Quy định về bảo đảm đầu tư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào (Trang 39 - 42)

6.1. Quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Mục đích cơ bản của một cơ chế bảo đảm đầu tư là nhằm tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, để nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn đầu tư, Luật Đầu tư 2005 của

Việt Nam đã quy định rõ các nguyên tắc và nội dung bảo đảm của Nhà nước đối với vốn, tài sản của nhà đầu tư, cũng như hoạt động đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật khẳng định sự tuân thủ nguyên tắc của Hiến pháp là vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và quyền được chuyển ra nước ngoài ( Điều 6).

Đáp ứng yêu cầu của quá trình đàm phán gia nhập WTO và phù hợp với các quy định trong điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên, Luật quy định cam kết của Nhà nước Việt Nam về việc mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước, nhập khẩu hàng hóa với số lượng giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn vốn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể (điều 8). Đây là điểm rất quan trọng mà các nước đối tác đàm phán WTO rất quan tâm. Quy định thể hiện sự nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ dần những bảo hộ theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước đây, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và các tổ chức, cá nhân nước ngoài nói chung thường bị áp dụng giá, phí khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước cao hơn so với cá nhân, tổ chức là người Việt Nam. Điều này đã tạo sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức, cá nhân Việt Nam, gây ra sự cản trở đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và Việt Nam, vì vậy, Luật Đầu tư đã có quy định về vấn đề này. Cụ thể là: trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát (Điều 10).

Một nội dung quan trọng được Luật Đầu tư quy định là vấn đề bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách ( Điều 11). Theo đó: trường hợp pháp luật , chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đã như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp như tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.

6.2. Quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào

Theo nguyên tắc đảm bảo việc quản lý đầu tư trong nước và nước ngoài thì tài sản của nhà đầu tư sẽ được quản lý bởi pháp luật, bao gồm nhiều lĩnh vực như Luật lao động, Luật bảo hiểm, Luật bảo hiểm trong hợp đồng, Luật cam kết ngoài hợp đồng… với mục tiêu tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi khuyến khích đầu tư

trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể là theo điều 3 Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài thì: tài sản và vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào sẽ được bảo vệ bằng pháp luật của CHDCND Lào, không bị Nhà nước trưng thu trưng dụng, quốc hữu hóa. Trường hợp cần thiết sử dụng vào lợi ích chung, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Nhà nước Lào bồi thường nhanh chóng và hợp lý.

Cũng theo Điều 5 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước tài sản, vốn của các nhà đầu tư bảo đảm bằng các quy định cụ thể của pháp luật. Nhà nước không tịch thu vốn và tài sản đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng những tài sản, vốn đầu tư đó thì các nhà đầu tư sẽ được bồi thường và thanh toán theo quy định của pháp luật CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w