Tình hình thực hiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục (Trang 56 - 59)

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư tro ng lĩnh vực giáo dục

1.10. Tình hình thực hiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, thực hiện các quy định về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực và việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Kết quả thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, thực hiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục được đánh giá trên các mặt sau:

- Nguồn vốn huy động từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và đầu tư nước ngoài từng bước tăng lên. Trong năm 2007, số vốn này chiếm khoảng 25% tổng chi phí học tập của xã hội.

- Theo “Thống kê giáo dục 2009” do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành, các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển. Năm học 2007-2008, cả nước có gần 6000 cơ sở giáo dục mầm non, 95 trường tiểu học, 33 trường trung học cơ sở, 651 trường trung học phổ thông, 308 cơ sở dạy nghề, 72 trường trung cấp chuyên nghiệp và 64 trường cao đẳng đại học là các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Năm 2008-2009, cả nước có gần 6000 cơ sở giáo dục mầm non (tăng 57 cơ sở so với năm 2007-2008); 94 trường tiểu học, 34 trường trung học cơ sở; 457 trường trung học phổ thông; 83 trường trung cấp chuyên nghiệp; 29 trường cao đẳng và 45 trường đại học ngoài công lập.

- Số học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng tăng. Năm 2007-2008, tỉ lệ học sinh sinh viên ngoài công lập là 15,6%, trong đó tỉ lệ học sinh phổ thông là 9%, học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 18,2%; học nghề là 31,2%, sinh viên cao đẳng, đại học là 11,8%. Năm học 2008-2009, số học sinh tiểu học ngoài công lập là 40.402 h/s; số học sinh trung

học cơ sở là 60.124 h/s; số học sinh trung học phổ thông là 627.217 h/s; số sinh viên cao đẳng à 66.837 s/v; số sinh viên đại học là 151.352 s/v. (số liệu theo Thông kê giáo dục 2009)

- Thực hiện các quy định của Luật Giáo dục 2005 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục trong năm 2007, 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ kí hoặc kí theo thẩm quyền gần 40 văn bản gồm các hiệp định, thỏa thuận, chương trình hợp tác về giáo dục với các nước và các tổ chức quốc tế như: UNICEF, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ănggola, Niu-di-lan, Lào, Bắc Ai-len, Mô- dăm-bích,Hung-ga-ry, Ôx-trây-li-a, Nhật Bản, Ru-ma-ni, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Ru-an-da, Cộng hòa Áo, Hoa Kì, Hàn Quốc, Vê-nê-duê-la… Được sự đồng ý về nguyên tắc của Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo đã cho phép thực hiện 17 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và đối tác nước ngoài, thành lập một cơ sở giáo dục độc lập. Các hoạt động hợp tác thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2008-2015 với định hướng chính như: Triển khai kế hoạch đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài với các nước đối tác như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Áo, Hà Lan, Bắc Âu, Nga, Trung Quốc, Canada…

Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có những vướng mắc trong các quy định pháp luật giữa Luật giáo dục và Luật đầu tư nên việc ban hành các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, cũng như thực hiện pháp luật còn chưa đạt được những yêu cầu đặt ra. Các quy định của Luật giáo dục về khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục, khuyến khích hợp tác giáo dục với nước ngoài chậm được cụ thể hóa. Chính vì vậy, trong công tác quản lí, điều hành và xử lí các tình huống thực tiễn đã gặp không ít khó khăn như thiếu căn cứ pháp lí để quản lí các loại hình đầu tư cho giáo dục, việc quản lí du học, hợp tác đầu tư cho giáo dục còn nhiều sơ sài và chưa được quan tâm đúng mức, hợp tác quốc tế về chương trình và hoạt động giáo dục có yếu tố nước ngoài phụ thuộc thuần túy ở những quy định của Luật Đầu tư và khó cụ thể hóa trong ngành.

Những khó khăn, bất cập từ phía các quy định pháp luật như đang tồn tại như:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bằng pháp luật.

- Nhiều vấn đề bức xúc xung quanh hoạt động đầu tư còn chưa được điều chỉnh, nhiều khái niệm thực tế đã không còn sử dụng nữa nhưng vẫn tồn tại trong các văn bản cũ, đang còn hiệu lực nên rất khó áp dụng

- Hệ thống pháp luật chưa có sự phát triển cân đối giữa các pháp luật về đầu tư và pháp luật về giáo dục. Còn nhiều phân biệt đối xử với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức đầu tư còn hạn chế, giảm khả năng thu hút đầu tư.

- Nhiều nội dung trong các nghị quyết của Đảng về đổi mới kinh tế - xã hội chậm được thể chế hóa. Nội dung của pháp luật trên một số lĩnh vực còn ẩn chứa tư duy bao cấp, chưa thực sự chuyển hẳn sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vẫn tồn tại cơ chế “xin – cho” trong việc thực hiện nhu cầu đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Trong Luật tồn tại không ít quy định mang tính chất khung. Nhiều vấn đề cụ thể, thậm chí cả những vấn đề thuộc tầm chính sách hoặc liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư cũng dành cho văn bản dưới luật quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành. Dẫn đến tình trạng rải rác, manh mún, khó tra cứu và khó áp dụng.

- Tiến độ xây dựng văn bản luật còn chậm so với đòi hỏi của cuộc sống. Các văn bản không theo kịp nhau, không theo kịp phát triển chung khi hòa nhập thị trường quốc tế. Có tình trạng vấn đề dễ, soạn thảo nhanh thì thông qua trước; vấn đề rất bức xúc nhưng khó thì để lại sau mà không có các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ tích cực cho việc soạn thảo. Việc lấy ý kiến, kiến nghị, góp ý lúc thì kéo dài, lúc thì gấp gáp nặng về hình thức.

Sở dĩ còn những yếu kém, bất cập nói trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến như: Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ xuất phát điểm là một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, kém phát triển, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài, đồng thời duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Tư duy cũ còn ảnh hưởng rất nặng nề, chủ trương xã hội hóa giáo dục có từ lâu nhưng còn dè dặt khi huy động các nguồn lực đầu tư, còn phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư có vốn nước ngoài, còn nặng tư tưởng bao cấp về giáo dục đào tạo và định kiến với “thương mại hóa”. Vì thế, nội dung của pháp luật chưa theo kịp, thậm chí còn lạc hậu hơn nhiều so với thực tiễn. Chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện pháp luật hằng năm hoặc cả nhiệm kỳ chưa dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn xác thực do chưa có một chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật chỉ đạo. Những yếu tố đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quy trình xây dựng văn bản pháp luật tuy đã có một số tiến bộ nhưng nhìn chung, việc đổi mới còn chậm, nhất là giai đoạn chuẩn bị dự án cũng như hoạt động thẩm tra từ phía Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Để khắc phục những thiếu sót, bất cập của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần tập trung theo những định hướng sau đây:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w