1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cọc bê tông tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 15

69 790 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 523,5 KB

Nội dung

Qua quá trìnhthực tập tồng hợp tại công ty và phiếu điều tra phỏng vấn CBCNV công ty cổphần cơ khí vận tải 1/5 em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất ở côngty còn nhiều bất cập,

Trang 1

.CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT CỌC BÊ TÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CƠ KHÍ VẬN TẢI 1/5

1.1- Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướctiến tới trở thành một quốc gia công nghiệp Vì thế ngành sản xuất các cấukiện xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ sở vật chất chonền kinh tế quốc dân góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế cho đất nước Hơnnữa, trong nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều thành phần kinh tế đã tạo

ra một sức cạnh tranh mạnh mẽ Vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển thì điều đầu tiên các doanh nghịêp quan tâm đó chính là lợi nhuận Việctăng lợi nhận cũng đồng nghĩa với việc tăng giá bán của sản phẩm, điều đócũng có nghĩa với việc giảm mức cầu của sản phẩm trên thị trường Do đó cácdoanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh bền vững, ổn định và lâu dài thì cácdoanh nghiệp phải có chính sách linh hoạt về giá, hiểu rõ chi phí bỏ ra trongquá trình sản xuất để mang lại lợi nhuận cao nhất Muốn vậy các doanhnghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất sản phẩm.Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá trìnhsản xuất, quản lý cung cấp các thông tin một cách kịp thời, chính xác cho bộmáy quản lý của doanh nghiệp để có những biện pháp chiến lược, sách lượcphù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm Đồngthời làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có kếhoạch sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinhdoanh

Trang 2

Hơn nữa, việc quản lý chi phí sản xuất là một trong những vấn đề mà cácnhà quản lý tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5 quan tâm Qua quá trìnhthực tập tồng hợp tại công ty và phiếu điều tra phỏng vấn CBCNV công ty cổphần cơ khí vận tải 1/5 em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất ở công

ty còn nhiều bất cập, khó khăn cần khắc phục, sửa đổi như: công tác luânchuyển chứng từ còn chậm, công ty không trích trước tiền lương nghỉ phépcủa công nhân trực tiếp sản xuất, những công cụ dụng cụ có giá trị lớn thờigian sử dụng dài không phân bổ mà tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanhmột kỳ Vì vậy, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty là mộtvấn đề mang tính cấp bách

1.2- Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ công tác hạch toán kếtoán CPSX sản phẩm cọc bê tông tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

- Xác lập và tuyên bố vấn đề:

Từ tính cấp thiết đã nêu ở trên, nhận thấy tầm quan trọng của kế toánCPSX, em sẽ nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất: chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung từ côngtác luân chuyển chứng từ, cách hạch toán vào các sổ kế toán

Do đó, em đã chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cọc bê tôngtại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5" làm mục tiêu nghiên cứu và trình bàytrong luận văn của mình

1.3- Các mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về kế toán chi phísản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và kế toán chi phísản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5 nói riêng

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm tổ chức bộmáy quản lý, đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, đặc điểm tổ chức công tác kế

Trang 3

toán Đặc biệt là nghiên cứu thực trạng công tác kế toán CPSX sản phẩm cọc

bê tông: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

để tìm ra những khó khăn và bất cập còn tồn tại Từ đó đánh giá và đề xuấtmột số giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập đó nhằm giúp kế toántrở thành công cụ quản lý đắc lực của các nhà quản trị trong công ty cổ phần

1.5- Kết cấu luận văn

Luận văn được chia làm 4 chương:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu kế toán CPSX sản phẩm cọc bê tông tạicông ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán CPSXtrong DNSX

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán CPSX sảnphẩm cọc bê tông tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

Chương IV: Kết luận và các giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX sản phẩmtại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

Trang 4

CHƯƠNG II : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ

TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1-Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1-Khái niệm chi phí sản xuất.

Bất kỳ một doanh ngiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhđều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động vàsức lao động Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo racác loại sản phẩm dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuấtkinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu laođộng, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống Trên phương

diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh

tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ

tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.(Theo chuẩn mực kế toán số 01)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài các hao phí về lao động sống,lao động vật hoá doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí

khác Do vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các

khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiếtkhác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

trong một thời kỳ nhất định.(Theo GT KTTC- HVTC- Chủ biên GS.TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thuỷ- NXBTC- 2008)

Tóm lại, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về

lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định

2.1.2- Phân loại chi phí sản xuất.

Trang 5

CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Đểthuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụcho việc ra các quyết định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theonhững tiêu thức phù hợp Trong kế toán tài chính, CPSX thường được phânloại, nhận diện theo những tiêu thức sau:

2.1.2.1-Phân loại CPSX theo nội dung và tính chất của chi phí

Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung vàtính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí

đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào Cách phân loại này được gọi làphân loại chi phí theo yếu tố Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khiquản lý và hạch toán CPSX các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theonăm yếu tố sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Yếu tố chi phí NVL bao gồm giá mua, chiphí mua của NVL dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Yếu tốnày bao gồm: CPNVL chính, CPNVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụtùng thay thế và CPNVL khác Sự nhận biết yếu tố CPNVL giúp cho các nhàquản trị doanh nghiệp xác định được tổng trị giá NVL cần thiết cho nhu cầusản xuất kinh doanh trong kỳ Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ hoạch địnhtổng mức luân chuyển, dự trữ cần thiết của NVL một cách hợp lý, có hiệuquả Mặt khác, đây cũng là cơ sở để hoạch định các mặt hàng thiết yếu để chủđộng trong công tác cung ứng vật tư

- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí tiềnlương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động

Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp nhà quản trị doanh nghiệp xácđịnh được tổng quỹ lương của doanh nghiệp Xác định được tổng quỹ lương

Trang 6

của doanh nghiệp, từ đó hoạch định mức tiền lương bình quân cho người laođộng

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấuhao của tất cả các TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp Việc nhận biết được yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giúpcho các nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản, từ đâyhoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vậtchất thích hợp cho tiến trình sản xuất kinh doanh

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ muangoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việchiểu rõ yếu tố chi phí này giúp cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mứcdịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ traođổi, cung ứng với các đơn vị tốt hơn

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi bằng tiền phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên Việc nhận biết yếu

tố chi phí này góp phần giúp nhà quản trị định được lượng tiền mặt chỉ tiêu,hạn chế tồn đọng tiền mặt

Ngoài ra tuỳ theo đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của cácdoanh nghiệp có thể phân chia CPSX thành các yếu tố chi tiết và cụ thể hơn.Cách phân loại chi phí theo yếu tố giữ được tính nguyên vẹn của từng yếu

tố chi phí cũng như từng khoản mục chi phí trong mỗi yếu tố đó, có tác dụngcho biết nội dung, kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sửdụng vào quá trình sản xuất trong tổng CPSX của doanh nghiệp Số liệuCPSX theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán CPSX, xác định nhu cầu

về vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản trong doanh nghiệp Nó còn là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự toán

Trang 7

CPSX, cung cấp số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần CPSX,kinh doanh theo yếu tố), từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân

2.1.2.2- Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Cách phân loại này dựa vào sự "ứng xử" của chi phí với sự thay đổi củamức độ hoạt động "Ứng xử" của chi phí có nghĩa là các chi phí sẽ tăng giảmnhư thế nào đối với những thay đổi của mức độ hoạt động sản xuất kinhdoanh Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động sẽ giúp nhàquản lý nhận biết được "ứng xử" của từng loại chi phí với thay đổi của mức

độ hoạt động, phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiếtchi phí

Theo tiêu thức này, chi phí được phân thành ba loại:

- Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sự thay đổi củamức độ hoạt động

Mức độ hoạt động căn cứ được xem như một nhân tố nguyên nhân trongquá trình phát sinh biến phí Tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ với sự thay đổicủa mức độ hoạt động căn cứ nhưng biến phí tính trên một đơn vị mức độhoạt động thì không đổi

- Định phí: Là những khoản chi phi không thay đổi về tổng số khi mức độhoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp

Phạm vi phù hợp là khoảng cách giữa mức độ hoạt động tối thiểu và mức

độ hoạt động tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện với năng lực hoạt độnghiện có

Xét về tổng chi phí, định phí không thay đổi nhưng nếu xem xét chúngtrên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỷ lệ nghịch với mức độ hoạtđộng Như vậy định phí sẽ luôn luôn tồn tại cho dù doanh nghiệp có haykhông có hoạt động và khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp gia tăng thìđịnh phí tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi Khi hoạt động của doanh

Trang 8

nghiệp đạt công suất tối đa thì định phí tính cho một đơn vị mức độ hoạt động

sẽ là thấp nhất

- Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí vàđịnh phí Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểmcủa định phí và ở các mức độ khác nhau của hoạt động chúng lại thể hiện đặcđiểm của biến phí

2.1.2.3- Phân loại CPSX theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đốitượng chịu chi phí

- Chi phí NCTT: là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lươngcủa công nhân trực tiếp sản xuất như: BHXH, BHYT, KPCĐ

- Chi phí SXC: Là các khoản CPSX liên quan đến việc phục vụ và quản

lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất CPSXC bao gồm cácyếu tố CPSX sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoảnphải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất

Trang 9

+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởngsản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.

+ Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phânxưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐthuộc các phân xưởng quản lý và sử dụng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồn các chi phí dịch vụ mua ngoàidùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sảnxuất

+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng choviệc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất

2.1.2.5- Các cách phân loại CPSX khác

- Phân loại CPSX theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ở doanhnghiệp:

+ Chi phí ban đầu: Là chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn

bị từ lúc đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trìnhphân công và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp

- Phân loại CPSX theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trênbáo cáo tài chính:

+ Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liến với quá trình sảnxuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sảnxuất thì chi phí sản xuất bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC

+ Chi phí thời kỳ: Là các chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh,không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuậntrong kỳ mà chúng phát sinh Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi

Trang 10

2.1.3- Đối tượng và phương pháp tập hợp CFSX

a- Đối tượng tập hợp CFSX

CPSX trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh

tế, công dụng, địa điểm phát sinh khác nhau Do đó để hạch toán đúng đắn

CPSX cần xác định những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập

hợp-đối tượng tập hợp CPSX

Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên, cần thiết cho công tác

kế toán tập hợp CPSX Doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức tốt công tác kế toán

CPSX nếu xác định đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm sản xuất,

yêu cầu quản lý CPSX của doanh nghiệp

Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX cần căn cứ vào đặc điểm

tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,

địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình

độ quản lý của doanh nghiệp

Từ những căn cứ nói tên, đối tượng tập hợp CPSX có thể là từng sản

phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, từng phân xưởng, bộ

phận, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc

toàn bộ quy trình công nghệ

Tập hợp CPSX theo đúng đối tượng quy định có tác dụng phục vụ tốt cho

việc quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành sản phẩm kịp

thời, chính xác

b- Phương pháp tập hợp CPSX

Trong quá trình sản xuất sản phẩm thường phát sinh nhiều loại CPSX

khác nhau Những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượng

tập hợp chi phí Để tập hợp CPSX chính xác chúng ta có thể sử dụng một

trong hai phương pháp sau:

Trang 11

- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ

trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp này đòi

hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kế

toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế

toán theo đúng đối tượng Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc hạch toán

CPSX chính xác

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp áp dụng khi CPSX có

liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi

chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Theo phương pháp này DN

phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các CPSX theo địa điểm phát sinh chi phí

để kế toán tập hợp chi phí Sau đó phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính

toán, phân bổ CPSX đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp

lý nhất và đơn giản thủ tục tính toán phân bổ:

Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối

tượng i

2.2- Lý luận cơ bản về kế toán CPSX sản phẩm

H =

CT

Trang 12

2.2.1- Kế toán CPSX sản phẩm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS)

Kế toán CPSX tại các doanh nghiệp nói chung đều chịu sự chi phối

của các chuẩn mực kế toán Việt Nam Trong đó, chuẩn mực chi phối trực tiếp

đến kế toán CPSX sản phẩm là các chuẩn mực kế toán sau:

2.2.1.1- Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung

Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá

trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí

khác

Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh

doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán

hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên

quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản

quyền, Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương

đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị

Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh

doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của

doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản

tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,

Các nguyên tắc chi phối kế toán CPSX:

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm

phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực thu hoặc thực chi tiền hoặc

tương đương tiền

- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp

với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi

phí có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh

thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi

phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Trang 13

- Nguyên tắc thận trọng: Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí Và không được đánh giá thấp hơn giá trị các

khoản nợ và chi phí

- Nguyên tắc nhất quán: Quy định chung về việc áp dụng các chính sách

kế toán, phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất

trong một kỳ kế toán năm.Trường hợp thay đổi chính sách và phương pháp kế

toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong

phần thuyết minh báo cáo tài chính

2.2.1.2 Chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Giá gốc của hàng tồn kho bao

gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác

phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm, trạng thái hiện tại

* Chi phí mua

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không

được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua

hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho

Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không

đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua

* Chi phí chế biến

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực

tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất

chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình

chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm

Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,

thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu

hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý

hành chính ở các phân xưởng sản xuất

Trang 14

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp,

thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản

xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi

đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất

Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong

các điều kiện sản xuất bình thường

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình

thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản

phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình

thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế

biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi

phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh

doanh trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến

cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng

một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được

phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại

sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo

giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế

biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính

*Chi phí liên quan trực tiếp khác

Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm

các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho

Trang 15

Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho

một đơn đặt hàng cụ thể

2.2.1.3- Chuẩn mực kế toán số 03- TSCĐHH

Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi

phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái

hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh

trong kỳ

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có

hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao

phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu

hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ

khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ

hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi

phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ

vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây

dựng hoặc tự chế các tài sản khác

2.2.1.4- Chuẩn mực kế toán số 04- TSCĐVH

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ

thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó Thời gian

tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm Việc trích khấu hao được

bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng

Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình được sử dụng phải phản ánh

cách thức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp Phương pháp

khấu hao được sử dụng cho từng TSCĐ vô hình được áp dụng thống nhất qua

nhiều thời kỳ và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu

hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải

Trang 16

được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ khi chi phí đó

được tính vào giá trị của tài sản khác

2.2.2- Kế toán CPSX sản phẩm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban

hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.

2.2.2.1- Kế toán CFNVLTT

2.2.2.1.1- Nội dung và quy định hạch toán

Chi phí NVLTT bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, nửa thành

phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản

xuất sản phẩm

CPNVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và giá thành

sản phẩm của doanh nghiệp CPNVLTT thường được quản lý theo định mức

chi phí do doanh nghiệp xây dựng

CPNVLTT thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:

+

Trị giáNVLTTxuấtdùngtrong kỳ

-Trị giáNVLTTcòn lạicuối kỳ

-Trị giáphế liệuthu hồi(nếu có)

Kế toán CPNVLTT cần tôn trọng một số quy định sau:

- Chỉ hạch toán vào TK 621 những chi phí NVL (gồm cả nguyên liệu,

vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm

Chi phí NVL phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng

- Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí NVLTT vào

bên nợ TK 621 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các NVL này (nếu khi

xuất NVL cho quá trình sản xuất sản phẩm, xác định được cụ thể, rõ ràng cho

từng đối tượng sử dụng), hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất sản phẩm

(nếu khi xuất sử dụng NVL cho quá trình sản xuất sản phẩm không thể xác

Trang 17

- Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu NVL đã được tập hợp

riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển

CPNVLTT (nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào

TK 154 để tính giá thành thực tế của sản phẩm Khi tiến hành phân bổ trị giá

NVL vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân

bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng

- Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu mua

NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính

theo phương pháp khấu trừ, hoặc nếu mua NVL không qua nhập kho đưa vào

sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất thì trị giá NVL sẽ không bao gồm thuế

GTGT

Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu mua NVL

sử dụng cho sản xuất sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp và doanh

nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá NVL sử dụng

cho sản xuất sẽ bao gồm cả thuế GTGT của khối lượng NVL mua vào sử

dụng ngay không qua nhập kho

- Phần CPNVLTT vượt trên mức bình thường không được tính vào giá

thành sản phẩm mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 "Giá vốn hàng bán"

2.2.2.1.2- Hạch toán ban đầu

a- Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho

- Phiếu nhập kho

- Hoá đơn GTGT

- Hoá đơn bán hàng thông thường

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu- công cụ, dụng cụ

b- Vận dụng tài khoản

Trang 18

Để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho

sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí NVLTT"

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

- Khi xuất kho NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, kế toán

ghi tăng CPNVLTT đồng thời ghi giảm NVL trong kho theo giá gốc của NVL

xuất kho

- Trong trường hợp mua NVL sử dụng ngay không qua nhập kho cho

hoạt động sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGt tính theo

phương pháp khấu trừ, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi tăng

CPNVLTT theo giá mua chưa thuế GTGT, ghi nhận khoản thuế GTGT đầu

vào được khấu trừ đồng thời ghi giảm các khoản tiền mặt, tiền gửi, tạm ứng

Trong trường hợp DN vẫn chưa thanh toán (nhận nợ), kế toán ghi tăng khoản

phải trả người bán theo tổng giá phải thanh toán bao gồm cả thuế GTGT

Nếu DN mua NVL không qua nhập kho sử dụng ngay cho hoạt động sản

xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực

tiếp, kế toán ghi tăng CPNVLTT theo giá mua đã bao gồm cả thuế GTGT

- Cuối kỳ khi có NVL xuất ra sử dụng không hết, kế toán căn cứ vào

phiếu nhập kho ghi giảm CPNVLTT đồng thời ghi tăng NVL trong kho (số

NVL thừa nhập lại kho)

- Cuối kỳ kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối

tượng sử dụng NVL theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp, kế

toán kết chuyển CPNVLTT sang TK tổng hợp chi phí là TK 154 (hoặc TK

631) sau khi đã trừ phần CPNVLTT vượt trên mức bình thường Phần

CPNVLTT vượt trên mức bình thường được tính vào giá vốn hàng bán

c- Sổ kế toán sử dụng

Trang 19

- Hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng các loại sổ sau: Sổ

nhật ký chung, Sổ nhật ký chi tiền, Sổ nhật ký mua hàng, Sổ cái và sổ chi tiết

TK 621

- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái, kế toán sử dụng các loại sổ sau:

Nhật ký- sổ cái, sổ chi tiết TK 621

- Hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng bảng kê số 04,

NKCT số 7, sổ cái và sổ chi tiết TK 621

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán sử dụng các loại sổ sau:

Chúng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết TK 621

2.2.2.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.2.2.1- Nội dung và quy định hạch toán

CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản

xuất sản phẩm như tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền

trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất

CPNCTT thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi

phí liên quan Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì CPNCTT

cũng được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo

một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân

bổ CPNCTT là chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, giờ công

thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra

Kế toán CPNCTT cần tôn trọng các quy định sau:

- Không hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương, tiền

công và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý,

nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng

- TK 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh

doanh

Trang 20

- Phần chi phí nhân công vượt trên mức bình thường không được tính

vào giá thành sản phẩm mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 "Giá vốn hàng

bán"

2.2.2.2.2- Hạch toán ban đầu

a- Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

b- Vận dụng tài khoản

Để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất

sản phẩm kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

- Các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất, tiền

ăn giữa ca của công nhân sản xuất được ghi nhận vào CPNCTT

Việc trích BHXH, BHYT trên tiền lương cơ bản của công nhân sản

xuất cũng được ghi nhận vào CPNCTT

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

kế toán ghi tăng CPNCTT và chi phí phải trả

Khi tiến hành trả tiền lương nghỉ phép thực tế của công nhân sản xuất,

kế toán ghi giảm chi phí phải trả, ghi tăng khoản phải trả người lao động

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển CPNCTT sang TK 154 sau khi đã trừ đi

phần CPNCTT vượt trên mức bình thường Phần CPNCTT vượt trên mức

bình thường được ghi nhận vào giá vồn hàng bán

c- Sổ kế toán sử dụng

- Hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng sổ nhật ký chung,

sổ cái và sổ chi tiết TK 622

Trang 21

- Hình thức nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng bảng kê số 4, nhật ký

chứng từ số 7, sổ cái và sổ chi tiết TK 622

- Hình thức kế toán nhật ký- sổ cái, kế toán sử dụng các loại sổ sau:

nhật ký sổ cái, sổ chi tiết TK 622

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán sử dụng các loại sổ sau:

chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết TK 622

2.2.2.3- Kế toán CPSXC

2.2.2.3.1- Nội dung và quy định hạch toán

CPSXC là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình

sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất

Kế toán CPSXC cần tôn trọng các quy định sau:

- TK 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội

sản xuất

- CFSXC phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2

loại: CFSXCCĐ và CFSXCBĐ

CPSXCCĐ là những CPSX gián tiếp, thường không thay đổi theo số

lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà

xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản

xuất

+ CPSXCCĐ phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm

được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình

thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện

sản xuất bình thường

+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình

thường thì CPSXCCĐ được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí

thực tế phát sinh

Trang 22

+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất

bình thường thì CPSXCCĐ chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi

đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Phần CPSXCCĐ không

được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ

CPSXCBĐ là những CPSX gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc

gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí NVL gián tiếp,

chi phí nhân công gián tiếp CPSXCBĐ được phân bổ hết vào chi phí chế

biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

- Trường hợp một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm trong

cùng một khoảng thời gian mà CPSXC cho mỗi loại sản phẩm kông được

phản ánh một cách riêng biệt thì CPSXC được phân bổ cho các loại sản phẩm

theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

- Cuối kỳ kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển CPSXC vào

bên nợ TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào TK 631 "Giá

- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Căn cứ vào

Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, các hoá đơn dịch vụ

b- Vận dụng tài khoản

Trang 23

Để tập hợp và phân bổ CFSXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí, kế

toán sử dụng TK 627- CFSXC

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

- Các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng,

tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

được ghi nhận vào CPSXC

Việc trích BHXH, BYT, KPCĐ cho nhân viên phân xưởng cũng được

tính theo quy định, tương tự như đối với công nhân sản xuất Các khoản này

cũng được ghi nhận vào CPSXC

- Khi xuất CCDC dùng chung cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản

xuất phải phân bổ dần bằng cách ghi nhận vào chi phí trả trước ngắn hạn hoặc

dài hạn Việc hạch toán vào chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn là tuỳ

thuộc vào kế hoạch phân bổ hế trong kỳ kế toán này hay liên quan đến nhiều

kỳ kế toán Đến khi phân bổ kế toán mới ghi tăng CPSXC đồng thời ghi giảm

chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn

- Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, khi phản ánh khấu

hao TSCĐ dùng chung cho phân xưởng sản xuất, kế toán ghi tăng CPSXC

đồng thời ghi giảm hao mòn TSCĐ Giá trị phản ánh ở đây chính là số khấu

hao phân bổ cho các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

- Khi tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát

sinh phục vụ cho phân xưởng sản xuất, kế toán cũng ghi nhận các khoản này

vào CPSXC

- Cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC kế toán tiến hành kết

chuyển CPSXC vào tài khoản tổng hợp CPSX là TK 154 (hoặc TK 631) sau

khi đã trừ đi phần CPSXCCĐ không được phân bổ Phần CPSXCCĐ không

phân bổ sẽ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

c- Sổ kế toán

Trang 24

- Hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng sổ nhật ký chung,

nhật ký chi tiền, sổ cái và sổ chi tiết TK 627

- Hình thức nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng bảng kê số 4, nhật ký

chứng từ số 7, sổ cái và sổ chi tiết TK 627

- Hình thức kế toán nhật ký- sổ cái, kế toán sử dụng các loại sổ sau:

nhật ký sổ cái, sổ chi tiết TK 627

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán sử dụng các loại sổ sau:

chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết TK 627

2.2.2.4- Kế toán tổng hợp CFSX

2.2.2.4.1- Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp

kê khai thường xuyên

a- Quy định về kế toán tổng hợp CPSX

TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" dùng để tập hợp, tổng

hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng hoặc bộ phận sản

xuất chế tạo sản phẩm

- Chỉ được phản ảnh vào TK 154 những nội dung chi phí sau:

+ CFNVLTT cho sản xuất sản phẩm

+ CFNCTT cho việc sản xuất sản phẩm

+ CFSXC phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm

- CPNVLTT, CPNCTT vượt trên mức bình thường, CPSXCCĐ không

phân bổ không được tính vào hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán

của kỳ kế toán

+ Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển CPSXCCĐ vào chi phí chế biến cho

mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Trường hợp mức sản

phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính

và xác định CPSXCCĐ phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản

phẩm theo mức công suất bình thường CPSXCCĐ không phân bổ (không

Trang 25

được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong

kỳ

+ CPSXCBĐ được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản

phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

- Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có các hoạt động thuê

ngoài gia công chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ bên ngoài hoặc phục vụ cho

việc sản xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập

hợp vào TK 154

- TK 154 được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân

xưởng, bộ phận sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm hoặc chi tiết

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Chi sự nghiệp, chi dự án

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản

+ Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác

b- Phương pháp hạch toán kế toán

- Cuối kỳ khi kế toán kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT theo đối tượng

tập hợp chi phí sang TK 154 sẽ làm tăng CPSX kinh doanh dở dang (phần

CPNVLTT, CPNCTT sau khi đã trừ đi phần CPNVLTT, CPNCTT vượt trên

mức bình thường) Phần CPNVLTT, CPNCTT vượt trên mức bình thường sẽ

được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

Trang 26

- Trường hợp DN có mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công

suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện tính toán, phân bổ và kết

chuyển toàn bộ CPSXC (cả CPSXCCĐ và CPSXCBĐ) cho từng đối tượng

tập hợp chi phí sang TK 154

Trường hợp DN có mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công

suất bình thường thì kế toán phải tính và xác địn CPSXCCĐ phân bổ vào chi

phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường Phần này

được ghi nhận vào TK 154 Phần CPSXCCĐ không phân bổ được tính vào

giá vốn hàng bán

c- Sổ kế toán

Trong hình thức kế toán NKCT, kế toán sử dụng NKCT số 7 để tổng

hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của DN và dùng để phản ánh số phát

sinh bên có của tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh như: TK

142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627

Đối với hình thức kế toán nhật ký chung, chứng từ ghi sổ kế toán sử

dụng sổ cái và sổ chi tiết TK 154 để tập hợp CFSX sản phẩm

2.2.2.4.2- Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổ chức kế toán các khoản

mục chi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực

hiện trên các TK:

- TK 621- CPNVLTT

- TK 622- CPNCTT

- TK 627- CPSXC

Toàn bộ quá trình tổng hợp CPSX cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm

được thực hiên trên TK 631- Giá thành sản xuất TK 154 chỉ sử dụng để phản

ánh và theo dõi CPSX, kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Trang 27

Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên không sử dụng TK 631

Chỉ hạch toán vào TK 631 các loại CPSX sau:

- Trong kỳ khi phát sinh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC kế toán vẫn

ghi nhận vào TK 621, 622, 627 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNVLTT,

CPNCTT theo mức bình thường và CPSXCCĐ phân bổ sang TK 631 Phần

CPNVLTT, CPNCTT vượt trên mức bình thường và CPSXCCĐ không phân

bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

- Cuối kỳ kết chuyển CFSX dở dang cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển

từ TK 631 sang TK 154

2.3- Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công

trình năm trước.

Trong thời gian qua, đề tài kế toán chi phí sản xuất là một trong những

đề tài đã được nhiều sinh viên các năm trước nghiên cứu và tìm hiểu Mỗi tác

phẩm nghiên cứu được trình bày ở những góc độ khác nhau, vì vậy nội dung,

Trang 28

ý tưởng và các quan điểm mà các tác giả đưa ra có những nét đặc thù riêng,

phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

Luận văn của sinh viên Vũ Thanh Lan- K38D5 với đề tài: "Hoàn thiện

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chuẩn mực kế toán

Việt Nam tại nhà máy cơ khí giải phóng thuộc công ty TNHH một thành viên

Mai Động"

Luận văn của sinh viên Nguyễn Thị Phương Thu với đề tài " Hoàn

thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí

79- Bộ quốc phòng"

- Ưu điểm: Mỗi đề tài nghiên cứu của các tác giả mang một nét riêng

nhưng nhìn chung các bài nghiên cứu đều đã hệ thống hoá được khá đầy đủ

và chi tiết các lý thuyết có liên quan đến kế toán CFSX và đưa ra được những

giải pháp kiến nghị dựa trên những mặt tồn tại và hạn chế trong công tác kế

toán CFSX tại doanh nghiệp mình giúp cho công tác kế toán của doanh

nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn Cụ thể, trong bài luận văn tốt nghiệp của

mình tác giả Vũ Thanh Lan- K38D5 đã đưa ra ý kiến là DN cần mờ chi tiết tài

khoản 627 theo các TK cấp 2 để tạo nên sự rõ ràng trong việc ghi chép Đây

là cơ sở cho việc hạch toán và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm được thể

hiện một cách cụ thể, chính xác hơn Cón về CFNCTT các tác giả đều đưa ra

giải pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vì

nếu không trích trước tiền lương nghỉ phép thì khi có một số lượng lớn công

nhân nghỉ phép sẽ gây biến động lớn về CFSX giữa các kỳ kế toán

- Nhược điểm: Tuy nhiên những giải pháp mà các tác giả đưa ra mới

chỉ chú trọng đến việc khắc phục những tồn tại hiện có trong các doanh

nghiệp sản xuất hiện nay mà chưa quân tâm đến điều kiện áp dụng những giải

pháp đó tại các doanh nghiệp Vì vậy các giải pháp đưa ra chưa có tính khả thi

cao

Trang 29

2.4- Phân định nội dung nghiên cứu vấn đề

Luận văn nhằm tập trung làm rõ công tác kế toán chi phí sản xuất sản

phẩm tại các DNSX Từ đó nhằm phân tích quá trình tập hợp chi phí trong

DN để đề xuất phương hướng, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán

tập hợp CFSX sản phẩm tại công ty cổ phẩn cơ khí vận tải 1/5 Vì thế luận

văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm cọc bê

tông tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

- Phương pháp hệ nghiên cứu gồm có phương pháp thu thập dữ liệu và

phương pháp phân tích dữ liệu

- Về hạch toán ban đầu:

+ Về chứng từ: tìm hiểu các chứng từ liên quan đến việc tập hợp

CFSX: CFNVLTT, CFNCTT, CFSXC xem công ty sử dụng những chứng từ

nào? Các yếu tố trong chứng từ có đảm bảo tính pháp lý hay không? Các

chứng từ do ai lập? Số liên? Trình tự luân chuyển chứng từ?

+ Về tài khoản: Tìm hiểu xem tại công ty sử dụng những TK nào dể

hạch toán CFSX Các TK này được mở chi tiết ra sao? Vận dụng các tài

khoản này vào hạch toán CFSX có đúng với chế độ kế toán hiên hành quy

định không?

+ Về sổ kế toán: tìm hiều xem tương ứng với hình thức kế toán mà

công ty áp dụng thì công ty đã sử dụng các loại sổ nào? Cơ sở ghi sổ? Trình

tự ghi sổ?

Trang 30

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG

KẾ TOÁN CPSX SẢN PHẨM CỌC BÊ TÔNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VẬN TẢI 1/5

3.1- Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

3.1.1- Phương pháp thu thập dữ liệu

a- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Để có những hiểu biết sơ bộ về kế toán CFSX sản phẩm và làm căn cứ

để viết luận văn, em đã tiến hành thu thập những tài liệu liên quan đến kế toán

CFSX sản phẩm

Các bước tiến hành;

- Thu thập tài liệu liên quan đến kế toán CFSX sản phẩm trong các giáo

trình, các quy định chi phối đến kế toán CFSX sản phẩm như hệ thống chuẩn

mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban

hành

- Sau khi thu thập dữ liệu, em tiến hành phân tích những tài liệu đó và

ghi chép lại những thông tin cần thiết cho bài luận văn của mình

b- Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được áp dụng theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các

anh chị trong ban lãnh đạo công ty và phòng kế toán- tài chính về cơ cấu bộ

máy kế toán cũng như tình hình tổ chức công tác kế toán CFSX sản phẩm:

- Chuẩn bị phỏng vấn: Tiến hành soạn thảo các câu hỏi phỏng vấn ngắn

gọn

- Tiến hành phỏng vấn: Sau khi soạn thảo các câu hỏi phỏng vấn, tiến

hành phỏng vấn trực tiếp các chị phòng kế toán- tài chính

- Kết quả phỏng vấn: Sau khi được các anh chị trả lời câu hỏi phỏng

vấn, em tiến hành ghi khái quát lại vào bảng câu hỏi phỏng vấn

Trang 31

3.1.2- Phương pháp phân tích dữ liệu

a- Phương pháp so sánh

Phương pháp này được cụ thể hoá thông qua việc so sánh, đối chiếu

giữa lý luận và thực tế về công tác kế toán CFSX sản phẩm, đối chiếu số liệu

giữa chứng từ gốc và bảng phân bổ với bảng kê, sổ kế toán chi tiết, đối chiếu

số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết

b- Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các số liệu thu thập được

nhằm phục vụ cho bài luận văn tốt nghiệp

c- Phương pháp toán học

Phương pháp này được sử dụng để tính toán, phân tích cụ thể những

chi phí tổng hợp, là cơ sở cho việc phân bổ chính xác những chi phí đó cho

từng đối tượng tập hợp chi phí Các công thức toán học được sử dụng chủ yếu

cho việc tính giá nguyên vật liệu, tính lương, phân bổ tiền lương, tổng hợp và

phân bổ CFSXC

3.2- Tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CFSX sản phẩm

tại công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

3.2.1- Tổng quan về công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5

3.2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần cơ khí

vận tải 1/5

Công ty Cổ phần vận tải cơ khí 1/5 thuộc tập đoàn Hoàng Hà được thành

lập ngày 02-01-2004 sau khi giải thể Xí nghiệp vận tải 1/5 thuộc công ty

TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà kể từ ngày 31-12- 2003

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI CƠ KHÍ 1-5

Tên giao dịch : 1-5 Transportation Mechanical Engineering Joint Stock

Company

Trang 32

Địa chỉ : Nhà số 6, lô số 2, Khu đô thị Đại Kim – Định Công, phường

Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Công ty cổ phần vận tải cơ khí 1-5 hoạt động theo giấy phép của Sở kế

hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

Với bề dày kinh nghiệm công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5 đã tạo được

uy tín của mình trên thị trường với việc xây dựng nhiều công trình dân dụng,

giao thông , khu công nghệp đồng thời sản xuất ra các sản phẩm bê tông chất

lượng cao góp phần xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế

Công ty cổ phần cơ khí vận tải 1/5 đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân

sách nhà nước đồng thời không ngừng nâng cao đời sống người lao động

3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3.1- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất mọi vấn đề liên

quan đến hoạt động thông tin gồm các nghiệp vụ cụ thể sau: tiến hành thành

lập công ty, họp thường kỳ hàng năm để giải quyết các công việc về sản xuất

kinh doanh của công ty trong khuôn khổ hàng điều lệ gồm: phương hướng

phát triển công ty; kế hoạch sản xuất kinh doanh; thông qua bản tổng kết lãi,

lỗ ra sao; thông qua quy định sử dụng lợi nhuận thành lập các quỹ, chia lợi tức

cho các cổ đông; bầu, bãi miễn các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm

soát xem xét sai phạm, phân chia trách nhiệm, quyết định bồi thường; ra các

quyết định để có giải pháp khắc phục các biến động lớn

Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh công ty thay mặt các cổ đông

quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty,

quyết định chiến lược, các phương án đầu tư của DN, quyền bổ nhiệm miễn

nhiệm cán bộ quản lý, ban giám đốc

Trang 33

Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn các quyết định của

Hội đồng quản trị, nắm bắt được mọi hoạt động, thủ pháp điều hành, biện

pháp tổ chức thực hiện của lãnh đạo công ty

Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc là những người đứng đầu

DN, quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, chịu trách

nhiệm trước cơ quan chức năng và toàn bộ nhân viên trong DN về hoạt động

của DN

Phòng tổ chức hành chính có chức năng tổ chức công tác nhân sự, công

tác hành chính sự vụ, là nơi tiếp nhận gửi các văn bản giấy tờ, tổ chức sắp xếp

hội họp, đón tiếp khách đến giao dịch với công ty, ghi chép biên bản và Nghị

quyết công ty

Phòng Kế toán tài vụ có chức năng là phản ánh đầy đủ, chính xác kịp

thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài

chính, xuất nhập vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu Tiến hành các

nghiệp vụ thu nộp thanh toán, kiểm tra việc quản lý và sử dụng TS và nguồn

vốn để phát hiện và phòng ngừa những sai phạm trong công tác quản lý tài sản

và tài chính của công ty Phân tích, thống kê toàn bộ các thông tin số liệu, đề

xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty

Phòng kế hoạch kỹ thuật có chức năng triển khai chi tiết kế hoạch sản

xuất kinh doanh, quản lý trực tiếp công tác thực hiện kế hoạch và kỹ thuật

trong sản xuất kinh doanh, thiết kế các bản vẽ, tổ chức giám sát thi công các

dự án do công ty đầu tư Thiết lập hợp đồng kinh tế phục vụ sản xuất kinh

doanh của công ty Quản lý và lập hồ sơ lý lịch máy móc, thiết bị, và chứng

chỉ cho phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư hàng hóa do công ty sản xuất ra

hay mua vào để kinh doanh hay sản xuất.

3.2.1.3- Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

Trang 34

+ Đào ủi, san lấp mặt bằng xây dựng

+ Thi công xây dựng bằng phương tiện cơ giới

+ Dịch vụ cho thuê máy thi công công trình

+ Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các công trình dân dụng, công nghiệp, giao

thông, khu đô thị và khu công nghiệp

+ Sản xuất các sản phẩm bằng bê tông đúc sẵn

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất cọc bê tông:

Sơ đồ 3.2- Quy trình công nghệ sản xuất cọc bê tông

+ Tổ sắt: Thép cây được cắt theo các kích thước thích hợp, sau đó tiến

hành hàn khung và phụ kiện Thép cuộn được duỗi thẳng, uốn vuông theo

từng kích thước Tiếp theo tiến hành ghép đai vào khung Sau đó chuyển sang

tổ tạo hình

+ Tổ tạo hình: Chuẩn bị khuôn, tiến hành cho khung thép vào khuôn

Cát, đá được sàng sạch đá dăm, được rửa sạch, sau đó xi măng, cát, đá được

đưa vào máy trộn bê tông theo tỷ lệ do phòng kỹ thuật quy định thì sẽ được bê

tông tươi Sau đó nạp bê tông vào khuôn Quá trình sản xuất cọc bê tông kết

thúc

3.2.1.4- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Bộ

máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:

Sơ đồ 3.3- Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người điều hành và giám

sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ

chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị, là kiểm soát viên cho nhà nước

thực hiện chế độ, thể lệ, quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán tài chính

Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về toàn bộ công

Ngày đăng: 06/04/2015, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w