Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư tro ng lĩnh vực giáo dục
1.11. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục
lĩnh vực giáo dục
Một là, tập trung mọi nguồn lực, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật đủ về số lượng và đạt chất lượng cao để tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đều được điều chỉnh bằng pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật thực sự là phương tiện hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội; phục vụ việc phát triển nền giáo dục; đồng thời phục vụ việc chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất nội tại, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch và dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Các văn bản Luật phải quy định chi tiết, điều chỉnh hợp lí và là hình thức chủ yếu trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội, quyền, nghĩa vụ của công dân, mà không cần đợi nghị định, thông tư hướng dẫn, trừ một số nội dung chưa định hình thì trong luật quy định chung và giao Chính phủ hướng dẫn, sau một thời gian thực hiện phải kịp thời tổng kết, bổ sung quy định chi tiết ngay trong luật. Khắc phục cơ bản và tiến tới chấm dứt tình trạng mọi vấn để đều phải chờ văn bản hướng dẫn.
Ba là, cải cách cơ bản quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm vừa tăng về số lượng, vừa nâng cao chất lượng văn bản; phát huy dân chủ, huy động rộng rãi trí tuệ của các chuyên gia, các nhà quản lý, những người trực tiếp thi hành pháp luật. Ngôn ngữ pháp lý phải trong sáng, chính xác, thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện. Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Bốn là, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tạo ra động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hoàn thiện pháp luật góp phần cải thiện hệ thống giáo dục, đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu.
Năm là, hoàn thiện hệ thống văn bản đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các cam kết công nhận giáo dục là một ngành dịch vụ và mở cửa thị trường giáo dục với khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống pháp luật trong nước phải hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.
Dựa vào những định hướng nêu trên, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trong thời gian tới cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: