Công tác điều tra ban đầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 65 - 80)

2.3.1.1. Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội cố ý gây thương tích Trong thực tế, việc tiếp nhận, xử lý tin báo ban đầu về vụ án cố ý gây thương tích là cơ sở quan trọng cho cả quá trình điều tra vụ án. Tiếp nhận tin báo nhanh, xử lý kịp thời là cơ sở để ngăn chặn hậu quả xảy ra và kịp thời thu giữ vật chứng phục vụ cho quá trình điều tra vụ án. Theo qui định của pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức khi phát hiện những tin tức có liên quan đến hành

vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội phải báo ngay cho cơ quan chức năng như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,.. Thực tế cho thấy, hầu hết công dân, tổ chức khi phát hiện tin tức có liên quan đến vụ án xảy ra đều báo cho cơ quan công an mà trực tiếp là báo cho công an cơ sở (xã, phường), có những trường hợp báo thẳng đến Đội CSĐT tội phạm về TTXH của huyện hoặc tỉnh.

Trong các vụ án cố ý gây thương tích, tin báo tố giác tội phạm này có từ nhiều nguồn và tuỳ từng nguồn tin báo ở từng trường hợp có độ chính xác, khách quan đầy đủ. Qua thực tế tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, tin báo tố giác về tội cố ý gây thương tích đến với cơ quan điều tra từ những nguồn phổ biến sau:

- Nguồn tin do nhân dân cung cấp (chủ yếu là người bị hại hoăc thân nhân người bị hại) chiếm 38,6% tổng số vụ xảy ra, thông tin từ nguồn này thường được chuyển đến cơ quan điều tra nhanh bằng nhiều cách như: điện thoại, trực tiếp đến cơ quan Công an báo về vụ việc xảy ra.

- Nguồn tin do các lực lượng khác báo chỉ chiếm 5,1%.

- Nguồn tin do Công an cơ sở chuyển lên chiếm 56,3% tổng số vụ xảy ra. Công an cơ sở thường là lực lượng đầu tiên tiếp nhận hầu hết các tin báo, tố giác tội phạm cố ý gây thương tích. Nguồn tin báo chủ yếu là từ người chứng kiến và người bị hại hoặc gia đình người bị hại đến báo. Đối với người chứng kiến họ thường báo qua điện thoại và thường là khi vụ việc đang hoặc vừa mới xảy ra. Trường hợp người bị hại hoặc gia đình người bị hại đến báo thì báo bằng đơn hoặc bằng miệng, những trường hợp này thường là vụ việc đã xảy ra, quá trình thỏa thuận không đạt kết quả nên người bị hại làm đơn trình báo. Việc tiếp nhận, xử lý tin báo trong những trường hợp này rất khó khăn do vụ việc đã diễn ra lâu, việc phát hiện và thu thập thông tin thường rất ít, không đầy đủ.

Trong các nguồn tin báo tố giác tội phạm cố ý gây thương tích, việc tiếp nhận hồ sơ ban đầu do Công an cơ sở chuyển lên chiếm tỉ lệ cao (56,3%). Khi có vụ việc xảy ra thì người chứng kiến, người bị hại chủ yếu là đến báo tại Công an xã, phường nơi xảy ra vụ việc, Công an cơ sở tiếp nhận, xử lý và lập hồ sơ ban đầu rồi chuyển lên Đội CSĐT tội phạm về TTXH công an huyện, thành phố, thị xã hoặc điện thoại báo Công an huyện cử cán bộ xuống hiện trường xử lý và lập hồ sơ.

Đối với những vụ án hậu quả càng nghiêm trọng thì thông tin về tội phạm đến cơ quan điều tra càng nhanh chóng, kịp thời, còn những vụ án ít nghiêm trọng thì thông tin đến chậm hơn do nạn nhân hoặc những người biết việc xét thấy hậu quả chưa nghiêm trọng nên không báo cho cơ quan điều tra đến khi nạn nhân chết hoặc tỷ lệ thương tích nặng thì mới báo cho cơ quan điều tra để giải quyết hậu quả. Vấn đề này đã gây khó khăn cho cơ quan điều trong khám nghiệm hiện trường, thu thập tài liệu, chứng cứ, truy tìm công cụ gây án.

Khi tiến hành tiếp nhận tin báo về những vụ án cố ý gây thương tích thì cán bộ trực ban hình sự đã chấp hành đúng, đầy đủ các qui định của pháp luật về công tác tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm. Cán bộ tiếp nhận biết khai thác toàn bộ những hiểu biết của người đến báo tin về vụ án, cụ thể như:

- Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc.

- Nạn nhân là ai ? Các thông tin khác về nạn nhân.

- Họ nhìn thấy những gì ở hiện trường như: vũ khí, công cụ, phương tiện gây án, họ nhìn thấy thủ phạm hay không? thủ phạm là ai ? cư trú ở đâu ?

- Những nội dung, sự việc mà họ biết trong quá trình thủ phạm gây án. - Mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân.

- Áp dụng biện pháp gì để bảo vệ hiện trường, đã cấp cứu nạn nhân chưa?

- Do đâu họ phát hiện ra sự việc, địa chỉ lai lịch của người báo tin,… Bên cạnh việc tiếp nhận tin báo, cán bộ tiếp nhận cũng đã tiến hành các biện pháp để kiểm tra tin báo, từ đó xác định mức độ chính xác của tin báo. Các biện pháp được áp dụng để kiểm tra tin báo thường là:

- Liên hệ công an địa phương để họ trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra và yêu cầu lực lượng Công an cơ sở tiến hành ngay một số biện pháp cấp bách như: cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường, kịp thời thu giữ vũ khí công cụ, phương tiện gây án, ổn định tình hình khu vực án xảy ra, truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng khi thủ phạm đã rõ nhưng chưa bắt.

- Phát hiện những người xung quanh khu vực hiện trường để biết được những tình tiết của vụ án để đề nghị họ cung cấp thông tin.

- Phối hợp lực lượng trinh sát để kiểm tra xác minh nguồn tin thông qua các biện pháp nghiệp vụ.

Đối với nguồn tin báo, tố giác về tội phạm do người bị hại cung cấp thì phải có thời gian để xác minh. Thông thường là trực tiếp hỏi người bị hại về trường hợp bị gây thương tích xảy ra, thủ phạm là ai? Lý do bị gây thương tích ? Thời gian địa điểm xảy ra vụ án, nghiên cứu sơ bộ tính chất mức độ thương tích của người bị hại.

Trong thực tế, việc tiếp nhận, kiểm tra xử lý tin báo về tội phạm cố ý gây thương tích thường không khó khăn phức tạp như một số loại tội phạm khác vì do đặc thù là tội phạm có sử dụng bạo lực nên khi gây án thì giữa thủ phạm và nạn nhân cũng có sự ẩu đả, gây ồn tại hiện trường, qua người làm chứng, người bị hại là những nguồn thông tin phản ánh về vụ án, về thủ phạm trừ trường hợp thủ phạm là người chủ mưu thuê người khác gây án.

Tuy nhiên, đôi khi việc tiếp nhận tin báo về vụ án chậm do người báo tin đến cơ quan công an cấp cơ sở để báo tin và lực lượng Công an cơ sở nhận tin và báo tin đến cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH rất chậm; lực lượng chức

năng có mặt tại hiện trường chậm nên việc thu thập thông tin, chứng cứ, công cụ gây án kém hiệu quả và khó khăn. Một số vụ xảy ra nhưng cán bộ tiếp nhận không nắm rõ, công an ở địa phương chưa kiểm tra, xác minh rõ ràng để xác định có tội hay không? gây khó khăn cho cán bộ được phân công điều tra xử lý; có những trường hợp giải quyết còn chậm, kéo dài thời gian vì phải chờ kết quả giám định tỉ lệ thương tật để làm cơ sở xử lý theo qui định. Sau khi xử lý tin báo về tội phạm thì cơ quan CSĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường.

2.3.1.2. Khám nghiệm hiện trường

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động rất quan trọng và phục vụ có hiệu quả cho việc phát hiện, thu thập chứng cứ nên sau khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH cho tiến hành khám nghiệm hiện trường. Công tác khám nghiệm hiện trường các vụ án cố ý gây thương tích được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, đúng qui định tại Điều 150, BLTTHS.

Hoạt động điều tra tại hiện trường đối với các vụ án cố ý gây thương tích có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vụ án có đông người tham gia và nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu thực hiện tốt công tác điều tra tại hiện trường sẽ nhanh chóng thu thập được các chứng cứ, dấu vết nóng, vật chứng có giá trị quan trọng chứng minh tội phạm. Nhận thức được tính quan trọng của hoạt động điều tra tại hiện trường nên khi tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra, vụ án có tính chất phức tạp và rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra nhanh chóng tiến hành hoạt động điều tra ngay từ khi khám nghiệm hiện trường.

Qua khảo sát thực tiễn, nghiên cứu hồ sơ, kết hợp với việc trao đổi với những điều tra viên có kinh nghiệm trong hoạt động điều tra loại án này cho thấy hiện trường vụ cố ý gây thương tích thường để lại nhiều dấu vết như: vật lộn, dấu vết giày dép, dấu vết máu, …Vì vậy, trong quá trình khám nghiệm

hiện trường các lực lượng như: Điều tra viên, kỹ thuật viên đã chú trọng áp dụng những phương tiện kỹ thuật, thủ thuật, chiến thuật rất thận trọng để phát hiện, thu thập dấu vết, đồ vật và những thông tin khác tại hiện trường. Đồng thời với việc khám nghiệm hiện trường, điều tra viên, lực lượng trinh sát còn thu thập những tin tức, tài liệu do quần chúng cung cấp, phát hiện người làm chứng, đối tượng gây án, … Ngoài ra, không chỉ khám nghiệm tại hiện trường mà còn mở rộng việc thu thập dấu vết, chứng cứ trên đường tháo chạy của thủ phạm để có cơ sở nhận định, đánh giá đúng về vụ án, từ đó lập ra giả thuyết điều tra phù hợp, chính xác.

Trong tổng số 538 vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh từ năm 2002 đến năm 2006 thì có 387 vụ cố ý gây thương tích được khám nghiệm hiện trường và lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án. Đây thường là những vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và được thông báo kịp thời, công tác bảo vệ hiện trường được bảo vệ trước đó. Hoạt động khám nghiệm được tiến hành theo đúng qui định và thường thu được các dấu vết, đồ vật sau:

- Dấu vết chân, dấu vết tay, dấu vân tay có dính máu của thủ phạm gây án để lại hiện trường, trên các công cụ, phương tiện, vũ khí mà thủ phạm đã dùng để gây thương tích cho nạn nhân bỏ lại tại hiện trường.

- Dấu vết công cụ, vũ khí gây án. - Dấu vết máu trên hiện trường gây án - Dấu vết vật lộn, xô sát

- Công cụ, phương tiện gây án.

Trong những năm qua, cơ quan điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cơ bản đã tiến hành tốt công tác điều tra tại hiện trường. Tuy nhiên, công tác khám nghiệm hiện trường để thu thập chứng cứ vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Hầu hết các cuộc khám nghiệm hiện trường chỉ dừng lại ở việc vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường chỉ có ý nghĩa xác định đúng địa điểm gây án.

Trên thực tế, việc thu giữ các vật chứng thường được thực hiện trước thời điểm khám nghiệm hiện trường hoặc do vận động người phạm tội, quần chúng nhân dân phát hiện, giao nộp cho cơ quan điều tra. Phần lớn các vụ án xảy ra, hiện trường đều không còn nguyên vẹn, công tác bảo vệ hiện trường còn kém. Trong nhiều trường hợp do việc đến hiện trường chậm nên dấu vết bị phá huỷ, thay đổi không có khả năng thu giữ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phương tiện kỹ thuật để phát hiện các dấu vết tại hiện trường còn nhiều hạn chế, thông tin thu được từ hiện trường rất ít so với các hoạt động điều tra khác. Nguyên nhân hạn chế trước hết là do một số vụ cố ý gây thương tích không có hiện trường hoặc hiện trường không có dấu vết, chứng cứ. Mặt khác, những tin báo đến cơ quan Công an còn chậm, ý thức của người dân trong việc bảo vệ hiện trường còn hạn chế nên hiện trường gây án phần lớn bị xáo trộn, thay đổi so với trạng thái ban đầu, do đó ảnh hưởng đến việc phát hiện, thu lượm, nhận định và đánh giá các dấu vết, vật chứng ở hiện trường gặp nhiều khó khăn, điều tra viên đánh giá không đúng sự thật vụ án đã xảy ra tại hiện trường, có những vụ cơ quan điều tra phải tổ chức dựng lại hiện trường. Một số vụ án do người bị hại đến trình báo sau khi sự việc xảy ra đã lâu, trường hợp này Công an cơ sở tiếp nhận tin và lập hồ sơ ban đầu sau đó chuyển cho Công an cấp trên, không tổ chức công tác điều tra tại hiện trường.

Đối với những vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, việc khám nghiệm tử thi là yêu cầu bắt buộc của pháp luật và có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động điều tra. Đây là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm. Trong thời gian qua, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khám nghiệm tử thi tất cả các vụ theo đúng qui định tại Điều 151-BLTTHS, việc khám nghiệm đã được tiến hành chu đáo, cẩn thận nên đã xác định được chính xác nguyên nhân tử vong của nạn nhân.

Sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường, đội khám nghiệm hiện trường tiến hành họp đánh giá về công tác khám nghiệm, nhận định, đánh giá về vụ án, những vấn đề cần phải khám nghiệm hoặc thu mẫu so sánh lại… Hoàn chỉnh thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường và các thành viên cùng ký tên vào biên bản.

2.3.1.3. Lấy lời khai người bị hại

Người bị hại trong vụ cố ý gây thương tích là người trực tiếp tiếp xúc với thủ phạm gây án, là người biết rõ nhất về hành vi phạm tội, công cụ gây án cho nên việc lấy lời khai của người bị hại giúp cơ quan điều tra phát hiện và thu thập nhiều chứng cứ có giá trị. Tuy nhiên, họ là người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe do người phạm tội gây ra cho họ nên có những nét tâm lý mà đòi hỏi điều tra viên phải nằm bắt được trong từng vụ án cụ thể để thu thập chứng cứ được chính xác, khách quan. Thực tế cho thấy, phần lớn người bị hại luôn có tâm lý đổ lỗi sai trái hoàn toàn về đối tượng gây án, không nhìn nhận những sai trái của mình gây ra dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, kích động đối tượng nhanh chóng gây án để thỏa mãn sự tức giận, mong muốn trả thù. Hơn nữa, họ khai tăng những thương tích để được bồi thường nhiều.

Do vậy, hoạt động lấy lời khai người bị hại luôn được xác định là có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và thu thập chứng cứ. Điều tra viên luôn căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của sự việc, đặc điểm nhân thân người bị hại khi lấy lời khai, thậm chí phải tiến hành lấy lời khai nhanh chóng và khai thác hết mọi hiểu biết của người bị hại về diễn biến vụ án và những vấn đề có liên quan khác, buộc chặt những chứng cứ xác định lỗi của người bị hại. Đồng thời điều tra viên còn phải quan tâm đến những thông tin, tài liệu khác để so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính đúng đắn của lời khai.

Những nội dung làm rõ khi hỏi cung người bị hại là hỏi cụ thể, chính xác về thời gian, địa điểm và diễn biến hành động gây án; hỏi về đặc điểm đối tượng gây án, đặc điểm về công cụ gây án để kịp thời thu giữ; hỏi về những người đã có mặt chứng kiến, về những nguyên nhân xảy ra sự việc, những mâu thuẫn giữa bị hại và thủ phạm; hỏi sâu về những hành động cụ thể của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 65 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w