Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục (Trang 61 - 67)

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư tro ng lĩnh vực giáo dục

1.12.2. Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

1.12.1. Giải pháp kĩ thuật chung:

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp theo hướng xác định rõ nội dung, thẩm quyền quản lý vĩ mô của Chính phủ và thẩm quyền quản lý nhà nước của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Chính phủ tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về kinh tế - xã hội bằng pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật; xác lập cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý. Các Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ kế hoạch và đầu tư, các cơ quan ngang bộ tập trung vào việc xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch, thực hiện quản lý bằng pháp luật đối với lĩnh vực được phân công và chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đó. Luật hóa việc phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên của Chính phủ.

- Tăng cường xã hội hóa giáo dục bằng pháp luật.

1.12.2. Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. dục.

- Sớm đưa Luật giáo dục sửa đổi bổ sung 2009 vào thực tế. Luật Giáo dục 2005 được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho tổ chức hoạt động giáo dục. Trong quá trình thực hiện Luật giáo dục 2005 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực tuy nhiên trong quá trình triển khai đã nảy sinh một số điểm chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn, cần phải được sửa đổi bổ sung, tiếp tục hoàn thiện tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn. Thêm vào đó, bối cảnhViệt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ

kinh tế thế giới khiến nhu cầu sửa đổi bổ sung Luật giáo dục ngày càng cấp thiết. Một nội dung quan trọng được ghi nhận ở Luật giáo dục 2009 là “Đầu tư cho giáo dục”. Luật giáo dục mới đã mở rộng quan điểm, coi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư cho giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù, thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư”. (Điều 13). Trong Tờ trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã thuyết minh như sau: “Giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt, được quy định trong Luật đầu tư, là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư. Việc sửa đổi, bổ sung Điều 13 – Đầu tư cho giáo dục nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Luật giáo dục với Luật đầu tư, tạo cơ sở cho việc xây dựng các văn bản dưới luật theo hướng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo hệ thống pháp luật chuyên ngành, phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư: “Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của Luật đó”. Quy định về đầu tư cho giáo dục của Luật giáo dục được hoàn thiện sẽ là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

- Dành cho đầu tư phát triển giáo dục nhiều ưu đãi hơn nữa. Ưu đãi là vấn đề nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Dành cho họ những ưu đãi thích đáng sẽ thu hút được đáng kể nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Ưu đãi được hi vọng nhiều nhất là ưu đãi về đất đai.Ông Nguyễn Việt Hồng, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng: hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư thành lập mới các trường đại học gặp nhiều vướng mắc, như không có đất để triển khai hoặc khi được giao đất lại gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng. Vì vậy cần có những quy định rõ ràng, thông thoáng hơn nữa cho nhà đầu tư được tiếp cận với chính sách ưu đãi về đất đai.

Ưu đãi về thuế cũng rất được quan tâm. Các quy định ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa công bằng và chưa khuyến khích các hoạt động xã hội hóa. Các cơ sở tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa theo quy

định của Luật Doanh nghiệp thì phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%; không được hưởng mức thuế 10% như quy định tại nghị định của Chính phủ. Chính vì vậy cần xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các trường ngoài công lập; các tổ chức, các trung tâm thuộc các trường đại học thực hiện liên kết đào tạo, các cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các trường tự chủ 100% kinh phí hoạt động. Theo đề xuất của các nhà quản lí thì nên thực hiện chính sách miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế; giảm 50% thuế thu nhập trong 5 năm tiếp theo với mức thuế là 10%. Chính sách thuế áp dụng chung, không phân biệt công lập và ngoài công lập.Theo ý kiến cá nhân em, khi mở rộng ưu đãi cho các nhà đầu tư, không nên phân biệt hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư mà nên căn cứ vào “hiệu quả đầu tư”. Cho đến khi hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mang lại những lợi ích cho nhà đầu tư, cho toàn xã hội thì đó sẽ là căn cứ hợp lí nhất để dành cho họ những ưu đãi và khuyến khích. Còn những ưu đãi ban đầu thì giải quyết được mục tiêu thu hút đầu tư chứ chưa chắc mang lại nhiều lợi ích nhất cho cả nhà đầu tư và cho sự phát triển chung của xã hội.

- Về chủ thể đầu tư, cần quy định cụ thể vể điều kiện của chủ thể được thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Thêm vào đó là nguồn gốc của vốn đầu tư. Mặc dù không tránh được việc “rửa tiền” khi đầu tư vào giáo dục bởi vốn trên thị trường lưu thông khá tự do và chưa có điều kiện cụ thể về việc “thanh lọc” nguồn vốn đầu tư. Giải pháp là phải thành lập một ngân hàng theo hình thức tín dụng cho giáo dục, không nên để những chủ thể chỉ cần có tiền là có thể tham gia hoạt động đầu tư nhạy cảm này được. Cũng có chủ thể không có khả năng tài chính nhưng có trình độ, có năng lực chuyên môn và cao hơn cả là tâm huyết với sự nghiệp phát triển giáo dục. Những chủ thể này không thể tham gia hoạt động đầu tư vì hiện nay, quan niệm đầu tư trong mọi lĩnh vực là bỏ ra những nguồn lực vật chất. Thực trạng người có tiền thì cứ đầu tư nhưng không có tâm dẫn đến chạy theo lợi nhuận mà lơ là chất lượng giáo dục, ngược lại những người có “tâm” lại không thể góp cái vô hình đó vào hoạt động đầu tư

trong lĩnh vực giáo dục được. Chính vì vậy cần bổ sung thêm những hình thức đầu tư sao cho tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục đào tạo.

- Đặt ra những tiêu chuẩn để xếp hạng chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, vinh danh những cơ sở giáo dục chất lượng cao nhằm khuyến khích đầu tư vào chất lượng giáo dục. Mọi hoạt động đầu tư đều vì mục tiêu sinh lợi nhưng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đặc thù ở chỗ nó là hoạt động mang lại cho xã hội những giá trị quý báu, sản phẩm của giáo dục chúng ta có thể thừa hưởng lâu dài và sản sinh những giá trị vật chất và tinh thần khác. Vì vậy cần kích thích chất lượng giáo dục, bằng chính sách cho nhà đầu tư nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đào tạo. Khi một cơ sở đào tạo có chất lượng giáo dục được xã hội công nhận, được vinh danh xứng đáng thì sẽ là “thương hiệu” và ngày càng thu hút người học, càng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tâm lí thực dụng của con người là luôn tìm cho mình những dịch vụ tốt nhất, chấp nhận chi phí để hưởng thụ những sản phẩm có chất lượng cao. Người học cũng vậy, cũng tìm đến những môi trường giáo dục tốt. Vì thế cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích thích hợp, cho phép cơ sở giáo dục có quyền “tự trị”, “tự chủ” và có những đánh giá xếp hạng xứng đáng để nhà đầu tư không chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà còn phải chăm lo cho chất lượng và uy tín của cơ sở giáo dục.

- Cần xây dựng một môi trường đầu tư bình đẳng, hạn chế tối đa sự phân biệt nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo môi trường bình đẳng cho cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, pháp luật cần có những quy định có tầm nhìn xa và ổn định bởi hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục có thời hạn kéo dài, nếu chính sách không ổn định sẽ khiến cho nhà đầu tư không an tâm khi bỏ ra nguồn vốn lớn đầu tư cho giáo dục.

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, hết

sức cấp thiết nhưng cũng rất khó khăn, đòi hỏi chúng ta ngay từ bây giờ phải tập trung nguồn lực, công sức, trí tuệ để khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự cố gắng, nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan, với sự tham gia đóng góp tích cực, thường xuyên của các ngành, các cấp và của toàn dân, chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng Nhà nước ta sẽ có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi là cơ sở để chúng ta hoàn thành sự nghiệp phát triển giáo dục, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, “sánh vai” với các cường quốc năm châu, với bạn bè khu vực và quốc tế.

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù nên cần có sự điều chỉnh hợp lí của các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật phải được ban hành sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, kích thích thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư, và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục.

Luật Giáo dục và Luật Đầu tư cùng điều chỉnh quan hệ này phải có sự kết hợp nhịp nhàng, không chồng chéo, tạo cơ sở pháp lí ổn định để hoạt động đầu tư ngày càng phát triển. Phải làm sao để vừa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư lại vừa giữ được giá trị và sự trong sạch của môi trường giáo dục, hình thành một nền giáo dục nhiều màu sắc nhưng vẫn đảm bảo lợi ích người học, phát triển giáo dục đào tạo nước ta ngang tầm khu vực và quốc tế.

MỤC LỤC

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục...3 Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục...3 Chương 1. Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục...4 Chương 2. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục...24 Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục...56

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w