Hạch toán tăng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân (Trang 30)

a) Chứng từ liên quan

-Hợp đồng mua bán TSCĐ -Hóa đơn mua TSCĐ -Biên bản giao nhận TSCĐ -Các chứng từ khác có liên quan

Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên để tiến hành mở thẻ TSCĐ. b) Tổng hợp tăng TSCĐ năm 2006

Bảng 3.5: Tổng hợp tăng TSCĐ năm 2006 STT Tên TSCĐ Nguồn

Nguyên giá

(Đồng) Lý do tăng

1 Máy MTZ 80 Ngân sách 60.000.000 Điều chuyển về để gia tăng sản xuất 2 Máy vi tính Tự có 10.000.000 Trang bị cho phòng kế toán

3 Đường lô 88 Vay

200.000.00

0 Xây dựng cơ bản hoàn thành c) Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ

▪ Ngày 16/01/2006 đựợc công ty cao su Đắk Lắk điều chuyển về đơn vị một máy MTZ 80 nguyên giá: 60.000.000 đồng, giá trị còn lại: 45.000.000 đồng để thực hiện gia tăng sản xuất. Giám đốc nông trường đã nhận TSCĐ và thực hiện bàn giao cho bộ phận sản xuất.

Biên bản giao nhận TSCĐ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Căn cứ quyết định số 415/QĐ-CT ngày 10/01/2006 của Giám đốc công ty cao su Đắk Lắk về việc tăng TSCĐ.

Hôm nay, vào lúc 08 giờ ngày 16/01/2006 tại NT cao su Phú Xuân. Chúng tôi gồm có:

Bên giao tài sản:

1/ Ông Nguyễn Duy Hà Giám đốc NT 2/ Ông Nguyễn Thạc Hoành Kế toán trưởng Bên nhận tài sản:

1/ Ông Võ Trường Sơn Trưởng phòng Kỹ thuật – sản xuất 2/ Ông Hồ Ngọc Việt Trưởng phòng Bảo vệ

Cùng tiến hành bàn giao TSCĐ là một máy MTZ 80. Nay giao cho ông Võ Trừờng Sơn quản lý.

Nguyên giá TSCĐ: 60.000.000 đồng (bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng chẵn). Giá trị còn lại: 45.000.000 đồng (bằng chữ: Bốn mươi lăm triệu đồng chẵn). Biên bản được lập vào lúc 11 giờ cùng ngày. Các bên tham gia bàn giao cùng thống nhất nội dung biên bản.

Kế toán trưởng Đại diện bên nhận Đại diện bên giao Giám đốc

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 16 tháng 01 năm 2006

Kế toán trưởng: Nguyễn Thạc Hoành

Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ ngày 16 tháng 01 năm 2006

Tên TSCĐ: Máy MTZ 80 Nước sản xuất: Liên Xô Nguồn: Ngân sách. Ngày Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại 16/01/200

6 Máy MTZ 80 60.000.000 15.000.000 45.000.000 Bộ phận sử dụng: Phòng kỹ thuật sản xuất

Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 211: 60.000.000 đồng

Có TK 214: 15.000.000 đồng Có TK 411: 45.000.000 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

▪ Ngày 14/02/2006 nông trường mua một dàn máy vi tính trị giá 11.000.000 đồng (trong đó thuế GTGT là 1.000.000 đồng) bằng nguồn tự có (quỹ đầu tư phát triển) để trang bị cho phòng kế toán. Đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt.

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 211: 10.000.000 đồng Nợ TK 133: 1.000.000 đồng Có TK 111: 11.000.000 đồng Kết chuyển nguồn: Nợ TK 414: 10.000.000 đồng Có TK 411: 10.000.000 đồng

▪ Ngày 30/3/2006 nhà thầu xây dựng hoàn thành Đường lô 88 bàn giao cho nông trường. Tổng giá trị công trình là 200.000.000 đồng, nguồn vốn vay. Nông trường đã nghiệm thu công trình.

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 211: 200.000.000 đồng

Có TK: 2412: 200.000.000 đồng d) Sổ sách

▪ Sổ nhật ký chung

Các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ được ghi sổ nhật ký chung như sau: Bảng 3.6: Sổ nhật ký chung năm 2006 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2006 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh SH Ngày tháng Nợ Có

Số trang trước chuyển sang - -

16/01 Công ty điều về một máyMTZ 80 211 60.000.000

214 15.000.000 411 45.000.000 14/02 Mua một dàn máy vi tính 211 10.000.000 133 1.000.000 111 11.000.000 14/02 Kết chuyển nguồn 414 10.000.000 411 10.000.000

30/03 Xây dựng cơ bản hoànthành đường lô 88 211 200.000.000

2412 200.000.000

Cộng chuyển trang sau 271.000.000 271.000.000 ▪ Sổ cái Bảng 3.7: Sổ cái TK 211 năm 2006 SỔ CÁI TK 211 Năm 2006 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh SH Ngày tháng Nợ Có

Đối

Số dư đầu kỳ 44.689.626.567 16/01 Công ty điều về một máyMTZ 80 214 15.000.000

Công ty điều về một máy

MTZ 80 411 45.000.000

14/02 Mua một dàn máy vi tính 111 10.000.000 30/03 Xây dựng cơ bản hoànthành đường lô 88 2412 200.000.000

Tổng Cộng 270.000.000 0

Lũy kế 270.000.000 0

Số dư cuối kỳ 45.093.706.567 3.2.3.2 Hạch toán giảm tài sản cố định

a) Chứng từ liên quan

- Quyết định điều động TSCĐ của công ty cao su Đắk Lắk - Biên bản bán đấu giá tài sản

- Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ - Các chứng từ có liên quan khác

b) Tổng hợp giảm TSCĐ năm 2006

Trong năm 2006 TSCĐ của nông trường không có phát sinh giảm.

3.2.4 Khấu hao tài sản cố định tại nông trường

Nông trường khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Hàng tháng kế toán trích khấu hao vào chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp theo số kế hoạch. Đến cuối năm (ngày 31/12), lập bảng tính khấu hao chi tiết cho tất cả tài sản. Bảng 3.8: Chi tiết khấu hao năm 2006 (ngày 31/2/2006)

STT Tên TSCĐ Nguyên giá(Đồng)

Thời gian sử dụng (Năm) Tỷ lệ khấu hao (%) Mức trích khấu hao I NGUỒN HIỆP ĐỊNH 22.623.418.709 725.343.627,03 1 Nhà trẻ số 2(Vp đội 3) 31.071.427 15 7 2.174.999,89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Nhà làm việc số 1 33.556.660 18 6 2.013.399,60 3 Nhà làm việc số 2 33.556.660 18 6 2.013.399,60 4 Nhà làm việc đội 5 43.530.277 15 7 3.047.119,39 5 Đập tràn 44.961.000 15 7 3.147.270,00 6 Khu trạm xá 54.293.616 15 7 3.800.553,12 7 Nhà kho 88.002.800 15 7 6.160.196,00 8 Đường cấp phối 227.592.534 15 7 15.931.477,38 9 Đường lô 276.428.000 15 7 19.349.960,00 10 Nhà ở công nhân đội 6 349.812.000 15 7 24.486.840,00 11 Vườn cao su 83 195.467.998 30 3 5.864.039,94 12 Vườn cao su 86 234.000.000 30 3 7.020.000,00 13 Vườn cao su 84 757.986.627 30 3 22.739.598,81 14 Vườn cao su 85 1.193.665.200 30 3 35.809.956,00 15 Vườn cao su 88 1.389.955.570 30 3 41.698.667,10 16 Vườn cao su 86 1.820.000.000 30 3 54.600.000,00 17 Vườn cao su 87 1.841.441.130 30 3 55.243.233,90 18 Vườn cao su 87 2.042.125.585 30 3 61.263.767,55 19 Vườn cao su 88 2.055.800.471 30 3 61.674.014,13 20 Vườn cao su 90 4.038.717.244 30 3 121.161.517,32 21 Vườn cao su 89 5.598.947.109 30 3 167.968.413,27 22 Vườn cao su 91 272.506.801 30 3 8.175.204,03 II NGUỒN NGÂN SÁCH 9.279.950.001 304.107.003,31 23 Nhà làm việc đội 3 30.212.582 15 7 2.114.880,74 24 Vườn cao su 86 278.707.000 30 3 8.361.210,00 25 Vườn cao su 88 400.138.726 30 3 12.004.161,78 26 Vườn cao su 88 642.437.647 30 3 19.273.129,41 27 Vườn cao su 87 823.182.407 30 3 24.695.472,21 28 Vườn cao su 83 832.000.000 30 3 24.960.000,00 29 Vườn cao su 87 981.486.639 30 3 29.444.599,17 30 Vườn cao su 84 1.477.905.000 30 3 44.337.150,00 31 Vườn cao su 85 1.673.880.000 30 3 50.216.400,00 32 Vườn cao su 86 1.820.000.000 30 3 54.600.000,00 33 Máy MTZ 52 55.000.000 8 13 7.150.000,00 34 Máy MTZ 52 55.000.000 8 13 7.150.000,00 35 Máy MTZ 80 60.000.000 8 13 7.800.000,00 36 Xe UOAT 90.000.000 13 8 7.200.000,00

37 Máy MTZ 80 60.000.000 8 8 4.800.000,00

III NGUỒN TỰ CÓ 4.457.802.440 431.315.249,72

38 Cống thoát nước 24.857.924 15 7 1.740.054,68 39 Nhà mủ KCS 39.106.000 15 7 2.737.420,00 40 Sân cơ quan 61.668.858 15 7 4.316.820,06 41 Cây xăng nông trường 150.417.700 15 7 10.529.239,00 42 Đường lô 96 126.514.000 15 7 8.855.980,00 43 Quyền sử dụng đất 134.080.000 15 7 9.385.600,00 44 Cầu đội 3 54.882.000 15 7 3.841.740,00 45 Máy vi tính + Máy in 16.152.381 4 25 4.038.095,25 46 Xe honđa Wave Anfa 11.727.273 6 17 1.993.636,41 47 Cổng, hàng rào, nhà BV 194.638.171 12 8 15.571.053,68 48 Nhà Gara xe 40.013.505 12 8 3.201.080,40 49 03 nhà trú mưa 40.733.000 12 8 3.258.640,00 50 Đường hóa chất 486.352.707 12 8 38.908.216,56 51 Xe ôtô Ford Everest 509.059.386 8 13 66.177.720,18 52 Trạm gom mủ đội 7,tổ 1 31.277.947 10 10 3.127.794,70 53 08 trạm gom mủ 2.526.321.588 10 10 252.632.158,80 54 Máy vi tính 10.000.000 4 10 1.000.000,00 IV NGUỒN VAY 8.732.535.417 263.976.062,51 55 Vườn cao su 87 254.692.008 30 3 7.640.760,24 56 Vườn cao su 87 254.692.231 30 3 7.640.766,93 57 Vườn cao su 88 289.905.704 30 3 8.697.171,12 58 Vườn cao su 88 421.761.882 30 3 12.652.856,46 59 Vườn cao su 90 1.161.282.756 30 3 34.838.482,68 60 Vườn cao su 89 1.317.052.891 30 3 39.511.586,73 61 Vườn cao su 91 1.077.656.636 30 3 32.329.699,08 62 Vườn cao su 93 3.655.168.957 30 3 109.655.068,71 63 Vườn cao su 94 100.322.352 30 3 3.009.670,56 64 Đường lô 88 200.000.000 25 4 8.000.000,00 TỔNG CỘNG 45.093.706.567 1.724.741.942,57

3.2.5 Sửa chữa tài sản cố định tại nông trường

Đối với mỗi TSCĐ bất kỳ, trong quá trình hoạt động đều phải được bảo dưỡng. Bảo dưỡng nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của TSCĐ, để cho TSCĐ làm việc được tốt hơn.

Hoạt động bảo dưỡng diễn ra thường xuyên hàng kỳ. Chi phí bảo dưỡng được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ. Nếu truờng hợp chi phí bảo dưỡng lớn thì được phân bổ dần vào chi phí sản xuất ở một số kỳ sau đó.

Nông trường cao su Phú Xuân hàng tháng tiến hành sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng đối với tất cả TSCĐ theo kế hoạch. Chi phí sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng được tính vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng.

Ví dụ: Tháng 2/2006 theo kế hoạch chi 1.000.000 đồng tiền mặt, xuất kho 300.000 đồng công cụ dụng cụ để sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển mủ cao su.

Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 627: 1.300.000 đồng

Có TK 111: 1.000.000 đồng Có TK 153: 300.000 đồng 3.2.5.2 Sửa chữa lớn

Trong quá trình hoạt động nếu TSCĐ nào đó bị hư hỏng có thể sửa chữa thì lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ đó.

Nếu đầu mỗi kỳ dự trù được chi phí cho sửa chữa thì thực hiện trích trước chi phí.

Trong năm 2006 có các trường hợp sửa chữa lớn:

▪ Ngày 15/03/2006 bộ phận sản xuất báo cáo hư hỏng một chiếc xe vận tải mủ. Bộ phận kế toán lập kế hoạch sửa chữa (tự làm), và ghi sổ theo những công đoạn sau:

-Chi phí sửa chữa phát sinh:

Nợ TK 2413: 1.000.000 đồng Có TK 111: 600.000 đồng

Có TK 152: 300.000 đồng Có TK 334: 100.000 đồng

-Sửa chữa lớn hoàn thành (xem xét chi phí sửa chữa và cho phép tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ):

Nợ TK 627: 1.000.000 đồng

Có TK 2413: 1.000.000 đồng

▪ Các tài sản khác còn lại của nông trường không có tình trạng hư hỏng.

3.2.6 Nhận xét

3.2.6.1 Công tác quản lý tài sản cố định

Công tác quản lý TSCĐ là phù hợp với điều kiện của nông trường. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của nông trường, hệ thống TSCĐ của nông trường rất rộng, phân bố ở nhiều khu vực xa nhau, không tập trung, đặc biệt là các vườn cây. Việc phân chia từng bộ phận quản lý từng mảng TSCĐ tạo nên sự chặt chẽ trong công tác quản lý TSCĐ.

Việc quản lý các vườn cao su cần phải chú ý tích cực hơn, tránh trường hợp người dân thiếu ý thức chặt cây cao su để khô làm củi. Hoặc các rủi ro khác như hỏa hoạn do cháy rừng…

Mặc dù vườn cao su là yếu tố sản xuất chính thì phải chăm sóc, quản lý tốt, nhưng cũng cần chú ý tới việc quản lý các TSCĐ khác của nông trường. Bởi vì, nếu không có các TSCĐ khác hỗ trợ thì hoạt động sản xuất cũng không thể tiến hành.

Từ đó rút ra một điều rằng: Phải quản lý tốt tất cả tài sản của nông trường dù cho nó phục vụ cho sản xuất hay là phục vụ cho quản lý nông trường.

Nhược điểm của công tác quản lý TSCĐ tại nông trường là khi có sự cố hư hỏng TSCĐ thì thời gian xử lý rất lâu. Bởi vì, khi có TSCĐ hư hỏng thì cần phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh là TSCĐ đó bị hư hỏng, sau đó phải có tường trình, kế hoạch sửa chữa gửi đến phòng kế toán, phòng kế toán lại phải chờ quyết định của lãnh đạo cho nên việc tiến hành sửa chữa bị chậm trễ.

Hình thức kế toán nhật ký chung phản ánh chi tiết, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh trong đó có các nghiệp vụ về TSCĐ. Công tác hạch toán tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ được thực hiện tốt, khách quan. Tài sản tăng, giảm được ghi chép rõ ràng. Khấu hao đúng nguyên tắc, đầy đủ giúp cho việc thay thế TSCĐ đã khấu hao hết đúng thời hạn, giúp thu hồi vốn nhanh. Sửa chữa TSCĐ được thực hiện tốt, giúp cho TSCĐ bị hư hỏng được sửa chữa và tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông trường luôn đổi mới, trang bị TSCĐ khi cần thiết và kịp thời. Công tác hạch toán TSCĐ nhanh chóng, chính xác tạo nên sự tin cậy đối với tất cả cán bộ công nhân viên trong nông trường và đối với các bên liên kết.

Nhìn vào hệ thống TSCĐ của một doanh nghiệp nguời ta có thể đánh giá được cơ bản tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Cơ cấu TSCĐ có hợp lý không? Đã đầy đủ chưa? Có được thường xuyên đổi mới, trang bị không?... Từ những đánh giá như vậy có thể xác định được doanh nghiệp đó có hoạt động bền vững được hay không?

Mặc dù công tác hạch toán TSCĐ ở nông trường cao su Phú Xuân được thực hiện khá tốt, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục. Đó là công tác lưu trữ các chứng từ, sổ sách liên quan đến TSCĐ như: biên bản bàn giao, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ… Việc lưu trữ tốt các tài liệu liên quan đến TSCĐ thì sẽ phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ rất nhiều. Do đó, đây là một nhược điểm trong công tác hạch toán TSCĐ cần phải khắc phục.

PHẦN THỨ TƯ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua thời gian học tập, đặc biệt là thời gian thực tập tại nông trường cao su Phú Xuân tôi nhận biết được rằng trong mỗi một doanh nghiệp tất cả các yếu tố đều quan trọng. Mỗi yếu tố cấu thành doanh nghiệp đều mang một mức độ quan trọng khác nhau. Nếu có thể kết hợp hài hòa các yếu tố đó thì tất nhiên doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển.

Tài sản cố định rất quan trọng, nó là cơ sở vật chất ban đầu của doanh nghiệp, nó cũng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đánh giá trong dài hạn của doanh nghiệp.

Tại nông trường cao su Phú Xuân, hệ thống TSCĐ được trang bị khá hoàn chỉnh, bên cạnh đó công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được tực hiện tốt giúp cho nông trường có cơ sở vững chắc để phát triển.

Hiện nay, với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nếu doanh nghiệp nào không chú trọng việc đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất thì sẽ bị lạc hậu và điều tất yếu là phá sản. Nhận biết được tình hình như vậy nông trường cao su Phú Xuân đã không ngừng đổi mới và trang bị TSCĐ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

4.2 KIẾN NGHỊ

Nông trường cao su Phú Xuân có vị thế để phát triển rộng lớn và lâu dài, đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn về xã hội. Do đó nhà nước, công ty cao su Đắk Lắk cần có những đầu tư thích hợp để khuyến khích sự phát triển của nông trường.

Về mặt nông trường cần có những biện pháp nghiệp vụ để hướng dẫn các cán bộ trong nông trường thực hiện tốt nhiệm vụ đưa nông trường ngày càng phát triển. Về mặt TSCĐ cần giải quyết vấn đề thời gian trong công việc, đặc biệt là thời gian tiến hành sửa chữa TSCĐ khi xảy ra hư hỏng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân (Trang 30)