Công tác hạch toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân (Trang 38)

Hình thức kế toán nhật ký chung phản ánh chi tiết, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh trong đó có các nghiệp vụ về TSCĐ. Công tác hạch toán tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐ được thực hiện tốt, khách quan. Tài sản tăng, giảm được ghi chép rõ ràng. Khấu hao đúng nguyên tắc, đầy đủ giúp cho việc thay thế TSCĐ đã khấu hao hết đúng thời hạn, giúp thu hồi vốn nhanh. Sửa chữa TSCĐ được thực hiện tốt, giúp cho TSCĐ bị hư hỏng được sửa chữa và tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất.

Nông trường luôn đổi mới, trang bị TSCĐ khi cần thiết và kịp thời. Công tác hạch toán TSCĐ nhanh chóng, chính xác tạo nên sự tin cậy đối với tất cả cán bộ công nhân viên trong nông trường và đối với các bên liên kết.

Nhìn vào hệ thống TSCĐ của một doanh nghiệp nguời ta có thể đánh giá được cơ bản tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Cơ cấu TSCĐ có hợp lý không? Đã đầy đủ chưa? Có được thường xuyên đổi mới, trang bị không?... Từ những đánh giá như vậy có thể xác định được doanh nghiệp đó có hoạt động bền vững được hay không?

Mặc dù công tác hạch toán TSCĐ ở nông trường cao su Phú Xuân được thực hiện khá tốt, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục. Đó là công tác lưu trữ các chứng từ, sổ sách liên quan đến TSCĐ như: biên bản bàn giao, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ… Việc lưu trữ tốt các tài liệu liên quan đến TSCĐ thì sẽ phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ rất nhiều. Do đó, đây là một nhược điểm trong công tác hạch toán TSCĐ cần phải khắc phục.

PHẦN THỨ TƯ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân (Trang 38)