Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội thuộc Công an các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 53 - 54)

thành phố, thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang

Căn cứ vào khoản 1, điều 11-PLTCĐTHS qui định: “Cơ quan cảnh sát

điều tra công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự các tội được qui định tại các chương từ chương XII đến chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân”.

Như vậy, ở cấp huyện có Đội CSĐT tội phạm về TTXH cũng thực hiện các chức năng nhiệm vụ phòng ngừa và điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền mà PL TCĐTHS đã qui định. Hiện nay, địa bàn Tiền Giang gồm có 07 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ thực hiện thí điểm ở Thành phố Mỹ Tho, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và thị xã Gò

Công có thẩm quyền tổ chức điều tra xử lý. Số huyện còn lại thì chưa được triển khai thực hiện. Do vậy đối với các vụ phạm tội cố ý gây thương tích xảy ra mà người phạm tội vi phạm vào các khoản 1, khoản 2- Điều 104 thì do Đội CSĐT tội phạm về TTXH ở Công an cấp huyện tiến hành điều tra (trừ Thành phố Mỹ Tho, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và thị xã Gò Công). Tình hình tổ chức biên chế và hoạt động cụ thể : có 9 đội CSĐT tội phạm về TTXH với tổng biên chế là 176 cán bộ chiến sĩ, trong đó có 56 điều tra viên chiếm tỷ lệ 31,82% (điều tra viên sơ cấp: 44, điều tra viên trung cấp: 12; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ gồm: sơ học: 09, trung học: 30, cao đẳng và đại học: 17), 82 trinh sát viên chiếm tỷ lệ 46,59 % ( trình độ sơ học: 11, trung học nghiệp vụ công an : 57, cao đẳng và đại học: 14). Với số lực lượng được bố trí ở các Đội CSĐT tội phạm về TTXH cấp huyện chưa phù hợp với tình hình hoạt động của tội phạm và còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu công tác cũng như chưa đủ số lượng biên chế đã qui định cho nên công tác điều tra khám phá án đạt tỷ lệ thấp, trung bình hàng năm chỉ đạt khoảng 45% cho nên án tồn đọng rất nhiều. Điều đáng chú ý là số điều tra viên, trinh sát viên ở cấp huyện có trình độ nghiệp vụ Công an ở bậc đại học quá ít (22,46%).

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG ĐIỀU TRA VIÊN - TRINH SÁT VIÊNCỦA CÁC ĐỘI CSĐT TỘI PHẠM VỀ TTXH Ở CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 53 - 54)