Đánh giá hiệu quả và những nguyên nhân tồn tại trong công tác phòng ngừa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 64 - 65)

tác phòng ngừa

Từ thực trạng công tác phòng ngừa và tình hình tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn Tiền Giang cho thấy loại tội phạm này vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp. Công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian qua đã đạt được những kết quả cao, góp phần ổn định TTATXH trên địa bàn tỉnh, nhất là công tác phòng ngừa nghiệp vụ được tập trung thực hiện đúng theo qui định, phục vụ tốt cho công tác đấu tranh tội phạm. Tuy nhiên đối với tội phạm cố ý gây thương tích thì công tác phòng ngừa nghiệp vụ rất khó vì phần đông đối tượng phạm tội do bộc phát tức thời hoặc phạm tội lần đầu. Đối với công tác phòng ngừa xã hội chưa tập trung mạnh, chưa đi sâu vào công tác tuyên truyền, giáo dục đối từng hộ gia đình, từng cá nhân đối tượng nhất là số đối tượng ăn chơi lêu lõng, thường xuyên uống rượu say, không nghề nghiệp, .. Trong thực tế qua trao đổi với các đồng chí cán bộ trinh sát, điều tra viên Công an Tiền Giang trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và nghiên cứu các báo cáo tổng kết cho thấy rằng: trong phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng còn gặp phải những hạn chế, tồn tại sau:

- Công tác nắm tình hình, quản lý giáo dục đối tượng ở cơ sở của chính quyền đoàn thể và Công an cấp cơ sở còn yếu, quản lý Nhà nước về TTXH chưa tốt, Chính quyền địa phương chưa tạo điều kiện thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, không có ruộng vườn để làm ăn ổn định cuộc sống.

- Sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền cơ sở trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thường xuyên, liên tục để mọi người dân

nắm vững chắc và chấp hành pháp luật, đồng thời thực hiện nghĩa vụ của công dân trong công tác đấu tranh tội phạm.

- Các cấp chính quyền chưa tổ chức thực thi nghiêm Chỉ thị 351/TTg Thủ tướng Chính phủ về việc cấm uống rượu, bia say ngoài hàng quán, chế tài áp dụng để xử lý những người uống rượu, bia say, các điểm kinh doanh ăn uống để khách uống rượu, bia say, bán rượu, bia cho trẻ em… chưa nghiêm khắc nhằm răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến rượu.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các đoàn thể, tổ chức xã hội về tổ chức những mô hình hoạt động vui chơi giải trí, tạo sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên còn rời rạc, chưa trở thành phong trào sâu rộng để qua đó tuyên truyền pháp luật và giáo dục đạo đức nhằm giúp cho họ có sự nhận thức nhất định và xác định những hành vi, xử sự của mình trong xã hội.

- Công tác phòng ngừa nghiệp vụ chưa toàn diện, kịp thời, đối tượng phạm tội nằm ngoài diện sưu tra do đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích bộc phát tức thời, do sơ hở của nhân dân, không quản lý kịp thời số đối tượng từ nơi khác đến địa phương, không tập trung chú ý nhiều vào số đối tượng thuộc danh mục III (chưa có tiền án, tiền sự, đối tượng không nghề nghiệp).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w