1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam

45 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài a Về lý luận Điều đầu tiên cần giải quyết trong bài khóa luận là đi vào nghiên cứu chi tiết vềcác lý thuyết bán hàng theo chuẩn mực kế

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hiện nay nền kinh tế thị trường nước ta đang diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắtgiữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế khi Việt Namchính thức là thành viên của tổ chức WTO thì vấn đề cạnh tranh là một mục tiêu quantrọng hàng đầu và có một ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Đối với doanhnghiệp thương mại thì quá trình bán hàng là giai đoạn quan trọng Nó là quá trình traođổi hàng hoá - tiền tệ, là khâu kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và mở

ra một quá trình sản xuất mới, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Doanh nghiệp có giải quyết tốt khâu bán hàng thì mới có thể thu hồi vốn thực hiện quátrình tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô và cải tiến trang bị phục vụ kinh doanhnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Nhận thức được vấn

đề đó em đã chọn đề tài “Kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần

tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam”.

Về lý luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về kếtoán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như yêu cầu củachế độ kế toán hiện hành

Về thực tiễn, luận văn đã làm rõ thực trạng kế toán bán sản phẩm cửa nhômkính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam với những nội dungsau: đặc điểm và yêu cầu quản lý nghiệp vụ; tổ chức hạch toán ban đầu; vận dụng tàikhoản và tổ chức hệ thống sổ kế toán Trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra những ưu điểmcũng như hạn chế trong kế toán bán hàng của Công ty cần phải khắc phục Đối chiếugiữa thực tế với lý luận, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toánbán hàng tại đơn vị thực tế Các giải pháp đề xuất là có tính khả thi, phù hợp với đặcđiểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Theo kế hoạch của nhà trường về việc thực tập tốt nghiệp, được sự đồng ý củaban Giám đốc công ty cùng sự đồng ý của bộ phận kế toán, em đã về công ty Cổ phần

tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam thực tập

Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty,các chị trong bộ phận kế toán cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S NguyễnThị Hà đã giúp cho em hiểu sâu hơn về công tác kế toán nói chung và công tác kế toánbán hàng nói riêng, giúp em có cái nhìn tổng quát về hoạt động của công ty, bộ máy kếtoán của công ty

Do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn bài khóa luận của em sẽ không thểtránh được những thiếu sót Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉbảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hà

bộ môn kế toán doanh nghiệp cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty

Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóaluận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Hằng Nguyễn Thu Hằng

Trang 3

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CÁM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG 4

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng 5

1.1.2.1 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán bán hàng 5

1.1.2.2 Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 6

1.1.2.3 Các phương thức thanh toán 8

1.2 Nội dung nghiên cứu về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

9

1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 9

1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung” 9

1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” 9

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 11

1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành (ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC) 12

1.2.2.1 Các chứng từ sử dụng 12

1.2.2.2 Các tài khoản kế toán sử dụng 13

1.2.2.3 Trình tự các nghiệp vụ kế toán 14

1.2.2.4 Sổ kế toán 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN SẢN PHẨM CỬA NHÔM KÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠI NAM 19

Trang 4

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán

hàng tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 19

2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán bán hàng 19

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 20

2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong 20

2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài 21

2.2 Thực trạng kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 22

2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 22

2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 22

2.2.1.2 Chính sách kế toán áp dụng 23

2.2.2 Thực trạng kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 23

2.2.2.1 Đặc điểm bán hàng tại công ty 23

2.2.2.2 Thực trạng kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty 24

CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN 30

BÁN SẢN PHẨM CỬA NHÔM KÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 30

TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DẠI NAM 30

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế toán bán hàng tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 30

3.1.1 Những kết quả đạt được 30

3.1.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 31

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam 31

3.3 Điều kiện thực hiện đề xuất 35 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Phụ lục số 01 Phiếu điều tra trắc nghiệm

Phụ lục số 02 Bảng tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm

Phụ lục số 03 Bản xử lý các câu hỏi phỏng vấn

Phụ lục 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam

Phụ lục 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Phụ lục 2.3 Phiếu xuất kho

Phụ lục 2.4 Hóa đơn giá trị gia tăng

Phụ lục 2.5 Phiếu thu

Phụ lục 2.6 Phiếu chi

Phụ lục 2.7 Sổ chi tiết bán hàng của cửa nhôm kính

Phụ lục 2.8 Sổ chi tiết thành phẩm của Cửa nhôm kính

Phụ lục 2.9 Sổ chi tiết thanh toán với người mua

Phụ lục 2.10 Trích Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Cửa nhôm kính)

Phụ lục 2.11 Trích Sổ Nhật ký chung

Phụ lục 2.12 Trích Sổ cái TK 511

Phụ lục 2.13 Trích Sổ cái TK 131

Phụ lục 2.14 Trích Sổ cái TK 131

Phụ lục 2.15 Trích Sổ cái TK 632

Phụ lục 3.1 Sổ nhật ký thu tiền

Phụ lục 3.2 Sổ nhật ký chi tiền

Phụ lục 3.3 Sổ nhật ký bán hàng

Phụ lục 3.4 Bảng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Phụ lục 3.5 Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng cuối niên độ

Trang 6

CP ĐT XD TM Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại

CP XD ĐT PT Cổ phần xây dựng đầu tư phát triển

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sựquản lý của Nhà nước đã mở ra những cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệpnói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng Đối với doanh nghiệp thươngmại thì quá trình bán hàng là giai đoạn quan trọng Nó là quá trình trao đổi hàng hoá -tiền tệ, là khâu kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và mở ra một quátrình sản xuất mới, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Doanh nghiệp cógiải quyết tốt khâu bán hàng thì mới có thể thu hồi vốn thực hiện quá trình tái sản xuấtkinh doanh, mở rộng quy mô và cải tiến trang bị phục vụ kinh doanh nhằm nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Nhận thức được vấn đề đó em đãchọn đề tài “Kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kếđầu tư xây dựng Đại Nam”

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

a) Về lý luận

Điều đầu tiên cần giải quyết trong bài khóa luận là đi vào nghiên cứu chi tiết vềcác lý thuyết bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và theo chế độ kếtoán hiện hành như: các phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, phương pháptính trị giá hàng tồn kho, điều kiện ghi nhận doanh thu, nguyên tắc hạch toán trong kếtoán, các quy định về việc chứng từ sử dụng, vận dụng hệ thống tài khoản, sổ kế toán,trình tự kế toán trong các trường hợp cụ thể về bán hàng Việc nắm bắt những lý luậntrên là rất quan trọng để bản thân có thể đưa ra những so sánh và đối chiếu giữa lý luận

và thực tiễn công tác kế toán bán hàng tại doanh nghiệp để có thể đưa ra các kết luận,đánh giá quan trọng tiến tới giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại

b) Về thực tế

Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu về công tác kế toán nóichung và kế toán bán hàng nói riêng; tìm hiểu về việc vận dụng chuẩn mực kế toán,việc tuân thủ chế độ kế toán tại công ty; đánh giá thực trạng kế toán bán sản phẩm cửanhôm kính tại công ty, làm rõ những ưu, nhược điểm về kế toán bán hàng tại công ty

Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam Trên cơ sở đó, đề xuất các giải

Trang 8

pháp khắc phục những nhược điểm đã nêu nhằm góp phần hoàn thiện kế toán bán sảnphẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng ĐạiNam Để nâng cao tính thực tiễn về kế toán bán hàng tại công ty, khóa luận chủ yếu đisâu vào nghiên cứu công tác kế toán bán hàng tại công ty ở nhóm hàng cửa nhômkính.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: kế toán bán hàng cửa nhôm kính tại công ty

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: số liệu được trình bày trong khóa luận là số liệu quý I năm 2013

- Về không gian: Văn phòng của công ty

4 Phương pháp thực hiện đề tài

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Phương pháp điều tra

- Mục đích: Nhằm hiểu rõ hơn về tình hình bán hàng và công tác kế toán bán

hàng của công ty xem có phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và quy định của chuẩnmực kế toán hay không Qua đó, phát hiện ra những mặt tốt để phát huy và những hạnchế để có những hướng giải quyết hợp lý

- Đối tượng: Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán

bán sản phẩm cửa nhôm kính nên việc chọn đối tượng điều tra trắc nghiệm chỉ giớihạn ở một số bộ phận của công ty như: Ban giám đốc, phòng kế toán của công ty

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM và BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM được trình bày ở phụ lục số 01 và số 02.

b) Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết để

hiểu hơn về quy trình kế toán bán hàng cửa nhôm kính tại Công ty

Đối tượng: Ban Giám đốc, nhân viên kế toán, bộ phận bán hàng…

BẢN XỬ LÝ CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN (Phụ lục số 03)

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu kế toán bán hàng, nội dung của

phương pháp này được cụ thể hoá thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa lý luận vớithực tế về công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp, đối chiếu công tác kế toán

Trang 9

bán hàng giữa các doanh nghiệp thương mại để thấy được điểm mạnh, lợi thế mà cácdoanh nghiệp đã đạt được, đối chiếu các số liệu giữa chứng từ gốc và bảng phân bổvới các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và bảng tổng hợp chitiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính.

Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp kết

quả của các phiếu điều tra phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể trong phiếu điều tra, từ

đó đưa ra những kết luận, đánh giá cụ thể phục vụ cho công tác kế toán bán hàng tạicông ty

Phương pháp toán học: Phương pháp này được sử dụng trong kế toán bán hàng

để tính toán, phân tích cụ thể những chỉ tiêu liên quan Các công thức toán học được

sử dụng chủ yếu cho việc tính toán doanh thu, tính trị giá hàng tồn kho, giá vốn hàngbán trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các chỉ tiêutrong kế toán bán hàng

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Gồm ba chương:

Chương I Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Chương II Thực trạng kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty cổ phần

tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam

Chương III Các kết luận và đề xuất về kế toán bán sản phẩm cửa nhôm kính tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Đại Nam

Trang 10

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm bán hàng

Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh trong doanh nghiệpthương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ tay người bánsang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở ngườikhác" (Kế toán thường mại và dịch vụ - Th.S Nguyễn Phú Giang)

b) Vai trò của bán hàng

Bán hàng có một vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi doanhnghiệp mà còn với cả sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội

* Đối với doanh nghiệp: Hoạt động bán hàng là điều kiện tiên quyết để doanh

nghiệp thu hồi vốn, bù đắp chi phí và thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh tiếptheo, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân Sách nhà nước vàngười lao động

* Đối với nền kinh tế quốc dân: Thực hiện tốt khâu bán hàng là điều kiện để kết

hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, thực hiện chu chuyển tiềnmặt, ổn định và củng cố giá trị đồng tiền, là điều kiện ổn định và nâng cao đời sốngngười lao động nói riêng và toàn xã hội nói chung

c) Khái niệm doanh thu bán hàng

* Doanh thu: Là tổng lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán

phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu (Theo Chuẩn mực 14 - Doanh thu và thu nhập khác)

* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ

thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hànghoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán

* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là số tiền chênh lệch giữa

tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu.Khoản doanh thu thuần này có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 11

ban đầu do các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trảlại

d) Các khoản giảm trừ doanh thu

* Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã

thanh toán cho khách hàng do khách hàng đã mua hàng hoá dịch vụ với khối lượng lớntheo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng

* Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn bán

hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩmchất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, không đúng địa điểmtrong hợp đồng

* Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hoá được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua

trả lại và từ chối thanh toán do không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách, hàngkém phẩm chất, không đúng chủng loại như đã ký trong hợp đồng

1.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng

1.1.2.1 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán bán hàng

a) Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng

Quản lý về doanh thu bán hàng: Đây là cơ sở quan trọng xác định nghiệp vụ của

doanh nghiệp với Nhà nước, đồng thời là cơ sở để xác định chính xác kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường thì quản lý kinhdoanh bao gồm:

+ Quản lý doanh thu thực tế: Doanh thu thực tế là doanh thu được tính theo giá

bán ghi trên hoá đơn hoặc trên hợp đồng bán hàng

+ Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quá trình bán

hàng, theo đúng quy định được trừ khỏi doanh thu thực tế (Các khoản giảm trừ doanh thugồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)

+ Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu người mua: Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hàng để kịp

thời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh

Ngoài ra, còn phải quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ, đây cũng là cơ sở

để xác định kết quả bán hàng

Trang 12

b) Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác và giám sát chặt chẽtình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hóa; tình hình tiêu thụ sản phẩm, hànghóa, dịch vụ; tình hình thanh toán với người mua, thanh toán với Ngân sách Nhà nước

về các khoản thuế phải nộp

- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan thực hiện chế độ ghi chép banđầu về nhập, xuất kho thành phẩm

- Tính toán ghi chép, phản ánh chính xác chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí và doanh thu hoạt động tài chính, chi phí khác và thu nhập khác,xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời kỳ và theo từnglĩnh vực hoạt động

- Hạch toán chính xác, kịp thời tình hình phân phối lợi nhuận, cung cấp số liệucho việc duyệt quyết toán đầy đủ, kịp thời

- Tham gia kiểm kê, đánh giá thành phẩm, lập báo cáo về tình hình tiêu thụthành phẩm, báo cáo kết quả kinh doanh Định kỳ phân tích tình hình tiêu thụ, kết quảkinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp

1.1.2.2 Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

a) Phương thức bán buôn hàng hoá.

* Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho.

Là phương thức bán hàng cho các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệpsản xuất thực hiện bán hoặc gia công chế biến rồi bán ra Trong bán buôn thì hàng hoávẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng Bán buôn hàng hoáthường bao gồm hai phương thức sau đây:

- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: theo hình thức

này khách hàng lấy hàng trực tiếp từ kho của doanh nghiệp Sau khi giao nhận hànghoá bên mua ký nhận đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán và trả tiền ngayhoặc ghi nhận nợ

- Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh

tế đã ký hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người mua bằngphương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài Chi phí vận chuyển có thể bên bán hoặcbên mua trả theo hợp đồng Hàng gửi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

Trang 13

đến khi bên mua nhận được hàng, chứng từ và chấp nhận thanh toán thì khi đó quyền

sở hữu thuộc người mua

* Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng

Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng hoá bán ra khi mua về từ taynhà cung cấp không qua nhập kho của doanh nghiệp mà bán ngay hoặc chuyển bán ngaycho khách hàng Trong phương thức này có hai hình thức:

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là

hình thức giao tay ba): doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp chođại diện của bên mua tại kho người bán Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận

đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng được xác nhận làtiêu thụ

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: hàng hoá doanh

nghiệp mua của nhà cung cấp không chuyển về nhập kho mà gửi đi bán thẳng Hàngđược gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi nhận được thôngbáo chấp nhận thanh toán của khách hàng thì quyền sở hữu về hàng hoá mới đượcchuyển giao cho khách hàng, hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ

b) Phương thức bán lẻ.

Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế Hàng hoá bán lẻ đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giátrị và giá trị sử dụng của hàng đã được thực hiện Khối lượng khách hàng lớn, khốilượng hàng bán nhỏ, hàng hoá phong phú về mẫu mã, chủng loại và thường xuyênbiến động theo nhu cầu thị trường

Phương thức bán lẻ được thực hiện dưới một số hình thức sau:

và giao nhận tách rời nhau Khách hàng nhận giấy thu tiền, hóa đơn hoặc tích kê củanhân viên cửa hàng rồi đến nhận hàng ở quầy hàng, hết ca bán hàng căn cứ vào hóađơn hoặc tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng tồn quầy để xác định sốlượng hàng bán trong ngày Nhân viên nộp tiền hàng cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền

- Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng thu tiền trực tiếp

của khách và giao hàng cho khách, hết ngày nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ

và làm giấy nộp tiền và sau đó kiểm kê để xác định số hàng đã bán

Trang 14

- Hình thức bán hàng trả góp: theo phương thức này, khi giao hàng cho người

mua thì hàng hoá được coi là tiêu thụ Người mua phải thanh toán lần đầu ngay tại thờiđiểm mua một phần số tiền, số tiền còn lại được trả hàng tháng và phải chịu một lãisuất nhất định Thông thường giá bán trả góp thường lớn hơn giá bán theo phươngthức thông thường

- Bán hàng tự phục vụ: theo hình thức này, khách hàng tự chọn mua lấy hàng

hóa và trước khi ra khỏi cửa hàng đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng Nhânviên thu tiền lập hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng Hình thức này được ápdụng cho các siêu thị

c) Phương thức bán hàng đại lý

Là phương thức bán mà trong đó các doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ

sở nhận đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Sau khi bán được hàng cơ sởđại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp và được hưởng một khoản tiền gọi là hoahồng đại lý Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của cácdoanh nghiệp, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán thìhàng mới được xác định là tiêu thụ

d) Phương thức bán hàng qua mạng

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc bán hàng trên mạng Internet

đã trở thành hoạt động kinh doanh không thể thiếu Đây cũng là một phương thức bánhàng mới, xong nó phản ánh được tính ưu việt của công nghệ thông tin Bộ phận muabán hàng trên mạng hoạt động không hạn chế về thời gian và có thể giao dịch vớikhách trong và ngoài nước

1.1.2.3. Các phương thức thanh toán

- Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở

hữu về tiền sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữuhàng hoá chuyển giao Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc

có thể bằng hàng hoá

- Phương thức thanh toán trả chậm: Là phương thức thanh toán mà quyền sở

hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyểnquyền sở hữu về hàng hoá Do đó, hình thành khoản nợ phải thu của khách hàng Nợphải thu phải được hạch toán quản lý chi tiết theo từng đối tượng phải thu và ghi chép

Trang 15

theo từng lần thanh toán Theo phương thức này, sự vận động của hàng hóa và tiền tệ

có khoảng cách về không gian và thời gian

1.2 Nội dung nghiên cứu về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ – BTCngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

* Nguyên tắc: Cơ sở dồn tích

Theo nguyên tắc này, các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến doanh thu, chi phíphải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tếthu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền

* Nguyên tắc: Giá gốc

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo sốtiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tàisản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổitrừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

* Nguyên tắc: Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận mộtkhoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việctạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanhthu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thucủa kỳ đó

* Nguyên tắc: Nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách

và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi

đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTCngày 31/12/2001 của bộ trưởng Bộ Tài chính Các vấn đề chuẩn mực này quy định bao

Trang 16

gồm: xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, ghinhận chi phí.

a) Xác định giá trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc: Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị có thể thực hiện được

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại

b) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho.

Việc tính giá trị hàng tồn kho trong kế toán bán hàng được áp dụng một trongcác phương thức sau:

(1) Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, trị giá xuất

được xác định đơn chiếc, hoặc theo lô hàng, khi xuất lô nào hay chiếc nào sẽ tính theogiá xuất theo trị giá mua vào của lô hàng đó

(2) Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng

loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tựđầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trungbình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộcvào tình hình của doanh nghiệp

(3) Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp áp dụng dựa trên giả

định là hàng tồn kho được mua trước thì được xuất trước, xuất hết số nhập trước mớiđến số nhập sau theo giá của từng lần nhập Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ

(4) Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp này giả định hàng nhập

kho sau cùng sẽ được xuất trước tiên, sau đó mới xuất đến số hàng nhập lần trước đótheo giá của từng lần nhập Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tínhtheo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tínhtheo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

c) Ghi nhận giá vốn hàng bán

Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quantrực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Trang 17

Khi bán hàng và ghi nhận doanh thu thì giá vốn của hàng bán sẽ được ghi nhậnđảm bảo nguyên tắc phù hợp doanh thu và chi phí Trường hợp cuối kỳ, phải trích lậpthêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ghi tăng giá vốn hàng bán, nếu hoàn nhập dựphòng thì ghi giảm giá vốn hàng bán

d) Trình bày giá vốn trên báo cáo tài chính

Theo VAS 02 quy định, khi trình bày trên báo cáo tài chính thì phải trình bàychính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp xácđịnh giá vốn

Trên Báo cáo kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán bao gồm giá gốc của hàngtồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mátcủa hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chiphí sản xuất chung không được phân bổ

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định và hướng dẫncác nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác đó là: thời điểmxác nhận doanh thu và cách xác định doanh thu

* Thời điểm ghi nhận doanh thu.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhậpkhác” Doanh thu bán hàng được ghi nhận nếu giao dịch bán hàng thoả mãn đồng thời

5 điều kiện sau:

+ DN đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩmhoặc hàng hóa cho người mua

+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc người kiểm soát hàng hóa

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

+ DN đã được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

* Quy tắc xác định doanh thu.

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệpvới bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các

Trang 18

khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi (-) các khoản chiết khấu thương mại,chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trong tương lai về giá trị thực tế tạithời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện trị danh nghĩa của các khoản sẽthu được hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trịdanh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương

tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trườnghợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận

về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

* Xác định dự phòng phải thu khó đòi.

Theo VAS 14: Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là DN nhậnđược lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng cònphụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì hcir ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắcchắn này đã xử lý song Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thuđược tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạchtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu.Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được thì phải lập dự phòng nợphải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xácđịnh thực sự là không đòi được thì bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi

1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành (ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC)

1.2.2.1 Các chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT (Mẫu 01 – GTKT- 3LL)

- Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 – GTTT – 3LL)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 PXK – 3LL)

Trang 19

- Hóa đơn thuê kho, thuê bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa

- Hợp đồng kinh tế với khách hàng

- Phiếu thu (Mẫu 01 – TT)

- Phiếu chi (Mẫu 02 – TT)

- Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng

1.2.2.2 Các tài khoản kế toán sử dụng

* TK 511" Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: TK này dùng để phản ánh

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuấtkinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 511 có 6 TK cấp 2 sau: - TK 5111: “ Doanh thu bán hàng hóa”

- TK 5112: “ Doanh thu bán thành phẩm”

- TK 5113: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”

- TK 5114: “ Doanh thu trợ cấp giá”

- TK 5117: “ Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư”

- TK 5118: “ Doanh thu khác”

*TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Tài khoản này có ba tài khoản cấp 2

+ TK 5211 “Chiết khấu thương mại”: phản ánh khoản chiết khấu thương mại

mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua do mua hàng, dịch vụvới khối lượng lớn và theo thỏa thuận đã ký kết giữa bên bán và bên mua

+ TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”: phản ánh giá trị của số hàng hóa bị kháchhàng trả lại do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, hợp đồng; hàng kém phẩmchất, không đúng quy cách, chủng loại Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàngbán bị trả lại, tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn

+ TK 5213 “Giảm giá hàng bán”: phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tếphát sinh và việc xử lý giảm giá trong kỳ kế toán Giảm giá do sản phẩm kém phẩmchất, không đúng quy cách hợp đồng Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảmtrừ cho việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và xuất hóa đơn

* TK 632 “Giá vốn hàng bán”: phản ánh trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ

* TK 157 “Hàng gửi đi bán”: phản ánh trị giá hàng hóa chuyển bán, gửi đại lý,

nhưng chưa xác định là tiêu thụ

Trang 20

* TK 131 “Phải thu của khách hàng”: phản ánh khoản nợ phải thu và tình hình

thanh toán nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán hàng và cung cấpdịch vụ

- Ngoài ra còn sử dụng các TK khác như TK 156 “Hàng hóa”, TK 111 “Tiềnmặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 3331 “Thuế GTGT đầu ra phải nộp”, TK 133

“Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”, TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

1.2.2.3 Trình tự các nghiệp vụ kế toán

a) Kế toán bán buôn hàng hoá

Khi xuất kho bán hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:

Nợ TK 111- tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (112)

Nợ TK 131 - phải thu khách hàng: theo giá thanh toán của hàng hoá

Có TK 511 - doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT

Có TK 3331 - thuế GTGT đầu ra phải nộp

Lúc này, kế toán cũng ghi nhận giá vốn hàng bán Căn cứ vào PXK, kế toán ghi:

Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán

Có TK 155,156: theo giá trị thực tế xuất kho

Trong trường hợp xuất hàng gửi bán, căn cứ vào PXK, kế toán phản ánh giá trịthực tế của hàng gửi bán ghi:

Nợ TK 157 - hàng gửi bán

Có TK 155,156: theo giá trị thực tế hàng xuất kho

Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn:

Chiết khấu thanh toán: Phát sinh do khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn

ghi trong hợp đồng, phù hợp với chính sách thanh toán mà doanh nghiệp đã quy địnhthì kế toán ghi:

Nợ TK 635 (chi phí tài chính): theo số chiết khấu cho khách hàng

Nợ TK 111,112: theo số thực thu

Có TK 131 - phải thu khách hàng: theo tổng số phải thu

Chiết khấu thương mại: Khi bán buôn có phát sinh CKTM giảm trừ cho khách

hàng thì kế toán ghi:

Nợ TK 521(5211) - chiết khấu thương mại: theo số chiết khấu cho khách hàng

Trang 21

Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp: tính trên khoản chiết khấu

Có TK 111, 112 hoặc TK131: theo tổng số giảm trừ

Giảm giá hàng bán: Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho

người mua về số lượng hàng đã bán do kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách, hợpđồng thì kế toán ghi:

Nợ TK 521(5213) - giảm giá hàng bán: theo giá bán chưa có thuế GTGT

Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp: tính trên trị giá hàng bị giảm giá

Có TK 111, 112: số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng (nếu kháchhàng thanh toán tiền hàng)

Có TK 131: ghi giảm nợ phải thu của khách hàng (nếu khách hàngchưa thanh toán tiền hàng)

Hàng bán bị trả lại: Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh ghi:

Nợ TK 521(5213) - hàng bán bị trả lại: theo giá hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 - thuế GTGT đầu ra phải nộp: tính trên giá trị hàng bị trả lại

Có TK 111, 112 hoặc TK 131: theo giá thanh toán hàng bị trả lại Khi đơn vị chuyển hàng về nhập kho kế toán ghi:

Nợ TK 156 - hàng hóa

Có TK 632: theo giá trị thực của hàng bị trả lại

Nếu đơn vị chưa chuyển về nhập kho kế toán ghi:

Nợ TK 111: theo tổng giá thanh toán

Có TK 511: theo giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331- thuế GTGT phải nộpTrường hợp, số tiền mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kêbán lẻ hàng hoá thì mậu dịch viên phải bồi thường, kế toán ghi:

Nợ TK 111 - tiền mặt

Trang 22

Nợ TK 1388 - phải thu khác

Có TK 511: theo giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra phải nộp

Trường hợp, số tiền mậu dịch viên thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kêhàng hoá thì khoản thừa được hạch toán vào khoản thu nhập khác của doanh nghiệp,

kế toán ghi:

Nợ TK 111: theo số tiền mậu dịch viên thực nộp

Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp,

Có TK 711 : thu nhập khác (theo số tiền thừa)

Kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ ghi:

Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán

Có TK 156 - hàng hoá

c) Kế toán nghiệp vụ đại lý

Đối với bên giao đại lý: Khi xuất kho giao hàng cho đơn vị nhận đại lý kế toán ghi:

Nợ TK 157 - hàng gửi bán

Có TK 156 - hàng hoá

Khi hàng hoá gửi bán được bán, kế toán phản ánh doanh thu, giá vốn tương tựbán buôn Kế toán phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý ghi:

Nợ TK 642(6421): theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112: theo tổng giá thanh toán

Đối với bên nhận đại lý: Khi nhận được hàng hoá do cơ sở giao đại lý chuyển

đến, căn cứ vào biên bản giao nhận ghi:

Nợ TK 003 - hàng hoá nhận bán hộKhi nhận hàng hoá bán được căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng

và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền phải trả bên giao đại lý ghi:

Nợ TK 111, 112 hoặc TK 131 - phải thu khách hàng

Có TK 331 - phải trả người bánKhi tính hoa hồng đại lý, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Ngày đăng: 06/04/2015, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kế toán DNTM trường Đại Học Thương Mại Khác
2. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán Khác
5. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Khác
6. Websibe: tạp chí kế toán.com Khác
7. Các luận văn khóa trước Khác
8. Websibe: Kiemtoanas.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w