0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sửa chữa thường xuyên,bảo dưỡng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN (Trang 36 -36 )

Đối với mỗi TSCĐ bất kỳ, trong quá trình hoạt động đều phải được bảo dưỡng. Bảo dưỡng nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của TSCĐ, để cho TSCĐ làm việc được tốt hơn.

Hoạt động bảo dưỡng diễn ra thường xuyên hàng kỳ. Chi phí bảo dưỡng được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ. Nếu truờng hợp chi phí bảo dưỡng lớn thì được phân bổ dần vào chi phí sản xuất ở một số kỳ sau đó.

Nông trường cao su Phú Xuân hàng tháng tiến hành sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng đối với tất cả TSCĐ theo kế hoạch. Chi phí sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng được tính vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng.

Ví dụ: Tháng 2/2006 theo kế hoạch chi 1.000.000 đồng tiền mặt, xuất kho 300.000 đồng công cụ dụng cụ để sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển mủ cao su.

Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 627: 1.300.000 đồng

Có TK 111: 1.000.000 đồng Có TK 153: 300.000 đồng 3.2.5.2 Sửa chữa lớn

Trong quá trình hoạt động nếu TSCĐ nào đó bị hư hỏng có thể sửa chữa thì lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ đó.

Nếu đầu mỗi kỳ dự trù được chi phí cho sửa chữa thì thực hiện trích trước chi phí.

Trong năm 2006 có các trường hợp sửa chữa lớn:

▪ Ngày 15/03/2006 bộ phận sản xuất báo cáo hư hỏng một chiếc xe vận tải mủ. Bộ phận kế toán lập kế hoạch sửa chữa (tự làm), và ghi sổ theo những công đoạn sau:

-Chi phí sửa chữa phát sinh:

Nợ TK 2413: 1.000.000 đồng Có TK 111: 600.000 đồng

Có TK 152: 300.000 đồng Có TK 334: 100.000 đồng

-Sửa chữa lớn hoàn thành (xem xét chi phí sửa chữa và cho phép tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ):

Nợ TK 627: 1.000.000 đồng

Có TK 2413: 1.000.000 đồng

▪ Các tài sản khác còn lại của nông trường không có tình trạng hư hỏng.

3.2.6 Nhận xét

3.2.6.1 Công tác quản lý tài sản cố định

Công tác quản lý TSCĐ là phù hợp với điều kiện của nông trường. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của nông trường, hệ thống TSCĐ của nông trường rất rộng, phân bố ở nhiều khu vực xa nhau, không tập trung, đặc biệt là các vườn cây. Việc phân chia từng bộ phận quản lý từng mảng TSCĐ tạo nên sự chặt chẽ trong công tác quản lý TSCĐ.

Việc quản lý các vườn cao su cần phải chú ý tích cực hơn, tránh trường hợp người dân thiếu ý thức chặt cây cao su để khô làm củi. Hoặc các rủi ro khác như hỏa hoạn do cháy rừng…

Mặc dù vườn cao su là yếu tố sản xuất chính thì phải chăm sóc, quản lý tốt, nhưng cũng cần chú ý tới việc quản lý các TSCĐ khác của nông trường. Bởi vì, nếu không có các TSCĐ khác hỗ trợ thì hoạt động sản xuất cũng không thể tiến hành.

Từ đó rút ra một điều rằng: Phải quản lý tốt tất cả tài sản của nông trường dù cho nó phục vụ cho sản xuất hay là phục vụ cho quản lý nông trường.

Nhược điểm của công tác quản lý TSCĐ tại nông trường là khi có sự cố hư hỏng TSCĐ thì thời gian xử lý rất lâu. Bởi vì, khi có TSCĐ hư hỏng thì cần phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh là TSCĐ đó bị hư hỏng, sau đó phải có tường trình, kế hoạch sửa chữa gửi đến phòng kế toán, phòng kế toán lại phải chờ quyết định của lãnh đạo cho nên việc tiến hành sửa chữa bị chậm trễ.

Hình thức kế toán nhật ký chung phản ánh chi tiết, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh trong đó có các nghiệp vụ về TSCĐ. Công tác hạch toán tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ được thực hiện tốt, khách quan. Tài sản tăng, giảm được ghi chép rõ ràng. Khấu hao đúng nguyên tắc, đầy đủ giúp cho việc thay thế TSCĐ đã khấu hao hết đúng thời hạn, giúp thu hồi vốn nhanh. Sửa chữa TSCĐ được thực hiện tốt, giúp cho TSCĐ bị hư hỏng được sửa chữa và tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất.

Nông trường luôn đổi mới, trang bị TSCĐ khi cần thiết và kịp thời. Công tác hạch toán TSCĐ nhanh chóng, chính xác tạo nên sự tin cậy đối với tất cả cán bộ công nhân viên trong nông trường và đối với các bên liên kết.

Nhìn vào hệ thống TSCĐ của một doanh nghiệp nguời ta có thể đánh giá được cơ bản tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Cơ cấu TSCĐ có hợp lý không? Đã đầy đủ chưa? Có được thường xuyên đổi mới, trang bị không?... Từ những đánh giá như vậy có thể xác định được doanh nghiệp đó có hoạt động bền vững được hay không?

Mặc dù công tác hạch toán TSCĐ ở nông trường cao su Phú Xuân được thực hiện khá tốt, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục. Đó là công tác lưu trữ các chứng từ, sổ sách liên quan đến TSCĐ như: biên bản bàn giao, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ… Việc lưu trữ tốt các tài liệu liên quan đến TSCĐ thì sẽ phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ rất nhiều. Do đó, đây là một nhược điểm trong công tác hạch toán TSCĐ cần phải khắc phục.

PHẦN THỨ TƯ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua thời gian học tập, đặc biệt là thời gian thực tập tại nông trường cao su Phú Xuân tôi nhận biết được rằng trong mỗi một doanh nghiệp tất cả các yếu tố đều quan trọng. Mỗi yếu tố cấu thành doanh nghiệp đều mang một mức độ quan trọng khác nhau. Nếu có thể kết hợp hài hòa các yếu tố đó thì tất nhiên doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển.

Tài sản cố định rất quan trọng, nó là cơ sở vật chất ban đầu của doanh nghiệp, nó cũng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đánh giá trong dài hạn của doanh nghiệp.

Tại nông trường cao su Phú Xuân, hệ thống TSCĐ được trang bị khá hoàn chỉnh, bên cạnh đó công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được tực hiện tốt giúp cho nông trường có cơ sở vững chắc để phát triển.

Hiện nay, với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nếu doanh nghiệp nào không chú trọng việc đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất thì sẽ bị lạc hậu và điều tất yếu là phá sản. Nhận biết được tình hình như vậy nông trường cao su Phú Xuân đã không ngừng đổi mới và trang bị TSCĐ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

4.2 KIẾN NGHỊ

Nông trường cao su Phú Xuân có vị thế để phát triển rộng lớn và lâu dài, đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn về xã hội. Do đó nhà nước, công ty cao su Đắk Lắk cần có những đầu tư thích hợp để khuyến khích sự phát triển của nông trường.

Về mặt nông trường cần có những biện pháp nghiệp vụ để hướng dẫn các cán bộ trong nông trường thực hiện tốt nhiệm vụ đưa nông trường ngày càng phát triển. Về mặt TSCĐ cần giải quyết vấn đề thời gian trong công việc, đặc biệt là thời gian tiến hành sửa chữa TSCĐ khi xảy ra hư hỏng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN (Trang 36 -36 )

×