MỤC LỤC
Khi đã xác định được thủ phạm, phải tiếp tục xác định năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo các quy định tại Điều 12, Điều 13 – BLHS năm 1999 và chứng minh được họ phạm tội do lỗi cố ý, tức là họ cố tình tấn công nạn nhân, mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho nạn nhân bị thương tích hoặc tổn thương khác. Những nội dung cần chứng minh trong quá trình điều tra các vụ án cố ý gây thương tích không những là cơ sở giúp cho hoạt động của cơ quan điều tra đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này mà còn khẳng định hoạt động điều tra giúp cho quá trình truy tố, xét xử tội phạm được khách quan, chính xác.
Bên cạnh những ưu thế và thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa, sự phát triển nhiều thành phần kinh tế đã ảnh hưởng không ít đến các quan hệ xã hội, cạnh tranh trong kinh doanh, buôn bán làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn cá nhân với nhau, giữa nhóm người này với nhóm người khác. Ngoài một số nguyên nhân phổ biến trên, có thể nói tội phạm cố ý gây thương tích còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng chủ yếu là các đối tượng thực hiện hành vi này để giải quyết những mâu thuẫn với người bị hại, bản chất chung của sự việc cố ý gây thương tích là như vậy mặc dù mâu thuẫn đó có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc cạnh tranh trong buôn bán, tranh chấp đất đai, đòi nợ, cho đến đánh ghen hoặc là một câu nói, cử chỉ, thái độ cũng tạo nên mâu thuẫn dẫn đến hành vi cố ý gây thương tích.
Điều này cho thấy rằng phần lớn các vụ án xảy ra giữa thủ phạm và nạn nhân do có mâu thuẩn từ trước thì có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và ngược lại số vụ án xảy ra giữa thủ phạm và nạn nhân do mâu thuẫn bột phát tức thời thì trong đó các vụ án có giai đoạn chuẩn bị phạm tội ít hơn, số còn lại là không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, họ thường sử dụng những công cụ có sẳn ở hiện trường để gây án, không có thời gian lựa chọn phương pháp, thủ đoạn gây án. Qua phân tích về trình độ học vấn của các đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích cho thấy đối tượng có trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số đối tượng phạm tội (84,57% tính từ trung học cơ sở trở xuống), điều này ảnh hưởng rất lớn đến cách xử sự của con người trong quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức pháp luật của mỗi con ngườ phạm tội, hiểu biết cách để xử lý các mâu thuẫn cụ thể phát sinh trong quan hệ đời sống xã hội.
Như vậy theo tinh thần của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Chỉ thị số 11/CT- BNV ngày 09/5/1989 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thì lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH có nhiệm vụ là: “Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục ngăn ngừa” (Điều 3 - PLTCĐTHS), có chức năng: “ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của Ngành và một số biện pháp điều tra tố tụng để phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện, điều tra khám phá các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội” và hoạt động nghiệp vụ bao gồm: “Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của Ngành như: Sưu tra, đặc tình, điều tra trinh sát bí mật (nội tuyến, ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật, trinh sát xác minh, nhận dạng, nhận diện bí mật,….để phát hiện âm mưu, thủ đoạn, hành vi phạm tội của các loại tội phạm. Theo Quyết định 361/2003/QĐ-BCA(C11) ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công an thì công tác sưu tra của lực lượng CSND là công tác điều tra nghiên cứu về những người có điều kiện, khả năng phạm tội hoặc đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội hình sự, kinh tế, ma túy nhằm mục đích nắm tình hình diễn biến hoạt động của các loại đối tượng, phát hiện tội phạm, đồng thời tìm ra những sở hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, …để đề xuất những biện pháp tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự.
Trong thực tế, việc tiếp nhận, kiểm tra xử lý tin báo về tội phạm cố ý gây thương tích thường không khó khăn phức tạp như một số loại tội phạm khác vì do đặc thù là tội phạm có sử dụng bạo lực nên khi gây án thì giữa thủ phạm và nạn nhân cũng có sự ẩu đả, gây ồn tại hiện trường, qua người làm chứng, người bị hại là những nguồn thông tin phản ánh về vụ án, về thủ phạm trừ trường hợp thủ phạm là người chủ mưu thuê người khác gây án. Quá trình hỏi cung bị can đối với tội cố ý gây thương tích, trên cơ sở nắm được nguyên nhân dẫn đến phạm tội của bị can, điều tra viên thường áp dụng các biện pháp giáo dục, cảm hóa tư tưởng của họ, sử dụng mâu thuẫn trong lời khai để đấu tranh, tác động tâm lý, sử dụng các chứng cứ khác một cách hợp lý để phân tích cho họ nhận thấy được hành vi phạm tội của mình, thật sự ăn năn hối cải mà thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra.
- Do khối lượng công việc quá nhiều và phải giải quyết trong cùng một lúc với thời gian hạn chế cho nên lãnh đạo, chỉ huy một số địa phương chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ thuộc quyền, nhất là số cán bộ trinh sát hoạt động độc lập ở cơ sở, chưa quan tâm tập trung nhiều lực lượng từ tỉnh đến cơ sở tham gia điều tra khám phá án đạt hiệu quả cao. Trong chương 2, luận văn đề cập đến thực trạng áp dụng các biện pháp điều tra, biện pháp nghiệp vụ trinh sát, biện pháp điều tra tố tụng cũng như những mối quan hệ phối hợp trong công tác phòng ngừa và hoạt động điều tra tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Tiền Giang tiến hành trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006.
Từ tình hình hoạt động hiện nay của tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh cùng với những chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới và trên cơ sở những nguyên nhân, điều kiện đã phân tích trên cho thấy tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng sẽ tăng giảm khác nhau và diễn ra phức tạp bởi ảnh hưởng từ sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, tình trạng một số thanh thiếu niên thất nghiệp, bỏ học, đua đòi ăn chơi, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực có chiều hướng gia tăng, tình trạng không có việc làm cho người dân ở tuổi lao động vẫn còn là vấn đề khó giải quyết. Ngoài các đối tượng có tiền án, tiền sự, phần đông còn có sự tham gia của những đối tượng không có việc làm ổn định, nhân dân lao động, học sinh…đồng thời, cũng do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường làm cho đạo đức gia đình, chuẩn mực xã hội xuống cấp ở một số bộ phận dân cư nhất là số thanh thiếu niên lười biếng lao động, có lối sống gấp, đua đòi chạy theo vật chất… sẳn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết những mâu thuẫn, số này phát triển rất nhanh, lại khó quản lý kiểm soát.
Từ những dự báo trên cho thấy, tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp ngày càng tăng và nguy hiểm hơn, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều băng nhóm thanh niên dùng hung khí nguy hiểm để đánh nhau, mà đối tượng chưa từng có vi phạm pháp luật…Vì thế, cần phải kịp thời tập trung lực lượng, đổi mới việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tìm ra các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Để phát huy sức mạnh của quần chúng trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng ở địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những năm tới, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với cơ quan thông tin tuyên truyền công khai đưa nhiều tin, bài, phóng sự có nói dung giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, phổ biến đến từng tổ dân phố, hộ dân về ý thức cảnh giác và động viên quần chúng tham gia phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Qua hoạt động khám nghiệm hiện trường, điều tra viên có thể thu được những chứng cứ quan trọng như: vật chứng là công cụ gây án; các đồ vật, tài sản của người phạm tội rơi tại hiện trường; các dấu vết phản ánh quá trình gây thương tích,… Qua đó có thể giúp điều tra viên xây dựng giả thuyết điều tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động điều tra, xác định về diễn biến vụ án, về đối tượng gây án, về hung khí gây án,. + Qui định rừ hơn ở một số điều luật trong Bộ luật TTHS để tạo sự thống nhất nhận thức trong việc tuân thủ các trình tự TTHS như: Đối với những vụ án cố ý gây thương tích nhưng nạn nhân từ chối giám định gây khó khăn cho quá trình điều tra chứng minh tội phạm của cơ quan CSĐT cho nên có thể qui định “bắt buộc giám định” nếu người bị hại từ chối giám định mà không có lý do chính đáng thì áp dụng biện pháp áp giải bắt buộc giám định nhằm ngăn chặn tình trạng những trường hợp nạn nhân từ chối giám định do bị cưỡng ép, mua chuộc,….