Giải pháp nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra trong giai đoạn điều tra ban đầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 113 - 119)

đoạn điều tra ban đầu

Theo đánh giá ở Chương 2, công tác điều tra ban đầu đối với các vụ án của tội phạm cố ý gây thương tích gây ra thì công tác khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng,.. rất quan trọng, có tính chất đặc thù, thường hay áp dụng. Vì vậy, chúng tôi thấy cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này.

Thứ nhất, công tác bảo vệ và khám nghiệm hiện trường.

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, chúng tôi nhận thấy rằng sau khi tiếp nhận những tin báo tố giác về tội phạm cố ý gây thương tích, cơ quan điều tra phải nhanh chóng xử lý, kiểm tra, xác minh kịp thời, khách quan và đầy đủ. Các hoạt động điều tra ban đầu phải nhanh chóng được triển khai để thu thập những tài liệu dấu vết có liên quan đến vụ án. Cụ thể là điều tra viên phải nhanh chóng phối phợp với lực lượng công an cơ sở và lực lượng cảnh sát khác để bảo vệ hiện trường, đây là công tác không kém phần quan trọng nhằm giữ cho hiện trường vụ án không bị xáo trộn, dấu vết không bị tiêu hủy, tạo điều kiện cho công tác khám nghiệm tiến hành được thuận lợi, chính xác, khách quan, dấu vết thu giữ được đầy đủ phục vụ cho hoạt động điều tra tiếp theo. Trong trường hợp có người bị hại cần cấp cứu thì phải lựa chọn hướng đi vào hiện trường thật hợp lý, không để giẫm lên hoặc xóa mất dấu vết, đồng thời phải đánh dấu các vị trí đi vào đi ra, vị trí nạn nhân. Quá trình bảo vệ cần chú ý phát hiện người làm chứng và sơ vấn họ. Khi lực lượng khám nghiệm đến phải báo cáo đầy đủ tình hình hiện trường, những thông tin, tài liệu đã thu thập được.

Ngoài ra để làm tốt công tác bảo vệ hiện trường trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu được việc bảo vệ hiện trường không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành Công an mà còn là nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Bên cạnh đó, bằng mọi biện pháp để phổ biến kiến thức về nội dung, nhiệm vụ của công tác bảo vệ hiện trường cho nhân dân biết để khi có vụ án cố ý gây thương tích xảy ra thì người dân nào cũng ý thức được trách nhiệm của mình và chủ động có các biện pháp bảo vệ hiện trường, đồng thời cần thông báo cho cơ quan Công an biết sự việc xảy ra nhanh nhất.

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra ban đầu được Bộ luật TTHS cho phép có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Hoạt động khám nghiệm hiện trường là một trong những biện pháp điều tra có ý nghĩa rất quan trọng nhằm để đảm bảo tính khẩn trương, nhanh chóng thu thập đầy đủ chính xác các tài liệu, chứng cứ có liên quan có liên quan đến vụ án. Việc tiến hành khám nghiệm cần được thực hiện đúng qui định của pháp luật, đảm bảo phát hiện thu giữ đầy đủ vật chứng, dấu vết của thủ phạm tồn tại ở hiện trường. Trong thực tế, hiện trường vụ án cố ý gây thương tích thường để lại rất nhiều dấu vết tội phạm, nơi diễn ra quá trình xô xát giữa thủ phạm và người bị hại. Qua hoạt động khám nghiệm hiện trường, điều tra viên có thể thu được những chứng cứ quan trọng như: vật chứng là công cụ gây án; các đồ vật, tài sản của người phạm tội rơi tại hiện trường; các dấu vết phản ánh quá trình gây thương tích,… Qua đó có thể giúp điều tra viên xây dựng giả thuyết điều tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động điều tra, xác định về diễn biến vụ án, về đối tượng gây án, về hung khí gây án, …nhằm định hướng cho quá trình điều tra tiếp theo, xác định tính chất của vụ án. Để nâng cao chất lượng hoạt động khám nghiệm hiện trường, cơ quan CSĐT cần thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác khám nghiệm hiện trường, kiến thức về dấu vết hình sự, về pháp y cho đội ngủ điều tra viên ở các cấp để họ có đủ trình độ, kinh nghiệm để thực hiện vai trò là người chủ trì việc khám nghiệm. Mỗi điều tra viên phải nâng cao trách nhiệm, trong quá trình khám nghiệm phải cẩn thận, phán đoán, suy luận để phát hiện thu thập đầy đủ các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, làm việc với thái độ khách quan toàn diện, không nên chủ quan giao phó, ỷ lại vào cán bộ kỹ thuật hình sự, Bác sĩ pháp y. Đồng thời cần thống nhất qui trình công tác và qui chế phối hợp lực lượng KTHS, Bác sĩ pháp y, đảm bảo khi có vụ án xảy ra là nhanh chóng có mặt đầy đủ ở hiện trường ngay.

Đối với cán bộ kỹ thuật hình sự ở các cấp, Bác sĩ pháp y cũng cần phải liên tục nâng cao trình độ, khả năng chuyên môn, phối hợp hiệu quả với cơ quan điều tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra, cần phải có kế hoạch hướng dẫn cho lực lượng công an xã, phường nhất là lực lượng trực ban cảnh sát khu vực biết cách nhận tin, xử lý tin; biết cách tiến hành các biện pháp cấp bách bảo vệ hiện trường.

+ Lực lượng CSĐT phải nhanh chóng có mặt tại hiện trường khi vụ án mới xảy ra. Đồng thời phải duy trì tốt mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan trong quá trình nhận tin và bảo vệ hiện trường để tiến hành khám nghiệm kịp thời. Nhanh chóng xác định nội dung vụ việc, phát hiện và thu thập chứng cứ từ hiện trường và từ lời khai những người biết việc để xác định đối tượng gây án và tổ chức truy bắt đối tượng ngay. Đặc biệt chú ý phát hiện hung khí, công cụ gây án và bảo quản các dấu vết có trên công cụ gây án nhằm giúp cho việc đánh giá nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ án để có kế hoạch phát hiện, thu thập chứng cứ.

Ngoài ra, để tiến hành có hiệu quả hoạt động khám nghiệm hiện trường các vụ án cố ý gây thương tích cần chú ý:

- Trước khi khám nghiệm hiện trường, điều tra viên phải sơ bộ xác định tính chất vụ án để xác định phạm vi của hiện trường, xác định những dấu vết, tài liệu đặc trưng cần thu giữ … trên cơ sở đó đưa ra các phương pháp, chiến thuật khám nghiệm trong từng trường hợp cụ thể.

- Trong quá trình khám nghiệm để tránh bỏ sót những chứng cứ quan trọng, cần chú ý phát hiện và thu thập những dấu vết đặc trưng về vụ án cố ý gây thương tích như: dấu vết máu, dấu vết đường vân, dấu vết hung khí như: dao, kiếm, mã tấu,… ngoài ra còn có thể có các đồ vật mà thủ phạm đánh rơi ở hiện hiện như giày, dép, … từ đó có cơ sở để xác định phương hướng cho hoạt động điều tra.

- Khi khám nghiệm hiện trường nên cho người bị hại và người làm chứng tham gia, bởi vì những người này có thể biết và chỉ cho lực lượng khám nghiệm vị trí có dấu vết cũng như những địa điểm cần khám nghiệm.

- Ngay khi kết thúc khám nghiệm hiện trường, điều tra viên cần phối hợp với lực lượng khác có mặt ở hiện trường nhanh chóng đánh giá ngay những tài liệu phản ánh ở hiện trường, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, kết hợp với các tài liệu khác để kịp thời truy tìm thủ phạm và vật chứng của vụ án theo dấu vết nóng trong các vụ án chưa rõ thủ phạm. Đồng thời xây dựng giả thuyết điều tra về vụ án và đề xuất hướng giải quyết tiếp theo.

Thứ hai, lấy lời khai người làm chứng

Trong thực tế, do hiện trường vụ án cố ý gây thương tích thường có nhiều người tập trung đến vì nhiều lý do khác nhau, do vậy sẽ có thông tin ở những góc độ khác nhau. Trong thời gian qua, việc phát hiện ra người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cung cấp những điều mà họ biết khi chứng kiến vụ án xảy ra còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên vấn đề thu thập chứng cứ là yêu cầu cấp bách cần phải tiến hành nhanh chóng trong hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích. Do vậy, cần phải căn cứ vào từng vụ

án xảy ra trên địa bàn cụ thể, thời gian cụ thể để có phương pháp phát hiện người làm chứng. Khi nhận được tin báo, tố giác về tội phạm cố ý gây thương tích, điều tra viên phải nhanh chóng đến hiện trường, khoanh vùng xác định người làm chứng để tiếp cận khi họ còn có mặt ở đó. Điều tra viên chủ trì khám nghiệm phải triển khai nhanh lực lượng, tỏa đi các điểm đã nhận định khả năng có người biết vụ việc để phát hiện người làm chứng và tiếp cận lấy lời khai, có thể đó là những người ở xung quanh hiện trường, người có mặt ở hiện trường trong thời điểm xảy ra vụ án.

Do người làm chứng đa dạng về thành phần, có người biết nhiều, có người biết ít, người biết trực tiếp, người biết gián tiếp cho nên trong quá trình lấy lời khai điều tra viêncần căn cứ vào nơi phát hiện ra người làm chứng để nhận định người làm chứng có khả năng biết những gì về vụ ánđể có thể lấy lời khai hiệu quả và đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời trong giai đoạn điều tra ban đầu.

Ngoài ra, đối với những vụ án cố ý gây thương tích có nhiều nhân chứng chứng kiến từ đầu vụ án thì việc lấy lời khai cần được tiến hành vừa toàn diện, vừa có trọng điểm. Tránh tình trạng dàn trải, nhân chứng nhiều nhưng lời khai không rõ ràng, giá trị chứng minh không cao, nhất là tình trạng lấy lời khai người làm chứng một chách phiến diện, chỉ có lợi cho bị can hoặc cho nạn nhân. Để đạt được hiệu quả lấy lời khai người làm chứng thì điều tra viên phải có phương pháp lấy lời khai cụ thể như sau:

- Đối với những người làm chứng mà họ khai báo đầy đủ, chính xác tình tiết của vụ án mà người làm chứng biết thì điều tra viên nên đặt câu hỏi cụ thể, chi tiết để biết rõ tình tiết cụ thể của vụ án.

- Đối với những người làm chứng khai sai sự thật do nhầm lẫn hay quên những tình tiết nào đó có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra thì điều tra viên nên hỏi người làm chứng chi tiết, cụ thể theo trình tự của sự việc như trên

thực tế xảy ra. Nếu có nhiều hành vi, nhiều sự việc của nhiều người khác nhau xảy ra trong cùng một khoảng thời gian thì điều tra viên hỏi về một hành vi cụ thể của từng người làm chứng để họ nhớ lại diễn biến sự việc đã xảy ra, mối quan hệ giữa các hành vi cụ thể của mỗi người.

- Đối với những người làm chứng từ chối khai báo do sợ khai báo thì cơ quan điều tra sẽ triệu tập nhiều lần làm mất thời gian, gây phiền toái thì điều tra viên phải đến tận nơi ở của người làm chứng lấy lời khai và giải thích nghĩa vụ khai báo của người làm chứng trước cơ quan pháp luật, thuyết phục, động viên họ khai báo giúp cho họ thấy được ý nghĩa của lời khai của mình đối với hoạt động điều tra cũng như trách nhiệm trước pháp luật. Từ đó làm cho người làm chứng thay đổi thái độ khai báo. Những người làm chứng sợ bị trả thù hoặc sợ khai báo sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bị can và người bị tình nghi, thì điều tra viên nhắc nhỡ thái độ khai báo của người làm chứng trước cơ quan pháp luật. Đồng thời đưa ra những lời khai của người bị hại, những chứng cứ từ các nguồn khác để tác động làm thay đổi thái độ khai báo của người làm chứng.

Do vậy, điều tra viên cần quan tâm nhiều đến công tác vận động quần chúng tham gia tố giác tội phạm, tuyên truyền xóa đi tâm lý lo ngại, sợ trả thù, sợ dính líu đến cơ quan công an của người làm chứng để họ cung cấp cho điều tra viên đầy đủ, khách quan những tình tiết mà họ biết. Bên cạnh đó, ĐTV cũng phải có những biện pháp để bảo vệ người làm chứng và để họ yên tâm cộng tác với cơ quan công an.

Sau khi thu thập được những thông tin qua lời khai người làm chứng, ĐTV phải phân tích, đánh giá, sử dụng ngay những thông tin đó, nhất là giai đoạn điều tra tại hiện trường phục vụ cho quá trình truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng. Song cũng cần phải có sự đánh giá một cách thận trọng lời khai của người làm chứng trước khi quyết định sử dụng, vì có một số trường hợp

người làm chứng có mối quan hệ với thủ phạm hoặc nạn nhân mà đưa ra những thông tin sai lệch.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w