Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm cố ý gây thương tích là loại tội phạm nghiêm trọng xâmphạm đến tính mạng sức khỏe của con người một cách trái pháp luật, hậu quảcủa nó không chỉ gây ra những thiệt hại cho gia đình, người thân của người bịhại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây sự bất bìnhtrong quần chúng nhân dân Trong những năm qua, tình hình tội phạm, tệ nạn
xã hội ở Tiền Giang vẫn còn phức tạp Đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội,trong đó vấn đề cần quan tâm là tình trạng thanh niên tụ tập gây mâu thuẫn đểđánh nhau, các mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, xung đột gia đình dẫnđến việc cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác gây hậu quảrất lớn, tỉ lệ thương tích gây ra cho người bị hại cũng rất cao, có những trườnghợp dẫn đến chết người Phần lớn những người phạm tội thường liên kếtthành các băng nhóm hoặc lôi kéo thêm người khác vào cùng gây mâu thuẫn
để tạo cớ đánh nhau hay trẻ thù cá nhân Đối tượng thường sử dụng các loạihung khí nguy hiểm (dao, mã tấu, ) gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộngtrong nhân dân, loại tội phạm này diễn ra hầu hết ở các địa bàn trong tỉnh, cảthành thị và nông thôn
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trìnhquốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ, các ngành các cấp đã quyếttâm thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã thu được nhiềukết quả, đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại án nghiêmtrọng Tuy nhiên diễn biến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Tiền Giang vẫncòn phức tạp Nhận thức được tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng củatội cố ý gây thương tích trong những năm qua, lực lượng Công an tỉnh TiềnGiang đã tập trung phối hợp với các ban ngành để tổ chức phòng ngừa và điềutra khám phá nhanh chóng, kịp thời các vụ án cố ý gây thương tích Tính từ
Trang 2năm 2002 đến năm 2006, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 5098 vụphạm pháp hình sự, trong đó có 535 vụ cố ý gây thương tích, ở từng thời điểm
số vụ xảy ra có sự tăng giảm khác nhau
Các ngành các cấp nói chung và lực lượng Công an Tiền Giang đã cónhiều nổ lực tổ chức phòng ngừa loại tội phạm này nhằm ngăn ngừa nhữngthiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người Tuy nhiên, Tiền Giang làmột trong những tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, sống bằng nghềnông là chủ yếu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấnchưa cao, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế Bên cạnh đó, do mặt tráicủa nền kinh tế thị trường cũng đem lại những yếu tố tiêu cực cho đời sống xãhội, đó là sự cạnh tranh trong xã hội, phân hóa giàu nghèo, người lao độngthiếu việc làm, sự tha hóa trong lối sống tiêu cực của một bộ phận thanh niênkhông được sự quan tâm quản lý, giáo dục chặt chẽ của gia đình và xã hội nên
đã dẫn đến việc phạm tội Công tác điều tra xử lý tội phạm cố ý gây thươngtích trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua của lực lượng cảnh sát nhân dânCông an tỉnh Tiền Giang cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưngvẫn chưa ngăn chặn sự gia tăng, tính phức tạp của loại tội phạm này, bởinhiều nguyên nhân khác nhau, gây nhiều thiệt hại và nguy hiểm đến tínhmạng sức khỏe con người, ảnh hưởng đến TTATXH
Từ thực tiễn cho thấy, công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm cố ý gâythương tích còn bộc lộ nhiều sơ hở thiếu sót và những bất cập như: Công tác
tổ chức phòng ngừa răn đe, giáo dục đối với các nhóm người có mầm mónggây ra hành vi phạm tội, chưa quan tâm đề ra các biện pháp ngăn chặn kịpthời đối với thực trạng tội phạm này Mặt khác, chính quyền địa phương chưa
xử lý nghiêm túc loại tội phạm cố ý gây thương tích, thường chỉ giải quyếtdân sự hoặc có nhiều vụ án xảy ra do nhiều người gây ra, tính chất hành vitương đối nguy hiểm, gây sự lo sợ trong quần chúng nhân dân nhưng không
Trang 3thể xử lý hình sự vì tỉ lệ thương tích sau khi điều trị chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc người bị hại không truy cứu Vấn đề tỷ lệ điều tra
xử lý các vụ án tuy cao nhưng chưa đảm bảo nhanh chóng, nhất là trong giaiđoạn điều tra ban đầu để thu thập chứng cứ chưa kịp thời, công tác phối hợpvới công an cơ sở chưa đồng bộ, chặt chẽ Một số vụ án vẫn bị kéo dài do chờkết quả giám định tỷ lệ thương tích, có vụ án xảy ra tính chất rất phức tạp,nhiều đối tượng cùng thực hiện tội phạm nên khó khăn trong điều tra xử lý.Tình hình trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá về thực trạng tội phạm cố ý gâythương tích, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địabàn tỉnh Tiền Giang là rất cần thiết trên cả hai phương diện lý luận và thựctiễn Đây cũng là một đòi hỏi hết sức cấp bách đảm bảo cho việc thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo sự ổn định vềtrật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh Tiền Giang
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác tổ chức phòng ngừa và điềutra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, xét thấy cầnphải nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về tội phạm này Đó cũng là lý do tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều
tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ” làm luận
văn tốt nghiệp cao học Luật chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự phức tạp của tình hình tội phạm hình sự nói chung và tội phạm cố ýgây thương tích nói riêng làm ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của conngười luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc đòi hỏi các ngành, các cấp quan tâm
đề ra các biện pháp giải quyết
Trang 4Trước tình hình đó đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tội phạm này,dưới các góc độ khác nhau và ở các địa bàn khác nhau Riêng ở tỉnh TiềnGiang chưa có đề tài nào nghiên cứu về tội phạm cố ý gây thương tích Đểgóp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế xã hội ở địa phương, hy vọng kết quả nghiên cứu luận văn sẽđem lại kết quả khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điềutra tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh.
Các công trình nghiên cứu của các tập thể và cá nhân về lĩnh vực nàyđược xem như là các cơ sở lý luận và thực tiễn rất cần thiết để tôi nghiên cứu,tham khảo trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạtđộng phòng ngừa, điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
xã hội – Công an tỉnh Tiền Giang để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằmnâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thươngtích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu các tài liệu làm cơ sở lý luận về công tác phòng ngừa vàphương pháp điều tra tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nóiriêng
- Phân tích, nghiên cứu tình hình, đặc điểm có liên quan đến tội phạm
cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trang 5- Nghiên cứu thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địabàn tỉnh Tiền Giang và công tác phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm từnăm 2002 đến năm 2006.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngphòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trênđịa bàn tỉnh Tiền Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích xảy
ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá tộiphạm này của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công antỉnh Tiền Giang; những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong phòng ngừa, điềutra khám phá, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòngngừa và điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnhTiền Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang
- Nghiên cứu hoạt động phòng ngừa của các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội và công tác phòng ngừa, điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra về trật
tự xã hội Công an Tiền Giang
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2002 đến 2006
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quanđiểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực đấu tranh phòng,
Trang 6chống tội phạm, lý luận khoa học điều tra hình sự, những thành tựu khoa học
về tư pháp luật hình sự
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu
- Phương pháp tọa đàm, tham khảo chuyên gia,
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo vàocông tác thực tiễn ở các địa phương khác và trong học tập, giảng dạy tại cáctrường đào tạo Cảnh Sát Nhân Dân
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin cần thiết về thực trạng tội phạm cố ý gâythương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; tình hình và tác hại của loạitội phạm này liên quan đến đời sống xã hội và an ninh trật tự ở địa phương
- Làm rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong tổ chức phòng
ngừa, điều tra khám phá tội phạm này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Kết quả nghiên cứu của luận văn được áp dụng vào thực tiễn công tácphòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên
Trang 7địa bàn tỉnh Tiền Giang, giúp cho việc củng cố và hoàn thiện công tác này ởđịa phương.
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dung luận văn gồm có 3 chương như sau:
+ Chương 1: Tình hình, đặc điểm và những vấn đề có liên quan đếncông tác phòng ngừa, điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnhTiền Giang
+ Chương 2: Thực trạng công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm cố ýgây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 - 2006
+ Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa,điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trang 8CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
1.1 Những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích
1.1.1 .Những nhận thức về tội cố ý gây thương tích
Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật, cho nên bất kỳ một chế độ xãhội nào cũng đều phải xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định của xã hội, trật tự pháp luật cũng như bảo vệnhà nước Ở nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, chínhquyền thuộc về tay nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh, nhà nước Việt Nam đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật để kịpthời quản lý và điều hành đất nước, nhiều sắc lệnh, pháp lệnh đã ra đời, trong
đó có các văn bản Pháp luật hình sự để bảo vệ các quyền cơ bản của conngười
Chúng ta đều biết, mỗi công dân sống trong xã hội bao giờ cũng cónhững quyền và lợi ích nhất định, quyền và lợi ích của công dân được quyđịnh trong chương V, Hiến pháp năm 1992 Một trong những quyền cơ bảncủa con người đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm Thể chế hóa các quy địnhcủa Hiếp pháp, BLHS Việt Nam đã đưa ra điều luật quy định những hành viphạm tội và mức hình phạt khi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của người khác
Nằm trong nhóm tội phạm có bạo lực, tội phạm cố ý gây thương tíchxâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được bảo vệ vềsức khỏe của con người Tội phạm này với tội danh là “Tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được qui định tại Điều109- BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985
Trang 9Đến năm 1999, trước sự phát triển của đất nước, đòi hỏi phải có một bộLuật hình sự mới hoàn chỉnh và phù hợp, đồng thời nhằm mục đích cá thể hóatrách nhiệm hình sự và cá thể hoá tội phạm, Quốc hội đã ban hành BLHS năm
1999 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2000) tội phạm này được quy định thành 03điều luật: Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 109 của BLHS năm 1985 chuyểnthành Điều 104, BLHS năm 1999 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác); khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chuyểnthành Điều 105 BLHS năm 1999 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh) vàĐiều 106 BLHS năm 1999 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) Tội phạm
cố ý gây thương tích thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm của con người được qui định trong Chương 12 – BLHS năm1999
Một trong những điểm mới cơ bản của BLHS năm 1999 là thực hiện việcđịnh lượng mức độ thương tích, tổn hại sức khỏe đối với tội cố ý gây thươngtích và một số tội khác, làm cơ sở phân định ranh giới giữa xử phạt hànhchính và xử lý bằng hình sự cũng như làm cơ sở định khung hình phạt Chính
vì vậy, điều tra viên cần phải nắm chắc và quán triệt trong các hoạt động thựcthi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác điều tra, khám phá tộiphạm cố ý gây thương tích trong tình hình hiện nay
- Theo Điều 104-BLHS năm 1999 qui định về tội cố ý gây thương tíchthì tỷ lệ thương tật là 11% trở lên đến 31% Nếu tỷ lệ thương tật chưa đến11% thì phải thuộc một trong các trường hợp qui định từ điểm a đến điểm k,khoản 1, Điều 104
- Điều 105-BLHS năm 1999 qui định về tội cố ý gây thương tích trongtrạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Điều 106-BLHS năm 1999 qui định
Trang 10tội cố gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì tỷ lệthương tật của nạn nhân phải từ 31% trở lên.
* Khái niệm tội cố ý gây thương tích
Điều 8 BLHS năm 1999 đã đưa ra khái niệm về tội phạm như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, dongười có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp phápkhác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luậtXHCN” Như vậy, nội hàm của khái niệm tội phạm có các dấu hiệu cơ bảnlàm căn cứ để phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm
đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính phảichịu hình phạt” Trong đó tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản nhất,làm cơ sở cho việc xuất hiện các dấu hiệu khác của tội phạm
Đối với tội phạm cố ý gây thương tích, tính nguy hiểm cho xã hội đượcbiểu hiện tập trung nhất ở hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếplên cơ thể người khác, làm tổn thương một bộ phận hay toàn bộ cơ thể conngười như: làm gãy tay, chân, cụt tay, cụt chân, mù mắt,…
Tính có lỗi là thể hiện ở thái độ tâm lý của một người đối với tội phạm
mà người đó gây ra Về mặt hình sự, lỗi của người phạm tội được xác địnhtrên cơ sở làm rõ người phạm tội có nhận thức được tính chất, mức độ hành viphạm tội của mình hay không, ý thức đối với hậu quả của hành vi do mìnhgây ra Tội phạm gây thương tích có hai loại lỗi là: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý Đốivới tội cố ý gây thương tích thì trong qui định của BLHS đã thể hiện rõ lỗicủa người thực hiện tội phạm là cố ý Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ
Trang 11hành vi dung sức mạnh vật chất tác động trực tiếp lên cơ thể người khác làhành vi có thể gây thương tích và mong muốn gây thương tích cho nạn nhân.Người phạm tội do lỗi cố ý có tính nguy hiểm hơn người phạm tội do lỗi vô ý.
Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung và tội phạm cố ýgây thương tích nói riêng thể hiện trong quy định của Điều 2 BLHS: “Chỉngười nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu tráchnhiệm hình sự” Đối với hành vi cố ý gây thương tích trong các trường hợpkhác nhau, người phạm tội thực hiện những hành vi mà luật hình sự ngăn cấm
cụ thể được quy định tại các Điều 104, Điều 105, Điều 106 - BLHS
Tính chịu hình phạt là dấu hiệu cơ bản của tội phạm vì nó được xácđịnh bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm, chỉ cóhành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không áp dụng hình phạt đối vớingười vô tội hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật khác Tuy nhiên, trênthực tế có những trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sựhoặc miễn hình phạt theo quy định tại Điều 25, Điều 57 BLHS Đối với tội cố
ý gây thương tích, các hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đốivới người thực hiện tội phạm là: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thờihạn, tù chung thân
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về tội phạm cố ý gây
thương tích như sau: Tội phạm cố ý gây thương tích là nhóm tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý dùng sức mạnh vật chất và thể chất tác động trực tiếp lên cơ thể người khác, nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của họ và bị xử lý theo quy định tại Điều 104, 105, 106- BLHS
* Dấu hiệu pháp lý về tội cố ý gây thương tích
Căn cứ vào nội dung quy định của Điều luật, tội phạm cố ý gây thươngtích là một nhóm tội phạm cụ thể được quy định tại các Điều 104; Điều 105;
Trang 12Điều 106 BLHS năm 1999 Về mặt lý luận tội phạm cố ý gây thương tích cóđầy đủ các yếu tố cấu thành như sau:
- Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm cố ý gây thương tích xâm hạivào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng,sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được qui định rõ tại Điều 71Hiếp pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Như vậy khách thể trực tiếp củatội phạm cố ý gây thương tích không phải là con người nói chung mà là sứckhỏe của người khác, là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đãđược Hiến pháp năm 1992 qui định Những trường hợp tự gây thương tíchhoặc tổn hại sức khỏe của cho bản thân mình thì không cấu thành tội phạmnày
+ Điều 104, BLHS qui định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thươnghoặc tổn hại đến sức khỏe
+ Điều 105, BLHS qui định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh làhành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe do hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối vớingười thân thích của người đó
+ Điều 106, BLHS qui định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làhành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, bảo vệquyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại mộtcách rõ ràng là quá mức cần thiết, làm cho người có hành vi xâm phạm các lợiích bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe Tội phạm này vừa xâm phạm quyềnđược bảo hộ sức khỏe, tính mạng của người khác, đồng thời cũng xâm phạmquyền phòng vệ chính đáng được qui định tại Điều 15, BLHS
Trang 13- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm cố ý gâythương tích là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, đó là người phạmtội thực hiện các hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp lên cơ thểngười khác, làm cho người đó bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe Dùngsức mạnh vật chất có nghĩa là người phạm tội dùng tay, chân … đấm đá hoặcdùng các loại công cụ, phương tiện, súng, lựu đạn hoặc các loại hung khí khácnhư : dao, cây, đá, gậy, các loại hóa chất,…để gây thương tích, gây tổn hạisức khỏe cho người khác.
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác (Điều 104) thì người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào
cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổ hại sức khỏe Ngoài
ra, có những trường hợp người phạm tội bắt người bị hại tự gây thương tíchcho mình hoặc tác động qua người trung gian, qua vật trung gian nếu chứngminh được động cơ, mục đích cố ý gây thương tích cho người khác Nếungười nào tự gây thiệt hại cho sức khỏe của chính mình thì cần làm rõ động
cơ của hành vi đó, tùy từng trường hợp có thể xem xét trách nhiệm hình sựtheo tội khác như tội trốn tránh nhiệm vụ (Điều 326)
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác ở Điều 105 thì người phạm tội thực hiện hành vi trong trạng tháitinh thần bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạnnhân Đây là tình trạng người phạm tội không thể hoàn toàn tự chủ, tự kiềmchế hành vi phạm tội của mình Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh củangười phạm tội phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gâynên đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là hành vi trái pháp luật nói chung(không chỉ riêng trái pháp luật hình sự) và phải ở mức độ nghiêm trọng xảy ramột cách tức thời Cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có
Trang 14tính chất đè nén, áp lực nặng nề, đến một thời điểm nhất định mới bung lênthì vẫn được coi là tinh thần bị kích động mạnh Trường hợp nếu tinh thần bịkích động không mạnh thì không phạm tội này Người phạm tội thực hiện cáchành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bịtổn hại sức khỏe Các hành vi như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầuđộc, … Có trường hợp người phạm tội bắt người bị hại tự gây thương tích chomình như: tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác ở Điều 106 do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì ngườiphạm tội thực hiện hành vi là do nạn nhân đang có hành vi xâm hại lợi ích củaNhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của ngườikhác Căn cứ theo Điều 15, BLHS qui định về phòng vệ chính đáng thì tội nàyphải thỏa mãn 4 dấu hiệu sau:
Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểmcho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân
Hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưngchưa kết thúc
Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đếnchết người Nạn nhân là người có hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước,của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Hành vi phòng vệ (tấn công trở lại) của người phạm tội là quá mứckhông tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân nên làm cho nạn nhân bịthương tích hoặc tổn hại sức khỏe Tuy nhiên không phải mọi hành vi chốngtrả gây cho người đang có hành vi xâm hại bị thương 31% trở lên, thậm chígây chết người đều không được coi là phòng vệ chính đáng mà phải xem xéthành vi chống trả có tương xứng hay không? Để đánh giá mức độ tương xứng
Trang 15của hành vi chống trả, cần dựa vào các tình tiết như: tính chất quan trọng củalợi ích bị xâm hại; tính chất, mức độ nguy hiểm và cường độ của hành vi xâmhại, chưa cần thiết phải dùng các phương tiện và phương pháp đó để chốngtrả; sự tương quan sức lực giữa bên xâm hại và bên chống trả… Nếu hành vichống trả quá mức cần thiết so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vixâm hại, do đó gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì người chống trả phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội này
Về hậu quả của tội phạm cố ý gây thương tích ngoài việc qui định yếu tốbắt buộc là giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau thìthương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà người bị hại phải gánh chịu dohành vi của người phạm tội gây ra ở một tỷ lệ nhất định Cơ sở để đánh giámức độ thương tích là kết quả giám định pháp y và bản tiêu chuẩn thương tậtban hành kèm theo thông tư số 12/TTLB Liên bộ Y tế, Bộ lao động thươngbinh và xã hội ngày 26/07/1995 qui định về tiêu chuẩn thương tật, cụ thể là:+ Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104), tỷ lệ thương tật của nạnnhân phải từ 11% trở lên Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì phải thuộc mộttrong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 104 mớicấu thành tội cố ý gây thương tích
a Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiềungười: Hung khí nguy hiểm có thể là: súng, lựu đạn, thuốc nổ, dao găm, lê,axit … Dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn gây thươngtích hoặc tổn hại cho người khác có khả năng gây ra hậu quả đó không chỉcho một người mà cho nhiều người như: thủ đoạn bỏ hóa chất gây ngộ độcvào thức ăn chung của gia đình, đốt nhà đêm khuya khi mọi người đang ngủlàm nhiều người bị bỏng,
b Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Cố tật là những tật để lại trên cơ thể con
Trang 16người sau khi đã chữa khỏi vết thương Đó là tình trạng cơ thể bị thay đổi do
bị tội phạm xâm hại và sự thay đổi này theo suốt cả cuộc đời họ như sau khi
bị thương, chân đi cà nhắc,… Cố tật nhẹ là những tật để lại không bị ảnhhưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể so với sự hoạt động bình thường củanạn nhân so với trước khi người phạm tội gây thương tích Ví dụ: sau khi bịđánh gẫy tay, đã được bó bột nhưng tay vẫn không được thẳng như bìnhthường và có một ngón tay không co duỗi được…
c Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người:Nghĩa là phạm tội nhiều lần đối với cùng một người, là từ hai lần trở lên mànhững lần phạm tội trước đó chưa bị xử lý hoặc phạm tội đối với nhiều người
là từ hai người trở lên trong cùng một lần phạm tội
d Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đauhoặc người khác không có khả năng tự vệ: Trẻ em là người chưa đủ 16 tuổicăn cứ vào giấy khai sinh Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhậnbiết được hoặc nghe người khác nói Việc xác định có thai hay không phảicăn cứ vào kết luận của bác sĩ Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinhhoạt, đi lại khó khăn…Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị
ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ Người không có khảnăng tự vệ là người bị tật nguyền, phụ nữ đi ở khu vực vắng, trong đêm tốimột mình…
đ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo củamình: ông, bà gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, cha mẹ là người đã sinh rangười phạm tội Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôiđược pháp luật thừa nhận Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáodục như vai trò của cha mẹ mình Thầy giáo cô giáo của mình là người trựctiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp, …
e Có tổ chức: là số người phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện
Trang 17hành vi phạm tội giữa họ có sự phân công trách nhiệm và cấu kết chặt chẽ vớinhau.
g Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biệnpháp đưa vào cơ sở giáo dục: để xác định thời gian đang bị tạm giữ, tạm giamhoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cần căn cứ vào quyếtđịnh bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
h Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê: Thuê gây thương tíchcho nạn nhân là thủ phạm không trực tiếp hành động mà dùng tiền hoặc lợiích vật chất, tinh thần để yêu cầu người khác thực hiện hành vi phạm tội Gâythương tích thuê là hành vi của một người nào đó trong ý thức ban đầu khôngmuốn gây thương tích hoặc tổn thương cho nạn nhân nhưng vì được ngườikhác thuê, nếu thực hiện theo yêu cầu của người thuê thì sẽ nhận được nhữnglợi ích nhất định nên họ đã thực hiện hành vi phạm tội
i Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: Phạm tội có tính chấtcôn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thườngtính mạng, sức khỏe của người khác; gây thương tích không có nguyên cớhoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhen; đâm, đánh người dã man, …Tái phạm nguyhiểm là phạm tội trong trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án vềtội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý chưa được xóa ántích lại phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác, hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích lại phạm tộinày
k Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân:gây thương tích cho người thi hành công vụ là trường hợp mà nạn nhân làngười đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho
vì lợi ích chung của Nhà nước, xã hội hoặc gây thương tích vì lý do công vụcủa nạn nhân là trong trường hợp nhiệm vụ mà nạn nhân được giao có ảnh
Trang 18hưởng trực tiếp đến người phạm tội nên thủ phạm đã chủ động gây thươngtích cho nạn nhân Hành vi phạm tội có thể xảy ra trước hoặc sau khi nạnnhân thực thi công vụ Người phạm tội với động cơ nhằm ngăn cản nạn nhânthi hành công vụ, hoặc có thể là để trả thù nạn nhân vì nạn nhân đã thi hànhcông vụ đó.
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105) và tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106) thì tỷ lệ thương tật của nạn nhânphải từ 31% trở lên mới cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi gây hậuquả đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm cố ý gây thương tích được thựchiện do lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) Nghĩa là người phạm tội khi thựchiện hành vi nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấytrước được hậu quả do hành vi mình thực hiện nhất định hoặc có thể gây rathương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác, nhưng mong muốn hoặc
để mặc cho hậu quả nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe đã xảy ra.Trong mặt chủ quan của tội phạm cố ý gây thương tích thì động cơ vàmục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này Tuynhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, trong một số trường hợp, việc chứngminh động cơ, mục đích của người phạm tội lại có ý nghĩa quyết định trongviệc định tội và định khung Nhất là đối với trường hợp phân biệt giữa hành vigiết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, giữa hành vi giếtngười chưa đạt với cố ý gây thương tích
Trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người khác với phạm tộigiết người là ở chỗ người thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích chỉ nhằmxâm hại tới sức khỏe của nạn nhân, họ chỉ có ý định và mong muốn nạn nhân
Trang 19bị thương tích hoặc tổn thương khác, việc nạn nhân chết là ngoài ý thức chủquan của đối tượng Trường hợp thương tích hoặc tổn thương mà họ gây racho nạn nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân thì sự kiện này vượt ra ngoàimong muốn của họ Đối với trường hợp này họ không phải chịu trách nhiệmhình sự về tội giết người nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
cố ý gây thương tích dẫn đến chết người được qui định tại khoản 3, Điều 104
Động cơ của người thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích không phải
là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Qua nghiên cứu thực tiễn chothấy động cơ được hình thành bởi các nguyên nhân cụ thể như: Mâu thuẩntrong cuộc sống, do xung đột lợi ích kinh tế, nợ nần, buôn bán không sòngphẳng, tranh chấp đất đai, nhà cửa, do mâu thuẫn về thái độ, cử chỉ, lời nóitrong giao tiếp dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườikhác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106) thì động cơ phạmtội là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi
Trang 20ích hợp pháp của công dân.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là một người cụ thể, cónăng lực trách nhiệm hình sự Căn cứ vào Điều 12, Điều 13 – BLHS năm
1999 qui định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và Điều 14-BLHS qui địnhtrường hợp người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệmhình sự là người có năng lực trách nhiệm hình sự Cho nên chủ thể của tội cố
ý gây thương tích là những người không mắc các bệnh về tâm thần hoặc mộtbệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội phạm này là người đủ 16tuổi trở lên, riêng người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phảichịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội quy định ở khoản 3, khoản 4-Điều 104.Trên đây là những dấu hiệu pháp lý của tội phạm cố ý gây thương tích,việc nắm vững những vấn đề này sẽ giúp cho ta có cơ sở xác định những vấn
đề cần chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích được chính xác, đúngngười, đúng tội
1.1.2 Những vấn đề cần chứng minh đối với tội phạm cố ý gây thương tích
Trong điều tra các loại tội phạm nói chung và điều tra tội phạm cố ý gâythương tích nói riêng, việc xác định cụ thể và chính xác những vấn đề phảichứng minh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho điều tra viên lập kế hoạchđiều tra sát hợp, chính xác; tiến hành các bước điều tra, áp dụng các phươngpháp, biện pháp, thủ thuật điều tra hợp lý, khoa học… đặc biệt từ việc hiểu rõđối tượng cần chứng minh và biết vận dụng vào từng vụ án cụ thể sẽ giúp chođiều tra viên thu thập chứng cứ chính xác, tạo điều kiện giải quyết vụ án, xử
lý người phạm tội được khách quan
Căn cứ vào các qui định tại Điều 104, Điều 105, Điều 106 – BLHS năm
1999, Điều 63 – BLTTHS và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cố ý gây
Trang 21thương tích, trong quá trình điều tra cần thu thập tài liệu, chứng cứ chứngminh những nội dung cơ bản sau:
- Có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích xảy ra trên thực tế hay
không? Đây là nội dung cần phải làm rõ, chứng minh được là có hành vi tấn
công vào cơ thể người khác, hành vi này là nguyên nhân trực tiếp gây rathương tích hoặc tổn thương khác cho nạn nhân Tỷ lệ thương tật của thươngtích hoặc tổn thương phải đạt ở mức độ nhất định theo qui định của pháp luật
Do đó, trưng cầu giám định thương tật là yêu cầu bắt buộc trong quá trìnhchứng minh tội phạm này
- Xác định rõ vụ án xảy ra ở thời gian nào? ở địa điểm nào? Bởi vì đây là
cơ sở để xác định ai là người bị hại và ai là chủ thể gây ra hành vi nguy hiểmcho xã hội Vì vậy khi nhận được tin báo về một vụ phạm tội cần phải làm rõ
sự việc xảy ra khi nào và địa điểm xảy ra vụ án
- Làm rõ thủ đoạn thực hiện hành vi gây án, tính chất, mức độ nguy hiểmcủa hành vi phạm tội, từ khâu chuẩn bị gây án, cách gây án và che giấu tộiphạm, công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi gây án… Khilàm rõ được thủ đoạn gây án có nghĩa là làm rõ được tính chất, mức độ nguyhiểm của hành vi phạm tội Từ đó, làm cơ sở xác định tội phạm, góp phần giảiquyết vụ án được khách quan và chính xác
- Xác định công cụ, phương tiện gây án là gì? Vì tội phạm cố ý gâythương tích thuộc nhóm tội có sử dụng bạo lực nên khi có hành vi phạm tộixảy ra thì phải chứng minh công cụ, phương tiện gây án Thông qua công cụ,phương tiện phạm tội sẽ đánh giá được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành
Trang 22án được chính xác, nghiêm minh Do vậy phải chứng minh làm rõ hậu quảthương tích của người bị hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gâythương tích của thủ phạm với mức độ thương tích của người bị hại, đây là yêucầu bắt buộc.
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? có lỗi hay không có lỗi? do cố
ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không? động cơ mục đíchgây án Nếu đối tượng gây án có nhiều người thì phải làm rõ vai trò, vị trí củatừng người Nếu chưa rõ thủ phạm thì cần phải tiến hành áp dụng các biệnpháp nghiệp vụ điều tra để nhanh chóng xác định chính xác người thực hiệnhành vi phạm tội Khi đã xác định được thủ phạm, phải tiếp tục xác định nănglực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo các quy định tại Điều 12, Điều 13 –BLHS năm 1999 và chứng minh được họ phạm tội do lỗi cố ý, tức là họ cốtình tấn công nạn nhân, mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng có ýthức để mặc cho nạn nhân bị thương tích hoặc tổn thương khác
Ngoài ra, phải làm rõ mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi phạm tộivới người bị hại (nếu có các mối quan hệ quy định tại điểm a đến điểm k -khoản 1 Điều 104- BLHS) Nếu nạn nhân là ông, bà, cha, mẹ … của thủ phạmthì đây là một tình tiết định tội, định khung hình phạt
Để xác định động cơ, mục đích gây án phải làm rõ nguyên nhân nào dẫnđến hành vi phạm tội của thủ phạm, nhằm đạt được mục đích gì? hậu quả táchại, đặc điểm nhân thân người phạm tội nhằm xác định sự thật vụ án một cáchkhách quan
- Những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự củangười phạm tội được qui định tại Điều 46 và Điều 48 – BLHS năm 1999,nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, điều tra viên cần khách quan,thận trọng Trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ phải luôn chú ý cả mặtthu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, tài liệu chứng cứ chứng minh
Trang 23vô tội và cả tình tiết tăng nặng cũng như giảm nhẹ, tuyệt đối không được chủquan, định kiến một chiều đồng thời phải thu thập cả tài liệu chứng minhnhững nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.
Những nội dung cần chứng minh trong quá trình điều tra các vụ án cố ýgây thương tích không những là cơ sở giúp cho hoạt động của cơ quan điềutra đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh với loại tội phạmnày mà còn khẳng định hoạt động điều tra giúp cho quá trình truy tố, xét xửtội phạm được khách quan, chính xác Do đó, các cơ quan tiến hành tố tụngcần áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép để làm rõ những vấn đềcần chứng minh trong vụ án hình sự
1.2 Tình hình, đặc điểm có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
1.2.1 Đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích2.481.800km2 (chiếm 0,71% diện tích cả nước, 5,88% diện tích đồng bằngsông Cửu Long) Có địa giới hành chính: Phía bắc giáp tỉnh Long An vàthành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp 02 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, lấy sôngTiền làm ranh giới tự nhiên; phía đông giáp biển Đông với 32km bờ biển;phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Tiển Giang nằm dọc theo bờ Bắc sôngTiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120Km Tỉnh Tiền Giang
ở vào vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ của miền Tây, nối liền Thành phố HồChí Minh – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu quốc tế của Nam bộvới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bằng hai trục giao thông thủy bộ Vềđường bộ là quốc lộ 1A; về đường thủy là kinh Bưu Điện, sông Kỳ Hôn, kinhChợ Gạo và sông Tiền
Trang 24Tỉnh Tiền Giang có 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện, gồm: Cái Bè, CaiLậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông,Thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công với 169 xã, phường, thị trấn, tổng dân
số là 1.717.427 người, mật độ 692 người/km2 Dân số trung bình phân theogiới tính: nam là 832.008 người, nữ là 885.419 người; dân số trung bình phântheo thành thị, nông thôn: thành thị là 256.543 người, nông thôn là 1.460.884người Dân số từ 15 tuổi trở lên là 1.278.610 người, chiếm 74.4% dân sốtrong toàn tỉnh Số người trong độ tuổi lao động tương đối cao, chiếm 72,9%dân số Với mật độ dân số cao, số người trong độ tuổi lao động đông đảo nênkhông ít người trong độ tuổi lao động không có việc làm Hơn nữa TiềnGiang là một tỉnh chủ yếu phát triển về nông nghiệp, do vậy phần lớn sốngười này chỉ bám vào những mảnh ruộng, vườn không thu được lợi nhuậnkinh tế, một số không có nghề nghiệp ổn định, số người thất nghiệp vẫn cònnhiều
Kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang trong những năm qua có sự tăngtrưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo đúng định hướng, xâydựng kết cấu hạ tầng cơ sở có nhiếu tiến triển, các thành phần kinh tế, các loạihình doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả Tổng sản phẩm GDPtăng bình quân 8,27%, GDP bình quân đầu người 343 USD Trong đó, giá trịsản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân 4,70%/năm; công nghiệp-xâydựng cơ bản tiếp tục tăng trưởng theo hướng thay đổi công nghệ mới, tăngbình quân 12,80%/năm; thương mại và dịch vụ tăng bình quân 14,9%/năm.Các khu công nghiệp đang được xây dựng kết cấu hạ tầng, hiện nay có 3 khucông nghiệp đã và đang xây dựng, tỉnh đã có những chính sách ưu đãi nhằmthu hút đầu tư của nước ngoài, vị trí địa lý hợp lý Mặc dù Tiền Giang có thếmạnh về phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ thương mại, tuy nhiên việc tổ chức huy động các nguồn
Trang 25lực đầu tư phát triển còn nhiều yếu kém, tốc độ tăng giá trị sản xuất côngnghiệp chưa ổn định Giá trị sản xuất của ngành thương mại-dịch vụ, đặt biệt
là kim ngạch xuất khẩu chưa đạt chỉ tiêu Do vậy, chưa tạo ra nhiều công việclàm cho người lao động
Bên cạnh những ưu thế và thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được thì mặttrái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội, sựphân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, chênh lệch giữa thànhthị và nông thôn ngày càng xa, sự phát triển nhiều thành phần kinh tế đã ảnhhưởng không ít đến các quan hệ xã hội, cạnh tranh trong kinh doanh, buônbán làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn cá nhân với nhau, giữa nhóm người nàyvới nhóm người khác Ngoài ra còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa giảiquyết như: nạn thất nghiệp, tệ nạn cờ bạc, mại dâm trên địa bàn vẫn còn phứctạp, sự xâm nhập của sách báo, phim ảnh bạo lực từ nước ngoài vào, sự kíchđộng, tôn vinh sức mạnh đã tác động không ít đến tư tưởng thanh thiếu niên,làm xuất hiện nhiều băng nhóm sử dụng vũ khí để chứng tỏ sức mạnh và giảiquyết bằng bạo lực những mâu thuẩn phát sinh Tất cả những yếu tố trên đãtác động tới toàn bộ các mặt đời sống của xã hội, làm biến đổi một bộ phậnngười trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có lốisống buông thả, nhân cách, đạo đức xuống cấp
1.2.2 Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006
Tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng là mộthiện tượng xã hội tiêu cực đang tồn tại trong xã hội ta Khi nghiên cứu tìnhhình của một loại tội phạm cụ thể cần phải nghiên cứu tình hình tội phạm nóichung ở cùng thời điểm đó trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Qua nghiên cứu báocáo tổng kết tình hình công tác đảm bảo an ninh trật tự hàng năm của Công antỉnh Tiền Giang và thống kê của văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh về
Trang 26công tác điều tra tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy tìnhhình tội phạm có sự tăng giảm khác nhau Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi một
số loại tội phạm còn diễn biến phức tạp
Căn cứ vào bảng thống kê cho thấy, trong 05 năm (từ 2002 đến 2006) tộiphạm hình sự xảy ra 5098 vụ chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu tội phạm nóichung ở tỉnh Tiền Giang (97,53%), Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các vụphạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn thì thủ đoạn và tính chất hoạt động củatội phạm cũng ngày càng phức tạp Hoạt động của tội phạm kinh tế cũng diễnbiến phức tạp, tập trung nhất là những vụ buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu,trốn thuế, sản xuất buôn bán hàng giả … đang là vấn đề bức xúc gây ảnhhưởng đến ANTT Điều này thể hiện qua số vụ mà lực lượng Công an tỉnh đãphát hiện điều tra xử lý là 75 vụ Tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy vẫn gây ảnhhưởng xấu đến đời sống xã hội, đặc biệt là trong thanh thiếu niên Tổng số vụ
ma túy được lực lượng Công an phát hiện điều tra là 54 vụ ( phụ lục 1 và 2 )Trên cơ sở số liệu ở bảng thống kê cho thấy, cơ cấu tội phạm xâm phạmtrật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tập trung vào một số tội phạm cụthể như: Giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp tài sản, lừa đảochiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cướp, cướp giật…Đặc biệt trong các tội phạm trên thì tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra 535
vụ, chiếm tỉ lệ 10,49% trong tổng số vụ phạm pháp hình sự Trong thời gian
từ năm 2002 đến 2006 lực lượng công an đã tổ chức điều tra khám phá 3758
vụ phạm pháp hình sự, chiếm tỉ lệ 73,71% trong tổng số vụ xảy ra Nhìnchung tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang diễn biếntheo chiều hướng gia tăng và phức tạp, thực sự trở thành vấn đề bức xúc của
xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định ANTT và phát triển kinh tế xã hội hiện naycủa tỉnh
Trang 27Phân tích trong tổng số 5098 vụ tội phạm hình sự có 535 vụ cố ý gâythương tích, chiếm tỉ lệ 10,49% Từ năm 2002 đến năm 2006 số vụ cố ý gâythương tích trên địa bàn tỉnh tăng dần, kết quả điều tra cụ thể: (phụ lục 3)Năm 2002, số vụ cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh là 74 vụ 102 bịcan, chiếm tỉ lệ 7,22% tổng số tội phạm hình sự, trong đó có 35 vụ gây ra hậuquả nghiêm trọng, chiếm 47,3% số vụ cố ý gây thương tích xảy ra.
Năm 2003, số vụ cố ý gây thương tích xảy ra là 101 vụ 132 bị can, chiếm
tỉ lệ 9,74% tổng số vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 51 vụ gây ra hậu quảnghiêm trọng chiếm 50,5% số vụ cố ý gây thương tích Đáng chú ý là có các
vụ án xảy ra do số thanh thiếu niên tụ tập thành băng nhóm gây mâu thuẫn và
sử dụng hung khí đâm, đánh nhau với tính chất côn đồ diễn ra khá phức tạp ởhầu hết các địa bàn
Năm 2004, số vụ cố ý gây thương tích xảy ra là 107 vụ 135 bị can, chiếm
tỉ lệ 11,69% tổng số vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 42 vụ gây ra hậu quảnghiêm trọng, chiếm 39,25% số vụ cố ý gây thương tích
Năm 2005, số vụ cố ý gây thương tích xảy ra là 115 vụ 122 bị can, chiếm
tỉ lệ 11,01% tổng số vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 75 vụ gây ra hậu quảnghiêm trọng, chiếm 62,21% số vụ cố ý gây thương tích
Năm 2006, số vụ cố ý gây thương tích xảy ra là 138 vụ 170 bị can, chiếm
tỉ lệ 12,81% tổng số vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 79 vụ gây ra hậu quảnghiêm trọng, chiếm 57,25% số vụ cố ý gây thương tích Bên cạnh sự giatăng về số lượng các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn thì thủđoạn và tính chất hoạt động của tội phạm cũng ngày càng phức tạp Số lượngcác vụ án do những băng, nhóm tội phạm có số lượng đối tượng tham gia rấtđông, sử dụng hung khí rất nguy hiểm như: Dao Thái Lan, mã tấu, câyvuông do đó, có nhiều vụ gây ra hậu quả chết người hoặc tỷ lệ thương tíchrất nặng
Trang 28Qua nghiên cứu số liệu thống kê cho thấy, số vụ cố ý gây thương tíchxảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có chiều hướng gia tăng, năm 2006 có sựgia tăng đột biến Số vụ cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng cũngtăng cao Đặc biệt loại tội phạm này phần lớn xảy ra nhiều ở nông thôn, nơi
có nhiều dân lao động chân tay, địa bàn rộng, mặt bằng kinh tế phát triểnchậm, nguồn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đa số đối tượngphạm tội đều cư trú trong tỉnh, cư trú ngoài tỉnh chỉ chiếm tỉ lệ thấp Ngoài ra,
đã có sự xuất hiện những băng nhóm thanh niên tụ tập đêm khuya gây mâuthuẩn để đánh nhau, có những vụ án thủ phạm gây thương tích cho nhiềungười Những tình hình trên ảnh hưởng rất lớn đến trật tự xã hội và tính nguyhiểm cho xã hội rất cao
1.2.3 Nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn Tiền Giang
Tội phạm cố ý gây thương tích là loại tội phạm xảy ra nhiều nhất trongnhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm conngười trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, chiếm tỷ lệ 10,49% trong tổng số tộiphạm hình sự Để đấu tranh phòng chống tội phạm này nhất thiết phải tìmhiểu nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm Dưới góc độ tội phạm họcthì nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm là tổng hợp những hiệntượng và quá trình xã hội tiêu cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa tư tưởng, tâm lý xã hội của chế độ xã hội, từ đó làm phát sinh tình trạngtội phạm tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên,giữa nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm trong một số trườnghợp đối với hiện tượng tội phạm này thì nó là nguyên nhân nhưng đối vớihiện tượng tội phạm khác nó lại là điều kiện Cho nên việc phân biệt rạcu ròinguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội là hết sức khó khăn
Trang 29Qua nghiên cứu các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh TiềnGiang cho thấy nổi lên một số lý do dẫn đến hành vi phạm tội này là:
- Do mâu thuẫn cá nhân : chiếm 45,93%
- Do tranh chấp cự cãi : chiếm 9,06%
- Do sử dụng rượu bia, không làm chủ được hành vi: chiếm 52,81%
- Do ghen tuông tình ái: chiếm 2,18%
a Tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc, mại dâm, nảy sinh tư tưởng, lối
sống ích kỷ, coi thường giá trị đạo đức xã hội Sự phân hóa giàu nghèo, tìnhtrạng thất nghiệp đã tạo ra tâm lý hoạt động tự do của mỗi thành viên trong xãhội, trên các mặt đời sống kinh tế xã hội Sự xuống cấp về đạo đức làm mất đichuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người, từ đó phát sinhnhững mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, trong cuộc sốngsinh hoạt giữa những người thân quen với nhau Đặc biệt là những người cómức sống thấp, những người ở độ tuổi lao động không có việc làm
Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế,
về văn hóa thông tin, những sản phẩm văn hóa có nội dung bạo lực kích động
đã tác động đến đạo đức, nhân cách của thanh thiếu niên Điều đáng báo động
là thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn là do các băngnhóm tụ tập ở các quán cà phê, quán nhậu bình dân, các điểm vui chơi giải trí
để gây rối đâm, chém, đánh nhau với các băng nhóm khác ngày càng có chiềuhướng gia tăng kể cả ở nông thôn và thành thị
Điển hình là vụ cố ý gây thương tích xảy ra lúc 23giờ ngày 14/5/2005 tạiquán nhậu của chị Phạm Thị Tuyết, ngụ ấp Phước Hòa, xã Phước Thạnh,Châu Thành, có 02 nhóm thanh niên ngồi uống rượu trong quán ở 02 bànkhác nhau, trong lúc nhậu phát sinh mâu thuẩn, hai bên cự cải nhau, tên LêHoàng An - sinh năm 1979 ngụ tại Tam Hiệp, Châu Thành dùng axít tạt vào
Trang 30mặt Lê Tùng Chinh - sinh năm 1980 và Nguyễn Văn Thà - sinh năm 1983cùng ngụ tại Phước Thạnh, Châu Thành ngồi bàn bên cạnh gây ra thương tíchnặng
Phần lớn các đối tượng trước khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tíchthường có uống rượu chiếm 73,8% số vụ xảy ra và đa số những đối tượngphạm tội đều do ăn chơi lêu lỏng, không có việc làm ổn định, thiếu sự quantâm giáo dục của gia đình, ảnh hưởng của các phần tử xấu trong xã hội, phimảnh kích động, bạo lực Một số vụ xảy ra là do phía bị hại có cử chỉ, hànhđộng, lời nói không chuẩn mực với đạo đức xã hội đã kích thích, tạo điều kiện
để thủ phạm quyết tâm thực hiện tội phạm
Ngoài ra còn do tranh chấp đất đai, nhà cửa, tài sản trong nội bộ gia đình
và những người xung quanh không được giải quyết kịp thời hoặc có giảiquyết nhưng chưa hợp tình lý dẫn đến phát sinh mâu thuẩn ngấm ngầm kéodài khi có điều kiện tác động từ bên ngoài thì bộc phát hành vi vi phạm phápluật
Những trường hợp do lỗi của nạn nhân là nguyên nhân chính làm phátsinh động cơ gây án, nạn nhân có hành vi kích động hoặc còn nhiều sơ hở,chủ quan mất cảnh giác, không nghĩ tới việc tự phòng ngừa, bảo vệ khi thấy
Trang 31Luật hình sự Biện pháp xử lý không kiên quyết làm cho tội phạm này có điềukiện gia tăng.
Biện pháp hình sự (chế tài hình sự) đối với tội phạm này chưa nghiêmkhắc và chưa đủ sức mạnh răn đe Nhiều vụ cố ý gây thương tích gây hậu quảnặng nề như tạt axít làm hủy hoại nhan sắc, hình dáng, sức khỏe của người bịhại nhưng chỉ coi là tội cố ý gây thương tích, không có hình phạt đặc biệt đểtrừng phạt người phạm tội nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa đấu tranhchống loại tội phạm này
c Ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý trong một bộ phận nhân dân còn yếu Sự kém hiểu biết về xã hội, về pháp luật và chuẩn mực về đạo đức lối
sống từ đó hình thành lối sống tiêu cực, có thái độ coi thường pháp luật, coithường tính mạng, sức khỏe của người khác, ứng xử với nhau bằng bạo lực.Ngoài một số nguyên nhân phổ biến trên, có thể nói tội phạm cố ý gây thươngtích còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng chủ yếu là các đốitượng thực hiện hành vi này để giải quyết những mâu thuẫn với người bị hại,bản chất chung của sự việc cố ý gây thương tích là như vậy mặc dù mâu thuẫn
đó có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc cạnh tranh trongbuôn bán, tranh chấp đất đai, đòi nợ, cho đến đánh ghen hoặc là một câu nói,
cử chỉ, thái độ cũng tạo nên mâu thuẫn dẫn đến hành vi cố ý gây thương tích
d Công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ còn yếu Đặc
biệt là công tác điều tra cơ bản, công tác nghiệp vụ, công tác nắm tình hình,quản lý đối tượng trên địa bàn còn hạn chế
Tóm lại, tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn Tiền Giang trongthời gian qua tồn tại và diễn biến phức tạp không chỉ do một nguyên nhânriêng lẻ mà do cả xã hội, cơ quan bảo vệ pháp luật và nhất là do từ bản thânngười phạm tội đã có những nguyên nhân và điều kiện cụ thể, tạo nên mộtmôi trường thuận lợi cho loại tội phạm này phát sinh, tồn tại và hoạt động
Trang 32Theo chúng tôi không nên xem nhẹ nguyên nhân nào Do vậy, để phòng ngừađấu tranh với chúng thì phải xóa bỏ đồng bộ tất cả các nguyên nhân và điềukiện nêu trên thì mới có thể không chế được tội phạm.
1.3 Đặc điểm hình sự của tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Đặc điểm hình sự tội phạm là sự phản ánh của hệ thống những đặc tính,dấu vết của những vụ phạm tội trong hiện thực khách quan Nghiên cứu nộidung của đặc điểm hình sự tội phạm là nghiên cứu những tài liệu về thủ đoạngây án và che giấu tội phạm phổ biến, về đối tượng bị bọn tội phạm xâm hại,
về những dấu vết của vụ tội phạm và thủ phạm, về địa điểm xảy ra vụ tộiphạm, về đặc điểm nhân thân của bị can, người bị hại
Trong lĩnh vực hình pháp học, việc nghiên cứu đặc điểm hình sự tộiphạm có ý nghĩa rất quan trọng, vì đặc điểm hình sự tội phạm là cơ sở để xâydựng phương pháp điều tra có mục đích và hiệu quả đối với từng loại tộiphạm cụ thể, tạo điều kiện phát triển khả năng tư duy sáng tạo của điều traviên trong quá trình điều tra từng vụ án cụ thể Đặc điểm hình sự tội phạmchịu sự tác động của đặc điểm tội phạm học, đặc điểm hình pháp học Khi đềcập đến đối tượng, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm,đặc điểm hình sự tội phạm phản ánh chúng ở góc độ khoa học điều tra hình sự
có nghĩa là phản ánh những thuộc tính có ý nghĩa đối với điều tra, khám phátội phạm
Hoạt động phạm tội cũng như bất cứ một hoạt động nào khác của conngười trong xã hội cũng đều diễn ra theo một quy luật chung nhất, xét ở trêntất cả các phương diện : Thời gian, địa điểm, phương thức, thủ đoạn gây án vàche giấu tội phạm, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, động cơ phạmtội,… Tuy vậy, ở từng địa phương khác nhau, với những điều kiện kinh tế-chính trị - xã hội cụ thể khác nhau, đặc điểm dân cư, đời sống văn hóa khác
Trang 33nhau, do đó hoạt động của một loại tội phạm cụ thể cũng có những nét đặcthù, đối với tội cố ý gây thương tích cũng thể hiện rõ điều này.
Nghiên cứu hồ sơ những vụ án cố ý gây thương tích xảy ra từ năm 2002đến năm 2006 được lưu trữ tại phòng hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh TiềnGiang thì loại tội phạm này có những đặc điểm hình sự như sau:
1.3.1 Đặc điểm về thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm
Thủ đoạn gây án là hệ thống những hành vi của người phạm tội ở cácgiai đoạn chuẩn bị gây án, gây án và những hành vi che giấu tội phạm, đượcthực hiện đầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan haykhách quan, kết hợp với việc sử dụng công cụ, phương tiện thích hợp nhằmđạt được mục đích mà người phạm tội đã dự định trước
Tội phạm cố ý gây thương tích là loại tội phạm mang tính bạo lực,thường có nhiều thủ đoạn gây án khác nhau Để đạt được mục đích gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, bọn tội phạmthường gây án nhanh, hành vi táo bạo và liều lĩnh Hầu hết các vụ án gâythương tích xảy ra là do mâu thuẩn giữa nạn nhân và đối tượng gây án
- Giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn mà người phạm tội có hành vitạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm Mục đích của tộiphạm là gây ra thương tích cho nạn nhân, do vậy đối tượng gây án thường có
sự chuẩn bị chu đáo (đối với những vụ có tổ chức hoặc có dự mưu trước) Thủphạm từ chỗ nảy sinh ý định (chuẩn bị tư tưởng) phạm tội, thăm dò, nghiêncứu quy luật sinh hoạt, đi lại của nạn nhân, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu
và các mối quan hệ của nạn nhân để xác định hình thức, địa điểm, thời gian,công cụ, phương tiện và lực lượng gây án Đối với những vụ án đồng phạmthì thường có sự phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng và dự kiến nhữngtình huống phức tạp xảy ra để chủ động đối phó Tuy nhiên, giai đoạn chuẩn
bị phạm tội ở mỗi vụ án có sự khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nguyên nhân
Trang 34phát sinh mâu thuẫn, điều kiện hoàn cảnh ở hiện trường, lực lượng và công cụ
mà người phạm tội đang có
Qua nghiên cứu các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnhTiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006 nhận thấy rằng:
Số vụ có giai đoạn chuẩn bị gây án là 233 vụ chiếm 43,55 % tổng số vụ
cố ý gây thương tích; số vụ không có sự chuẩn bị là 302 vụ chiếm 56,45 %tổng số vụ cố ý gây thương tích Số liệu này cho thấy số vụ không có giaiđoạn chuẩn bị phạm tội chiếm tỷ lệ tương đối cao
Số vụ xảy ra do có sự mâu thuẩn từ trước là 312 vụ (trong đó có 170 vụ
có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, 142 vụ không có giai đoạn chuẩn bị phạmtội); số vụ phát sinh từ mâu thuẩn bột phát tức thời 223 vụ (trong đó có 79 vụ
có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, 144 vụ không có giai đoạn chuẩn bị phạmtội) Điều này cho thấy rằng phần lớn các vụ án xảy ra giữa thủ phạm và nạnnhân do có mâu thuẩn từ trước thì có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và ngược lại
số vụ án xảy ra giữa thủ phạm và nạn nhân do mâu thuẫn bột phát tức thời thìtrong đó các vụ án có giai đoạn chuẩn bị phạm tội ít hơn, số còn lại là không
có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, họ thường sử dụng những công cụ có sẳn ởhiện trường để gây án, không có thời gian lựa chọn phương pháp, thủ đoạngây án Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù do mâu thuẫn bột phát tức thời,nhưng có nhiều trường hợp thủ phạm có mang sẳn công cụ gây án trongngười, phần lớn là dùng dao Thái Lan, dao nhíp để gây án Tình trạng này chothấy tính nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao
Đối với những vụ phát sinh từ mâu thuẩn bột phát, nếu có giai đoạnchuẩn bị phạm tội thì giai đoạn chuẩn bị gây án thường diễn ra trong thời gianngắn, hành vi chuẩn bị đơn giản Sau khi phát sinh mâu thuẫn, người phạm tộinhanh chóng tìm thêm lực lượng và tìm công cụ, phương tiện ở gần hiệntrường và tiến hành gây án ngay
Trang 35Những vụ án phát sinh từ mâu thuẩn có trước, nếu có giai đoạn chuẩn bịphạm tội thì phần lớn quá trình chuẩn bị gây án thường diễn ra trong thời giandài hơn, có một số trường hợp sự chuẩn bị diễn ra chu đáo hơn Người chuẩn
bị gây án ngoài việc chuẩn bị công cụ, phương tiện phù hợp còn có thể tiếnhành một loạt hành vi khác như: quan sát, thăm dò, nắm bắt quy luật sinh hoạt
đi lại của nạn nhân,… để từ đó chuẩn bị lực lượng, lựa chọn thời gian địađiểm gây án Đối với vụ án có đồng phạm, có sự phân công nhiệm vụ chotừng người để tiến hành gây án Tuy nhiên số vụ được chuẩn bị chu đáo chỉchiếm tỷ lệ thấp, thông thường đây là những vụ được thực hiện với động cơtrả thù, người phạm tội là người trực tiếp có mâu thuẫn với nạn nhân, sau đólôi kéo những người khác cùng tham gia
Phần lớn các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn Tiền Giang
do mâu thuẫn cá nhân dẫn đến việc trả thù của những nhóm thanh niên vớinhau hoặc chúng lôi kéo nhiều người cùng tham gia gây án Qua nghiên cứu
195 vụ án cố ý gây thương tích có giai đoạn chuẩn bị xảy ra trên địa bàn tỉnhTiền Giang xét thấy có những hành vi chuẩn bị như sau:
Đối với những vụ án xảy ra tại khu vực nhà ở, phần lớn những vụ án này
là do giữa thủ phạm và nạn nhân có mâu thuẩn với nhau trong sinh hoạt, laođộng, buôn bán… dẫn đến mâu thuẫn thù tức thì hung thủ nhanh chóng tìmkiếm công cụ, phương tiện ở gần xung quanh hiện trường và lập tức gâythương tích hoặc sau một thời gian hung thủ tìm đến nhà gây thương tích chonạn nhân
Đối với những vụ án xảy ra trên đường đi thì thủ phạm thường có nhữnghành vi phổ biến sau đây: Các nhóm thanh niên thường tổ chức uống rượu, donhững va chạm nhỏ đã dẫn đến mâu thuẩn, sau đó tập hợp nhóm và tìm cáchtrả thù, chúng thường chuẩn bị dao giấu trong người, khi có va chạm nhỏ lànhân cơ hội để sử dụng gây thương tích cho nạn nhân; trên đường đi, tình cờ
Trang 36gặp những người có mâu thuẩn với thủ phạm từ trước, trong tình huống thuậnlợi thì thực hiện hành vi phạm tội; đón phục ở những đoạn đường vắng, nơi ítngười qua lại, lựa chọn điều kiện thích hợp khi những người có mâu thuẫn vớichúng đi qua để gây án Một số vụ do va quẹt giao thông hoặc mâu thuẩntrong lời nói, cử chỉ xảy ra ở trên đường… thủ phạm ngay lập tức tìm kiếmcông cụ xung quanh để gây thương tích cho nạn nhân.
Ví dụ: Trần Văn Toản, sinh năm 1984 sống chung gia đình ngụ ấp 6, xã
Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang Ngày 27/5/2004, Toản cùng giađình che trại để tổ chức đám cưới Trần Văn Bình (anh ruột của Toản) Trạidựng lên có lấn sang phần đất của Trần Văn Mười (chú ruột của Toản), do cómâu thuẫn từ trước về việc tranh giành đất đai, sau khi có uống rượu Mườigây sự, dùng lời lẽ thô tục chửi gia đình Toản về việc che trại lấn sang phầnđất của Mười Toản không nói gì đến khoảng 14 giờ cùng ngày Toản lấy mộtđoạn sắt có sẳn trong nhà (đoạn sắt dài 56cm, đường kính 2cm), tay phải Toảncầm một đầu đoạn sắt chạy vòng vào cửa nhà sau của Mười, thấy Mười đangđứng bên trong nhà ngay tức khắc Toản chạy đến đưa đoạn sắt lên đánh mộtcái rất mạnh vào phần bụng của Mười, lúc này Mười hoảng sợ bỏ chạy ra sântrước nhà Toản rượt đuổi theo và dùng đoạn sắt nói trên đánh từ trên xuốngtrúng vào lưng của Mười 03 cái gây thương tích, những người ở xung quanhđến can ngăn và đưa Mười đến bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy cấp cứu,điều trị đến ngày 04/6/2004 thì xuất viện tại bản giám định y pháp số102/GĐYP ngày 03/8/2004 của tổ chức giám định pháp y tỉnh Tiền Giang kếtluận tỉ lệ thương tật của Mười là 33% Sự việc trên cho thấy những vụ án cómâu thuẫn từ trước thường có sự chuẩn bị tư tưởng sẽ trả thù hoặc chuẩn bịcông cụ, phương tiện để gây án
- Giai đoạn tiến hành gây án
Trang 37Sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị thì đối tượng phạm tội bắt tay vàoviệc thực hiện hành vi phạm tội Khi bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội, ởgiai đoạn tiến hành gây án thủ phạm thường lợi dụng vào điều kiện, hoàncảnh khách quan, lựa chọn thời điểm thuận lợi như khi nạn nhân sơ hở, mấtcảnh giác, vắng người để nhanh chóng tiếp cận gây thương tích cho nạn nhânrồi nhanh chóng tẩu thoát khỏi nơi gây án mà không bị phát hiện, truy đuổi.Tuy nhiên có những vụ án không nhất thiết phải có quá trình chuẩn bị, đó lànhững vụ án do bột phát bất ngờ Trong giai đoạn gây án thủ phạm sẽ dùngnhiều thủ đoạn để thực hiện hành vi tấn công nạn nhân Một số dạng chủ yếusau:
Do va chạm về lời nói, cử chỉ trong cuộc sống giao tiếp, uống rượu say dẫn đến xô xát, hai bên cãi cọ, chửi bới xô đẩy nhau, thúc đẩy mâu thuẫn pháttriển và cuối cùng là xông vào đánh nhau Người phạm tội sẳn có công cụphương tiện ở trên người như : dao, cây, tuýp sắt… hoặc không có sẳn trênngười nhưng đã nhanh chóng tìm kiếm ở gần hiện trường như: đá, gạch, câytre, mảnh vỡ thủy tinh để gây thương tích cho nạn nhân
Do mâu thuẩn từ trước, để trả thù người phạm tội hoặc người thân củangười phạm tội đã chuẩn bị sẳn công cụ, phương tiện phạm tội như: dao, mác,dung dịch axit, tìm đến nhà nạn nhân hoặc lợi dụng điều kiện nạn nhânkhông để ý khi đang đi trên đường gây thương tích cho nạn nhân
- Giai đoạn sau khi gây án
Phần lớn các vụ án cố ý gây thương tích được thực hiện một cách côngkhai, có nhiều người chứng kiến, giữa người thực hiện tội phạm với nạn nhân
có mối quan hệ thân thích, làng xóm láng giềng hoặc có sự quen biết nhau từtrước Cũng có một số vụ nạn nhân không quen biết nhau, nhưng đã bất ngờgây án rồi nhanh chóng rút khỏi hiện trường nhằm tránh sự nhận diện của nạnnhân và những người khác có mặt tại hiện trường Về hiện trường các vụ án
Trang 38cố ý gây thương tích cũng rất đa dạng, thủ phạm thường lợi dụng những sơ hởcủa nạn nhân, những điều kiện tự nhiên sẳn có tại hiện trường để gây án Thực tế các vụ cố ý gây thương tích xảy ra thì hiện trường là nơi phảnánh các hành vi vật lộn, ẩu đả giữa nạn nhân và thủ phạm cùng với các vật tồntại ở hiện trường như: Cây, gạch đá, chai lọ, … là công cụ phương tiện mà thủphạm sử dụng để gây án Có một số vụ cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quảchết người, có đông đối tượng tham gia, việc xác định đối tượng gây ra hậuquả dẫn đến cái chết cho nạn nhân là hết sức khó khăn bởi các đối tượng đều
có tác động ngoại lực lên nạn nhân
Ví dụ: Ngày 08/7/2006 Trần Ngọc Sơn, sinh năm 1979, Đoàn Văn Được,sinh năm 1986 và Lê Văn Quí, sinh năm 1981, cùng ngụ ấp 3, xã Thạnh Lộc,huyện Cai Lậy, Tiền Giang Sau khi đã có uống rượu, bia, Sơn điều khiển xe
mô tô 2 bánh, xuất phát từ chợ Thạnh Lộc về nhà, vào khoảng 22 giờ 30 phútcùng ngày thì bị một nhóm thanh niên đang ngồi uống rượu trên sàn gỗ (cáchcầu Ba Sạch khoảng 5m) gồm: Nguyễn Văn Đủ, sinh năm 1986; Thái VănĐảm, sinh năm 1989, cùng ngụ ấp 4, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy; NguyễnThành Giỏi, sinh năm 1988; Trần Thanh Thái, sinh năm 1989; Trần HoàiThanh, sinh năm 1989; Phạm Văn Quan, sinh năm 1955; Trần Thanh Hiền,sinh năm 1984 và Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1989, trong nhóm thanh niênnày có Đủ, Đảm đứng đái trên cầu cản đường gây sự, Sơn kêu Được và Quíxuống xe chạy bộ theo xe Sơn, Hiền rượt đuổi theo đánh Sơn, Được và Quíthấy vậy cả bọn đều chạy theo Hiền để nhằm mục đích đánh Sơn, Được vàQuí, khi đến cầu ngang kinh Thầy Cai cách đó khoảng 70m Hiền đuổi kịp vàdùng dây thắt lưng đánh trúng vào vai Sơn làm Sơn té xuống kinh Thầy Cai,lúc này Quí quay trở lại bị Hiền dùng tay đánh trúng vào bụng, lưng Quýnhiều cái và dùng tay phải bóp vào cổ Quí kéo Quí cùng té ngã xuống kinhnước Hậu quả làm Quí chết (Quí chết ngạt dưới nước) Riêng Đủ, Đảm,
Trang 39Bình, Quan, Thái và Giỏi trong lúc chạy theo Hiền khi đến cầu ngang kinhThầy Cai mỗi người có gở một miếng ván gỗ cầu, ngoài ra Giỏi còn xuốngmột chiếc xuồng ở gần đó lấy một ống tiếp kim loại tròn, rỗng ở giữa, dài85cm, đường kính 3cm, mục đích đánh Quí, Sơn té xuống kênh, còn Được thì
bỏ chạy
Nhìn chung, các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh TiềnGiang dù có chuẩn bị hay không có sự chuẩn bị trước khi gây án hoặc do bộtphát thì các đối tượng sau khi gây án thường tìm mọi cách cất giấu, vứt bỏhoặc tiêu hủy công cụ, phương tiện gây án Trong nhiều trường hợp, trênđường rút chạy khỏi hiện trường, thủ phạm vứt bỏ hung khí xuống sông, cốngrãnh, mương ao, …hoặc tìm mọi cách che giấu hành vi phạm tội của mình.Sau khi bị bắt giữ, thủ phạm chối tội hoặc đổ tội cho nạn nhân tấn công trước,hành vi của đối tượng gây thương tích cho nạn nhân chỉ là phòng vệ Phần lớncác vụ án cố ý gây thương tích, sau khi gây án thì chúng đều có điểm chung là
bỏ chạy Sau khi bị bắt thì thường khai báo quanh co, đổ lỗi cho nhau hòngche giấu để được nhẹ tội
1.3.2 Đặc điểm về thời gian và địa điểm gây án
Thời gian và địa điểm gây án của loại tội phạm cố ý gây thương tích có
ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều tra, chứng minh làm rõ sự thật của vụ án.Thời gian và địa điểm gây án luôn gắn liền với nhau và có mối liên quan vớithủ đoạn, công cụ, phương tiện gây án mà đối tượng gây án quyết định thựchiện hành vi phạm tội
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án cố ý gây thương tích đã xảy ra trên địabàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006, phân tích cho thấy: Thờigian gây án của đối tượng cố ý gây thương tích xảy ra quanh năm và ở bất kỳthời gian nào cả ngày lẫn đêm (Phụ lục 4)
Trang 40Từ số liệu thống kê cho thấy số vụ xảy ra nhiều nhất là buổi tối (từ 18giờđến 22giờ) chiếm 43,18% tổng số vụ xảy ra; số vụ xảy ra vào đêm khuya chođến sáng hôm sau (từ 23giờ đến 5 giờ sáng) ít nhất, chiếm 7,1%; số vụ xảy ravào buổi sáng và trưa (từ 5giờ sáng đến 13giờ) chiếm 17,20%; số vụ xảy ravào buổi chiều (từ 13giờ đến 18giờ) 32,52 % Sở dĩ khoảng thời gian từ 18giờ đến 22 giờ án cố ý gây thương tích xảy ra nhiều vì đây là thời gian nghỉngơi sau ngày làm việc, thường có các hoạt động đi lại giao lưu, ăn uống …Mặt khác đây là thời gian các nhóm thanh niên đi chơi, do va chạm trong đilại, lời nói, hành động dẫn đến đánh nhau gây ra tội phạm Đây cũng là thờiđiểm thuận lợi mà thủ phạm thường chọn để trốn thoát sau khi gây án
Xét về khoảng thời gian gây án của một vụ án cụ thể, phần lớn các vụ án
cố ý gây thương tích đều diễn ra trong khoảng thời gian ngắn Sau khi bộtphát xảy ra mâu thuẩn hoặc từ những mâu thuẫn có trước, khi gặp lại nhau đôibên cãi cọ, xô sát nhau và một bên thực hiện hành vi phạm tội, toàn bộ chỉxảy ra trong vòng 10 đến 30 phút… Có những vụ thời gian diễn ra tội phạmtrong thời gian rất ngắn
Trong các vụ án cố ý gây thương tích, địa điểm gây án có ý nghĩa hình
sự rất lớn đối với hoạt động điều tra làm rõ sự thật vụ án Địa điểm gây án lànguồn quan trọng nhất để phát hiện, thu lượm các dấu vết và hung khí, công
cụ phương tiện thực hiện hành vi phạm tội Nó phản ánh đầy đủ đặc tính hành
vi, nhân cách của người phạm tội cũng như người bị hại trong các vụ cố ý gâythương tích
Khi nghiên cứu hồ sơ các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnhTiền Giang cho thấy địa điểm gây án xảy ra ở trong nhà, các quán nhậu, quán
cà phê chiếm 256/535vụ, tỷ lệ 47,85% Số vụ xảy ra ở ngoài đường, nơi côngcộng, trong đó ngoài việc chặn đường nạn nhân thì còn do quá trình rượt đuổi,đánh nhau 279/320 tỷ lệ 52,15% Đa phần nạn nhân và đối tượng có quen biết