1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào

61 1,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 330,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra ngàycàng sâu sắc mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài Các quan hệ kinh tếquốc tế trở nên sôi động hơn bao giờ hết và có tác động to lớn đến sự phát triểncủa các quốc gia trên thế giới

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của nước CHDCND Lào đang trên đà pháttriển và nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới Tuy nhiên mộttrong những thách thức không nhỏ đối với Lào đó là có xuất phát điểm từ mộtnền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu Lào là một trong 20 nước kém phát triển trên thếgiới, người dân phần lớn cuộc sống gắn bó với nghề nông nghiệp Công nghiệpkém phát triển kéo theo trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển năng lựcthấp, nguồn lực con người có trình độ còn thiếu và yếu Để khắc phục nhữngkhó khăn hiện tại, thay đổi bộ mặt cuộc sống, CHDCND Lào cần hết sức nỗ lựctìm những hướng đi phù hợp với tình hình kinh tế của mình

Vì vậy trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, Chính phủ Lào chú trọng mốiquan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam - quốc gia có mối quan hệlịch sử gắn bó tốt đẹp, nước láng giềng có sự tương đồng về nhiều mặt như chínhtrị, kinh tế, xã hội, văn hoá Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, quá trình hoànthiện pháp luật của Việt Nam luôn là những kinh nghiệm quý đối với CHDCNDLào

Việt Nam đang thiết lập các quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại với nhiều

tổ chức kinh tế quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới, là thành viên mới nhất(thứ 150) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Từ nhiều năm nay, hệ thốngpháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư và kinhdoanh nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện trên lộ trình cải cách, điều chỉnhkịp thời cơ chế, chính sách, luật lệ của nước mình cho phù hợp “luật chơi” quốc tế,chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ vàkhoa học kỹ thuật Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật

Trang 2

đầu tư nói riêng là việc làm hết sức ý nghĩa đối với những sinh viên chuyên ngànhluật kinh tế, hơn nữa còn góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách,pháp luật đầu tư của Lào qua cái nhìn so sánh, qua những bài học kinh nghiệm quýbáu rút ra từ chặng đường phát triển pháp luật đầu tư ở Việt Nam.

Với cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào”.

2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việt Nam và Lào là những quốc gia từ trước đến nay có quan hệ rất khăngkhít trên nhiều lĩnh vực.Trong bối cảnh lịch sử tương tự nhau, việc hoạch địnhchính sách, thể chế hoá đường lối của Đảng đi vào cuộc sống của một trong hainước đi trước sẽ là điều kiện thuận lợi để nước kia có nhiều cơ hội tìm hiểu, họchỏi và rút ra được những bài học kinh nghiệm Mục đích nghiên cứu của luậnvăn là tìm hiểu quá trình phát triển pháp luật đầu tư ở Việt Nam trong sự so sánhvới pháp luật đầu tư của Lào Đặc biệt luận văn chú trọng tìm ra phương hướng

và bài học kinh nghiệm trong thời gian tới để hoàn thiện và hệ thống hoá phápluật đầu tư ở Lào, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi thu hút các dự ánđầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này chủ yếu tập trung vào phân tíchquá trình ra đời, nội dung chủ yếu các đạo Luật Đầu tư nước ngoài, LuậtKhuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạtđộng đầu tư của Việt Nam và Lào được ban hành trong thời gian qua Vì vậyphạm vi nghiên cứu của luận văn là rất rộng lớn , việc dịch các văn bản phápluật của Lào sang tiếng Việt gặp không ít khó khăn về ngôn từ chuyên ngành,cho nên tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong khi phân tích, so sánh rấtmong sự động viên và thông cảm của thầy cô và bạn bè Những ý kiến đóng gópchân thành, những góp ý sửa chữa sẽ là động lực rất lớn để tác giả của luận văntiếp tục hoàn thiện và phát triển vấn đề này trong những lần nghiên cứu ở cấp độcao hơn

Trang 3

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhànước và pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản ViệtNam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình nghiên cứu đề tài,tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương phápduy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống Trong đó phương pháp chủ yếu là so sánh, phân tích tổng hợp

4 Những đóng góp mới và bố cục của luận văn

Luận văn phân tích thực trạng hệ thống pháp luật đầu tư ở Việt Nam vàLào Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật đầu tư ở Lào

Luận văn được thực hiện với quy trình, kết cấu, khối lượng phù hợp vớicác quy định chung của Nhà nước, ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cụcchính của luận văn bao gồm:

Chương I: Những vấn đề chung về Luật Đầu tư Việt Nam và pháp luật đầu tư Lào

Chương II: Những nội dung cơ bản trong pháp luật đầu tư Việt Nam và pháp luật đầu tư Lào – Nhìn từ góc độ so sánh

Chương III: Một số kinh nghiệm đạt được và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đầu tư của CHDCND Lào.

Trang 4

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆT NAM

VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO

1 Khái quát về pháp luật đầu tư của Việt Nam

1.1 Pháp luật đầu tư Việt Nam trước khi ban hành Luật Đầu tư chung

Từ năm 1945, sau khi giành được chính quyền, Đảng cộng sản Việt Namchủ trương “kháng chiến kiến quốc”, bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn

và kiến thiết Quốc gia trên nền tảng dân chủ Nhà nước Việt Nam đã hiện thựchoá bằng việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thuộccác thành phần kinh tế khác nhau Tuy nhiên pháp luật về đầu tư thời kỳ này thểhiện tính ổn định chưa cao, chưa có văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực Nhànước ban hành quy định về đầu tư

Trong thời kỳ Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nềnkinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần kinh tếchủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, pháp luật về đầu tư không thực

sự là phương tiện quan trọng nhất trong điều kiện kinh tế nói chung và hoạtđộng đầu tư nói riêng Về mặt pháp lý, hoạt động đầu tư của khu vực kinh tế tưnhân không được thừa nhận trong giai đoạn này

Hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam chỉ thực sự được quan tâmxây dựng trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đánh dấumột bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, với quy định pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Với quan điểm huy động tối đa nguồn lực để phát triển kinh tế,pháp luật về đầu tư của Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiệntheo hướng ngày càng đảm bảo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng cho cácnhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng VI năm 1986 về chuyển đổi hoạt độngcủa các đơn vị cơ sở kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ

Trang 5

nghĩa, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhànước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề đầu tưcủa Nhà nước vào doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện mới như: Nghị định số50/ HĐBT ban hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, Nghị dịnh số 27/HĐBT ban hành Điều lệ về liên hiệp xí nghiệp Với cơ chế thị trường, mà giaiđoạn đầu là kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, một yêu cầu có tính nguyên tắccăn bản là phải đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng trong đầu tư kinh doanh,trong đó nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải mở rộng quyền đầu tư cho các chủ thểthuộc mọi thành phần kinh tế Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định quan điểmquản lý kinh tế bằng pháp luật, vì vậy Nhà nước Việt Nam đã ban hành và từngbước xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật mới về đầu tư như: Luật Đầu tưnước ngoài năm 1987 (sửa đổi bổ sung và ban hành mới vào các năm 1990, 1992,

1996, 2000), Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (được thaythế bởi Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sau này là Luật Doanh nghiệp năm2005); Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 (được thay thế bởi Luật Doanhnghiệp Nhà nước năm 2003); Luật Hợp tác xã năm 1996 (đã được thay thế bởiLuật hợp tác xã năm 2003); Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (đã đượcthay thế bởi Luật sửa đổi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998); Nghịđịnh số 52/1999 NĐ - CP ngày 08/7/1999 ban hành kèm theo Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng Các văn bản pháp luật này cùng với các văn bản hướng dẫnthi hành và các văn bản pháp luật có liên quan, đã tạo thành một hệ thống phápluật về đầu tư với phương pháp, nội dung điều chỉnh mới, quy định các vấn đềpháp lý về đầu tư trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở các nguyên tắc cơ bảnnhư tự do, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh Điều này đã góp phần không nhỏvào việc tăng cường hiệu quả huy động vốn đầu tư trong thời gian qua

Đặc điểm nổi bật của hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam ở thời kỳnày là có sự phân chia thành hai lĩnh vực: Đầu tư trong nước và đầu tư nướcngoài để điều chỉnh Cụ thể như sau:

Trang 6

1.1.1 Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Cùng với chủ trương huy động tối đa nguồn lực trong nước, Đảng và Nhànước Việt Nam đồng thời thực hiện chính sách tăng cường hợp tác kinh tế quốc

tế Trong việc tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại, việc mở rộng thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài là một hướng ưu tiên quan trọng Điều lệ đầu tư banhành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 là văn bản pháp lý riêngbiệt đầu tiên được ban hành nhằm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Theo quy định tại điều 1 Điều lệ này, Chínhphủ Việt Nam “chấp thuận đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam vàcác bên cùng có lợi” Điều lệ đầu tư đã tạo ra một khung pháp lý ban đầu chohoạt động đầu tư nước ngoài, làm tiền đề cho những ý tưởng và là cơ sở chonhững bước cải cách sau này Tuy nhiên do Điều lệ đầu tư năm 1977 đã thể chếhoá chính sách quản lý kinh tế bao cấp nên còn thiếu các quy định cụ thể choviệc thi hành như các quy định về ngân hàng, quản lý ngoại hối, đất đai, laođộng, tài nguyên Do đó chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ, môi trường pháp

lý đồng bộ, có hiệu quả cao và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cũng như chohoạt động đầu tư nói chung Ngày 29/12/1987 tại kỳ họp thứ hai khoá VII,Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam Trong thời kỳ này, đầu tư nước ngoài được coi là biệnpháp quan trọng để mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới nhằm

“khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước”

để “đẩy mạnh xuất khẩu” Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đượcsoạn thảo trên nguyên tắc rút kinh nghiệm Điều lệ đầu tư năm 1977 xuất phát từthực tiễn của Việt Nam, có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm của các nước trênthế giới Các quy định của luật đã thể hiện vai trò, vị trí, tác dụng của việc đầu

tư nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân Ngay sau khi ra đời, Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã có ảnh hưởng mạnh tới việc xây dựnghoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế mới với nhiềuthành phần kinh tế Tuy nhiên qua một thời gian thực hiện, Luật Đầu tư nước

Trang 7

ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong việc thihành cũng như bản thân nội dung luật Cụ thể là với các đối tác trong nước Luậtmới chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, hạn chế vềkinh tế tư nhân Các văn bản dưới luật chưa được ban hành kịp thời Mặt khác,Luật ra đời vào thời điểm Việt Nam chưa có các đạo luật cơ bản về kinh tế, do

đó, môi trường pháp lý cho đầu tư nước ngoài nói chung còn tiềm ẩn của sựthiếu ổn định

Nhằm khắc phục hạn chế nêu trên ngày 30/6/1990 Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng “khuyến khích và tạo thêmđiều kiện thuận lợi” cho các dự án đầu tư nước ngoài Với những sửa đổi lầnnày, các quy định của luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nướcngoài đầu tư vào Việt Nam mà còn cho các đối tác trong nước được hưởngnhững điều kiện tương tự để mở rộng hợp tác với nước ngoài Vấn đề về “mọithành phần kinh tế” trong đó có kinh tế tư nhân lần đầu tiên được quy định mộtcách rõ nét: “Các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với

tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng bộ trưởngquy định” Luật cũng khẳng định chính sách của Nhà nước Việt Nam nhằm đápứng lợi ích của các bên Nhà nước Việt Nam không những đảm bảo an toàn chovốn đầu tư mà còn giảm thuế để bảo đảm lợi nhuận cho các nhà đấu tư khi tỷsuất của họ thấp hơn so với các xí nghiệp khác trong ngành, khuyến khích cácnhà đầu tư chuyển giao công nghệ tiên tiến và đầu tư số vốn lớn vào Việt Nam,khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu

Đến năm 1992, sau hai năm triển khai thực hiện Luật, nhiều vấn đề pháp

lý đã phát sinh, phần nào làm cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài Vì vậy để đạtđược mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra Việt Nam cần phải tiếp tục sửa đổi vàhoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài Thực hiện chủ trương nêu trên, ngày23/12/1992, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hànhluật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namnhằm mở rộng cho mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia hợp tác với nước

Trang 8

ngoài trong lĩnh vực đầu tư Trong lần sửa đổi này, vấn đề tư nhân tham gia hoạtđộng đầu tư với nước ngoài được nêu một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn và cótính khả thi hơn Bên Việt Nam là “một bên gồm một hoặc nhiều doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế” gồm:Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, cácdoanh nghiệp được thành lập theo luật Công ty, doanh nghiệp tư nhân đượcthành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992 đã bổ sung một số hìnhthức đầu tư nước ngoài mới, hình thức khu chế xuất và hợp đồng xây dựng –kinh doanh – chuyển giao Đồng thời, Luật cũng khẳng định rằng, trong trườnghợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi íchcủa các bên tham gia hợp tác đầu tư thì Nhà nước Việt Nam sẽ “có biện phápgiải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư”

Năm 1996, khi Việt Nam bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống pháp luật về đầu tưnước ngoài đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục Mặt khác, cùng với quátrình xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ, từ năm 1994, một số luậtmới lần lượt được ban hành, trong đó môi trường đầu tư, kinh doanh được quy địnhchặt chẽ hơn và đi cùng với hệ thống này, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namcũng cần được sửa đổi , bổ sung trên cơ sở quán triệt đường lối nhất quán , nhằmkhuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước Việt Nam: “bảo hộ quyền sởhữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài;tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam” Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốchội thông qua ngày 12/11/1996 thể hiện chủ trương của Nhà nước đối với việc cảicách các thủ tục hành chính Luật lần này được sửa đổi theo hướng giảm bớt một

số ưu đãi Những sửa đổi này, cùng với những quy định chặt chẽ hơn của một sốluật kinh tế khác đã góp phần làm giảm sút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, đồng thời góp phần tăng cường tínhhấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư, chặn đà giảm sút của đầu tư nướcngoài, thực hiện tốt các dự án đã được cấp phép đầu tư và thu hút thêm đầu tư

Trang 9

mới, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực

và thế giới, ngày 09/6/2000, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trên cơ sở kế thừa, bổ sung,đổi mới và hoàn thiện quy định của các luật đã ban hành, các nội dung sửa đổi,

bổ sung của Luật đã đem lại cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam sự ổn định và thông thoáng hơn so với nhiều quy định trước đây Các quyđịnh này có tác dụng khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũngnhư các đối tác trong nước tham gia đầu tư Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 được ban hành đã tháo gỡkịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh, mở rộng tựchủ trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bổsung một số ưu đãi về thuế đối với dự án đầu tư nước ngoài

Qua gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã được hoàn thiện từng bước Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung liên tục (từ năm 1987 –2000) Trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ban.ngành đã ban hành một số lượng các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo thành hệthống pháp luật về đầu tư nước ngoài, điều chỉnh khá toàn diện hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam So với pháp luật nhiều nước khác trong khuvực, pháp luật hiện hành về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được coi

là khá thông thoáng, cởi mở và có tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nướcngoài Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế,

mà trực tiếp nhất là thực hiện các thoả thuận trong Hiệp định đầu tư khu vựcASEAN, Hiệp định thưong mại Việt Nam – Hoa Kỳ, pháp luật về đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục Sựchưa hoàn thiện và thiéu đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư nói riêng và củatoàn bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nói chung là trởngại lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Việc tăng cường hợp táckinh tế quốc tế tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức Pháp luật về đầu

Trang 10

tư của Việt Nam đứng trước yêu cầu phải vận động theo xu hướng hội nhập kinh

tế quốc tế, phù hợp với pháp luật đầu tư thế giới

1.1.2 Pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước

Trước khi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ra đời, chính sách về đầu

tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cần được khuyến khích và ưu đãi đầu tưtuy đã được quy định trong một số văn bản của Nhà nước, nhưng chưa đầy đủ,còn phân tán chưa thành hệ thống chặt chẽ, đồng bộ nên chưa tạo điều kiện đểnhân dân yên tâm, mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.Đồng thời, cho đến khi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành ,Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã ban hành dược hơn 6 năm (từ năm 1987)

và đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần (vào năm 1990 và 1992) có quy định về ưu đãicho các nhà đầu tư nước ngoài, nên trong chừng mực nhất đã tạo ra tình trạngkinh doanh không bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nướcngoài

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông qua ngày22/6/1994 là văn bản có tính pháp lý đầu tiên điều chỉnh toàn diện các quan hệchủ yếu về khuyến khích đầu tư trong nước ở Việt Nam Văn bản này ra đờikhẳng định về mặt pháp lý ở tầm văn bản có hiệu lực cao, tư tưỏng độc lập, tựchủ , tự lực, tự cường của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế.Vốn đầu tư nước ngoài tuy quan trọng nhưng đối với toàn bộ quá trình pháttriển, vốn đầu tư trong nước vẫn là yếu tố quyết định Việc huy động vốn đầu tưtrong nước không chỉ nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn làm tăng thêm

sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào chính sách kinh tế của Đảng vàNhà nước Việt Nam Khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu quả cũng là giántiếp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ra đời có tác dụng động viên mọinguồn vốn tiềm tàng của nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đẩymạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và mứcsống của nhân dân

Trang 11

Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, Luật cũng đã bộc lộ một số hạn chế,như môi trường đầu tư chưa thông thoáng, thủ tục còn nhiều phiền hà, mức độkhuyến khích và ưu đãi chưa thật hấp đẫn, các nhà đầu tư chưa thật yên tâm nênchưa mạnh dạn bỏ vốn vào những lĩnh vực, ngành, nghề và địa bàn, nhất là ởnhững vùng còn nhiều khó khăn cũng như đối với các dự án đầu tư chiều sâu,

mở rộng quy mô sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm Điều này đã hạn chếviệc phát huy nội lực để phát triển kinh tế – xã hội, tăng thêm nguồn thu chongân sách Nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần cácvăn kiện, nghị quyết của Đảng

Từ đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tiếp tục tạo môi trường pháp lý thuận lợi,khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp và nhân dân phát huy nội lực,đẩy mạnh đầu tư có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hộicủa Nhà nước; bảo đảm thực hiện bình đẳng, đồng bộ các chính sách, biện phápkhuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạođộng lực mới thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc huy động các nguồn trong nước, gópphần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, đổi mới côngnghệ và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngày 20/5/1998, Quốchội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước (sửa đổi)

Trong lần sửa đổi này, Luật bổ sung cam kết của Nhà nước Việt Nam đốivới tài sản và vốn hợp pháp của nhà đầu tư không bị tịch thu bằng biện pháphành chính, quy định lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được “bảo lưu” trongtrường hợp thay đổi quy định của pháp luật không có lợi cho nhà đầu tư; sửađổi, bổ sung quy định về hỗ trợ đất đai cho các nhà đầu tư, hỗ trợ tín dụng, một

số hình thức hỗ trợ khác ; bổ sung hình thức đầu tư trong nước thông qua hợpđồng hợp tác kinh doanh, bổ sung quy định chuyển quyền sở hữu trí, bí quyết kỹthuật, quy trình công nghệ và dịch vụ - kỹ thuật là tài sản để góp vốn đầu tư xâydựng dây chuyền sản xuất, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sảnxuất ra khỏi đô thị, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm

Trang 12

Kể từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 (sửa đổinăm 1998) số lượng dự án đầu tư gia tăng không ngừng, số lượng vốn tư nhânđưa vào đầu tư và số việc làm mới được tạo ra ngày càng nhiều Qua 9 năm thựchiện Luật này, đã có trên 1,5 triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các dự án đượccấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư Riêng kinh tế dân doanh, đã tạo ra hơn 1triệu việc làm trực tiếp và hàng nghìn việc làm gián tiếp khác Tuy nhiên, bêncạnh những thành tựu đã đạt được, còn không ít những tồn tại chưa được giảiquyết như: hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, về thủ tụchành chính, về phân cấp đầu mối cơ quan quản lí đầu tư

1.2 Pháp luật đầu tư Việt Nam từ khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005

1.2.1 Mục đích, yêu cầu sửa đổi pháp luật đầu tư và ban hành Luật Đầu

tư chung

Thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng thể chế kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã banhành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư như: Luật Đầu tư nước ngoàitại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp, LuậtDoanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Dầu khí, Luật Xây dựng, LuậtĐất đai, Luật Ngân sách Nhà nước các đạo luật đã tạo nên một khung pháp lýquan trọng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt động đầu tư phù hợpvới đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, cũngnhư phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập, góp phần tạo môi trường đầu tưthuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, việc huy động nguồn lực đầu tưcho tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, thể hiện hiệu quả của các chính sáchmới, của hệ thống pháp luật về đầu tư đã ban hành Tổng vốn đầu tư được huyđộng và đưa vào nền kinh tế trong 5 năm qua đạt khoảng 986 ngàn tỉ đồng bằngkhoảng 118,2% dự kiến kế hoạch huy động

Việc ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp Nhà nước cùng các chươngtrình hành động của chính phủ, các đề án sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng caohiệu quả của Doanh nghiệp Nhà nước, đã khẳng định vai trò Doanh nghiệp Nhà

Trang 13

nước đã và đang tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cácngành và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân Trong năm 2001-2005vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước là 526 ngàn tỷ đồng, chiếm 53,3% tổng vốnđầu tư toàn xã hội, (bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước chiếm 22,8%; vốn tíndụng Nhà nước chiếm 13,3%; vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước chiếm17,7%).

Luật Doanh nghiệp năm 1999 được đánh giá như một bước đột phá như

cả về tư duy kinh tế lẫn xây dựng và thực thi luật Theo đó, người dân, doanhnghiệp được tự do kinh doanh trong tất cả những ngành nghề mà pháp luậtkhông cấm Cùng với sự ra đời và thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trongnước, cho tới nay có 150 ngàn doanh nghiệp dân doanh mới được thành lập gópphần nâng tỉ trọng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong nước lên mức 26,7%tổng vốn đầu tư phát triển năm 2004; tạo ra hàng triệu việc làm mới

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm1987 và đã dược sửa đổi bổsung vào các năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000 đã tạo môi trường pháp lýngày càng hấp dẫn cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài Tính đến hết năm 2004, trên địa bàn cả nước có trên 5300

dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí trên 47 tỷ USD, vốnđầu tư hiện thực đạt 31 tỷ USD Năm 2004, khu vực đầu tư nước ngoàichiếm17% tổng vốn đầu tư xã hội, tạo ra trên 14,5% GDP của cả nước chiếmgần 37% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và gần 54,6% kim ngạch xuấtkhẩu (số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư năm 2005)

Tuy nhiên, do văn bản quy định về đầu tư được ban hành một cách riêng

rẽ, có nhiều vấn đề còn thiếu nhất quán, trong các quy định còn có sụ phân biệtđối xử giữa các nhà đầu tư và các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế nên đã hạn chế việc huy động và các nguồn lực kể cả nguồn lực trongnước và ngoài nước Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký kết vàtriển khai nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt độngđầu tư, trong đó đòi hỏi Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường, xoá bỏ cácrào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc các trợ cấp không phù hợp với các cam

Trang 14

kết quốc tế Do đó, yêu cầu khách quan đặt ra là Việt Nam phải tiếp tục hoànthiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với nền kinh tế thị trường,định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng đơn giản, minh bạch, nhất quán, xoá bỏ

sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; xây dựng trình

tự, thủ tục đơn giản thuận lợi không chỉ cho các nhà đầu tư mà cho cả cơ quanNhà nước nhằm bảo đảm chính sách đến được các nhà đầu tư, tạo lòng tin chonhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế hăng hái, tự tin sử dụng mọi nguồn lựccho đầu tư, kinh doanh

Những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới sâu rộng nền kinh tế, đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập quốc tế đã và đang đặt

ra những đòi hỏi khách quan đối với việc cần thiết phải xây dựng một Luật Đầu

tư chung nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội ; cụ thể:

Một là - Nghị quyết Trung ương 9 đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậucủa nước ta so với thế giới và khu vực, đưa Việt Nam ra khỏi nhóm nước đangphát triển có thu nhập thấp Do đó, trong những năm tới, nhu cầu vốn đầu tư chophát triển là rất lớn Để đạt được GDP tăng gấp đôi vào năm 2010, sơ bộ ướctính nhu cầu tổng vốn đầu tư phát triển của kế hoạch 05 năm 2006 – 2010khoảng 1580 – 1960 ngàn tỷ đồng tương đương 117 – 124 tỷ USD chiếm 38%GDP Đây là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi phải tiếp tục quán triệt đầy đủđường lối, chủ trương của Đảng được khẳng định trong Đại hội Đảng IX, đặcbiệt Nghị quyết Trung ương 9 (Khoá IX): gắn huy động nguồn nội lực và ngoạilực, gắn cải cách trong nước với hội nhập để tận dụng cơ hội và vượt qua thửthách trong giai đoạn tới; điều đó một mặt đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ vàhoàn thiện cơ bản thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;mặt khác cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và các giải phápđồng bộ nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; trong đó có việcphải xây dựng một Luật Đầu tư áp dụng thống nhất nhằm đảm bảo quyền bìnhđẳng, tự do đầu tư kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo sự hấp dẫncác nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế

Trang 15

Hai là - Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật về đầu

tư,kinh doanh không ngừng được cải thiện theo hướng phù hợp việc xây dựngnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong quá trình đó,môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng không ngừng được hoàn thiện, thayđổi theo hướng bình đẳng, không phân biệt, tạo lập “cùng một sân chơi chung”cho các hình thức đầu tư, các thành phần kinh tế, thể hiện qua hàng loạt các đạoluật mới được ban hành, hoặc sửa đổi , bổ sung Những khác biệt về điều kiệnđầu tư, kinh doanh như điều kiện gia nhập thị trường, các yếu tố đầu vào, đầu ra

và hoạt động quản lý doanh nghiệp giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

đã được thu hẹp đáng kể, thậm chí nhiều chính sách đã được hoà đồng

Tuy nhiên, do các luật liên quan đến đầu tư được ban hành riêng lẻ, lạichưa có sự nhất quán về nội dung, phạm vi điều chỉnh nên trên thực tế chưa thực

sự tạo được “một sân chơi” bình đẳng như chủ trương của Đảng và yêu cầu hộinhập Những khác biệt như vậy đã và đang tiếp tục làm cho hệ thống pháp luật

về đầu tư, kinh doanh thiếu nhất quán, minh bạch; tình trạng phân biệt đối xửgiữa các nhà đầu tư và các loại hình doanh nghiệp khác nhau đang tồn tại, đãhạn chế việc phát huy các nguồn lực Thêm vào đó, sự phát triển năng động, đadạng của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã càng làm bộc lộ nhữngbất cập của hệ thống pháp luật tách biệt theo thành phần kinh tế

Do đó, việc xây dựng Luật Đầu tư áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư

là yêu cầu thiết yếu và bức xúc nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinhdoanh, nhất là môi trường pháp lý nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư tạođiều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư tối đa và sử dụng hiệu quả các hoạt độngđầu tư

Ba là - trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký

kết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư,hiện nay đang ở giai đoạn phải thực hiện về cơ bản các cam kết quốc tế đó nhưnhững cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định khung về khu vực đầu tưASEAN, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định tự do hóa,khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và những cam kết khi gia nhập

Trang 16

WTO Việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động đầu

tư một mặt vừa đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cảnthuế quan, phi thuế hoặc các trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế, mặtkhác vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điềukiện, có thời gian, mở cửa thị trường theo lộ trình xác định Do đó, việc xâydựng và hoàn thiện pháp luật phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế trong đó cóLuật Đầu tư là yêu cầu cấp thiết

Bốn là - Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới vào

khu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Trung Quốc gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vực đang cảicách mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa chính sách đầu tư, thươngmại với các đối tác kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư, công nghệ Hệthống pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam trước đây được coi là hấp dẫn,thông thoáng nay giảm dần tính cạnh tranh so với những chuyển biến mới vềnhững chính sách thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và thế giới Vì vậy cầnthiết phải ban hành Luật Đầu tư mới thể hiện rõ ràng, minh bạch hơn chính sáchbảo đảm đầu tư, khuyến khích ưu đãi đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính…

Năm là - nguồn vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước hàng năm hiện chiếm tới

55%- 57% tổng đầu tư xã hội và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập cơcấu kinh tế, nhất là trong việc hình thành hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế xã hội,trong các ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng của nền kinh tế và thu hút đầu tưcủa các thành phần kinh tế khác Tuy nhiên công tác quản lý đầu tư nói chung,đặc biệt là quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước còn nhiềuyếu kém, thiếu sót đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, hiệuquả sử dụng nguồn vốn đầu tư còn thấp, cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp

lý, sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhànước còn kém hiệu quả, công tác giám sáp, thanh tra chậm được chú ý và cònlúng túng trong hướng dẫn triển khai thực hiện Một trong những nguyên nhânquan trọng của tình trạng nói trên là chưa có văn bản pháp luật có đủ hiệu lực đểđiều chỉnh hoạt động đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước

Trang 17

Như vậy việc ban hành Luật Đầu tư chung đã trở thành đòi hỏi tất yếukhách quan của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ chủ trương đường lối của Đảng, từ thựctiễn hoạt động đầu tư, đòi hỏi của hội nhập và cạnh tranh quốc tế nhằm huyđộng nhiều hơn, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồnlực đầu tư trong nước và nước ngoài của mọi thành phần kinh tế.

1.2.2 Nguyên tắc của việc ban hành Luật Đầu tư

- Thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đãđược khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam và các nghịquyết của Ban Chấp hành TW Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9của Ban Chấp hành TW Đảng Khóa IX (tháng 02/ 2004), như chính sách pháttriển kinh tế nhiều thành phần trong đó các thành phần kinh tế đều là bộ phậncấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , đẩy mạnh cổ phầnhóa, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, xóa bỏ sự phân biệt đối xử bấthợp lý giữa các nhà đầu tư

- Kế thừa các phát huy những tư duy mới, kinh nghiệm tốt từ những nhân

tố mới trong đời sống kinh tế xã hội, nội dung của Luật không xóa bỏ hoặc đingược lại mà phát triển, làm sâu sắc thêm những cải cách, đổi mới và tiến bộ đãđạt được trong thời gian qua

- Mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh, đảm bảo quyền chủđộng, tự quyết định của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư Nhà nước tôn trọngquyền tự chủ đầu tư kinh doanh của Doanh nghiệp đặc biệt là Doanh nghiệp tưnhân

- Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước nhất là thủ tục hànhchính đối với hoạt động đầu tư Cơ quan quản lý Nhà nước phải coi việc khuyếnkhích hướng dẫn trợ giúp doanh nghiệp là chức năng chính, coi nhà đầu tư vàdoanh nghiệp là đối tượng phục vụ, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký “ thay chocấp phép”, giảm hơn nữa những quy định mang tính “xin cho” hoặc “phêduyệt” hoặc “chấp thuận” bất hợp lý, không cần thiết trái với nguyên tắc tự do

Trang 18

kinh doanh gây phiền hà cho các nhà đầu tư Nhà nước có các biện pháp bảođảm và hỗ trợ để các nhà đầu tư yên tâm, phấn khởi đầu tư Cần quy định rõ và

đủ chi tiết về trách nhiệm về quan hệ giữa cơ quan Nhà nước đối với nhà đầu tư

và doanh nghiệp, cũng như các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật củanhà đàu tư hoặc của cơ quan công chức Nhà nước

- Phù hợp với đặc điểm, trình độ nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam,đáp ứng nhu cầu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với

lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương mà Việt Nam

đã ký kết hoặc tham gia, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc,đồng thời góp phần vào việc hình thành môi trường đầu tư, kinh doanh thôngthoáng, ổn định, bình đẳng, đủ sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao so với cácnước trong khu vực và thế giới

Đáp ứng yêu cầu đó tại ký họp thứ 8 quốc hội khóa XI vừa qua,Quốc hội đã xem xét thông qua Luật Đầu tư Luật Đầu tư được ban hành sẽ thaythế cho Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước tạiViệt Nam

1.2.3 Giới thiệu khái quát về Luật Đầu tư (2005) và những văn bản liên quan

Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, gồm có 10 chương, 89 điềuquy định về bảo đảm đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, hình thứchoạt động đầu tư và các lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư.Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và có nội dung cơ bản của từngchương như sau:

Chương I - Những quy định chung (gồm 5 điều, từ Điều 1 đến Điều 5).

Chương nay quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các chính sách

về đầu tư, việc áp dụng pháp luật về đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nướcngoài và tập quán quốc tế và giải thích một số thuật ngữ có liên quan

Chương II - Bảo đảm đầu tư (gồm 7 Điều, từ Điều 6 đến Điều 12).

Chương này quy định về bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư, bảo hộ quyền

Trang 19

sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; mở cửa thị trường đầu tư liên quan đếnthương mại; về việc chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài; bảo đảm đầu tư trongtrường hợp thay đổi pháp luật, chính sách và giải quyết tranh chấp.

Chương III – Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ( gồm 8 Điều, từ Điều 13

đến Điều 20) Chương này quy định về quyền của nhà đầu tư như quyền tự chủ đầu

tư, kinh doanh, tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư; xuất khẩu, nhập khẩu, quảngcáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư; mua ngoại tệ;chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tàisản gắn liền với đất và các quyền khác của nhà đầu tư theo đúng nội dung đăng kýđầu tư, nội dung quy định tại giấy chứng nhận đầu tư; các nghĩa vụ của nhà đầu tư

Chương IV - Hình thức đầu tư ( gồm 6 Điều, từ Điều 21 đến Điều 26).

Chương này quy định các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư thành lập tổchức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng, đầu tư phát triển kinh doanh, đầu tư thôngqua việc góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại và các hình thức đầu tư giántiếp

Chương V – Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư ( gồm 3

mục 18 Điều, từ Điều 27 đến Điều 44)

Chương VI - Hoạt động đầu tư trực tiếp ( gồm 2 mục, 22 Điều, từ Điều 45

đến Điều 66) Chương này quy định về thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu

tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài và việc triển khai thực hiện dự án đầu

tư nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính trong quản lý đầu tư theo hướng

mở rộng phân cấp và đơn giản hóa thủ tục, tạo môi trường đầu tư thông thoáng,thuận tiện cho nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất trongquản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư

Chương VII - Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (gồm 7 Điều, từ Điều 67 đến

Điều 73) Chương này quy định việc quản lý đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước;đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước vào tổ chức kinh tế, hoạt động công ích; đầu tưbằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; trách nhiệm của tổ chức, cánhân được giao quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước và việc thay đổi nộidung, hoãn, đình chỉ, huỷ bỏ dự án đầu tư Luật Đầu tư cũng quy định dự án đầu tư

Trang 20

có sử dụng vốn Nhà nước phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấpdịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp cho dự án theo quy định của pháp luật

về đấu thầu

Chương VIII - Đầu tư ra nước ngoài (gồm 6 điều, từ Điều 74 đến Điều

79) Chương này quy định về các hình thức đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu

tư ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài; thủ tục đầu tư

ra nước ngoài và các lĩnh vực khuyến khích hoặc cấm đầu tư ra nước ngoài

Chương IX - Quản lý Nhà nước về đầu tư (gồm 8 Điều, từ Điều 80 đến

Điều 87) Chương này quy định về nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư; tráchnhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư; trách nhiệm của Chính phủtrong việc tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch; việc xúc tiến đầu tư; theo dõi,đánh giá hoạt động đầu tư; thanh tra về hoạt động đầu tư và việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, khởi kiện xử lý các vi phạm về pháp luật đầu tư

Chương X - Điều khoản thi hành (gồm 2 Điều, Điều 88 và Điều 89).

Chương này quy định về việc áp dụng pháp luật đối với các dự án đang thựchiện đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực; hiệu lực thi hành và Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư

Ngoài việc ban hành Luật Đầu tư chung năm 2005, Việt Nam còn banhành những Đạo luật và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệpnăm 2005, việc đó tạo bước đột phá về cải cách kinh tế xây dựng và phát triểnnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa nội lực

và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinhdoanh Đồng thời, tiếp thu và kế thừa những tư duy mới, kinh nghiệm tốt từnhững nhân tố mới trong cuộc sống xã hội Nội dung của Luật không xóa đihoặc đi ngược lại những cải cách, đổi mới và tiến bộ đã đạt được trong thànhlập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp đã được quy định trong cácvăn bản pháp luật có liên quan Đó là, Nghị định số 101/2006/NĐ-CPngày21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứngnhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định củaLuật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP ngày

Trang 21

22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ranước ngoài

2 Khái quát về pháp luật đầu tư của CHDCND Lào

2.1 Quá trình phát triển pháp luật về đầu tư tại CHDCND Lào

Trước xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các nướcXHCN đã có sự chuyển đổi quan trọng để làm hoàn thiện mình cho phù hợp vớitình hình mới và phù hợp với nền kinh tế của các quốc gia Trong bối cảnh đó,Chính phủ Lào đã có chính sách hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực kinh tếbắt đầu từ năm 1989 Chính phủ đã mở cửa đón nhận việc đầu tư của nướcngoài, cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư theo ngành nghề kinh doanh

do Nhà nước quy định trên cơ sở quy định của pháp luật CHDCND Lào

Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành một cách thống nhất trong đó

cơ sở pháp lý quan trọng nhất là Hiến pháp CHDCND Lào thực hiện chính sách

mở rộng hợp tác kinh tế quốc đa phương, đa dạng hóa với mọi quốc gia, mọi tổchức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng, tự do, hòa bình và cùng có lợi Nhà nướccũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào sản xuất kinhdoanh, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, và phát triển nềnkinh tế quốc gia Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành các văn bản pháp luậtkhác về công nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.Tuy nhiên, pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào vẫn còn thiếu đồng bộ, nằmrải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau

Mục tiêu quan trọng của Chính phủ Lào trong việc mở rộng mối quan hệhợp tác kinh tế với nước ngoài là hướng tới việc thực hiện chính sách đổi mốitoàn diện, trong đó đặc biệt quan trọng là lĩnh vực kinh tế, thực hiện mục tiêuchuyển đổi việc quản lý kinh tế, phát huy sức mạnh làm chủ của người dân,thống nhất chính sách tiền tệ, đẩy mạnh các ngành công nghiệp năng lượng Những đòi hỏi về vốn, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, trình độ laođộng và trình độ quản lý của người lao động cũng là nhu cầu cấp thiết được coi

là chính sách hàng đầu để phát triển kinh tế Huy động vốn đầu tư không chỉ

Trang 22

đem lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tạoviệc làm cho người lao động, chính sách quan tâm dành cho người nghèo, vấn

đề trật tự an toàn xã hội được đảm bảo hơn

Nhận thấy được vai trò to lớn của chính sách đầu tư, TW Đảng nhân dâncách mạng Lào đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Làonăm 2006-2010: “ Thúc đẩy việc phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đóquan tâm đến việc phát triển doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư kinh doanh có sự hài hòa thông thoáng,đảm bảo sự an toàn, lành mạnh và có tính cạnh tranh cao so với khu vực Pháttriển kinh doanh có quy mô trung bình và nhỏ, làm cho tài chính kinh doanh có

sự ổn định vững chắc, từng bước giải quyết và tiến tới việc giải quyết các khoản

nợ nước ngoài Tăng vốn cho việc đầu tư phát triển KTXH, lập dự án đầu tư phùhợp, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng của quan hệ kinh tế với nướcngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, thu hút vốn KHKT nước ngoài

và thực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương ở phạm vi cấp Nhànước, cấp địa phương và trong phạm vi các doanh nghiệp với nhau.”

2.2 Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào

Thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào,Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó quy địnhcác cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu

tư nước ngoài có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng

có lợi, hoạt động trên cơ sở của pháp luật CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ đượcbảo vệ bởi pháp luật của CHDCND Lào

Pháp luật đầu tư của Lào bảo đảm tính liên thông giữa các văn bản phápluật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản trong đó Luật Doanhnghiệp quy định việc thành lập công ty,hình thức, loại hình và kể cả việc gópvốn của các nhà đầu tư Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tưnước ngoài chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, quy định về việcxem xét đơn xin phép đầu tư của các nhà đầu tư Trong từng thời điểm cụ thể,CHDCND Lào đã ban hành một số các văn bản pháp luật về công nhận đầu tư

Trang 23

đối với hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài như: Pháp luật đầu tư nướcngoài ngay 09/04/1988 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Khuyến khích và quản lýđầu tư nước ngoài số 01/1994-QH ngày 14/3/1994, được Chủ tịch nước công bố

áp dụng thông qua Sắc lệnh số 23/CTN ngày 21/4/1994; Luật Khuyến khích vàquản lý đầu tư trong nước số 03/95-QH ngày 14/10/1995 được sửa đổi, bổ sungbởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước số 10/QH ngày 22/10/2004; Nghịđịnh của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý đầu tư của Nhà nước ngày22/5/2002; Quyết định về tổ chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư nướcngoài tại Lào ngày 22/3/2001, ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật liênquan khác

Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nướcngoài được Quốc Hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 ( sauđây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào) Luật này chỉ điềuchỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài Theo Điều 1 Luật này, nước CHDCND Làokhuyến khích tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trênnguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào Tư nhân

và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, các nhà đầu tư nướcngoài có thể hoạt động đầu tư trong mọi ngành kinh tế được Nhà nước cho phépđầu tư tại Lào bao gồm kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện thông qua Uỷban quản lý đầu tư nước ngoài ( FIMC), còn những ngành nghề kinh doanh dànhcho công dân Lào thì trong một số trường hợp, Uỷ ban quản lý đầu tư nướcngoài sẽ xem xét giải quyết nếu thấy sự cần thiết

Cũng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc HộiCHDCND Lào thông qua ngày 22/10/2004, quy định đối tượng áp dụng nhưsau: Đầu tư trong nước là việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, Khoa học công nghệ

và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước bởi các chủ thể chủyếu là người Lào, người nước ngoài đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể

cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài ( điều 2)

Trang 24

Mục tiêu của việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tạiCHDCND Lào nhằm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ vàolưu thông trong nước, khuyến khích xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nướcngoài để từ đó tiếp thu và học hỏi trình độ KHKT tiên tiến trên thế giới, pháttriển và nâng cao trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra nhiều công ănviệc làm cho người dân lao động, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống

xã hội Vì mục tiêu nêu trên mà nội dung cơ bản pháp luật đầu tư của Lào quyđịnh những nguyên tắc trong hoạt động đầu tư, các loại hình và ngành nghề đầu

tư, các biện pháp khuyến khích, bảo hộ và quản lý việc đầu tư trong nước vànước ngoài Và quan trọng nhất đó là việc quy định quyền và nghĩa vụ của cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Tuy nhiên, do qui định ở trong những văn bản pháp luật khác nhau nânkhông tránh khỏi việc tồn tại những qui định khác nhau đối với nhà đầu tư trongnước và nhà đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài Đây cũng là bất cập, vướng mắc

mà Việt Nam gặp phải trong thời gian trước đây

Trang 25

CHƯƠNG II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆ NAM

VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mởcửa và hợp tác, làm bạn với các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau.Một trong những trở ngại của quá trình mở cửa và hội nhập là sự khác nhau vềpháp luật, đặc biệt là pháp luật thương mại Sự khác nhau này đã cản trở giaolưu hàng hóa, lưu chuyển vốn và đầu tư Chính vì vậy sự mở rộng giao lưu quốc

tế phải đi kèm sự hợp tác về pháp luật

Với CHDCND Lào điều đó càng cần thiết hơn vì Lào là một trong nhữngquốc gia kém phát triển, việc mở cửa học hỏi tiếp thu văn minh pháp lý nhân loạithông qua sự sàng lọc sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những điều kiệngiúp CHDCND Lào có được hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện kinh

tế xã hội của mình, vừa tương thích với pháp luật quốc tế Trong xu thế đoàn kếtđặc biệt và hợp tác trong mọi mặt Lào-Việt Nam 25 năm từ 18/7/1977 đến18/7/2002 và 40 hợp tác Đại sứ quán từ 7/9/1962 đến 7/9/2002, đó chính là tiền

đề thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào nói riêng và việc mở cửahội nhập với thế giới, tiếp thu văn minh pháp lý nhân loại là tiền đề cho cả hainước hội nhập nhanh hơn sâu hơn và toàn diện hơn vào đời sống kinh tế và chínhtrị quốc tế

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả xin trình bày nội dung cơ bảnpháp luật về đầu tư của Việt Nam và Lào nhìn từ góc độ so sánh, để từ đó có cáinhìn toàn diện, những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiệnpháp luật về đầu tư

1 Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng luật Đầu tư

1.1 Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Trước khi ban hành Luật Đầu tư chung 2005, hoạt động đầu tư ở ViệtNam chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau

Trang 26

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước điều chỉnh hoạt động đầu tư thànhlập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư xây dựng dâychuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinhthái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, nâng cao năng lực sản xuất, kinhdoanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; mua cổphần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế; đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức cá nhân trong nước,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.

Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam điều chỉnh hoạt động đầu tư của nhàđầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức kinh tế, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam

Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình pháttriển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện sự bình đẳng giữa cácthành phần kinh tế, Luật Đầu tư chung (2005) mở rộng phạm vi điều chỉnh, baogồm tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nướcngoài, trong đó điều chỉnh hoạt động cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; đầu

tư từ nguồn vốn Nhà nước và của tư nhân; đầu tư của các nhà đầu tư trong nước

và nhà đầu tư nước ngoài Cụ thể: Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tưnhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý Nhànước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài ( Điều 1)

Đối tượng áp dụng của Luật là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nướcngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam

ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư (Điều 2)

1.2 Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào

Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày19/4/1988 đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nướcngoài được Quốc hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau

Trang 27

đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào) Luật này chỉ điềuchỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài Theo điều 2 của Luật này, nhà đầu tư nướcngoài được phép đầu tư và vận hành doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực củahoạt động kinh tế hợp pháp như nông lâm nghiệp, chế biến, năng lượng, khaithác mỏ, thủ công, thông tin liên lạc và vận tải, du lịch, thương mại, dịch vụ vàcác lĩnh vực khác… trừ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến an ninh quốc giahoặc nguy hại cho môi trường, sức khỏe, văn hóa hoặc vi phạm pháp luật củaCHDCND Lào và các nhà đầu tư nước ngoài được Luật Đầu tư nước ngoài tạiLào quy định là tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trênnguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào (Điều 1).

Cũng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 2004, nhà đầu tư cóthể đầu tư sản xuất kinh doanh vào tất cả các ngành kinh tế, các khu vực kinh tếcủa Lào Và theo luật này thì đối tượng áp dụng như sau: đầu tư trong nước làviệc sử dụng nguồn vốn, tài sản, khoa học công nghệ và tiềm năng khác vào việcsản xuất kinh doanh trong nước bởi các chủ thể chủ yếu là người Lào, ngườinước ngoài, người không quốc tịch đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể cảngười Lào đang sinh sống tại nước ngoài (Điều 2)

Qua đó ta thấy Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam mở rộng phạm vi điềuchỉnh bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư

ra nước ngoài, trong đó điều chỉnh hoạt động cả đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp

2 Quy định về nhà đầu tư

2.1 Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Trước khi ban hành Luật Đầu tư 2005, đối tượng nhà đầu tư (chủ thể củaquan hệ đầu tư) được quy định không giống nhau giữa đầu tư trong nước và đầu

tư nước ngoài Đối với các quan hệ đầu tư trong nước, chủ thể của quan hệ đầu

tư được quy định trong nhiều văn bản pháp luật (Khuyến khích đầu tư trongnước (sửa đổi) 1998, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật Hợp tác xã 2003,Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành) Theo đó chothấy, chủ thể của các quan hệ pháp luật đầu tư trong nước có phạm vi rất rộng,

Trang 28

bao gồm các tổ chức cá nhân không bị cấm đầu tư vốn để kinh doanh và các cơquan quản lý Nhà nước có thẩm quyền Đối với đầu tư nước ngoài, chủ thể củaquan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Tham gia quan hệ đầu tưtrực tiếp nước ngoài do Luật Đầu tư nước ngoài điều chỉnh bao gồm: các doanhnghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; bệnh viện, trường học, việnnghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên; nhàđầu tư nước ngoài (gồm các tổ chức kinh tế nước ngoài và cá nhân nước ngoài);doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp liên doanh và doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài); các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kýkết hợp đồng BOT, BTO, BT (bao gồm các Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc TW).

Theo Luật Đầu tư năm 2005, chủ thể nhà đầu tư trong quan hệ pháp luậtđầu tư được mở rộng và được quy định thống nhất giữa đầu tư trong nước vàđầu tư nước ngoài Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt độngđầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm :

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanhnghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luậtnày có hiệu lực;

- Hộ kinh doanh, cá nhân;

- Tổ chức cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 4, Điều

3 Luật Đầu tư năm 2005)

Quy định về nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 thể hiện quan điểm khôngphân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu, các thành phầnkinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư Đây là cơ sở quan

Trang 29

trọng đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêucầu bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2 Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào

Theo Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài tại CHDCND Làothì nhà đầu tư được quy định là tư nhân và pháp nhân người nước ngoài đầu tưtại CHDCND Lào Điều 1 của luật quy định : “ Nhà nước CHDCND Làokhuyến khích tư nhân và pháp nhân người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Làotrên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào, tưnhân và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước quy định nhà đầu tư gồm các chủthể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài, người không quốc tịch đã sinh sốnglâu dài tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài

3 Quy định về hình thức đầu tư

3.1 Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tưtheo quy định của pháp luật Trong điều kiện kinh tế thị trường, hình thức đầu tưkinh doanh ngày càng phong phú đa dạng; mỗi hình thức đầu tư có những đặcđiểm riêng nhất định về cách thức đầu tư vốn, tính chất liên kết và phân chia kếtquả kinh doanh giữa các nhà đầu tư Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể củamình, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp theo quyđịnh của pháp luật Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam phân chia các hìnhthức đầu tư thành 2 nhóm là: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

3.1.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư nắm quyền quảntrị kinh doanh; quyền đầu tư vốn (chủ đầu tư) đồng thời là người sử dụng vốn.Theo Luật Đầu tư 2005, các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm:

- Đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn)

Đầu tư vào các tổ chức kinh tế có nội dung là việc nhà đầu tư bỏ vốnthành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền

Trang 30

quản trị của đơn vị kinh doanh đang hoạt động Theo quy định hiện hành, đầu tưvào tổ chức kinh tế bao gồm các nhóm hình thức đầu tư chủ yếu sau:

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Thuộc nhóm hìnhthức đầu tư này bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên(do 1 các nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu), hộ kinh doanh cá thể

Thành lập, góp vốn vào tổ chức kinh tế có sự hợp tác giữa nhiều nhà đầu

tư ở nhóm hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có thể thành lập hoặc góp vốn vàocông ty hợp danh, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty Cổ phần, tổ hợptác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã

Trong nhóm hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanhcủa các nhà đầu tư được tiến hành thông qua tư cách pháp lý của các tổ chứckinh tế Ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, việc thành lập, tổchức hoạt động của các tổ chức kinh tế còn chịu sự điều chỉnh của các quy địnhtrong các văn bản pháp luật về hình thức tổ chức kinh doanh

- Đầu tư theo hợp đồng

Khác với hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, ở nhóm hình thức đầu tưtheo hợp đồng, việc đầu tư vốn để kinh doanh của nhà đầu tư được tiến hànhtrên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư vớiNhà nước (các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) Nhà đầu tư trực tiếp tiến hànhhoạt động kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thoảthuận trong hợp đồng Khi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư theo hợp đồng, ngoài việcphải tuân thủ Luật Đầu tư, việc giao kết, thực hiện hợp đồng còn phải phù hợpvới các quy định chung về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại Theo quyđịnh hiện hành, đầu tư theo hợp đồng bao gồm các hình thức sau:

Hợp tác kinh doanh (hợp doanh): là hình thức đầu tư được thực hiện trên

cơ sở hợp đồng giao kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chialợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao(BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), và hợp đồng xâydựng-chuyển giao (BT): BOT, BTO và BT là những hình thức đầu tư thông qua

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20) Tạp chí TAGET của Lào,tháng 9, năm 2006, trang 16 “EU hỗ trợ Lào để trở thành thành viên của WTO trong năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: EU hỗ trợ Lào để trở thành thành viên của WTO trong năm 2010
1) Luật Đầu tư năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam Khác
2) Tờ trình về dự án Luật Đầu tư năm 2005 của Bộ Kế hoạch và đầu tư tình Chính phủ Khác
3) Tư tưởng chỉ đạo dự án Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (chung) Khác
4) Luật Đầu tư nước ngoài của CHXHCN Việt Nam các năm 1987, 1990, 1992, 1996, 2000 Khác
5) Luật Khuyến khích đầu tư trong nước của CHXHCN Việt Nam các năm 1994, 1998 Khác
6) Luật Doanh nghiệp của Việt Nam các năm 1999, 2005 Khác
7) Nghị Định 101/ 2006 / NĐ-CP ngày 21/09/2006 về đăng ký lại, chuyển đổi giấy phép đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khác
8) Nghị định 108/ 2006/ NĐ-CP ngày 22/09/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư Khác
9) Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh Khác
10) Giáo trình Luật Thương mại tập 1 - Trường Đại học Luật Hà Nội Khác
11) Giáo trình Luật Đầu tư - Trường Đại học Luật Hà Nội Khác
12) Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội Khác
13) Pháp luật đầu tư của Việt Nam trong tiến trình hội nhâp – Thạc sĩ luật học Vũ Đặng Hải Yến Khác
14) Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày 18/7/1977 15) Hiến pháp của nước CHDCND Lào 2003(Sửa đổi và bổ sung Hiến pháp1991) Khác
16) Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào năm 1994 Khác
17) Sắc lệnh của Chủ tịch nước CHDCND Lào về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài Khác
18) Luật Khuyến khích đầu tư trong nước của CHDCND Lào năm 2004 Khác
19) Luật Doanh nghiệp của CHDCND Lào năm 2005 Khác
21) Các tạp chí của Uỷ ban tuyên truyền Đảng nhân dân cách mạng Lào các măm 2000, 2003, 2005 về chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại CHDCND Lào Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w