Đặc điểm về hậu quả, tác hạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 47 - 49)

Hậu quả, tác hại là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích, là cơ sở định hướng giải quyết vụ án cố ý gây thương tích được chính xác, đồng thời đây còn là cơ sở để định khung hình phạt. Giữa hậu quả và hành vi cố ý gây thương tích phải có mối quan hệ nhân quả. Bởi vì những dấu hiệu đó thỏa mãn sẽ cho phép chuyển khung hình phạt từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ theo qui định của pháp luật về tỷ lệ phần trăm trong tội cố ý gây thương tích. Qua nghiên cứu 683 người bị hại trong 535 vụ án cố ý gây thương tích (phụ lục 6) cho thấy: người bị hại có tỉ lệ thương tích dưới 11% có 39 người, chiếm 5,71% vụ việc vẫn được xử lý hình sự do đối tượng gây án dùng hung khí nguy hiểm; tỉ lệ thương tích từ 11% đến 30% là 357 người chiếm 52,27%; tỉ lệ thương tích từ 31% đến 60% là 199 người, chiếm 29,14%; tỉ lệ thương tích trên 61% có 56

người chiếm 8,2% và hậu quả chết người là 32 người chiếm 4,68%. Như vậy phần nhiều người bị hại có tỉ lệ thương tích từ 11% đến 31%, nhưng tỉ lệ thương tích của người bị hại trên 31% cũng rất cao, tập trung là trong các vụ án cố ý gây thương tích có băng nhóm hoặc thủ phạm sử dụng hung khí nguy hiểm như: dao, mã tấu, …

Xác định mức độ thiệt hại do hành vi cố ý gây thương tích gây ra là một trong những yêu cầu hàng đầu để cơ quan điều tra tiến hành giải quyết vụ án được chính xác. Thực tế trong thời gian qua, việc trưng cầu giám định pháp y về thương tích của người bị hại là việc làm cơ bản của cơ quan điều tra, từ đó làm cơ sở cho hướng giải quyết tiếp theo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tiến hành giám định vẫn còn nhiều hạn chế, kéo dài thời gian quá lâu làm ảnh hưởng đến việc điều tra, giải quyết vụ án.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm cố ý gây thương tích như: lịch sử, khái niệm, tội phạm cố ý gây thương tích, những dấu hiệu pháp lý, những vấn đề cần chứng minh đối với tội phạm này. Luận văn cũng đã tập trung nghiên cứu về tình hình tội phạm, những đặc điểm có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích cũng như những đặc điểm hình sự của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: đặc điểm về thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm, đặc điểm về đối tượng gây án, đặc điểm về hậu quả tác hại và đặc điểm về thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng để gây án. Quá trình nghiên cứu đã tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 47 - 49)