Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng luật Đầu tư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào (Trang 25 - 27)

1.1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam Việt Nam

Trước khi ban hành Luật Đầu tư chung 2005, hoạt động đầu tư ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau.

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.

Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam điều chỉnh hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, Luật Đầu tư chung (2005) mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều chỉnh hoạt động cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước và của tư nhân; đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý Nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài ( Điều 1).

Đối tượng áp dụng của Luật là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư (Điều 2).

1.2. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào CHDCND Lào

Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988 đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau

đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào). Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo điều 2 của Luật này, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư và vận hành doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế hợp pháp như nông lâm nghiệp, chế biến, năng lượng, khai thác mỏ, thủ công, thông tin liên lạc và vận tải, du lịch, thương mại, dịch vụ và các lĩnh vực khác… trừ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc nguy hại cho môi trường, sức khỏe, văn hóa hoặc vi phạm pháp luật của CHDCND Lào và các nhà đầu tư nước ngoài được Luật Đầu tư nước ngoài tại Lào quy định là tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào (Điều 1).

Cũng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 2004, nhà đầu tư có thể đầu tư sản xuất kinh doanh vào tất cả các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế của Lào. Và theo luật này thì đối tượng áp dụng như sau: đầu tư trong nước là việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, khoa học công nghệ và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước bởi các chủ thể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài, người không quốc tịch đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài (Điều 2).

Qua đó ta thấy Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều chỉnh hoạt động cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w