TIẾNG VIỆT và lễ hội ở VIỆT NAM

127 483 0
TIẾNG VIỆT và lễ hội ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với việc học tiếng Việt, môn học “Tiếng Việt và Lễ hội ở Việt Nam” sẽ giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản nhất về lễ hội ở Việt Nam. Những kiến thức đại cương về lễ hội có thể mang lại cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa của người Việt, một nền văn hóa mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng lúa nước. Chúng tôi cũng rất mong muốn rằng, từ đó, sinh viên có thể thêm cơ sở để tự tìm hiểu văn hóa của một đất nước khi muốn có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ của đất nước đó. Như vậy, ngoài những hiểu biết về văn hóa ra, môn học còn giúp sinh viên tăng cường thêm vốn từ vựng tiếng Việt, nhất là những từ đặc trưng văn hóa. Về mặt kỹ năng, đây là một môn học nhằm mục đích nâng cao kỹ năng nghe giảng, trao đổi và thảo luận, đọc sách về các vấn đề văn hóa vốn có nhiều từ ngữ riêng biệt nhằm nâng cao trình độ tiếng Việt của sinh viên. Đồng thời, sinh viên sẽ có được những hiểu biết và ứng xử văn hóa thông qua các kiến thức về văn hóa lễ hội. Những kiến thức đó sẽ là nền tảng quan trọng để phục vụ cho công việc tương lai như hướng dẫn viên du lịch….

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG VIỆT VÀ LỄ HỘI Ở VIỆT NAM (Tài liệu dùng cho sinh viên chuyên ngành Việt ngữ học cho người nước ngoài) Người biên soạn: Trần Trí Dõi Trần Thị Hồng Hạnh Hà Nội - 2011 1 MỤC LỤC  Lời nói đầu  Bài 1 Một số nét khái quát về lễ hội ở Việt Nam 3  Bài 2 Lễ hội chùa Hương 12  Bài 3 Lễ hội Cổ Loa 22  Bài 4 Hội Lim 34  Bài 5 Lễ hội đền Đô 46  Bài 6 Lễ hội đền Trần 59  Bài 7 Hội chọi trâu Đồ Sơn 75  Bài 8 Lễ hội điện Hòn Chén 86  Bài 9 Lễ hội cầu ngư ở các tỉnh ven biển miền Trung 97  Bài 10 Lễ hội Katê 108 2 LỜI NÓI ĐẦU  Cùng với việc học tiếng Việt, môn học “Tiếng Việt và Lễ hội ở Việt Nam” sẽ giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản nhất về lễ hội ở Việt Nam. Những kiến thức đại cương về lễ hội có thể mang lại cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa của người Việt, một nền văn hóa mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng lúa nước. Chúng tôi cũng rất mong muốn rằng, từ đó, sinh viên có thể thêm cơ sở để tự tìm hiểu văn hóa của một đất nước khi muốn có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ của đất nước đó. Như vậy, ngoài những hiểu biết về văn hóa ra, môn học còn giúp sinh viên tăng cường thêm vốn từ vựng tiếng Việt, nhất là những từ đặc trưng văn hóa. Về mặt kỹ năng, đây là một môn học nhằm mục đích nâng cao kỹ năng nghe giảng, trao đổi và thảo luận, đọc sách về các vấn đề văn hóa vốn có nhiều từ ngữ riêng biệt nhằm nâng cao trình độ tiếng Việt của sinh viên. Đồng thời, sinh viên sẽ có được những hiểu biết và ứng xử văn hóa thông qua các kiến thức về văn hóa lễ hội. Những kiến thức đó sẽ là nền tảng quan trọng để phục vụ cho công việc tương lai như hướng dẫn viên du lịch…. Hà Nội, Mùa Xuân năm 2009. 3  Bài 1  MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI Ở VIỆT NAM  Bài đọc Bất cứ dân tộc nào cũng đều có những lễ hội của dân tộc mình. Lễ hội chính là một bức tranh thu nhỏ, một bộ bách khoa toàn thư về đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc đó. Đối với người Việt Nam, lễ hội cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu khi chúng ta nói đến đời sống văn hóa của người Việt. Nó bao gồm hầu như đầy đủ các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như: văn học dân gian (truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế, ca dao, hò vè…), nghệ thuật biểu diễn dân gian (sân khấu, dân ca, chèo tuồng, dân vũ, dân nhạc…); tôn giáo, phong tục tín ngưỡng (nghi lễ, nghi thức, trò tục, trò diễn, tục lệ, trò chơi dân gian…). Hội làng Ước Lễ (Nguồn: hanoimoi.com.vn) Lễ hội ở Việt Nam là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng đến nay vẫn được duy trì. Trước đây, tuyệt đại bộ phận người Việt sống ở làng. Làng không chỉ là một điểm quần cư đơn thuần mà chủ yếu là một tổ chức xã hội nông nghiệp. Nó được hình thành trên cơ sở một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc. Làng không chỉ là không gian cư trú, mà dần trở thành không gian xã hội và không gian văn hóa. Đó là tấm gương 4 phản chiếu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, hay như có người nhận xét, văn hóa Việt Nam cổ truyền về cơ bản là văn hóa xóm làng. Vì vậy, có thể nói, lễ hội của người Việt là lễ hội làng. Có một số hội của nhiều làng, hội của cả một vùng hoặc hội có tính chất cả nước cũng đều từ cơ sở hội làng mà phát triển lên. Hát ca trù (hát ả đảo) (Nguồn: Báo Tia sáng) Hội làng là nét đặc sắc trong văn hoá làng người Việt. Dân làng mở ra hội lễ, cũng là người tổ chức nên toàn bộ lễ hội để thờ cúng một vị thần thánh nào đó - thường là thành hoàng làng. Đó là những nhân vật có công lao dựng làng, lập nước, hoặc có công truyền nghề, có công chống giặc giữ nước hay có công chống thiên tai, dịch bệnh Hội làng giúp dân làng nhớ về nguồn cội, tăng cường tính cố kết cộng đồng, khuyến khích mọi người sống hướng thiện. Bên cạnh đó, hội làng nào cũng hàm chứa ước mong sự bình yên cho từng cá nhân và cho mọi gia đình, sự vững mạnh của dòng họ, sự bội thu cho mùa màng, sự sinh sôi nảy nở của con người. Mong muốn chung của mọi lễ hội là "nhân khang, vật thịnh" hoặc "quốc thái, dân an". Ngoài ra, lễ hội còn là nơi để người dân vui chơi, giải trí, thi thố tài năng như một cách thư giãn sau những ngày lao động vất vả. Do đó, lễ hội dân gian của người Việt thường diễn ra vào mùa Xuân và chỉ một số ít diễn ra vào mùa Thu là hai mùa đẹp 5 nhất trong năm. Vào thời gian đó cũng là lúc nhà nông có nhiều thời gian nhàn rỗi. Bởi vậy, dân gian người Việt có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi ” Địa điểm tổ chức lễ hội thường là ở đình làng, cũng có nơi tổ chức ở chùa hay đền, miếu, điện của làng. Có thể phân chia hội làng ra làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ hay tế lễ với hệ thống các nghi thức uy nghiêm như rước thần, tế thần, yết cáo ở các đình, đền là phần thuộc về thế giới tâm linh. Phần này do các lão làng đảm nhiệm. Phần hội là toàn bộ các hoạt động nghệ thuật, thể thao, vui chơi là phần đời sống văn hóa thường nhật. Ở đó, người ta có thể tổ chức thi thố tài năng về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp như thi thổi cơm, làm bánh, thi nấu cỗ, thi chọi gà, dệt vải, đốt pháo Tất cả các trò chơi thể thao thượng võ cũng đều được thu hút về hội như: đánh vật, đua thuyền Có những sinh hoạt văn hóa dân gian thuần tuý như hát quan họ, hát trống quân, nói khoác Có cả những hoạt động văn hóa nghệ thuật bán chuyên nghiệp như múa rối, chèo, tuồng, hát ả đào Thực ra sự phân biệt giữa phần lễ và phần hội như trên cũng chỉ là tương đối. Bởi lẽ trong phần hội cũng ít nhiều chứa đựng những ý nghĩa như phần lễ, có lễ mới có hội. Thi chọi gà (Nguồn: vietnamnet.vn) Nhìn một cách tổng quát, nội dung của hội làng có thể phân loại như sau: 6 - Lễ hội tái hiện những nghi thức sinh hoạt nông nghiệp như: hội săn bắn, hội đánh cá, hội cầu mưa, đua thuyền (thường kèm theo các lễ: thờ thần lúa, thần mặt trời, lễ hạ điền, thượng điền ). - Lễ hội tái hiện những sự kiện lịch sử, nhằm kỷ niệm và tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như hội Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây) tôn vinh Hai Bà Trưng, hội Đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) tôn vinh Trần Hưng Đạo, hội gò Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội) kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa của hoàng đế Quang Trung - Lễ hội tái hiện các sinh hoạt xã hội như lễ hội làng nghề Đại Bái (Gia Lương, Bắc Ninh), lễ hội văn hoá nghệ thuật như hội Lim (Bắc Ninh), hội Lỗ Khê (hát ca trù ở Đông Anh, Hà Nội), lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khơme ở Sóc Trăng Vĩnh Long Chính vì ý nghĩa phong phú, đa tầng của lễ hội ở Việt Nam mà hiện nay, người ta vẫn chưa thể đưa ra một cách phân loại lễ hội thỏa đáng nhất. Người ta có thể căn cứ vào nội dung phản ánh của lễ hội để chia ra đây là lễ hội nông nghiệp, kia là lễ hội anh hùng lịch sử, còn kia nữa là lễ hội tôn giáo tín ngưỡng. Lại cũng có thể căn cứ vào phạm vi to nhỏ để phân ra đâu là hội làng, hội vùng, hội cả nước ; rồi lại căn cứ vào thời gian để chia ra lễ hội mùa xuân, mùa thu; hay nơi tổ chức ở chùa, đền, đình, miếu Cách phân chia nào cũng có mặt đúng, nhưng cũng không tránh khỏi sự chồng chéo, bởi hàng trăm hàng ngàn lễ hội của người Việt đều có gốc tích ban đầu là hội làng, mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp, nhưng trong quá trình lịch sử lâu dài đã thu nhận vào mình những nội dung văn hóa, xã hội, lịch sử mới, tạo nên sự đan xen, hòa quyện giữa những cái cổ xưa và những cái du nhập sau này. Từ ngữ Đình làng Đa tầng Lễ hạ điền/ Lễ thượng điền Nghệ thuật biểu diễn dân gian 7 Miếu Nhân khang, vật thịnh Thế giới tâm linh Quốc thái dân an Tôn vinh Thành hoàng làng Tiểu nông Tự cấp tự túc Văn học dân gian Tái hiện Văn hóa dân gian Thỏa đáng Yết cáo Tính cố kết cộng đồng Văn tế Trò tục, trò diễn Bơi trải ở sông Lô trong hội đền Hùng (Nguồn: vietnamnet.vn)  Câu hỏi 1. Lễ hội cổ truyền có vị trí như thế nào trong đời sống tinh thần của người Việt Nam? 2. Lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra vào khoảng thời gian nào? Vì sao? 3. Địa điểm tổ chức lễ hội thường ở đâu? 4. Những nội dung chính thường được thể hiện trong các lễ hội là gì? 5. Lễ hội ở Việt Nam có những ý nghĩa và giá trị xã hội như thế nào nào?  Bài tập 8 Bài tập 1 Tìm một từ không có điểm chung về ý nghĩa với các từ còn lại trong nhóm a. từ điển, bách khoa thư, sách, thư viện, giáo trình b. chèo, tuồng, cải lương, ca trù, múa rối, kịch c. truyền thuyết, tiểu thuyết, thần thoại, cổ tích d. duy trì, bảo trì, tiếp tục, tiếp diễn, tiếp nối e. Phật, Chúa, thành hoàng, hoàng đế f. bội thu, thất thu, thu hoạch, Trung thu, lạm thu g. đình, chùa, miếu, đền, lăng, điện h. bán chuyên nghiệp, bán nguyệt, bán dạo, bán thời gian, bán đảo i. nguồn gốc, gốc tích, ẩn tích, nguồn cội, gốc gác, cội rễ, gốc rễ j. khái quát, tổng quát, quát nạt, bao quát Bài tập 2 Tìm từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế cho các từ gạch chân trong các câu dưới đây a, Làng không chỉ là không gian cư trú, mà dần trở thành không gian xã hội và không gian văn hóa. ………………………………………………………………………………. b, Ngoài ra, lễ hội còn là nơi để người dân vui chơi, giải trí, thi thố tài năng như một cách thư giãn sau những ngày lao động vất vả. ………………………………………………………………………………. c, Vào thời gian đó cũng là lúc nhà nông có nhiều thời gian nhàn rỗi. ………………………………………………………………………………. d, Phần này do các lão làng đảm nhiệm. ………………………………………………………………………………. e, Hàng trăm hàng ngàn lễ hội của người Việt đều có gốc tích ban đầu là hội làng, mang đậm tính chất lễ hội nông nghiệp. ………………………………………………………………………………. g, Vào thời gian đó cũng là lúc nhà nông có nhiều thời gian nhàn rỗi. 9 ………………………………………………………………………………. Bài tập 3 Viết lại những câu sau, bắt đầu bằng từ cho trước a, Bất cứ dân tộc nào cũng đều có những lễ hội của dân tộc mình. Tất cả………………………………………………………………………… b, Lễ hội là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Gần như …………………………………………………………………… c, Làng không chỉ là một điểm quần cư đơn thuần mà còn là một tổ chức xã hội nông nghiệp. Làng vừa là……………………………………………………………… d, Trước đây, tuyệt đại bộ phận người Việt sống ở làng.  Trước đây,……………………………………………………………… e, Bên cạnh đó, hội làng nào cũng hàm chứa ước mong sự bình yên cho từng cá nhân và cho mọi gia đình, sự vững mạnh của dòng họ, sự bội thu cho mùa màng, sự sinh sôi nảy nở của con người.  Hơn thế nữa,…………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Bài tập 4 Sử dụng các từ trong phần Từ ngữ điền vào chỗ trống a. Là một loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh có từ lâu đời, nghi lễ "Hầu Thánh”, ”lên đồng" có ý nghĩa _______________các nhân vật lịch sử cùng với công trạng của các vị dưới hình thức diễn xướng có nghi lễ và hát văn. b. Giải quyết ____________ mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát triển nói riêng là vấn đề mang tính toàn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam. 10 [...]... và truyền thuyết linh thiêng      Trước đây, hội chùa tự động khai hội và tự động kết thúc mùa hội Thường là sau tết Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng) khách đã tụ họp về mở hội, đến khoảng rằm tháng Ba thì vãn khách Ngày nay, hội mở sớm hơn, lấy ngày mồng Sáu tháng Giêng làm ngày khai hội Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của người dân làng Yến Vĩ và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn Đường vào... sinh Hầu bóng Hòa trộn Kiến tạo 1 Lễ hội chùa Hương diễn ra vào thời gian nào? 2 Địa điểm diễn ra lễ hội chùa Hương có điểm gì đặc biệt? 3 Vì sao hội chùa Hương có thể được coi là một trong những lễ hội chùa lớn nhất Việt Nam? 4 Em hãy cho biết những yếu tố tín ngưỡng dân gian nào được dung nạp và phản ánh trong lễ hội chùa Hương? Đường vào chùa Hương (Nguồn: vietnamnet.vn)  Bài tập 18 Bài tập 1 Chọn... TTKHXHVN) Lễ mở cửa rừng của làng Yến Vĩ tổ chức ở đền Ngũ Nhạc Còn làng Phú Yên làm lễ mở cửa rừng ở đền Hạ Lễ mở cửa rừng vốn xưa là một nghi lễ nông nghiệp của người Việt cổ Người ta tổ chức nghi lễ với mục đích tạ thần núi, tạ chúa sơn lâm, cầu mong mưa gió thuận hòa trong năm làm ăn gặp nhiều may mắn, con người an khang tráng kiện, không bị thú dữ ăn thịt Ngày nay, nghi lễ này chỉ còn diễn ra ở một... thành thị ồn ào Hội chùa Hương là một trong những lễ hội đông vui nhộn nhịp và có thời gian dài nhất trong tất cả các lễ hội của Việt Nam Chùa Hương - Suối Yến (Theo: wikipedia) Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội Cách trung tâm Hà Nội chừng 60 km về phía Nam, Hương Sơn gồm sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến... là người Việt cổ Đối với cư dân ở đồng bằng, người ta 14 không tổ chức lễ mở cửa rừng nữa mà chỉ có lễ hạ cây nêu (mồng Bảy tháng Giêng) chấm dứt một tuần vui tết để bắt tay vào mùa làm ăn mới Sau những nghi thức cúng tế, dân làng cử một cụ ông bước vào rừng, cầm dao chặt đứt một cành cây và vài sợi dây leo Cụ ông này phải là chủ một gia đình vợ chồng ăn ở thuận hòa, đã từng sinh con đẻ cái và chúng... tu hành chín năm ở động Hương Tích rồi đắc đạo thành Đức Quan Thế Âm bồ tát Sau đó Người trở về quê hương diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh Người Việt phần nhiều theo đạo Phật nên việc hàng năm có đông người đi hội chùa Hương cũng là điều dễ hiểu Nó tạo nên sắc thái một mùa hội chùa ở đất Hương Sơn Trong thời gian lễ hội, sau lễ Phật, các vãi thường tụ tập ở một nơi và nhóm dậy hình... với quá trình sinh trưởng của cây lúa như bắt đầu mùa trồng cây có lễ “hạ điền”, khi lúa bén rễ thì lễ cầu lúa tốt”; gặp phải sâu bệnh thì “cúng thần trùng”, hạn hán thì “cầu đảo”, úng lụt phải có lễ kỳ tinh”, cày cấy xong thì g Từ xưa tới nay, lễ hội làng với việc thờ thường diễn ra ở đình, đền vào mùa xuân, mùa bắt đầu của một năm mới h Lễ hội của người Việt có thể ví như một... Giêng và kéo dài cho hết ngày mười sáu tháng Giêng Từ 7h sáng, nhân dân 8 xã quanh khu di tích tiến hành dâng lễ vào cung, mở đầu cho các nghi thức tế lễ, dâng hương 27 Mở đầu đám rước có 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che Ngoài sân đều có cờ hội, cờ đại bay phấp phới Sau đám rước là đến tế lễ Tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa) Trong Lễ hội tuy... cơm thi vào chiều mùng sáu Cả một vùng quê rộn ràng không khí lễ hội Múa rối nước (Nguồn: vietnamnet.vn)  Từ ngữ Bậc tam cấp Cờ đại Bá quan triều đình Ngự triều Nỏ Phường bát âm Triều hội Ụ đất  Câu hỏi Hào đất Mật khẩn Món tủ Tục truyền Tương truyền Trước công nguyên Xếp hạng Xưng ngôi 1 Lễ hội Cổ Loa là lễ hội để tưởng nhớ nhân vật lịch sử nào? Em hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật đó? 2 Dựa vào bài... linh thiêng lung linh a, Lễ khai hội chùa Hương được coi là một nghi lễ _ đầu năm mới đối với mỗi người tham dự b, Tháng giêng là tháng của đất trời giao hòa, tháng của lễ hội, tháng của những cuộc để lòng được thanh thản, bình an c, Trẩy hội lễ Phật và chùa Hương mỗi độ xuân là một nhu cầu tâm linh thiết yếu và một thú du ngoạn tao nhã của mỗi người dân Việt d, Chùa Hương – một điểm . 8 Lễ hội điện Hòn Chén 86  Bài 9 Lễ hội cầu ngư ở các tỉnh ven biển miền Trung 97  Bài 10 Lễ hội Katê 108 2 LỜI NÓI ĐẦU  Cùng với việc học tiếng Việt, môn học Tiếng Việt và Lễ hội ở Việt Nam . nét khái quát về lễ hội ở Việt Nam 3  Bài 2 Lễ hội chùa Hương 12  Bài 3 Lễ hội Cổ Loa 22  Bài 4 Hội Lim 34  Bài 5 Lễ hội đền Đô 46  Bài 6 Lễ hội đền Trần 59  Bài 7 Hội chọi trâu Đồ. trải ở sông Lô trong hội đền Hùng (Nguồn: vietnamnet.vn)  Câu hỏi 1. Lễ hội cổ truyền có vị trí như thế nào trong đời sống tinh thần của người Việt Nam? 2. Lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra vào

Ngày đăng: 20/04/2015, 17:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan