Phòng ngừa xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 55 - 57)

Biện pháp phòng ngừa xã hội là biện pháp mà lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH tổ chức phòng ngừa thông qua các biện pháp mang tính xã hội. Cụ thể là tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền giữ ổn định trật tự văn hóa, xã hội, pháp luật nhằm loại trừ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm; tổ chức tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm, …

- Thực tế trong những năm qua, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH các cấp làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo 138 thực hiện vai trò điều hành, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết 09/CP của Chính phủ đến các ngành, các cấp tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và

hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể về mục đích ý nghĩa của chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các đơn vị trong và ngoài ngành Công an mà đặc biệt là nhiệm vụ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH. Hiện nay có 63,31% xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng địa bàn trong sạch không có tội phạm, tệ nạn xã hội. Đồng thời động viên nhân dân tham gia thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn với nhau, hạn chế những thiếu sót mà bọn tội phạm lợi dụng hoạt động.

- Tuyên truyền, giáo dục, phát động quần chúng nhân dân phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng. Cụ thể:

+ Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền công khai, đưa nhiều tin, bài, phóng sự có nội dung giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, các thông tin phản ánh về phòng chống tội phạm; cảnh báo những nguy cơ và phương thức đề phòng thủ đoạn hoạt động của bọn phạm tội, hoạt động những những băng nhóm ăn chơi lêu lỏng, không có nghề nghiệp, thường xuyên gây rối trật tự công cộng, gây mâu thuẫn đánh nhau của những nhóm người thanh niên trong xã hội.

+ Trực tiếp tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, động viên quần chúng nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng. Những thông tin được cung cấp từ quần chúng nhân dân cũng đã giúp ích rất nhiều cho việc củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra các vụ án. Đồng thời lồng ghép với các cuộc họp dân thông báo về tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, triển khai tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước .. đưa số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ra trước dân cảnh cáo nhằm răn đe ngăn ngừa hoạt động phạm tội.

+ Phối hợp với nhà trường, các ban ngành đoàn thể tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật, tư vấn về tâm sinh lý, đạo đức lối sống cho số học sinh, sinh viên nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong giới trẻ. Tuy nhiên quan hệ phối hợp này chưa được chặt chẽ, chưa được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các ngành các cấp để tổ chức tuyên truyền tận gia đình, xóm ấp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nhân dân.

- Tiến hành nghiên cứu nắm tình hình, thu thập thông tin tài liệu về diễn biến, phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm xảy ra từng nơi, từng lúc, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Xây dựng các phương án kế hoạch, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành bám sát, tiếp cận các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội, các tụ điểm phức tạp về TTATXH, các khu vui chơi giải trí, các quán ăn uống…. nhất là các tụ điểm mà số thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya, hình thành các băng nhóm. Tuy nhiên hoạt động của bọn tội phạm cố ý gây thương tích ngày càng có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hơn, đã có nhiều băng nhóm mang bản chất côn đồ, hung hãn, xem thường pháp luật.

- Lực lượng trinh sát cũng thường xuyên tiến hành tuần tra, mật phục ở các tuyến, địa bàn phức tạp, phối hợp với chính quyền cơ sở lên danh sách số đối tượng ăn chơi lêu lõng, không có việc làm, số đối tượng thường xuyên rượu chè, thường xuyên gây rối trật tự công cộng giao cho chính quyền cơ sở phối hợp với các ngành đoàn thể, gia đình cảm hóa, giáo dục, răn đe nhằm ngăn ngừa hoạt động phạm tội có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w