Nguyên nhân hạn chế, nhược điểm trong hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 96 - 101)

2.4.2.1. Những hạn chế, nhược điểm

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thì vẫn còn một số vụ án chưa được điều tra, xử lý triệt để bởi những hạn chế, thiếu sót nhất định, cụ thể là:

- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin có lúc có nơi còn thụ động, lúng túng chưa đúng quy trình, dẫn đến việc chậm trễ trong hoạt động điều tra, đôi khi làm mất đi thông tin về vụ án.

- Trong công tác bảo vệ và khám nghiệm hiện trường có khi còn sơ xuất dẫn đến tình trạng sót lọt vật chứng, dấu vết dẫn đến khó khăn cho việc nghiên cứu đánh giá chính xác về vụ án, một số vụ án phải đình chỉ điều tra làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Mặt khác việc sử dụng kết quả công tác khám nghiệm hiện trường trong nhiều trường hợp chưa thật sự hợp lý, chưa khai thác hết các thông tin, dấu vết thu được qua khám nghiệm hiện trường để phục vụ cho hoạt động điều tra làm rõ vụ án.

- Sau khi bắt được đối tượng gây án, khi hỏi cung bị can nhận tội, thỏa mãn các tài liệu, chứng cứ thì điều tra viên xem như đã điều tra xong vụ án, có thể kết luận điều tra được. Điều tra viên thường không có những hoạt động điều tra để củng cố tài liệu chứng cứ.

- Trong một số vụ án, sự phối kết hợp giữa các địa phương, các lực lượng còn chưa được thống nhất và chặt chẽ, do đó vừa lãng phí trong sử dụng lực lượng, vừa không phát huy hiệu quả trong công tác. Chưa huy động hết khả năng của đội ngủ điều tra viên, trinh sát viên.

- Công tác vận động quần chúng tham gia vào hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác điều tra vụ án.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý các đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác cũng còn một số vướng mắc về đường lối, quan điểm xử lý, chưa thống nhất cao trong việc xác định đúng tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và hình phạt áp dụng cho những đối tượng vi phạm đã gây sự nghi ngờ, chưa có sự đồng tình cao của nhân dân. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự hợp tác của nhân dân trong công tác đấu tranh chống tội phạm.

- Tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra còn thấp nhất là ở cấp huyện, chưa răn đe, giáo dục được các đối tượng.

- Tổ chức lực lượng của các Đội cảnh sát điều tra cấp huyện chưa phù hợp với tình hình hoạt động của tội phạm và thiếu điều tra viên so với yêu cầu công tác cho nên công tác điều tra khám phá án và công tác điều tra án

truy xét đạt tỷ lệ thấp. Đội ngũ điều tra viên không đồng đều về chất lượng, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, một số điều tra viên không quan tâm mở rộng vụ án trong quá trình điều tra nên ảnh hưởng đến kết quả điều tra khám phá tội phạm nói chung.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động điều tra một số vụ chưa sát sao, kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động điều tra, một số vụ án còn để tồn đọng, dây dưa kéo dài quá trình điều tra.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, nhược điểm

- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin còn qua những khâu trung gian không cần thiết. Nếu thông tin về vụ việc được chuyển trực tiếp đến cơ quan điều tra, người làm công tác điều tra án cố ý gây thương tích thì việc triển khai hoạt động điều tra sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác trực ban hình sự khi tiếp nhận thông tin đã không nắm rõ, ở địa phương chưa kiểm tra, xác minh tin báo cho nên khi điều tra viên tiếp nhận vụ án thì đã quá chậm, hiện trường gây án không còn gây khó khăn cho quá trình điều tra làm rõ.

- Thực tế hoạt động điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trong thời gian qua cho thấy khi cơ quan điều tra đến khám nghiệm hiện trường thì rất nhiều trường hợp hiện trường đã bị xáo trộn, ý thức bảo vệ hiện trường của người dân còn kém. Vì vậy cần thường xuyên giáo dục cho nhân dân ý thức về mặt này. Bên cạnh đó còn có những trường hợp điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm và cán bộ tham gia khám nghiệm còn chủ quan, thiếu thận trọng trong khi thực thi nhiệm vụ, chưa thể hiện hết trách nhiệm được giao, chưa có sự tích lũy cũng như kinh nghiệm về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn. Từ những yếu tố trên đã dẫn đến việc không đánh giá, nhận định đúng vụ việc và không xác định được hướng điều tra nhanh chóng, hiệu

quả. Hơn nữa, việc thu thập dấu vết, vật chứng tại hiện trường bị hạn chế đã gây khó khăn cho các hoạt động điều tra tiếp theo.

- Công tác vận động quần chúng tham gia vào hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây thương tích là một công tác rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên trong thời gian qua công tác này gặp rất nhiều khó khăn do người dân sợ bị trả thù, liên lụy, ảnh hưởng đến thời gian công ăn việc làm của mình nên không muốn cung cấp thông tin về vụ án, không muốn hợp tác giúp đỡ cơ quan điều tra. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác giáo dục ý thức pháp luật cho người dân và có phương án khả thi để bảo vệ, đảm bảo bí mật, an toàn cho người làm chứng, đồng thời có chính sách thỏa đáng để đảm bảo quyền lợi cho họ để họ nhiệt tình hợp tác với cơ quan điều tra.

- Sự hạn chế trong công tác phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình điều tra các vụ án cố ý gây thương tích có nhiều nguyên nhân, trong đó ý thức phối hợp của từng lực lượng, từng cán bộ chưa thể hiện hết trách nhiệm, khả năng của mình, xem việc phối hợp với cơ quan điều tra là giúp cơ quan điều tra. Mặt khác, các văn bản quy định về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chưa cụ thể, chưa có qui định cụ thể cho từng tình huống đối với các lực lượng tham gia phối hợp trong hoạt động điều tra.

- Công tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác đấu tranh với loại tội phạm này trong thời gian qua chưa được quan tâm, do đó không đề ra được những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra khám phá án nhanh và kịp thời ngăn chặn loại tội phạm này diễn ra trong tình hình hiện nay.

- Biên chế hiện nay của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH trên địa bàn còn quá thiếu, không đủ khả năng quản lý địa bàn, quản lý đối tượng nhất là lực lượng ở cấp huyện. Trình độ của cán bộ chiến sĩ không đồng đều, nhiều người chưa được đào tạo cơ bản nên hiệu quả áp dụng các mặt công tác

nghiệp vụ kém chất lượng dẫn đến kết quả điều tra tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích đạt tỷ lệ thấp… Mặt khác, đời sống của cán bộ chiến sĩ còn gặp nhiều khó khăn, các chế độ chính sách còn hạn chế . Điều đó đã tác động không nhỏ đến tâm lý, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác.

- Chất lượng các mặt công tác chuyên môn chưa cao, thể hiện qua việc tiến hành các mặt công tác nghiệp vụ, các chiến thuật điều tra được áp dụng trong điều tra tội phạm vẫn chưa thật sự khoa học, phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó thì công tác phối hợp lực lượng trong đấu tranh chống tội phạm chưa được làm thường xuyên, hiệu quả còn mang nặng tính hình thức, việc ai người đó làm… chưa tạo được một guồng máy thống nhất, nhuần nhuyễn.

- Do khối lượng công việc quá nhiều và phải giải quyết trong cùng một lúc với thời gian hạn chế cho nên lãnh đạo, chỉ huy một số địa phương chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ thuộc quyền, nhất là số cán bộ trinh sát hoạt động độc lập ở cơ sở, chưa quan tâm tập trung nhiều lực lượng từ tỉnh đến cơ sở tham gia điều tra khám phá án đạt hiệu quả cao.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đề cập đến thực trạng áp dụng các biện pháp điều tra, biện pháp nghiệp vụ trinh sát, biện pháp điều tra tố tụng cũng như những mối quan hệ phối hợp trong công tác phòng ngừa và hoạt động điều tra tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Tiền Giang tiến hành trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006.

Qua nghiên cứu cho thấy tội phạm cố ý gây thương tích đang có chiều hướng gia tăng và tính chất, mức độ hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng. Luận văn cũng đã phản ánh rõ thực trạng công tác phòng ngừa và điều tra tội

phạm cố ý gây thương tích của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH, trên cơ sở đó đánh giá rút ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w