MỤC LỤC
Đối với cơ sở giáo dục cho người Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì có ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Thí điểm thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện hoạt động giáo dục trung học phổ thông cho người nước ngoài và người Việt Nam.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 – Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ Luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài). + Tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. Tuy nhiên các văn bản này đã ban hành khá nhiều năm về trước nên có những quy định không còn phù hợp với các quy định hiện hành, gây khó khăn cho việc đối chiếu và áp dụng, nếu không có sự liên kết và đối chiếu với pháp luật hiện hành thì sẽ là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
Điều kiện về cơ sở vật chất cũng được quy định chi tiết về việc đặt nhà trường phù hợp quy hoạch chung của khu dân cư, thuận lợi cho trẻ em đến trường, đảm bảo an toàn về sinh, có tường bao ngăn cách khuôn viên với bên ngoài, công trình xây dựng phải đạt tiêu chuẩn về quy cách thiết kế, an toàn, đáp ứng nhu cầu nuôi dướng giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện cho trẻ khuyết tật sử dụng, phòng học, phòng sinh hoạt chung phải có diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho 1 trẻ, đủ ánh sáng có các thiết bị tối thiểu cho trẻ và giáo viên, có khu vệ sinh, nhà bếp và khối phòng khác cho nhu cầu hoạt động của nhà trường, có sân vườn v.v…. - Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ở bậc phổ thông như: Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị đồ dùng giảng dạy; Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy tối thiểu ở mức bình quân 3m2/ học sinh tính theo số học sinh có mặt trong buổi học; Có văn phòng hiệu bộ, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp; Có phòng học tiếng, thư viện, phòng thí nghiệm (đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông), tối thiểu phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3978/1984; Có phòng tập thể dục đa năng, sân chơi cho học sinh; Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với. - Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Khu tập thể, thực hành và các cơ sở nghiên cứu khoa học phải đảm bảo có diện tích dùng cho học tập tối thiểu ở mức bình quân 7m2/ người học; bao gồm: các giảng đường phù hợp với quy mô; các phòng thí nghiệm, phòng thực hành đủ thiết bị theo yêu cầu của ngành đào tạo; thư viên (thư viện truyền thống và thư viện điện tử); các phòng học tiếng; phòng máy tính có kết nối internet; Có khu thể dục thể thao (sân vận động hoặc phòng tập thể dục – thể thao cho sinh viên); Có khu công trình kĩ thuật bao gồm: trạm bơm nước, trạm biện thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ôtô, xe máy, xe đạp; Có phòng cho lãnh đạo trường, phòng cho giảng viên, giáo viên, phòng họp diện tích làm việc cho các bộ phận quản lí khác thuộc cơ sở….
Theo đó, việc thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học tư thục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dõn cấp tỉnh cần phải nờu rừ về sự cần thiết, tớnh phự hợp của việc thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; dự kiến địa điểm, đất đai xây dựng trường và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường;. Giấy chứng nhận đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban Quản lý dự án để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; chuẩn bị các điều kiện cần thiết và hồ sơ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định thành lập trường.
- Có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên; huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục đã cam kết, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đối chiếu quy định này với biểu cam kết các ngành dịch vụ Việt Nam gia nhập WTO thì quyền tự do tuyển dụng lao động bị ràng buộc bởi điều kiện: với dịch vụ giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác bao gồm cả dạy ngoại ngữ, giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ giáo dục đào tạo của Việt Nam công nhận về trình độ chuyên môn. Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư.
Theo quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư trong Nghị định 06/2000/NĐ- CP về hợp tác đầu tư với nước ngoài lĩnh vực giáo dục, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài còn được hưởng miễn thuế thu nhập trong thời gian 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi nếu đáp ứng một trong hai điều kiện: Đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ; Nhà đầu tư nước ngòai cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cố định cho nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động. Cũng như các quy định liên quan đến ưu đãi thuế, ưu đãi đất đai cũng được Luật Đầu tư 2005 đề cập đến một cách rất khái quát, trong đó các nguyên tắc về ưu đãi được quy định bằng cách dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật về đất đai: “Nhà đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và phỏp luật về thuế”. Tiếp tục kế thừa các biện pháp đảm bảo và khuyến khích đấu tư được quy định trong hệ thống pháp luật đầu tư trước kia, Luật đầu tư 2005 đã quy định thống nhất các biện pháp đảm bảo và khuyến khích đầu tư, thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện các cam kết của nhà nước Việt Nam với lợi ích của nhà đầu tư, được quy định phù hợp với những cam kết trong các điều ước quốc tế về khuyến khích và đảm bảo đầu tư.
Sở dĩ còn những yếu kém, bất cập nói trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến như: Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ xuất phát điểm là một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, kém phát triển, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài, đồng thời duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Các văn bản Luật phải quy định chi tiết, điều chỉnh hợp lí và là hình thức chủ yếu trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội, quyền, nghĩa vụ của công dân, mà không cần đợi nghị định, thông tư hướng dẫn, trừ một số nội dung chưa định hình thì trong luật quy định chung và giao Chính phủ hướng dẫn, sau một thời gian thực hiện phải kịp thời tổng kết, bổ sung quy định chi tiết ngay trong luật. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các cam kết công nhận giáo dục là một ngành dịch vụ và mở cửa thị trường giáo dục với khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống pháp luật trong nước phải hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.