1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

70 701 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 370,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau Hội nghị lần thứ bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, khái

niệm “xã hội hóa giáo dục” chính thức được đưa vào đời sống Kể từ đây, các

thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã chung tay chia sẻ với ngân sách nhà nướcgánh nặng đầu tư cho hoạt động giáo dục Nó khơi dậy và phát huy nhữngnguồn lực dồi dào trong xã hội và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng pháttriển Để tạo ra cơ chế đầu tư thuận lợi, bình đẳng và ổn định, khuyến khích cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế,

hệ thống pháp luật về hoạt động đầu tư cho giáo dục đã được hình thành vàkhông ngừng hoàn thiện

Luật Đầu tư 2005 ra đời là một bước tiến lớn trong sự phát triển của phápluật đầu tư hướng vào việc tạo cơ sở pháp lí bình đẳng cho nhà đầu tư Theo quyđịnh của Luật đầu tư 2005, “phát triển sự nghiệp giáo dục” là hoạt đông đầu tư

có điều kiện và được ưu đãi đầu tư Luật Đầu tư 2005 đã chú trọng đến việc quyđịnh khung pháp lí cho hoạt động đầu tư đặc thù này Luật Giáo dục 2005 đã tạo

cơ sở pháp lí quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục trong đó có hoạtđộng đầu tư cho giáo dục Qua nhiều năm thực hiện, Luật Đầu tư và Luật Giáodục đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng “nhà nước và nhândân cùng làm”, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực Tuynhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề chưa phù hợp với thực

tế, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập, vẫn có những nội dung chưa rõ ràng,gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật

Hiện nay, chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, cả xãhội đang cố gắng tìm mọi giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục Trong đó,khuyến khích đầu tư cho giáo dục thiết nghĩ là giải pháp hàng đầu, cơ bản vàquan trọng nhất Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về đầu tư trong lĩnhvực giáo dục đang là một vấn đề vô cùng thiết thực Với mục tiêu có được mộtcái nhìn tổng quan về các quy định pháp luật, từ đó góp phần tìm ra phương

Trang 2

hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo

dục, người viết đã lựa chọn vấn đề: “Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục” để làm khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về Luật đầu tư, về các nội dung

cơ bản của Luật đầu tư, về các lĩnh vực đầu tư Về phía luật giáo dục, vì nhu cầusửa đổi Luật giáo dục 2005 nên đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiêncứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này tập trung đề cập các khía cạnhkhác của luật Đầu tư hoặc nghiên cứu Luật Giáo dục trên phạm vi rộng Chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về lí luận và thực tiễncác quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Hoạt động đầu tư cho giáo dục trong thực tế rất đa dạng, khóa luận tốt nghiệpchỉ tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng nguồn vốn ngoàingân sách nhà nước của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (chủ yếu làhoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập)

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Khóa luận có sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu: duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp sosánh pháp luật, dự báo, hệ thống hóa, khái quát, đối chiếu với thực tiễn các quyđịnh pháp luật để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp lý

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thốngcác quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, làm rõ

cơ sở lí luận, từ đó đưa ra những kiến nghị, phương hướng nhằm đưa các quyđịnh của pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục phù hợp với thựctiễn áp dụng , thu hút nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả và chất lượng cho sự nghiệp

“trồng người”

Trang 3

Để đạt được những mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có những nhiệm vụsau:

- Làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm, các hình thức đầu tư trong lĩnh vựcgiáo dục; khái niệm, sự hình thành và phát triển pháp luật về hoạt động đầu tưtrong lĩnh vực giáo dục

- Làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư tronglĩnh vực giáo dục

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạtđộng đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

6 Những kết quả nghiên cứu mới của khóa luận

Khóa luận là công trình nghiên cứu sâu về pháp luật trong hoạt động đầu tưcho giáo dục Người viết đã cố gắng trình bày một cách đầy đủ các vấn đề liênquan đến pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Tuy còn ít kinh nghiệm trong nghiên cứu nhưng người viết đã đưa ra một sốkiến nghị góp phần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng thốngnhất sự điều chỉnh giữa quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về giáodục trong hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 66 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, khóa luận có ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp

luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Chương 2: Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực

giáo dục

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động

đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

NỘI DUNG

Trang 4

Chương 1 Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

1 Lí luận về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

1.1 Khái niệm hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục không phải là một hoạt động đầu tưmới mẻ tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và thống nhất về hoạt độngnày Việc xác định rõ khái niệm “hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục” cóvai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở cho việc áp dụng các quy định pháp luật.Qua việc tìm hiểu những nghiên cứu của các nhà khoa học và sự đúc rút của bảnthân, em xin trình bày về khái niệm “đầu tư” nói chung và cụ thể hóa khái niệm

“đầu tư trong lĩnh vực giáo dục”

Khái niệm đầu tư

“Đầu tư” không còn là khái niệm xa lạ hay trừu tượng khi mà mọi lúc mọinơi trên thế giới đều đang diễn ra hoạt động đầu tư như “hơi thở” của hội nhập,như là một quy luật tất yếu của tồn vong và phát triển Tuy vậy, trên thế giớikhông có khái niệm “đầu tư” duy nhất và bất biến WTO – Tổ chức thương mạithế giới là mô hình tối cao của hội nhập cũng không quy định gì về vấn đề đầu

tư Nhiều vòng đàm phán không giải quyết được bất đồng xung quanh khái niệm

“đầu tư” nên mặc dù có ý định soạn thảo Hiệp ước đa phương về vấn đề đầu tưvào năm 1978 nhưng OECD – tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - cũng khôngthành công Pháp luật các nước trên thế giới có những cách nhìn nhận về kháiniệm “đầu tư” khác nhau, thậm chí, pháp luật một số nước không có điều khoảnnào đưa ra định nghĩa về “đầu tư” (Cambodia)

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (NXB Đà Nẵng 2003,

tr301) khái niệm đầu tư là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội” Trong kinh tế học, đầu tư được

hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế,

xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn những nguồn lực đã sử dụng để đạtđược các kết quả đó (Giáo trình Kinh tế đầu tư – Đại học Kinh tế quốc dân)

Trang 5

Đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Hoạt động đầu tư do cácchủ thể khác nhau, có thể là tổ chức hoặc cá nhân tiến hành, được pháp luật quyđịnh cụ thể Hoạt động đầu tư sử dụng tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động,trí tuệ của con người để tạo ra giá trị gia tăng chính là các kết quả đầu tư Cáckết quả của hoạt động đầu tư có thể là tài sản vật chất, có thể là tài sản trí tuệ, cóthể chính là tiền, có thể là nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năngsuất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội Như vậy, hoạt động đầu tưmang lại những lợi ích được xác định trước cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.Theo quan điểm của luật học, hoạt động đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tàisản theo các h́nh thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt độngnhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội khác Hoạt động đầu tư cóthể có có tính chất kinh doanh (thương mại) hoặc phi thương mại Trong khoahọc pháp lí cũng như thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạtđộng đầu tư chủ yếu đựợc đề cập là hoạt động đầu tư kinh doanh, với bản chất là

“sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm

lợi nhuận” – Black’s Law Dictionary, Centennital Edition Sixth Edition,

1991, page 825.

Trước khi Luật đầu tư 2005 ra đời, khái niệm đầu tư kinh doanh chưa đượcđịnh nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật Lúc bấy giờ hoạt động đầu tưđược điều chỉnh bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam Cả hai văn bản này đều không có định nghĩa về đầu tư nóichung mà chỉ có khái niệm đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.Luật Đầu tư 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoat động đầu tư nhằm mục đích

kinh doanh đã đưa ra định nghĩa: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” Luật đầu tư thống nhất có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và

hoạt động đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của các nhà

Trang 6

đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện vàquản lí dự án đầu tư.

Dưới góc độ điều chỉnh các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, cóthể thấy hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2005 chính là một bộphận của hoạt động thương mại, phù hợp với khái niệm của Luật Thương mại

2005 (Khoản 1 Điều 3) Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt độngthương mại nói chung đó chính là mục đích lợi nhuận, đồng thời hoạt động đầu

tư cũng có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại khác như muabán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại… Tuy nhiên, hoạt động đầu tư cóđặc thù riêng so với các hoạt động thương mại khác, hoạt động đầu tư là hoạtđộng có tính chất tạo lập, là sự bỏ vốn, tài sản… nhằm hình thành cơ sở vật chất,

kĩ thuật cũng như các điều kiện khác để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.Tóm lại, hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ ra những nguồn lực ở hiện tại đểtiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về những kết quả nhất định trong tương lailớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra trong quá khứ, hoạt động đầu tư chịu sự điềuchỉnh của Luật Đầu tư 2005 và những văn bản pháp luật có liên quan

Khái niệm đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là một hoạt động đầu tư đặc thù, làmột bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, chủ yếu chịu sự điều chỉnh củaLuật đầu tư 2005 và Luật giáo dục 2005

Theo Luật đầu tư, “Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó” ( Khoản 2, Điều 5) Cũng theo Luật Đầu tư,

“Phát triển sự nghiệp giáo dục” được quy định là lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Điều

27), và là lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29) Theo Luật giáo dục 2005,

“phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Điều 9); “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” (Điều 13) Giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt, việc đầu tư

cho giáo dục được quy định theo hướng thống nhất, đồng bộ giữa Luật đầu tư vàLuật giáo dục, là một hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nhưng hoạt

Trang 7

động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục lại được thực hiện theo quy định của hệthống pháp luật chuyên ngành

Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển bền vững của đất nước là vô cùng

to lớn nên ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng Tuynhiên phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ nghiên cứu hoạt động đầu tư tronglĩnh vực giáo dục của các lực lượng xã hội ngoài nhà nước, gồm cá nhân, doanhnghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và đầu tư nước ngoài

Đầu tư cho giáo dục là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.Hoạt động đầu tư cho giáo dục có những đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tưnói chung, đều là sự hi sinh một nguồn lực trong hiện tại để tiến hành nhữnghoạt động trong môi trường giáo dục nhằm thu được những kết quả trong tươnglai và kết quả thu được từ hoạt động đó phải lớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra Nguồn lực phải hi sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức laođộng và trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tàichính (tiền vốn); tài sản vật chất (trường học, cơ sở vật chất phục vụ giáodục…); tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lí, khoa học…) vànguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trongnền sản xuất xã hội Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả xã hộiđược thụ hưởng Chẳng hạn, một trường học được xây dựng, tài sản vật chất củangười đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời xã hội cũng được hưởng thành quảcủa hoạt động đầu tư này

Hoạt động đầu tư cho giáo dục không chỉ đem lại kết quả cho nhà đầu tư màcòn cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng chính là đầu tư phát triển Còn các loạiđầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư tác động gián tiếplàm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích lũy của cáchoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tưphát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối các sản phẩm do kết quảcủa hoạt động đầu tư phát triển tạo ra thì đó là đầu tư tài chính và đầu tư thươngmại

Trang 8

Như vậy, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục là một bộ phận của đầu tư nói chung,đều mang lại những lợi ích tăng thêm cho nhà đầu tư và góp phần mang lại cho

xã hội những giá trị quan trọng như nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài Hoạt động đầu tư cho lĩnh vực giáo dục phải được địnhhướng rõ ràng, phải được quản lí tốt để đạt được mục đích nâng cao chất lượng,hiệu quả giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và góp phần đẩynhanh tiến trình hội nhập quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển

“Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư Là việc chi dùng trong hiệntại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vậtchất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…) vì mục tiêuphát triển” (Giáo trình kinh tế phát triển – Đại học Kinh tế quốc dân)

Đầu tư phát triển đòi hỏi lớn nhiều loại nguồn lực Với xu hướng phát triểnhiện tại, nguồn lực đầu tư có thể đến từ nhà nước, cũng có thể do tổ chức cánhân trong và ngoài nước bỏ ra Phạm vi đầu tư của các nhà đầu tư ngoài nhànước mở rộng theo lộ trình xã hội hóa giáo dục Hoạt động đầu tư có hiệu quảcao là kết quả của việc huy động tích cực nguồn lực đầu tư trong xã hội Đa sốđầu tư nguồn lực nhằm mục đích sinh lợi, cũng có chủ thể đầu tư vì tâm huyếtvới sự học, vì trách nhiệm với xã hội (nhiều cá nhân tình nguyện hiến đất đai đểxây dựng trường học)

Đối tượng của đầu trong lĩnh vực giáo dục là tập hợp các yếu tố được chủđầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Theo quanđiểm phân công lao động xã hội thì đây là đầu tư theo ngành Dưới góc độ đốitượng tính chất đầu tư thì đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nổi trội tính chất phi lợinhuận (mục tiêu lợi nhuận không phải là tuyệt đối) Trên góc độ xem xét sựquan trọng, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục có đối tượng được khuyến khích đầu

Trang 9

Kết quả của đầu tư cho giáo dục là sự tăng thêm về tài sản trí tuệ (trình độvăn hóa, chuyên môn, khoa học kĩ thuật…), tài sản vật chất (trường học, trangthiết bị…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, công trình khoa học…) Cáckết quả của hoạt động đầu tư cho giáo dục góp phần làm tăng thêm những giá trị

và chất lượng cho xã hội Đặc thù của kết quả đầu tư cho giáo dục so với cáchoạt động đầu tư khác chính là tương quan so sánh giữa kết quả kinh tế xã hộithu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó Kết quả và hiệu quả đầu tư pháttriển cần được xem xét cả trên phương diện đối với chủ đầu tư và xã hội, đảmbảo hài hòa giữa các loại lợi ích, khuyến khích vai trò chủ động của chủ đầu tư,vai trò quản lí, kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước các cấp Đầu tư tronglĩnh vực giáo dục tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu độngnhư các hoạt động đầu tư khác nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượngcuộc sống và vì mục tiêu phát triển

Mục đích của hoạt động đầu tư cho giáo dục là vì sự phát triển bền vững, vìlợi ích của quốc gia, cộng đồng và của nhà đầu tư

Đầu tư cho lĩnh vực giáo dục thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhấtđịnh Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lí đầu tưnói chung và vốn đầu tư nói riêng Chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức kinh tế, tổchức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư nước ngoài…

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là một quá trình, diễn ra trong thời

kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ về thời gian” “Độ trễ thời gian” là sự khôngtrùng hợp giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư Đầu

tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai xa

Nội dung đầu tư trong lĩnh vực giáo dục được quy định trong pháp luật vềđầu tư và pháp luật về giáo dục Bao gồm hình thức đầu tư; điều kiện đầu tư;quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư;đảm bảo khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lí nhà nước về đầu tư

Đầu tư cho giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù

- Thứ nhất, giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt

Trang 10

Thực tế còn nhiều tranh luận rằng giáo dục có phải là một ngành dịch vụ haykhông bởi nhiều ý kiến cho rằng gắn giáo dục với “dịch vụ” với “kinh tế thịtrường”, với “thương mại hóa” là làm mất đi giá trị cao quý của ngành, là mộthiện tượng tiêu cực… Lâu nay, người ta vẫn coi giáo dục là sự nghiệp công ích,

là phúc lợi xã hội cần phải được bao cấp hoàn toàn; đối với các nho sĩ phongkiến thì giáo dục là một hình thái hoạt động thanh cao, thuần tuý trau dồi hiểubiết và đức hạnh, không liên quan gì đến những sinh hoạt vật chất như sản xuấthàng hoá, tính toán giá cả, lưu thông trao đổi

Thời đại của nền văn minh trí tuệ đã bật sáng những tín hiệu mới, buộcchúng ta phải chuyển đổi quan niệm Giáo dục không thể là một ốc đảo, đứngngoài nền kinh tế thị trường, đứng ngoài những yêu cầu phát triển của xã hội;sản phẩm của giáo dục cũng phải coi là hàng hoá, dù là một thứ hàng hoá đặcbiệt Hoạt động của giáo dục phải phù hợp với kế hoạch tổng thể của đất nước,chịu sự chi phối trực tiếp những yêu cầu của kinh tế, xã hội

Trong gần thập kỷ qua, trong nhiều diễn đàn ở hội thảo, trên báo chí, phátthanh truyền hình trong nước cũng như ngoài nước, đề tài "có hay không yếu tốthương mại trong hoạt động giáo dục" đã được đề cập đến khá sôi nổi Ý kiếnkhác nhau diễn ra kéo dài, có khi tranh luận rất gay gắt Nhưng thực tiễn đãnhanh chóng trở thành người trọng tài công minh; sự phát triển của nền kinh tếmới với cuộc hành trình toàn cầu hoá của nhân loại đã cho phép chúng ta nhậnthức lại nhiều điều có ý nghĩa Thương mại không còn chỉ là cái đuôi của sảnxuất, không còn chỉ là một thứ sinh hoạt trao đổi hàng hoá giản đơn mà nó đãtrở thành một hoạt động quan trọng có tác dụng rộng lớn đến nhiều mặt của đấtnước; nó có khả năng phát ra nhiều tín hiệu có ý nghĩa định hướng cho các hoạtđộng kinh tế, xã hội Chúng ta không nên nuôi giữ những định kiến sai lầm vềviệc buôn bán, không nên nhìn thương mại qua những kẻ buôn gian, bán lậu,đầu cơ, trốn thuế, không nên dùng từ "thương mại hoá" để chỉ những biểu hiện

cá nhân, tiêu cực, kiếm tiền bất chính trong nhà trường Cần phân biệt nhữngtiêu cực trong giáo dục với việc vận dụng hợp lý những yếu tố thương mại trong

Trang 11

việc thực hiện xã hội hoá giáo dục Trong xã hội mà nền kinh tế phát triển nhanhthì yếu tố thương mại càng can thiệp vào hoạt động giáo dục mạnh Đó là điềuhiển nhiên, không thể không thừa nhận.

Nguyên nhân để nhiều ý kiến cho rằng giáo dục không phải là một loại hìnhdịch vụ cũng bởi khái niệm “dịch vụ” còn được hiểu khá hẹp trong khi bản chấtthật của nó thì rất phức tạp, đa dạng và vô hình Cuốn từ điển Bách khoa toàn

thư (tr 167) giải thích: “dịch vụ là các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt” Sự giải thích này còn chung

chung và chưa làm rõ được bản chất của “dịch vụ”, chưa làm rõ được nội hàmcủa “dịch vụ” – là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vô hình

và đáp ứng nhu cầu của con người Sự giải thích này còn làm hẹp đi khái niệmdịch vụ, rằng chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt trong khinhu cầu của con người ngày càng vô hạn Trong Hiệp định thương mại dịch vụGATS, WTO không cố gắng đưa ra một giải thích nào cho khái niệm dịch vụ,thay vào đó đã liệt kê 12 ngành lớn, trong mỗi ngành lớn lại bao gồm các phânngành, tổng cộng 155 phân ngành với 4 phương thức cung cấp dịch vụ Theo đó,WTO đã thừa nhận “giáo dục là một dịch vụ thương mại” Cơ sở để WTO côngnhận giáo dục là một loại hình dịch vụ bởi dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầukhông thể thiếu của con người, nhu cầu được học hành, nhu cầu được đào tạobài bản và chất lượng cao Dịch vụ giáo dục cũng có đầy đủ những thuộc tính

của dịch vụ nói chung như: tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dung xảy ra đồng thời; và tính không đồng nhất của chất lượng dịch vụ (chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khả năng của chủ thể cung ứng dịch vụ)

Có thể thấy rằng quan điểm “giáo dục là một ngành dịch vụ” cần được chấpnhận rộng rãi, chúng ta không nên gắn cho cụm từ ấy cái nhìn thiếu thiện cảmtrong khi điều quan trọng là chúng ta vận dụng nó và ứng xử với nó như thế nào.Nếu nó tồn tại thì chúng ta không nên phủ nhận, không nên lảng tránh chỉ vì nótrái với quan niệm cổ điển

Trang 12

Nói giáo dục là một dịch vụ không hề hạ thấp vai trò và tính cao đẹp của giáodục Coi giáo dục là một loại dịch vụ đào tạo nguồn lực cho đất nước có nghĩa là

đã đặt giáo dục vào vị trí hàng đầu, vị trí tạo tiền đề, tạo động lực cho mọi sựphát triển Trên thực tế, không có một ngành hoạt động nào mà không cần đếnnhân lực, không thừa hưởng kết quả đào tạo của giáo dục Một kết quả của giáodục nhất là giáo dục bậc đại học, cao đẳng thường sẽ đi liền với kết quả cộnghưởng của những ngành kinh tế, xã hội Một xã hội đi lên bằng những chươngtrình được hoạch định một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu khách quan củacuộc sống, phù hợp với xu thế của thời đại thì giáo dục phải là một bộ phậnkhăng khít hữu cơ, phải là hoạt động tiền đề của mọi hoạt động

Giáo dục vừa là một ngành hoàn chỉnh, hoạt động với tinh thần chủ độngsáng tạo theo mục tiêu nhiệm vụ của chính phủ giao cho nhưng cũng lại vừa làmột bộ phận chủ chốt trong hệ thống tổng thể của đất nước với tư cách là mộtloại dịch vụ quan trọng, hoạt động theo cơ chế thị trường

Theo quan niệm của WTO - Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giáo

dục là dịch vụ thương mại Trong lần đàm phán với chúng ta, WTO đã đề cậpnhiều đến giáo dục Trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng có điều khoảnnêu rõ giáo dục phải chịu sự điều chỉnh một phần của hoạt động thương mại Rõràng ngày nay, thương mại có một tầm hoạt động và tác dụng rộng lớn, có tính

xã hội rất cao Nhiều nước ở Châu Âu xác định nền kinh tế xã hội hiện nay gồm

3 loại: kinh tế khai thác, kinh tế chế biến và kinh tế dịch vụ Người ta phân giáodục vào loại kinh tế 3 Vậy tại sao chúng ta có chủ trương hội nhập sâu rộng vàchủ trương xã hội hóa giáo dục mà còn ngần ngại khi cho rằng giáo dục là mộtloại hình dịch vụ?

Quan điểm này còn được nhấn mạnh trong bản Dự thảo Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật giáo dục năm 2005 (Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật giáo dục do Chính phủ trình quốc hội) Trong bảnthuyết minh dự thảo Chính phủ trình Quốc hội, đề nghị sửa đổi Điều 13, đãkhẳng định rằng “Giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt”

Trang 13

Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đặc thù, khác với lĩnh vực kinh tế, trong

đó đối tượng là con người chứ không phải là hàng hóa hay lợi nhuận, do đó cầnphải khẳng định một số quan điểm và phải có những giải pháp hết sức cụ thể Sẽcòn rất nhiều tranh cãi vì đây là vấn đề rất nhạy cảm nhưng cũng phải thống

nhất rằng “Giáo dục không phải là thị trường nhưng giáo dục có nhiệm vụ cung ứng dịch vụ học tập cho xã hội”, bản thân nó cũng có tính cạnh tranh, có sự đầu

tư để đạt được những lợi ích cho cả nhà đầu tư và cho toàn xã hội Bởi lẽ đóchúng ta không nên né tránh khía cạnh dịch vụ trong giáo dục đào tạo mà nêncoi đó là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại những giá trị cao quýcho xã hội, giá trị cao quý nhất là con người được đào tạo bài bản và có tri thức.Theo quan điểm chính thống, giáo dục đào tạo vẫn phải là sự nghiệp của nhànước chăm lo cho nhân dân chứ không được hiểu xã hội hóa giáo dục là chuyểntất cả các hoạt động giáo dục dào tạo cho các thành phần “phi nhà nước” tổ chức

và quản lý Vai trò của xã hội hóa là chấm dứt một số hoạt động bao cấp khôngcần thiết trong giáo dục, cung cấp các tiện nghi tốt hơn cho một bộ phận nhândân có điều kiện tài chính cao hơn, làm nhẹ gánh ngân sách nhà nước để tậptrung nguồn lực cho đại bộ phận người dân còn khó khăn

Cá nhân em đồng tình với quan điểm coi giáo dục là một ngành dịch vụ đặcthù nên hoạt động đầu tư cho lĩnh vực giáo dục cũng có những điểm đặc thù sovới đầu tư vào những lĩnh vực khác Điểm đặc thù không chỉ ở chỗ giáo dục làmột lĩnh vực đặc biệt mà còn ở chỗ đầu tư cho giáo dục là đầu tư có điều kiện vàđược ưu đãi đầu tư

- Thứ hai, đầu tư cho giáo dục là hoạt động đầu tư có điều kiện và được

ưu đãi đầu tư

Theo Luật đầu tư 2005, “Phát triển sự nghiệp giáo dục” được quy định là

lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Điều 27), và là lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29)

Về ưu đãi đầu tư, Giáo dục được coi là lĩnh vực tiên phong, là ngành nghềđược khuyến khích trên cơ sở có chọn lọc giữa các ngành trong toàn xã hội Nhànước dành cho giáo dục một cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện để thu hút và sử dụng

Trang 14

hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Những quy định về ưu đãi đầu tư được ghi nhận cả trong pháp luật về đầu tư vàpháp luật về giáo dục, tạo nên một khung pháp lí chung cho các nhà đầu tư trên

cơ sở không phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Nội dungcủa ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục gồm ưu đãi về tài chính, về đất đai choxây dựng trường học, ưu đãi về thuế thu nhập; đảm bảo cân đối ngoại tệ đối với

cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Về điều kiện đầu tư, gồm điều kiện đối với chủ thể đầu tư, điều kiện thànhlập và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất Tuy trên thực tế chúng ta hướng tới mục đích đảm bảo đối xử công bằng giữanhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng trong lĩnh vực giáo dục làlĩnh vực đầu tư đặc biệt, vẫn có sự phân biệt nhất định giữa hai loại chủ thể đầu

tư này

Cụ thể các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư và điều kiện đầu tư tronglĩnh vực giáo dục sẽ được trình bày ở Chương 2

1.3 Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theoquy định của pháp luật Trong điều kiện, và môi trường giáo dục, hình thức đầu

tư là cách thức mà pháp luật cho phép các nhà đầu tư sử dụng nguồn lực đầu tư,liên kết và thụ hưởng kết quả đầu tư Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện mà mình

có thể đáp ứng, các nhà đầu tư có thể lựa chọn những hình thức đầu tư trên cơ sởluật định

Theo quy định của Luật Đầu tư 2005, hình thức đầu tư mà nhà đầu tư đượcphép tiến hành bao gồm hình thức đầu tư trực tiếp (Khoản 2 Điều 3 LĐT) vàhình thức đầu tư gián tiếp (Khoản 3 Điều 3 LĐT 2005) Luật đầu tư 2005 quyđịnh hai loại hình thức đầu tư cơ bản tuy nhiên trong từng lĩnh vực lại có nhữngquy định về hình thức đầu tư cụ thể dựa trên hai hình thức cơ bản đó Trongphạm vi khóa luận chủ yếu nghiên cứu hình thức đầu tư trực tiếp của các nhàđầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

Trang 15

Đối với nhà đầu tư trong nước:

- Đầu tư góp vốn thành lập cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập theo hìnhthức dân lập, tư thục ở mọi bậc học, cấp học

- Các doanh nghiệp mở lớp đạo tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với

cơ sở đào tạo, cử người đi đào tạo…

- Đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; phát triển sự nghiệpgiáo dục (mở thư viện, trung tâm tin học…)

Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Cơ sở giáo dục nước ngoài; Tổ chức kinh

tế, cá nhân nước ngoài; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Hình thức đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo gồm:

- Thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức100% vốn nước ngoài (gọi tắt là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài)

Cơ sở này thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tự quản và tự chịu tráchnhiệm về kết quả thực hiện hoạt động giáo dục đao tạo

- Thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liêndoanh trên cơ sở hợp đồng liên doanh kí giữa hai bên hoặc nhiều bên để đầu tưthực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo tại Việt Nam (gọi tắt là cơ sở giáo dụcđào tạo liên doanh)

- Hợp tác giáo dục trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được kí giữa haibên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư thực hiện hoạt động giáo dục – đào tạotại Việt Nam, trong đó quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh chomỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo theomột trong các hình thức đầu tư nêu trên

Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép thành lập cơ sở giáo dục, hợptác giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo Theo quy địnhpháp luật, theo những cam kết quốc tế thì hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đầu tưxây dựng cơ sở giáo dục ở bậc học mầm non, tiểu học và trung học Đối với xây

Trang 16

dựng cơ sở đào tạo cho người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Namthì được phép ở mọi cấp học Đối với cơ sở giáo dục cho người Việt Nam cóvốn đầu tư nước ngoài thì có ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học,sau đại học Khuyến khích mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo ngoại ngữ, đạihọc và sau đại học Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO thì từ 01/01/2009, sẽchính thức cho phép thành lập trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài Thíđiểm thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liêndoanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

để thực hiện hoạt động giáo dục trung học phổ thông cho người nước ngoài vàngười Việt Nam

2 Lí luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm những quyphạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức

và thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục Quan hệ đầu tư này vừachịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật

về giáo dục

Bản thân Luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm cácquy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau (như luật hiến pháp, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luậtđầu tư…) điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức vàthực hiện hoạt động đầu tư Luật đầu tư chỉ quy định chung về hoạt động đầu tưcòn việc nhà đầu tư chọn lĩnh vực đầu tư nào thì hoạt động đầu tư cụ thể đó sẽ

do pháp luật của lĩnh vực đầu tư đó cùng điều chỉnh và quy định cụ thể

Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là sự giao thoa của hai lĩnh vựcpháp luật, đó là pháp luật về đầu tư và pháp luật về giáo dục, điều chỉnh cácquan hệ đầu tư kinh doanh phát sinh khi nhà đầu tư bỏ vốn tạo lập cơ sở, tiếnhành các hoạt động đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục Trong đó luật đầu tư

Trang 17

quy định các vấn đề pháp lí, quy định về mặt thủ tục cho các hoạt động chuẩn bị,thực hiện và quản lí dự án đầu tư, còn luật giáo dục quy định cụ thể chủ thể nào,được đầu tư dưới hình thức nào, điều kiện đầu tư ra sao và được hưởng những

ưu đãi nào…

2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Quan hệ giữa luật đầu tư và luật giáo dục:

Dưới góc độ là hai lĩnh vực trong hệ thống pháp luật, luật đầu tư và luật giáodục có tính chất, nội dung và phạm vi khác nhau, được xây dựng dựa trên đốitượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành Mỗi lĩnh vực điềuchỉnh những nhóm quan hệ nhất định trong đời sống xã hội Tuy nhiên các mốiquan hệ xã hội có sự liên kết, tương tác lẫn nhau, không có quan hệ biệt lập nênpháp luật được xây dựng để điều chỉnh chúng cũng có tính chất tương tự, cũng

có mối quan hệ qua lại với nhau tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm phápluật

Luật đầu tư và Luật giáo dục cùng nằm trong một hệ thống đồng bộ nên giữahai lĩnh vực pháp luật phải có sự phù hợp, phải được xây dựng trên cơ sở thốngnhất từ văn bản luật đến văn bản dưới luật theo hướng: đầu tư trong lĩnh vựcgiáo dục thực hiện theo quy định của hệ thống pháp luật chuyên ngành Tức là,Luật đầu tư đưa ra những quy định khung, còn hoạt động đầu tư cụ thể thì chiểutheo quy định của Luật giáo dục Pháp luật về giáo dục trong phạm vi điều chỉnhcủa mình, quy định cụ thể điều kiện, hình thức, thủ tục, quyền và nghĩa vụ củanhà đầu tư khi thực hiện một dự án đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục

Như vậy, Luật Đầu tư và Luật Giáo dục có quan hệ tương hỗ, gắn bó khăngkhít với nhau, chứa đựng những quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một quan

hệ xã hội Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục vừa chịu sự điều chỉnhkhung của luật đầu tư vừa chịu sự điều chỉnh chi tiết của các quy phạm pháp luậttrong lĩnh vực giáo dục

Trang 18

Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục:

Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục chỉ “thực sự” được xây dựng sau

khi hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII (họp từ ngày

22 đến ngày 29 tháng 12 năm 1997) chính thức đưa “xã hội hóa giáo dục” vào

đời sống Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thức VIII củaĐảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997

về phương hướng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và Nghị định

số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xãhội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.Sau khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 90 và Nghị định 73, Chính phủ

đã quyết định ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh và nâng caochất lượng xã hội hóa trong các lĩnh vực nói trên trong đó có giáo dục nhằmthống nhất hơn nữa về nhận thức và chủ trương, có cơ chế, chính sách cụ thể, cógiải pháp và bước đi thích hợp đến năm 2010 Luật Giáo dục số 11/1998/QH10

(đã hết hiệu lực), đã ghi nhận “xã hội hóa giáo dục” tại Điều 10; và đến nay, Luật Giáo dục 2005 hiện hành quy định về “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” tại

Điều 12; coi phát triển giáo dục là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân Nhưvậy chủ trương xã hội hóa giáo dục đã dần đi vào đời sống, được pháp luật ghinhận và đã trở thành một khái niệm quen thuộc Theo cách hiểu chung nhất thì

xã hội hóa giáo dục chính là khuyến khích sự tham gia rộng rãi của nhân dân,của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, mở rộng các nguồn đầu tư,khai thác tiềm năng, nhân lực vật lực, tài lực trong và ngoài nước, phát huy và

sử dụng hiệu quả những nguồn lực này để phát triển giáo dục Thực hiện xã hộihoá nhằm hai mục tiêu lớn: thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chấttrong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; thứ hai là tạođiều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo đượcthụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao

Trang 19

Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội,luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy aicũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chấtlượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội.

Tuy còn nhiều cách hiểu khác nhau về chủ trương này nhưng đây thực sự lànền tảng cho các quy định của pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục pháttriển và hoàn thiện

Trước khi có chủ trương xã hội hóa giáo dục, hoạt động đầu tư cho giáo dụckhông có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, chi cho hoạt động này chỉ cóngân sách nhà nước Đến nay, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là sựnghiệp của toàn dân, có sự đóng góp của toàn xã hội, là quan điểm chủ đạo đểban hành các quy định pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thu hút

và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển giáo dục

Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 củaQuốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định tại Điều 36 như sau:

“Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử

và hệ thống văn bằng.

Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập

và các hình thức giáo dục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác…”

Trong pháp luật đầu tư, “phát triển sự nghiệp giáo dục” được quy định là

lĩnh vực được ưu đãi đầu tư từ rất sớm (Khoản 2, Điều 15 Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước – sửa đổi năm 1998 – đã hết hiệu lực) Cùng thời điểm đó,

Trang 20

Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 quy định về xã hội hóa giáo dục và đầu tư chogiáo dục trên cơ sở phù hợp với chủ trương của Đảng và pháp luật về đầu tư

Điều 12 Luật giáo dục 1998 quy định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục

Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”.

Có thể thấy, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư và pháp luật về giáodục đã bước đầu quy định về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạtđộng quan trọng và được khuyến khích, ưu đãi

Luật đầu tư 2005 ra đời là kết quả của quá trình phát triển các quy định phápluật về đầu tư Luật đầu tư 2005 thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước

và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Theo Luật đầu tư 2005 thì “phát triển

sự nghiệp giáo dục đào tạo” là Lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Khoản 6 - Điều 27), và

là Lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điểm h – Khoản 1 – Điều 29) Cùng năm 2005,

Luật Giáo dục mới ra đời, quán triệt tinh thần “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Điều 9), Luật Giáo dục 2005 quy định về đầu tư cho giáo dục tại Điều 13 như sau: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục ”.

Thêm nữa, Mục 2, Chương VII Luật Giáo dục 2005 cũng quy định về Đầu tưcho giáo dục, các điều từ Điều 101 đến Điều 106 Các quy định này thể hiệnchính sách phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu, huy động nguồn lực từ ngânsách nhà nước, từ sự đóng góp, đầu tư từ những tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước cùng chung tay vì sự nghiệp giáo dục nước nhà

Trang 21

Mục 3, Chương VII Luật giáo dục 2005 (các điều từ Điều 107 đến Điều 110)quy định về hợp tác quốc tế về giáo dục, với tinh thần mở rộng, phát triển hợptác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia,bình đẳng và các bên cùng có lợi Theo quy định của mục này thì tổ chức, cánhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đượcNhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư về giáo dục ở Việt Nam,được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam,điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trong Luật Đầu tư và Luật Giáo dục đều căn cứ vào vai trò, chức năng củaChính phủ, giao cho Chính phủ việc quy định chi tiết các vấn đề về hợp tác đầu

tư trong lĩnh vực giáo dục của các nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam Thời gianqua, Chính phủ với nhiệm vụ của mình, đã có những hoạt động tích cực, hiệuquả trong việc ban hành những văn bản dưới luật, hướng dẫn cụ thể việc thựchiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục Trong hệ thống các văn bản dướiluật, cũng có rất nhiều văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư ban hành, cụ thể hóa quy định về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục trong LuậtĐầu tư 2005 và Luật giáo dục 2005 Đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, cácvăn bản quan trọng như:

- Nghị định của Chính phủ số 06/2000 ngày 06/3/2000 về việc hợp tác đầu

tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứukhoa học

- Thông tư liên tịch bộ giáo dục và Đào tạo – Bộ Kế hoạch và đầu tư số14/2005/TTLT – BGD&ĐT – BKH&ĐT ngày 14 tháng 4 năm 2005 hướng dẫnmột số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/03/2000 của Chính phủ

về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dụcđào tạo, nghiên cứu khoa học

Đối với việc thu hút đầu tư trong nước, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hànhnhững văn bản quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dụcngoài quốc dân Việc tổ chức và thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư

Trang 22

ngoài ngân sách nhà nước này hoạt động theo quy chế riêng, theo điều lệ tươngứng với từng cấp học và bậc học Ví dụ trong hệ thống các cơ sở giáo dục mầmnon, có các văn bản:

- Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo số 14/2008/QQD-BGD&ĐT ngày07/4/2008 Ban hành điều lệ trường mầm non;

- Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo số 41/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày25/7/2008 Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường Mầm non tư thục…Như vậy, hoạt động đầu tư góp vốn thành lập các cơ sở giáo dục của các nhàđầu tư trong nước chủ yếu được quy định chi tiết ở các bản quy chế, điều lệtương ứng với từng cấp học, bậc học Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nướcngoài chủ yếu chịu sự điều chỉnh của các quy định về hợp tác quốc tế trong LuậtGiáo dục và các văn bản hướng dẫn

Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư tronglĩnh vực giáo dục, không thể không kể đến những Điều ước quốc tế, những bảncam kết mà Việt Nam đã gia nhập Tiêu biểu nhất là Biểu cam kết cụ thể vềthương mại dịch vụ - là kết quả đàm phán quan trọng giữa Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam với các thành viên WTO và là phụ lục của Nghị định thư gianhập WTO của Việt Nam Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: cam kết chung,cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11ngành1 và 155 phân ngành2 dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàmphán trong đó có dịch vụ giáo dục

Trong Biểu cam kết, nội dung cam kết đối với dịch vụ giáo dục thể hiện mức

độ mở cửa thị trường đối với dịch vụ này và mức độ đối xử quốc gia dành chonhà cung cấp dịch vụ nước ngoài Trong đó có một vài điểm chú ý như: - Không

1 11 ngành dịch vụ được phân loại theo GATS gồm: 1) dịch vụ kinh doanh; 2) dịch vụ thông tin; 3) dịch vụ xây dựng; 4) dịch vụ phân phối; 5) dịch vụ giáo dục; 6) dịch vụ môi trường; 7) dịch vụ tài chính; 8) dịch vụ y tế; 9) dịch vụ du lịch; 10) dịch vụ văn hoá giải trí; 11) dịch vụ vận tải

2 Mỗi ngành trong số 11 ngành dịch vụ chia nhỏ thành các hoạt động dịch vụ cấu thành được gọi là các phân ngành dịch vụ Phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mình, mỗi ngành dịch vụ có thể có ít hay nhiều phân ngành dịch vụ

Trang 23

hạn chế trong tiếp cận thị trường đối với phương thức cung cấp dịch vụ thươngmại qua hiện diện của thể nhân, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập WTO chỉ chophép thành lập liên doanh; Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trongliên doanh; Kể từ 01/01/2009 cho phép thành lập cơ sở 100% vốn nhà đầu tưnước ngoài; Sau 3 năm gia nhập không hạn chế tiếp cận thị trường - Không hạnchế đối xử quốc gia đối với phương thức cung cấp dịch vụ thương mại qua hiệndiện của thể nhân, ngoại trừ : Giáo viên nước ngoài làm việc tại cơ sở đào tạo cóvốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phảiđược Bộ giáo dục và đào tạo của Việt Nam công nhận

Với những thỏa thuận như vậy, thể hiện chủ trương hội nhập sâu rộng củaViệt Nam đối với thị trường thế giới trong lĩnh vực giáo dục Mục tiêu củachúng ta chính là để chất lượng giáo dục được nâng cao ngang tầm với khu vực

và thế giới, kết quả của giáo dục đào tạo phải được quốc tế công nhận ngoài racòn là sự tiếp thu, vận dụng thành tựu giáo dục của nước ngoài, mang lại nhữnglợi ích lâu dài và vô giá cho đất nước

Từ quan điểm quản lí kinh tế bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu đảm bảoquyền tự do và bình đẳng trong đầu tư kinh doanh, mở rộng quyền đầu tư chocác chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, pháp luật về đầu tư trong lĩnh vựcgiáo dục không ngừng phát triển và hoàn thiện Luật đầu tư 2005 ra đời và việcban hành Giáo dục 2005 là một bước tiến lớn sự phát triển của pháp luật đầu tưtrong lĩnh vực giáo dục, tạo lập cơ sở pháp lí bình đẳng, thống nhất trongkhuyến khích và bảo đảm đầu tư ở Việt Nam, thu hẹp khoảng cách với thông lệ

và pháp luật thế giới

Trang 24

Chương 2 Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư

trong lĩnh vực giáo dục

3 Chủ thể của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Quan hệ đầu tư nói chung cũng như quan hệ đầu tư trong lĩnh vực giáo dụcđều có tính xác định về cơ cấu chủ thể Pháp luật quy định những chủ thể đượctham gia quan hệ pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục xuất phát từ tính chấtcủa hoạt động đầu tư, để bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và của toàn xã hội.Các chủ thể đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia quan

hệ đầu tư được coi là có năng lực pháp luật chủ thể pháp luật đầu tư Hai nhómchủ thể cơ bản của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục gồm nhà đầu tư và

cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư

3.1 Nhà đầu tư

Theo quy định chung về đầu tư, trước đây chủ thể của quan hệ đầu tư đượcquy định khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu nước ngoài, đồng thời chủ thểcủa quan hệ đầu tư được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau Khi Luậtđầu tư 2005 ra đời đã mở rộng chủ thể của quan hệ đầu tư và quy định thốngnhất về chủ thể của quan hệ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Theokhoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư được hiểu là tổ chức cá nhân,thựchiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: Doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác

xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật đầu tư có hiệu lực; hộ kinh doanh,

cá nhân; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;người nước ngoài thường trú ở Việt Nam và các tổ chức khác theo quy định củapháp luật Việt Nam

Quy định về nhà đầu tư theo Luật đầu tư năm 2005 thể hiện quan điểm khôngphân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu, các thành phầnkinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư Đây là cơ sở quan

Trang 25

trọng đảm bảo quyền tự do và bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầubảo đảm và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 13 Luật giáo dục quy định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục” Đó là những quy định chung nhất trong Luật giáo dục, cho

chúng ta một cái nhìn tổng quát về các nhà đầu tư Cùng với đó, tại Mục 2,Chương VII – Đầu tư cho giáo dục, Luật Giáo dục cũng quy định về đầu tư chogiáo dục của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài Văn bản Luật chỉ dừnglại ở quy định chung chung, chưa chỉ rõ tổ chức, cá nhân trong nước và nướcngoài gồm những đối tượng cụ thể nào Trong các văn bản dưới luật, đã chỉ rõphạm vi chủ thể, chỉ rõ đối tượng là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nướcngoài Theo Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT-BKH&ĐT hướng dẫn Nghị định06/2000/NĐ-CP về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khámchữa bệnh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, phạm vi nhà đầu tư đượcquy định như sau:

- Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Cơ sở giáo dục nước ngoài; tổ chức

kinh tế, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài Trong đó cóthể hiểu như sau:

+ Cơ sở giáo dục nước ngoài là cơ sở giáo dục được thành lập theo pháp luậtnước ngoài;

+ Tổ chức kinh tế nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập theo phápluật nước ngoài;

+ Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người

có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch;

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam vàngười gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3– Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của BộLuật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài)

Trang 26

- Nhà đầu tư trong nước bao gồm:

+ Cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Đơn vị sự nghiệp có chức năng đào tạo;

+ Tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanhnghiệp; Doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhànước; Doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệpthuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Hợp tác xã được thành lậptheo Luật hợp tác xã Riêng các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanhnghiệp nhà nước 2003; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2000thì áp dụng theo quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanhnghiệp 2005 sau khi Luật này có hiệu lực

Như vậy, pháp luật ghi nhận khá cụ thể các chủ thể đầu tư trong lĩnh vựcgiáo dục Tuy nhiên các văn bản này đã ban hành khá nhiều năm về trước nên cónhững quy định không còn phù hợp với các quy định hiện hành, gây khó khăncho việc đối chiếu và áp dụng, nếu không có sự liên kết và đối chiếu với phápluật hiện hành thì sẽ là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lýnhà nước

3.2 Cơ quan quản lí nhà nước

Nhóm chủ thể thứ hai trong các chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật đầu tư

là cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư Đây là chủ thể thực hiện chức năng quản

lí nhà nước về đầu tư, bao gồm các cơ quan nhà nước khác nhau, với sự phâncông, phân cấp về thẩm quyền quản lí cho từng cơ quan một cách phù hợp Theoquy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm quản lí nhà nước về đầu tư đượcphân cấp như sau:

- Chính Phủ thống nhất quản lí nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản línhà nước về hoạt động đầu tư;

Trang 27

- Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực giáo dục màmình phụ trách;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiệnquản lí nhà nước về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục;

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lí nhà nước về đầu tư trên địabàn theo phân cấp của Chính phủ

4 Điều kiện đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Đây có thể coi là nội dung cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tất cả các vấn đềcủa pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục Một trong những điểm đặc thùcủa hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đó là “điều kiện đầu tư” Điều 29

Luật Đầu tư 2005 quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện , trong đó có “Phát triển sự nghiệp giáo dục” (Điểm h – Khoản 1)

Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi nghiên cứu của khóaluận bao gồm điều kiện đối với nhà đầu tư; hình thức đầu tư; thành lập tổ chứckinh tế; điều kiện về vốn và cơ sở vật chất; điều kiện về chương trình giáo dục,

mở cửa thị trường đối với đầu tư nước ngoài và rất nhiều điều kiện khác nữa.Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện đầu tư trong giáo dục theo hướngphân chia chủ thể đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

về hình thức đầu tư Pháp luật quy định về điều kiện đầu tư căn cứ vào thực tếhoạt động đầu tư và cam kết quốc tế trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên

- Điều kiện chung: Giáo dục đào tạo là lĩnh vực đầu tư có điều kiện Đối vớinhững dự án đầu tư có điều kiện thì thủ tục đầu tư phức tạp hơn Cùng một sốvốn đầu tư nhưng nếu là dự án đầu tư có điều kiện thì sẽ phải trải qua thủ tụcthẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư Do tính chất phức tạp của dự ánnên muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư phải giải trình điều kiện cần đápứng, theo quy trình và thủ tục chặt chẽ Thêm vào đó, cần tuân thủ những quyđịnh về nhà đầu tư theo quy định chung về đầu tư Điều kiện tiếp nhận đầu tư

Trang 28

nước ngoài phải đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia, không xâm phạm vănhóa, thuần phong mĩ tục, không vi phạm điều cấm của pháp luật trong nước vàluật pháp quốc tế Đó là những điều kiện chung, còn riêng đối với đầu tư tronglĩnh vực giáo dục, điều kiện đầu tư phân theo hai nhóm chủ thể đầu tư:

Điều kiện đối với các nhà đầu tư trong nước

Căn cứ vào điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dụcngoài công lập, điều kiện đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân như sau:

+ Thứ nhất, điều kiện về chủ thể:

Nhà đầu tư trong nước gồm tổ chức cá nhân đủ năng lực chủ thể Tất cả cácvăn bản pháp luật đều không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước.Chính vì vậy có thể hiểu rằng, một chủ thể muốn được sử dụng nguồn vốn củamình để tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thì nếu là cá nhân,phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ; là tổ chức thì phải đượcthành lập hợp pháp

Tuy nhiên, khi nghiên cứu một số văn bản, ví dụ như Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg về điều lệ trường đại học tư thục, tổ chức cá nhân tham gia góp vốnđiều lệ thành lập trường Đại học tư thục ít nhất gồm 3 thành viên, trong đó mỗithành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, caođẳng tư thục và mức vốn góp tại mỗi trường tối đa là 51% so với vốn điều lệ củatrường đó Tuy không quy định cụ thể điều kiện của các thành viên góp vốnnhưng tại mỗi cơ sở giáo dục có vốn đầu tư ngoài quốc doanh, trong quy chếthành lập và hoạt động đều quy định điều kiện người đứng đầu tổ chức đại diệnduy nhất quyền sở hữu của cơ sở giáo dục (là Hội đồng quản trị nếu cơ sở giáodục có từ hai thành viên góp vốn trở lên) Đối tượng tham gia hội đồng quản trị

là những người có vốn xây dựng trường Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồngquản trị bầu trong số thành viên hội đồng Tùy thuộc vào hình thức thành lập cơ

sở giáo dục, tùy từng bậc học mà pháp luật quy định khác nhau về điều kiện để

có thể được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị cơ sở giáo dục Ví dụ đối với cơ

sở giáo dục mầm non tư thục: “Người có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng trung

Trang 29

cấp chuyên nghiệp trở lên, có đủ sức khỏe, khi được để cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất 30 ngày hoặc bồi dưỡng cán bộ quản lí” hoặc “Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu của Hội đồng Quản trị; do Hội đồng Quản trị bầu và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng Quản trị ít nhất phải

có bằng đại học trở lên” (đối với trường đại học tư thục) Như vậy, tuy không

trực tiếp quy định điều kiện chủ thể góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở giáo dụcngoài nhà nước nhưng thiết nghĩ, để một cơ sở giáo dục ngoài công lập ra đời thìtrong số những thành viên góp vốn phải có ít nhất một người đáp ứng được cácđiều kiện trên đây để có được chức danh “Chủ tịch hội đồng quản trị” của cơ sở

giáo dục đó

+ Thứ hai, điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập

Các quy định về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập được chứađựng trong các văn bản Quy chế, Điều lệ cơ sở giáo dục theo từng cấp học Ví

dụ Điều lệ trường đại học tư thục (Ban hành kèm quyết định số TTg); Quy chế trường đại học dân lập (ban hành kèm Quyết định số86/2000/QĐ-TTg); Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (banhành kèm quyết định số 41/2008/QĐ-BGD&ĐT)

61/2009/QĐ-Theo các quy định này thì điều kiện để thành lập một cơ sở giáo dục ngoàicông lập nhìn chung vẫn phải phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước; chương trình đàotạo phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước; đủ tiêu chuẩn về diện tích,khuôn viên, đội ngũ giáo viên và số lượng người học… Điều kiện cụ thể tươngứng với từng loại hình cơ sở giáo dục

Nếu là cơ sở giáo dục mầm non tư thục thì điều kiện thành lập ngoài các điều

kiện chung như trên còn có điều kiện như: “có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

có đủ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu…”.

Trang 30

Điều kiện về cơ sở vật chất cũng được quy định chi tiết về việc đặt nhàtrường phù hợp quy hoạch chung của khu dân cư, thuận lợi cho trẻ em đếntrường, đảm bảo an toàn về sinh, có tường bao ngăn cách khuôn viên với bênngoài, công trình xây dựng phải đạt tiêu chuẩn về quy cách thiết kế, an toàn, đápứng nhu cầu nuôi dướng giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo quy định về phòng cháychữa cháy, đảm bảo điều kiện cho trẻ khuyết tật sử dụng, phòng học, phòng sinhhoạt chung phải có diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho 1 trẻ, đủ ánh sáng cócác thiết bị tối thiểu cho trẻ và giáo viên, có khu vệ sinh, nhà bếp và khối phòngkhác cho nhu cầu hoạt động của nhà trường, có sân vườn v.v…

Điều kiện đối với giáo viên được quy định như sau: là công dân Việt Nam;chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước; có phẩmchất đạo đức tốt, yêu thương và tôn trọng trẻ em; sức khỏe tốt, không mắc bệnhtruyền nhiễm; giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đốivới những đó bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồidưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày Người nuôi dạy trẻ ở nhóm trẻ, lớpmẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp vớitrẻ bằng tiếng dân tộc Đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáođược thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, ngườinuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3tháng do cơ quan quản lí giáo dục địa phương tổ chức Điều đó phải được ghi cụthể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Nếu là cơ sở giáo dục đại học dân lập, điều kiện thành lập như sau:

“1 Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học

và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

2 Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.

3 Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất

kỹ thuật, vốn.

Trang 31

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này”.

Nếu là cơ sở giáo dục đại học tư thục, điều kiện xây dựng trường là ngoàinhững điều kiện chung như phù hợp với quy hoạch mạng lưới, có dự án, có mụctiêu, nội dung, quy mô đào tạo phù hợp nhu cầu và mục tiêu phát triển chung củađất nước; được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận… thì còn phải đáp ứng nhữngđiều kiện cụ thể như:

“…Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không quá 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu; 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế – quản trị kinh doanh…”.

“… Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha; thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25 m 2 /1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy

mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.

Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường…”.

“… Vốn điều lệ chỉ để dành riêng đầu tư xây dựng trường, không kể giá trị

về đất đai, phải có tối thiểu là 50 tỷ VNĐ được góp bằng các nguồn vốn hợp pháp…”.

Có thể nói, điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục ngoài quốc lập được quyđịnh khá chi tiết, quy định riêng cho từng cấp học, bậc học một cách hợp lí đểcung cấp cho người học môi trường tốt nhất

Điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 32

+ Thứ nhất,điều kiện về chủ thể:

Nhà đầu tư nước ngoài được quy định bao gồm: Cơ sở giáo dục nước ngoài;

tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Luật quy định về điều kiện quy định đối với các nhà đầu tư như sau:

- Nhà đầu tư là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân và được xác nhậncủa cơ quan chính quyền sở tại (đối với pháp nhân phải có giấy chứng nhậnthành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và các hồ sơ pháp lí liênquan đối với cá nhân phải hợp pháp hóa Lãnh sự các giấy tờ liên quan) Các vănbản xác nhận của cơ quan nước ngoài cấp cho nhà đầu tư phải được hợp pháphóa tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự củaViệt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là mộtbên kí kết có quy định khác

- Có dự án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạchmạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam đã được phê duyệt của Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt cơ sở đồng

ý bằng văn bản Trong trường hợp dự án xin đầu tư để đào tạo ở các trình độ caođẳng, đại học chưa có trong quy hoạch mạng lưới thì Bộ kế hoạch và đầu tư và

Bộ giáo dục và đào tạo sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướngChính phủ xem xét quyết định

- Có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư (có văn bản xác nhậncủa cơ quan có trách nhiệm, ngân hàng báo cáo kiểm toán tài chính của 02 nămliền kề gần nhất)

- Có đủ các điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, cơ sở vậtchất phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo

Việc quy định cụ thể điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài là vô cùngquan trọng Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sự nghiệpgiáo dục tuy nhiên cũng phải đặt ra những tiêu chí để chọn lọc nhà đầu tư,không làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội và văn hóa dân tộc

+ Thứ hai, điều kiện về vốn và cơ sở vật chất:

Trang 33

Theo quy định tại Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT-BKH&ĐT, nhà đầu tưnước ngoài muốn góp vốn thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam phải đáp ứngnhững điều kiện sau về vốn đầu tư và cơ sở vật chất:

- Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là các

cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tại Việt Nam phải có suấtđầu tư tối thiểu 1000USD/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)

Số lượng người học được sử dụng để tính toán theo quy mô người học tại thờiđiểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợpvới quy mô dự kiến của từng giai đoạn

- Dự án xin thành lập mới cơ sở đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam phải có suấtđầu tư tối thiểu 700USD/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất) Sốlượng học viên được sử dụng để tính toán theo số lượng học viên quy đổi toànphần thời gian tại thời điểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án

- Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài làtrường trung học chuyên nghiệp phải có suất đầu tư tối thiểu 3500USD/học sinh(không bao gồm chi phí sử dụng đất) Số lượng học sinh được sử dụng để tínhtoán theo quy mô học sinh quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm của phân kìđầu tư cuối cùng của dự án Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dựkiến của từng giai đoạn

- Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài làtrường cao đẳng, trường đại học (hoặc chi nhánh của các trường cao đẳng,trường đại học nước ngoài tại Việt Nam) phải có suất đầu tư tối thiểu là7000USD/sinh viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất) Số lượng sinh viênđược sử dụng để tính toán theo quy mô sinh viên quy đổi toàn phần thời gian tạithời điểm của phân kì đầu tư cuối cùng của dự án, kế hoạch vốn đầu tư phải phùhợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn

- Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vậtchất mới chỉ thuê lại hoặc bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có đểtriển khai hoạt động thì mức đầu tư tối thiểu phải đạt 60% các mức quy định tại

Trang 34

điều kiện về vốn nêu trên Việc thuê lại cơ sở vật chất để hoạt động không kéodài quá 5 năm đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo ở cáctrình độ cao đẳng và đại học (bao gồm cả chi nhánh của cơ sở giáo dục có vốnnước ngoài)

- Đối với những dự án liên doanh Hợp đồng hợp tác liên doanh kinh doanhgiữa một bên đối tác nước ngoài và bên đối tác Việt Nam là các cơ sở giáo dụctương ứng với trình độ mà cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép đểđào tạo và giảng dạy thì suất đầu tư tối thiểu sẽ được xem xét cụ thể theo dự ánđược xây dựng bởi các nhà đầu tư

- Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đăng kí hoạt động trên 20 năm tại ViệtNam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, trung tâm và được

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng ý bằng văn bản vềviệc cấp đất hoặc cho thuê đất để tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở giai đoạn đầutối đa là 5 năm các cơ sở này phải có hợp đồng (hoặc thỏa thuận nguyên tắc)thuê cơ sở ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và đảm bảo việc đầu tư cơ sởvật chất theo đúng tiến độ của dự án

- Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng kí hoạt động dưới 20năm và không xây dựng cơ sở riêng thì phải có hợp đồng hoặc nguyên tắc thuêtrường, lớp, nhà xưởng các diện tích phù hợp và ổn định trong thời gian tối thiểu

là 5 năm

- Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

ở bậc phổ thông như: Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị đồdùng giảng dạy; Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy tối thiểu ở mức bìnhquân 3m2/ học sinh tính theo số học sinh có mặt trong buổi học; Có văn phònghiệu bộ, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp; Có phòng học tiếng, thư viện,phòng thí nghiệm (đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông), tối thiểuphải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3978/1984; Có phòng tập thể dục đanăng, sân chơi cho học sinh; Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với

Trang 35

quy mô của cơ sở Tối thiểu phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3907/1984; Có nhà ăn phòng nghỉ trưa nếu thực hiện chế độ học cả ngày.

- Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nướcngoài đạo tạo ngắn hạn: Có các phòng học về ánh sáng, thiết bị, bàn ghế; Códiện tích dùng cho học tập, giảng dạy tối thiểu ở mực bình quân 2m2/người họctính theo số người có mặt trong một ca học; Có văn phòng của ban giám đốc,phòng giáo viên, thư viện; Có phòng máy tính, phòng học tiếng, phòng học thựchành, phòng thí nghiệm phù hợp với các ngành đạo tạo đã đã đăng kí; Có cácthiết bị cần thiết phục vụ cho công tác quản lí và phục vụ giảng dạy

- Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

là các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Khu tập thể, thựchành và các cơ sở nghiên cứu khoa học phải đảm bảo có diện tích dùng cho họctập tối thiểu ở mức bình quân 7m2/ người học; bao gồm: các giảng đường phùhợp với quy mô; các phòng thí nghiệm, phòng thực hành đủ thiết bị theo yêu cầucủa ngành đào tạo; thư viên (thư viện truyền thống và thư viện điện tử); cácphòng học tiếng; phòng máy tính có kết nối internet; Có khu thể dục thể thao(sân vận động hoặc phòng tập thể dục – thể thao cho sinh viên); Có khu côngtrình kĩ thuật bao gồm: trạm bơm nước, trạm biện thế, xưởng sửa chữa, kho tàng

và nhà để xe ôtô, xe máy, xe đạp; Có phòng cho lãnh đạo trường, phòng chogiảng viên, giáo viên, phòng họp diện tích làm việc cho các bộ phận quản lí khácthuộc cơ sở…

Trên đây là đầy đủ những điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất mà các

dự án đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo có vốn nước ngoài phải đáp ứng

+ Thứ ba, điều kiện về chương trình và nội dung giảng dạy

Đây là nội dung đặc biệt quan trọng mà cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nướcngoài phải tuân thủ Chương trình và nội dung giảng dạy phải được thiết kế saocho phù hợp với mục tiêu của dự án đầu tư đã được phê duyệt đối với cấp học,bậc học, trình độ đào tạo, không có nội dung truyền bá tôn giáo và không tráivới pháp luật Việt Nam

Ngày đăng: 03/04/2013, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w