núi rừngHương Sơn Hang Thánh Mẫu hay còn gọi là Am Phật Tích chính là nơi đầu tiên bà
Trang 33đặt chân khi đến vùng đất này, tương truyền dấu chân của bà vẫn còn in trên đá chođến ngày nay Nơi bà tắm rửa, tẩy sạch bụi trần chính là chùa Giải Oan với giếngThiên nhiên Thanh trì và dòng suối Giải Oan lượn quanh trước cửa động.
Sau chín năm tu hành, Bà Chúa Ba đã đắc đạo, trở thành Quan Thế Âm BồTát Khi đạt được chính quả, Bà Chúa Ba không về trời mà ở lại để phù hộ độ trì,cứu khổ, cứu nạn dân lành Khi nghe tin phụ hoàng bị ốm nặng, bà trở về quê nhàchữa bệnh cho cha, trừ nghịch cho đất nước, phổ độ chúng sinh Sau lại cứu cha mẹ
và hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm hại, thuyết phục cả gia đình bỏ tà tâm ácnghiệp, bỏ lòng tham quyền lực, tâm hoàn lương thiện
Câu chuyện về bà nhanh chóng lan truyền khắp mọi nơi đến tai các thiền sư
và các nhà tu hành, rất nhiều người đã tới đây tìm chỗ thanh tịnh để tu hành Đếnđời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có ba vị hòa thượng đến đây, nương nhờ cửaPhật mong được đắc đạo Ban ngày ba ngài lễ tụng, tọa thiền tại động Hương Tích,tối lại ra khu vực Thiên Trù ngủ, nghỉ Để tránh mưa nắng ba vị hòa thượng đã dựngmột thảo am Sau một thời gian tu hành thì các ngài lần lượt viên tịch Đến naykhông ai còn biết được tên tuổi và dòng tu của các ngài nữa, các ngài chỉ được gọibằng một cái tên chung là “Kị Tổ Bồ Tát” Dấu tích còn sót lại là hai ngôi mộ cổbằng đá xanh, đục đẽo thô sơ nằm trong vườn tháp
Từ đó động Hương Tích được gọi là chùa Trong, Thiên Trù được gọi là chùaNgoài, rồi người ta lấy tên chung cho cả hai chùa là chùa Hương, hay “HươngThiên Bảo Sái” Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho, ý nói đây từng là nơi tuhành của Bồ Tát Quan Thế Âm, còn Thiên Trù đọc theo âm Hán Việt nghĩa là BếpTrời Do đó nói đi trẩy hội chùa Hương tức là đi chiêm bái cả khu vực Hương –Thiên của vùng núi Hương Sơn
Năm 1687, hòa thượng Trần Đạo Viên Quang ở Ty Tăng Lục (thời Lê lập ra
Ty Tăng Lục để coi sóc và quản lý các vị tu hành) đã đến Hương Sơn lập ra cảnhPhật khiến vùng đất này trở thành nơi linh sơn phúc địa
Tính đến năm 1947, đã có chín đời sư tổ nối tiếp đã trụ trì ở đây Cũng năm
đó, giặc Pháp đã tàn phá Thiên Trù và Tiên Sơn, khiến nơi này chỉ còn là đống đổnát, hoang tàn Sau khi hòa bình được lập lại, dưới sự lãnh đạo của các cấp chínhquyền và sự đồng tâm hiệp lực của nhân dân, chùa Hương được xây dựng và tôn tạolại để phát triển và mở rộng như ngày hôm nay
Trang 342.1.2 Hệ thống các di tích, danh thắng tại chùa Hương
Hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh của chùa Hương được chia làmhai mảng lớn Đó là các di tích văn hóa và các di tích khảo cổ
2.1.2.1 Di tích văn hóa và danh thắng
Khoảng hơn hai nghìn năm trước đây, toàn bộ vùng đất này là rừng tự nhiên,nơi đây là nơi luyện tập võ công của những anh hùng hào kiệt xưa chống giặc ngoạixâm, và cũng từng là con đường tiến quân của Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, vuaQuang Trung mà hiện nay vẫn còn nhiều dấu tích [Thích Viên Thành, 1996: 30]
Đặc biệt khi nhắc đến khu di tích Hương Sơn, người ta thường nhắc đến giaithoại về Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, người đã chọn núi rừng Hương Sơn làm nơi
tu thành chính quả Truyền thuyết này có một ý nghĩa tôn giáo lớn đối với nơi đây.Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc, miếu mạo, đền chùa cũng những di tích lịch
Hình 1 Sơ đồ chùa Hương
Trang 35Suối Yến
Trong Hương Sơn, nổi bật lên giữa những núi non trùng điệp là dòng suốiYến hiền hòa tựa như dải khăn người thiếu nữ, len lỏi qua những dãy núi tạo nênbức tranh thủy mặc như thực như mơ giữa chốn hồng trần
Suối Yến dài gần 4 km bắt nguồn từ một hang nước ở Cánh Đồng LỗRừng Vài, chảy quanh co uốn lượn qua một vùng đồng lầy, đi qua làng Yến Vỹ,thôn Hội Xá, làng Đục khê rồi đổ ra sông Đáy Hai bên suối Yến là trùng điệpnúi non với muôn vàn hình dạng kỳ thú Người xưa dựa vào hình dáng ấy màkhéo đặt tên cho chúng: núi Ngũ Nhạc có hình năm cái chuông, núi Đụn, trôngnhư một cái đụn gạo khổng lồ đặt giữa thiên nhiên xanh biếc, núi Dẹo - mộtchàng say rượu nghiêng ngả vẹo cả sang một bên, núi Soi có hình dáng một chú
kỳ lân, núi Ái (hay còn gọi là núi con Rùa), cạnh núi Ái là núi Cánh Phượng vớiđôi cánh dang rộng vút lên trời cao Đối diện núi Cánh Phượng là núi Ly, trênđỉnh núi có đặt tượng đài chiến thắng ca ngợi nhân dân Hương Sơn trong haicuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ Đi quá lên núi Cánh Phượng một chút lànúi Đổi Chèo có hình dáng một con trăn khổng lồ trườn trên mặt nước Ngoài racòn có núi Phòng Sư với những khoang được bàn tay tạo hóa dùng đá sắp xếp,trông giống như trai phòng của các vị sư Trên đỉnh núi là hai tảng đá lớn có hìnhdáng ông sư, bà vãi Đi ngược một chút nữa ta bắt gặp một cây cầu bắc ngangqua dòng suối Yến đó là cầu Hội, cầu Hội do dân làng Hội Xá bắc năm 1860bằng gỗ lim, dùng để đi vào rừng làm nương rẫy, qua nhiều lần tu sửa, cầu đượcxây lại bằng bê tông như ngày nay Bên cạnh Cầu Hội là một hang nhỏ còn lưulại bút tích khen tặng của Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, gồm bốn chữ “sơnthuỷ hữu tình” khi Ngài đến trẩy hội chùa Hương năm Canh Dần 1770 Đi quahang này tới núi Thong Dâu
Đi tiếp ta sẽ bắt gặp cánh đồng Hang Bà, đối diện Hang Bà là cánh đồngÔng Có một truyền thuyết gắn với Hang Bà còn được truyền đến ngày nay như sau:
“Ngày xưa có một người đàn bà xinh đẹp goá chồng từ sớm Giữ trọn đạo làm dâu
bà ở vậy chăm sóc mẹ chồng già yếu Ngày ngày bà chèo thuyền kiếm củi, củ mài,rau sắng đem bán lấy tiền mua gạo về nuôi mẹ Một ngày mưa lớn, nước lũ tràn về,
Trang 36người đàn bà bị sóng làm đắm đò, chết đuối Thương tiếc cho một người con dâuhiếu thảo, người đời sau đặt tên cho hang ấy là hang Bà để tưởng nhớ một trang tấtliệt.
Ngồi trên thuyền tiếp tục xuôi theo dòng suối ta sẽ đi qua núi Ba ĐàiRượu, núi con Voi – ngọn núi gắn với câu chuyện kỳ lạ, lý thú “Người xưa kểrằng Hương Sơn có một trăm ngọn núi hình con voi, chín mươi chín con đềuquay đầu về động Hương Tích tỏ lòng thành kính, chỉ riêng một con lại quay đầu
ra hướng ngược lại và quay mông vào Giận dữ trước sự bất kính của núi Voinày, Hộ Pháp lấy gươm phạt vào một mảng mông voi nên núi Voi bị sạt mất mộtmảng Qua núi Voi là núi Mâm Xôi và đây cũng là điểm dừng chân của kháchhành hương để tiếp tục cuộc hành trình đến động Hương Tích” [10, tr.61-63]
Đền Trình
Đền Trình, tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ tên dân gian thường gọi là ĐềnTrình, một di tích lịch sử văn hoá trong khu thắng cảnh Hương Sơn Theo thuyếtphong thuỷ, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm,minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn, từ xa xưa dân thôn đã dựng ở đầu dãy núimột ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò VuaHùng Huy Vương thứ VI Ngôi đền này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ
mở cờ rừng được cử hành trọng thể tại đây để người dân xin phép thần rừng đượcvào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống
Dân gian vẫn lưu truyền câu truyện rằng, vào đời Vua Hùng Huy Vươngthứ VI, ở Bộ Vũ Linh Quận Siêu Loại – Hương Vĩnh Thế có gia đình Lạc Tướngdòng dõi Vua Hùng Hùng công kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Liễu, người ởvùng núi Hương Tích Vợ chồng ăn ở đức độ, hiền lành nhưng hiềm nỗi tuổi cao
mà vẫn chưa có con nối dõi Một hôm bà Liễu nói xin chồng cho về quê Hươngtích cầu quý tử Trong những ngày nghỉ tại Yến Vỹ bà Liễu một mình đi vào núiNgũ Nhạc, tại đây được thần núi báo mộng cho biết sẽ có vị thần trên trời sớmxuống đầu thai làm con trai bà nhưng đồng thời cũng thông báo cho bà biết là bàcũng sắp phải xa rời trần thế về với tổ tiên Mười bốn tháng sau, bà Liễu sinh hạmột người con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Hùng Lang Để tạ ơn trời đất, Hùng
Trang 37Công sắm sửa lễ nghi cùng gia nhân về núi Ngũ Nhạc Trong thời gian ông ở đâythì bà Liễu vợ ông qua đời Đến năm Hùng Lang được mười ba tuổi thì đến lượtHùng Công cũng từ giã cõi trần Mười tám tuổi Hùng Lang đã tinh thông võ nghệhơn người, sau này ngài được Trời ban cho kiếm thánh, phò trợ vua đánh giặc Ân.Sau khi đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi, Hùng Lang bay về trời Để tưởng nhớcông ơn của Người, nhà vua hạ chiếu ban kim ngân lập đền thờ Ngài ở núi NgũNhạc cho dân ấp Yến Vỹ ngàn năm thờ phụng.
Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, đền hai lần là mục tiêu đốt phácủa giặc: Lần thứ nhất là tháng 2 năm 1947, lần thứ hai là những năm 1951 -
1953 Khi hòa bình được lập lại với đóng góp của dân làng và du khách thậpphương hành hương đến nơi đây, đền từng bước được phục hồi, tu sửa Năm
1962, đền được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia
Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài
Chùa Thanh Sơn được coi là một trong những ngôi chùa cổ xưa của ViệtNam Chùa nằm trên suối nước bắt nguồn từ Thung Luộn, trong khu vực này còn cóhai động nhỏ là động Hương Đài và động Tiểu Nhi
Động Hương Đài nằm trên núi Phụng Dực, hay còn gọi là Hang Luộn do sư
cụ Đàm Thuyết cùng nhân dân thôn Hội Xá khai phá Động tuy nhỏ nhưng có nhiềuthạch nhũ đẹp
Lùi ra phía bờ suối là hang Tiểu Nhi, trong hang có rất nhiều nhũ đá hình trẻthơ đang đùa nghịch, đặc biệt hang còn có những cây đàn đá mà khi gõ vào sẽ tạonên những bản nhạc thiên nhiên kỳ diệu
Chùa Thanh Sơn được xây dựng năm Canh Thân (tức năm 1860 DươngLịch) tạo lạc trên một mảnh đất rộng hàng nghìn mét vuông, lưng tựa vào núi nhìn
ra một vùng gò đất, sông nước Thế đất của Chùa được gọi là thế đất “PhượngHoàng ẩm thủy” (chim Phượng Hoàng uống nước), còn vùng gò đất trước mặt lại
có thế “tam đăng chiếu nhất thư” (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách), là một thếđất đẹp Chính vì vậy dân làng Hội Xá đã mời sư trụ trì Chùa Thiên Trù ra yên vị lôhương và đặt nền tam bảo ở đây Chùa Thanh Sơn ban đầu cũng ít người qua lại, chỉ
có các vị hòa thượng ở Chùa Thiên Trù đến vui cảnh tham thiền Năm 1930, chùa
Trang 38mới chính thức có người trụ trì là sư thầy Đàm Thuyết Và cũng năm này sư thầy đãcùng dân làng Hội xá mở động Hương Đài làm nơi thờ Phật.
Tuy nhiên sau khi Sư trụ trì Đàm Thuyết viên tịch, chùa lại vắng vẻ, tiêuđiều không có người thường xuyên chăm nom, quét dọn Đến năm Bính Ngọ - 1966đến nay mới lại có sư thầy Đàm Trâm về trụ trì Các sư thầy ở đây cùng với dânthôn Hội Xá và khách thập phương đã chung tay xây dựng chùa Thanh Sơn – ĐộngHương Đài thành một thắng cảnh đẹp trong khu danh thắng chùa Hương
Những ai hiếm muộn thường đến chùa Thanh Sơn để cầu mong gia đình sớm
có tiếng cười con trẻ
Chùa Thiên Trù
Thiên Trù có nghĩa là bếp nhà trời, Chùa còn có tên gọi là Chùa Trò hay
Chùa Ngoài Chùa tọa lạc toạ lạc trên thềm núi Lão, bắt đầu chỉ là một thảo am nhỏđược hình thành dưới thời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) Truyện kể rằng Vua
Lê Thánh Tông trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai đã cùng tướng
sĩ, quân lính nghỉ tại thung lũng núi Lão Trong dịp này Nhà Vua đã đặt tên thunglũng này là “Thiên Trù” Sau lần đó, có ba vị hòa thượng đã tới đây tu hành, lập amthờ Phật Tuy nhiên phải đến năm 1687, Hòa Thượng Trần Đạo Viên Quang ChânNhân đến đây tu hành và cho dựng Chùa, đặt tên là Thiên Trù Tự
Trải qua nhiều đời trụ trì, chùa Thiên Trù được xây dựng, trùng tu, hoànthiện để trở thành một công trình tuyệt mỹ giữa chốn núi rừng Hương Sơn
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa ba lần bị bom đạn phá hủy vàocác năm 1947, 1948 và 1950 Di tích ngày xưa nay chỉ còn lại tháp Thiên Thủy,tháp Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung thế kỷ 17 và bia đá
Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê - Nguyễn
Bố cục rất hài hòa: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, cácnhà kho…có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật quađêm Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20
Sau khi bị giặc Pháp phá hủy, sang năm Tân Mão (1951), Hòa thượng ThanhChân đã cho dựng lên từ đống đổ nát sáu gian nhà tranh để làm nơi tu hành, hươngkhói
Trang 39Chỉ đến khi hòa bình được lập lại, cùng với sự đóng góp của du khách thậpphương và sự quan tâm của chính quyền, Chùa Thiên Trù từng bước được xâydựng, trùng tu và tô điểm lại bằng những công trình kiến trúc đặc sắc, trở thànhtrung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương.
Động Hinh Bồng
Về Động Hinh Bồng trong Sách Dư địa chí, Phan Huy Chú viết: “Núi Hinh
Bồng ở ngoài núi Hương Tích, dưới chân núi có sông dài quanh co Hai bên cónhững núi đá thẳng như vách đứng từng hàng, có một con đường tắt đi xuyên vàocoi như cửa Long Môn quỷ thần tạc ra Ở trên vách đá có hàng vạn nhũ đá rủ xuốngnhư hạt châu chiếu xuống dòng nước, cảnh sắc như vẽ” [8, tr.101]
Năm 1770, Chúa Trịnh Sâm khi trẩy hội chùa Hương cũng đã đề thơ ở đây:
“Chân núi đường xuyên một nẻo dài, Hóa công mài chuốt đã bao đời.
Non xanh, nhường thấy non không đất, Suối biếc, nhìn qua suối gặp trời
Đá nhuốm ráng chiều - nền gấm điểm, Sóng rung dải nhũ - hạt châu rơi Chim trời cá nước vui chung cảnh, Ngọn bút khôn đem tả hết lời.”
(Bản dịch của Quách Vinh)Tuy nhiên, động Hinh Bồng gốc vì một lý do nào đó đã bị vùi lấp và hiệnvẫn chưa tìm ra được
Năm 1932, hội thiện làng Yến Vĩ đã xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên núiThung Gạo mượn tên là động Hinh Đồng Sang năm 1933, một tín đồ Phật tử tên làHải Khoát, quê Hải Phòng đã giúp đỡ tài trợ xây dựng thành chùa Năm 1943, mộtchuông đồng lớn được đúc và treo ở đây Đến năm 1992, do một chấn động lớn, cửađộng đã bị lấp Sau đó những tảng đá lấp động đã được nhà chùa thuê dọn Hiện naychùa đã xây dựng thêm ngôi tam bảo và điện mẫu để thờ Phật
Trang 40Động Tiên Sơn
Từ Chùa Thiên Trù rẽ phải đi theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đivào chùa Trong khoảng hơn 1 km là đến chùa Tiên Sơn Chùa nhỏ, xinh được dựngtrên một ngọn núi cao trong động Tiên Sơn
Do biến động của thiên nhiên, động đã từng bị đất đá vùi lấp Năm 1903 tình
cờ một người dân địa phương cùng con trai đi đào củ mài trên núi Tiên, đánh rơicon dao xuống một hang sâu lần xuống tìm mới phát hiện ra động Tiên Sơn Tuynhiên, hơn 10 năm sau, đến năm 1904, Hội thiện thôn Yến Vĩ đã quyên góp côngsức mở lại động Tiên Sơn và cho mở thêm một cửa động thứ hai ở bên phải Năm
1907, Hội thiện lại tạc năm pho tượng từ ba phiến đá bạch thạch, đào được ở trongđộng (khi mở cửa động thứ hai) Năm pho tượng đó tạc gia đình bà chúa Ba sau khiđến chùa Hương chữa bệnh và tu thành chính quả
Động có rất nhiều nhũ đá tuyệt đẹp với đủ hình dạng như bàn tay Phật, ngàvoi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá và đặc việt khi gõ vào những nhũ đá phát ranhững âm thanh như tiếng nhạc du dương Thơ Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có ghilại cảnh nơi đây:
Chợt khỏi Thiên Trù thoạt rẽ lên Che che cửa động một đường lên Chở mây quanh quất lồng hương phật
Gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên Bảo cái đùn đùn trên bảo toạ Kim quan chăm chắm trước kim liên Thanh sa dấu cũ còn nghi để Quyền được xe loan biết mấy phen.
Chùa Giải Oan
Suối Giải Oan nằm ở đoạn giữa chùa Thiên Trù và động Hương Tích Khiđến suối Giải Oan, nhìn lên phía bên trái, ta sẽ thấy chùa Giải Oan, tọa lạc trên mộttriền núi thấp, dưới chân mái đá cao