Biện pháp quản lý sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp Phan Thị Minh Chung Trư
Trang 1Biện pháp quản lý sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm
việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
Phan Thị Minh Chung
Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề quản lý sinh viên Khảo sát, phân tích,
đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp Đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên nhằm
giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
Keywords: Giáo dục đại học; Hướng nghiệp; Quản lý giáo dục; Quản lý sinh viên;
SV tốt nghiệp có việc làm và làm đúng ngành nghề chỉ chiếm khoảng 30%
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đề ra cho GDĐH nhiệm vụ: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Trang 2tăng cường đào tạo năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN với đặc trưng là một trường đại học khoa học cơ bản, là cơ
sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cấp học từ THPT chuyên đến tiến sỹ Trong quá trình phát triển, Nhà trường đã trở thành điểm sáng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo tài năng cho đất nước Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng luôn được Nhà trường quan tâm đầu tư phát triển Tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng SV đăng kí dự thi vào trường giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành khoa học trái đất thì số SV chủ yếu là nguyện vọng 2, do đó trình độ đầu vào thấp đồng thời lại ít hứng thú với ngành học Điều này mâu thuẫn với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường Muốn giải quyết được bài toán này thì vấn đề đầu ra (việc làm) cho SV là
vô cùng quan trọng Bởi SV các ngành khoa học cơ bản thường gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp Vấn đề việc làm sau tốt nghiệp là một trong những yếu
tố cơ bản cản trở SV đến với Nhà trường Do đó cải tiến công tác quản lý SV nhằm giúp SV
có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết của Trường ĐHKHTN trong giai đoạn hiện nay
Trong quá trình học tập và nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáo dục, xuất phát
từ thực tiễn làm công tác quản lý SV tác giả nhận thấy sự cấp thiết phải nghiên cứu vấn đề công tác quản lý SV nhằm tạo cơ hội cho SV tốt nghiệp có việc làm phù hợp Chính vì vậy tác
giả đã chọn đề tài: “Biện pháp quản lý sinh viên tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc Gia Hà Nội nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp” Tác giả mong muốn sẽ đề xuất được các giải pháp khả thi để tạo điều kiện cho SV
dễ dàng tiếp cận việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý sinh viên nhằm giúp cho sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
- Đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: công tác quản lý sinh viên tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý sinh viên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trang 36 Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý sinh viên tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN nhằm giúp SV
có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức, điều này ảnh hưởng lớn đến cơ hội tìm kiếm việc làm của SV sau tốt nghiệp Nếu phối hợp đồng bộ các biện pháp quản lý SV mà tác giả đề xuất thì sẽ tạo cơ hội thuận lợi giúp SV tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
7 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp:
- Các phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu, phân tích và hệ thống các văn kiện, nghị quyết của Đảng và nhà nước; các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu lý luận về quản lý và quản lý giáo dục có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên
+ Phát phiếu điều tra cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ở một số khoa trong trường + Tổ chức các cuộc hội thảo
- Các phương pháp bổ trợ khác
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý sinh viên
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý SV tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN nhằm
giúp SV có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
Chương 3: Các biện pháp quản lý SV tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN nhằm giúp
SV có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài
Trang 41.1.1.1 Khái niệm quản lý
Tùy theo các cách tiếp cận mà có các quan điểm khác nhau về quản lý Khi đưa ra các khái niệm quản lý các tác giả thường gắn với một loại hình quản lý cụ thể
Theo tác giả: quản lý là sự tác động có định hướng của người quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra Quản lý là một hoạt động vừa khó khăn vừa phức tạp có ý nghĩa quyết định duy trì và phát triển của mọi tổ chức
1.1.1.2 Hệ thống chức năng quản lý
Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển một tổ chức, quản lý có 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
1.1.1.3 Biện pháp của quản lý
Biện pháp quản lý là cách thức tác động vào đối tượng quản lý nhằm giúp chủ thể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đã đặt ra
1.1.1.4 Quản lý trong nhà trường
Bản chất quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, làm sao đưa hoạt động
đó từ trạng thái này sang trạng thái khác cao hơn để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Do đó quản lý nhà trường khác với quản lý xã hội, nó là quá trình lao động sư phạm của người giáo viên, của quá trình dạy học và quá trình giáo dục Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng quản lý Sản phẩm của các hoạt động trong nhà trường là nhân cách người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện
1.1.2 Công tác sinh viên trong trường đại học
CTSV là một hoạt động quan trọng của quá trình giáo dục, đào tạo trong các trường
ĐH, CĐ và TCCN, nó cần được quản lý tốt để góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân
Trang 5cách cho thế hệ trẻ theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các chính sách của nhà trường XHCN mà tiêu điểm là quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ cho đất nước
Nội dung công tác HSSV cũng có sự điều chỉnh qua từng giai đoạn cho phù hợp với phương thức và bối cảnh của hoạt động đào tạo trong các trường ĐH, CĐ và TCCN Để thống nhất quản lý hoạt động công tác HSSV trong cả nước Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế hướng dẫn hoạt động công tác HSSV Trải qua quá trình hoạt động, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của các trường đào tạo, các quy chế được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới
1.1.3 Quan niệm về việc làm phù hợp
Theo quan điểm của tác giả luận văn thì nghề nghiệp phù hợp được xác định trên cơ
sở những tiêu chí sau:
a) Phù hợp với lĩnh vực bạn thông minh
b) Phù hợp với chuyên ngành bạn được đào tạo
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe
d) Phù hợp với hoàn cảnh gia đình
e) Phù hợp với điều kiện kinh tế
Trong thực tế, ít có nghề nghiệp, công việc nào hoàn toàn phù hợp với một cá nhân ở tất cả các tiêu chí trên Do đó, mỗi cá nhân khi lựa chọn nghề nghiệp đều phải xem xét đến mức độ ưu tiên cho các tiêu chí để chọn cho mình một nghề nghiệp tương đối phù hợp, hạn chế ít nhất những tác động không có lợi từ phía khách quan để có thể chuyên tâm trong công việc Có như vậy bạn mới làm việc hiệu quả, có nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp
1.2 Các đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác
đó là "tổng hoà của các mối quan hệ xã hội" Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng của tuổi trẻ, đó là: tuổi đời còn trẻ nên dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức và đang được đào tạo chuyên môn, thích thể hiện mình Vì vậy SV
dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi khám phá và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi rơi vào tình trạng cực đoan nếu không được định hướng kịp thời
Trang 6Có một thực tế đang diễn ra với SV nước ta, đó là quá trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫn đến sự khác biệt giàu nghèo khá lớn trong SV; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ SV chênh lệch lớn ngay từ đầu vào Dù vậy,
vẫn có thể nhìn thấy trong họ những đặc điểm tương đồng: Tính thực tế, tính năng động, tính
cụ thể của lý tưởng, tính liên kết (nhóm), tính cá nhân
Sự phân tách các đặc điểm tâm lý xã hội của SV chỉ có tính chất tương đối, trên thực
tế các đặc điểm ấy đan xen và tác động qua lại lẫn nhau
Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người Với SV, những ngày ngồi trên ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vô cùng quí giá trong quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị Từ điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào đời Nếu điểm xuất phát tốt, họ sẽ đạt được những bước đi dài, ổn định và vững chắc trong tương lai; ngược lại con đường đi lên sẽ gặp vô vàn trắc trở, khó khăn
1.3 Các yêu cầu đào tạo đối với giáo dục đại học hiện nay theo định hướng tạo cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp cho sinh viên
1.3.1 Trường đại học gắn với công nghiệp - doanh nghiệp - dịch vụ
Đại hội IX của Đảng khẳng định: " nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững", " con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì CNH, HĐH " Đại hội X của Đảng cũng nhấn mạnh: "Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động KH&CN với GD&ĐT để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức"
Mô hình gắn kết trường đại học với công nghiệp - doanh nghiệp - dịch vụ đang từng bước được hình thành Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà sự gắn kết này chưa mang lại hiệu quả cao Xu hướng phát triển hiện nay của các đại học trên thế giới là rời khỏi “tháp ngà”, dấn thân vào xã hội Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học năm 1998 do UNESCO chủ trì đã chỉ rõ: “Sứ mệnh của GDĐH là góp phần vào yêu cầu phát triển bền vững và phát triển
xã hội nói chung”
1.3.2 Trường đại học gắn với nghiên cứu cơ bản
Trang 7Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các trường đại học thành lập các đơn vị nghiên cứu nhằm phát triển công tác nghiên cứu với đào tạo Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc gắn kết giữa hoạt động đào tạo trong trường đại học và viện nghiên cứu còn nhiều hạn chế
Ngày nay mô hình đại học nghiên cứu không còn xa lạ với các “cường quốc” đại học trên thế giới Các quốc gia Châu Á đã coi việc phát triển đại học nghiên cứu là con đường ngắn nhất giúp họ củng cố tiềm lực khoa học để bứt phá trong nền khoa học thế giới
Đào tạo đại học mà không gắn với nghiên cứu thì sẽ đi theo đường mòn, không thể có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội Vì vậy ở các nước phát triển hệ thống đào tạo đại học chính là một phần của hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học Do đó xây dựng đại học theo mô hình nghiên cứu là giải pháp chiến lược để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN có sứ mạng đào tạo nhân lực trình độ cao trong các ngành khoa học cơ bản, đặc trưng này một mặt là thế mạnh của Nhà trường nhưng mặt khác, trước nhu cầu xã hội, đặc điểm nhân lực đáp ứng nền kinh tế thị trường thì SV tốt nghiệp ở các trường khoa học cơ bản không dễ tìm được công việc phù hợp đúng chuyên môn đào tạo
Vì vậy, vấn đề đổi mới đào tạo, đổi mới công tác quản lý SV ở Trường ĐHKHTN là yêu cầu cấp thiết
1.4 Tiểu kết chương 1
Quản lý SV nhằm giúp SV có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp là mục tiêu mà các trường đại học đang hướng tới SV với vai trò là sản phẩm của các trường đại học, sản phẩm đó có được xã hội chấp nhận hay không, chấp nhận ở mức độ nào? Đó không chỉ là câu hỏi đối với riêng Trường ĐHKHTN mà còn với các trường đại học khác trong cả nước
Vì vậy, trong chương 1, tác giả đã phân tích để làm sáng tỏ các vấn đề:
- Quản lý nhà trường đại học, đặc trưng của quản lý loại hình này
- Đào tạo đại học phải hướng đến nhu cầu của xã hội
- Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên đại học Việt Nam
Trang 8-Trường đại học gắn với sự phát triển công nghiệp-doanh nghiệp-dịch vụ
- Trường đại học trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
Các vấn đề trên đã được tác giả luận cứ theo hoàn cảnh của xã hội Việt Nam trong xu thế phát triển hiện nay
Trang 9Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐHKHTN, ĐHQGHN NHẰM GIÚP SINH VIÊN CÓ CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM PHÙ HỢP SAU TỐT NGHIỆP
2.1.2 Sứ mạng và mục tiêu phát triển
Trong kế hoạch chiến lược phát triển Trường ĐHKHTN đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã tuyên bố sứ mạng và mục tiêu phấn đấu của Trường là: “Xây dựng Trường ĐHKHTN thành Trường Đại học nghiên cứu tiên tiến, ngang tầm với các Trường đại học tiên tiến trong khu vực và quốc tế; là trung tâm hàng đầu của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và một số hướng công nghệ mũi nhọn gắn với khoa học cơ bản, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”
Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 là: Phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến, trong đó một số ngành và chuyên ngành có chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
2.1.3 Các ngành nghề đào tạo hiện nay
Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo cử nhân khoa học và công nghệ thuộc 21 ngành với gần 100 chuyên ngành khoa học Từ năm 2009, Trường mở hệ đào tạo theo chương trình ngành học kép, “bằng kép” (4 +1)
Trang 10Bắt đầu từ năm 2005 đến nay, Trường ĐHKHTN được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành Hoá học theo Chương trình tiên tiến, liên kết với Trường Đại học Illinois (Hoa Kỳ) Năm 2007, Bộ GD&ĐT giao tiếp nhiệm vụ cho Trường đào tạo cử nhân ngành Toán học theo chương trình tiên tiến, hợp tác với Đại học Washington, Seattle (Hoa Kỳ), với mục tiêu là đào tạo cử nhân ngành Toán học có khả năng nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học trong các lĩnh vực: Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật, Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm,… Trường đã tuyển được 02 khóa với gần 100 sinh viên
Bắt đầu từ năm 2010, Nhà trường tiếp tục được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ kết hợp với Đại học Indiana (Hoa Kỳ) tổ chức tuyển sinh đào tạo Chương trình tiên tiến ngành Khoa học Môi trường bằng tiếng Anh
Năm 2009, Trường ĐHKHTN được ĐHQG Hà Nội giao nhiệm vụ tuyển sinh khóa
01 Chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế theo đề án 16 + 23 các ngành: Vật lý, Sinh học, Địa chất Sinh viên được các giáo sư nước ngoài, giảng viên giỏi trong nước giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học
Mục tiêu của chương trình tiên tiến và chuẩn quốc tế là đào tạo các cử nhân có chất lượng cao ngang với chất lượng của trường đối tác và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng quốc tế SV tốt nghiệp các chương trình đào tạo này có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong chuyên môn và giao tiếp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu làm việc cao ở trong
và ngoài nước, được cấp bằng tốt nghiệp đặc biệt và được ưu tiên cử đi học sau đại học ở nước ngoài
2.2 Thực trạng công tác quản lý SV tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN nhằm giúp SV
có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
2.2.1 Thực trạng về sinh viên
2.2.1.1 Quy mô đào tạo
Hiện nay trường có 8 khoa: Toán - Cơ - Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, Môi trường, Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương học Số lượng SV đại học chính quy của Trường là: 4755
Trong đó: Tỷ lệ nữ là: 43,5%
Tỷ lệ SV người dân tộc thiểu số là: 3,6%
Trang 11Tỷ lệ SV thuộc khu vực nông thôn là: 62,5%
(Nguồn: Phòng CT & CTSV, năm 2009)
Bảng 2.1: Số liệu qua 8 năm tuyển sinh gần đây
Năm Chỉ tiêu Số ĐKDT Số người
(Nguồn: Phòng Đào tạo, năm 2009)
Trong những năm tới Nhà trường sẽ tăng quy mô đào tạo cử nhân tài năng, cử nhân chất lượng cao và chương trình quốc tế đạt tỷ lệ 20% tổng quy mô đại học chính quy
2.2.1.2 Chất lượng
Chất lượng SV tốt nghiệp được các đơn vị tuyển dụng nhận xét tốt về trình độ chuyên môn Tuy nhiên giai đoạn đầu mới tiếp xúc với công việc, nhiều SV còn lúng túng do quá trình đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn Mặc dù vậy dư luận xã hội vẫn đánh giá cao
về chất lượng đào tạo của Nhà trường
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý sinh viên
2.2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay Trường có 8 phòng chức năng: CT & CTSV, Đào tạo, Khoa học Công nghệ, Sau đại học, Hành chính - Đối ngoại, Kế hoạch - Tài vụ, Quản trị - Bảo vệ và 3 văn phòng đoàn thể: Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM
Trang 122.2.2.2 Bộ phận công tác sinh viên
Phòng Chính trị và Công tác sinh viên được thành lập năm 1990 với tên: Phòng Tuyên huấn và Công tác sinh viên, năm 1995 đổi thành Phòng Tổ chức cán bộ và Quản lý sinh viên
Từ năm 1998 đến nay là Phòng Chính trị và Công tác sinh viên
Chức năng: Phòng CT & CTSV là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Hiệu trưởng về công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên huấn và công tác quảng bá hình ảnh của trường, công tác HSSV trong Nhà trường
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý sinh viên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp
Trường ĐHKHTN là nơi đào tạo cán bộ nghiên cứu cơ bản, vậy nhu cầu của xã hội về người làm Khoa học cơ bản đến đâu? Thực tế chúng ta chưa có câu trả lời, chúng ta chỉ biết đào tạo theo sự phân bổ chỉ tiêu hàng năm của Bộ GD&ĐT mà không nắm được nhu cầu thực
tế của xã hội Nhà trường cũng chưa có sự liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với các tổ chức thu nhận SV tốt nghiệp vào làm việc Thiếu sự phản hồi của nơi sử dụng với sản phẩm của Trường
Mỗi năm Trường có hàng ngàn SV tốt nghiệp, trong số đó có bao nhiêu SV có việc làm, bao nhiêu SV làm đúng chuyên môn thì Nhà trường không có thống kê cụ thể Trong một thời gian dài, Trường chưa sẵn sàng làm công tác khảo sát SV sau tốt nghiệp, mối liên hệ với SV ra trường không được thiết lập
Vấn đề quản lý SV nhằm giúp SV có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau tốt nghiệp không được quan tâm đồng đều ở các khoa trong Trường Một số khoa đã thấy được tầm quan trọng của việc khảo sát SV tốt nghiệp nên đã tiến hành thường xuyên, từ đó đưa ra kiến nghị đối với Nhà trường để tìm biện pháp khắc phục Ví dụ Khoa Sinh học, hằng năm đều có thống kê về tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm, làm đúng chuyên môn
Trang 13(Nguồn: Khoa Sinh học)
2.2.4 Đánh giá chung
2.2.4.1 Mặt mạnh
- Trường ĐHKHTN là trường đại học dẫn đầu cả nước về thành tích đào tạo khoa học
cơ bản, là địa chỉ cung cấp cán bộ giảng dạy khoa học cơ bản cho các trường ĐH, CĐ trong
cả nước và cán bộ nghiên cứu cho các Viện, các Trung tâm
- Trường có nhiều nhà khoa học đầu ngành, có chuyên môn cao tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản, có uy tín trong nước và trên thế giới
- Nhà trường được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại Nhiều phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại, giảng đường và các điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập được cải thiện, đặc biệt là phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và nhiều trung tâm nghiên cứu hiện đại đã
ra đời
- Hệ thống chương trình đào tạo tiên tiến, từ chương trình khung, chương trình chi tiết đến giáo trình, sách chuyên khảo, chương trình thực hành, thực địa đạt chuẩn mực của các trường khoa học tiên tiến