1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI

40 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 318 KB

Nội dung

MỤC LỤC Danh mục bảng biều Danh mục sơ đồ, hình vẽ Danh mục từ viết tắt MỤC LỤC 1 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 3 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 4 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 5 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.1. Mục tiêu nghiên cứu 6 4.2. Đối tượng nghiên cứu 7 4.3. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 8 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 8 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM 10 Ngoài ra còn có một số khái niệm thực phẩm hiện đại như: 10 1.2. Một số lý thuyết cơ của vấn đề nghiên cứu 11 1.2.1.Phân loại sản phẩm thực phẩm 11 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh 13 1.2.2. Đặc điểm sản phẩm thực phẩm 13 1.2.4. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 13 1.2.5. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 15 1.3.Nội dung và nguyên lý thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 16 1.3.1.Nội dung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 16 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 20 2.1.1. Tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 20 2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 22 2.2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2011 24 2.2.2. Thu mua và cung ứng nguồn hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 26 2.2.3. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm 31 2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 33 2.3.1. Những thành công đạt được 33 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 33 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM HÀ NỘI 35 3.1. Định hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của công ty TNHH Nhà nước MTV 35 3.1.1.Dự báo về tình hình tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam đến năm 2015 35 3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm 39 ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ngành thương mại đã cùng các ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và dịch vụ, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và vị thế trên thị trường nước ngoài. Các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa phát triển mạnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong số đó không thể không nhắc tới ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm là ngành sản xuất hàng tiêu dùng gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân. Mỗi doanh nghiệp đều thấy rõ sự quan trọng của thị trường tác động tới kinh doanh, thấy được các nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó xây dựng phương án kinh doanh phù hợp. Nắm bắt được xu thế phát triển chung của toàn ngành, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội (Công ty Thực phẩm Hà Nội) là một doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh nhóm hàng thực phẩm đã không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng và kinh doanh thực phẩm thì vấn đề thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, so với tiềm năng thực tế thì tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của công ty chưa cao. Thị phần của công ty trên thị trường mới đạt khoảng 5%. Đứng trước tình hình đó, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội là một đòi hỏi cấp bách và cần được quan tâm. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Về vấn đề thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội , trên thực tế, chưa có đề tài nào đề cập một cách trực diện. Tuy nhiên, có thể kể đến một số đề tài: - Đề tài 1: Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sữa tươi tiệt trùng izzi của công ty cổ phần sữa Hà Nội – Honoimilk JSC, Luận văn tốt nghiệp , 2007/ Phạm Thị Thanh Huyền, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu một số lí luận cơ bản về tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp theo góc tiếp cận của kinh tế doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng tiêu thụ của mặt hàng sữa tươi tiệt trùng IZZI của công ty cổ phần sữa Hà Nội để rút ra những thành tựu và những mặt hạn chế từ đó đưa ra các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của công ty. Đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu liên quan đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp cụ thể là Công ty cổ phần sữa Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa tươi tiệt trùng IZZI của công ty cổ phần sữa Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quan sát và duy vật biện chứng. - Đề tài 2: Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà; Luận văn tốt nghiệp, 2007/Hoàng Thị Hoa; Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Luận văn phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ hàng hóa, vai trò của tiêu thụ hàng hóa đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của công ty. Trên cơ sở đó, rút ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo . Kiến nghị các giải pháp đối với nhà nước nhằm hỗ trợ trong việc lựa chọn và áp dụng các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo. Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, giai đoạn 2003 - 2007. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp khảo sát và thu thập thông tin, tài liệu, xử lý phân tích số liệu, đối chiếu, so sánh bằng phương pháp chỉ số, phương pháp duy vật biện chứng. - Đề tài 3: Giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội; Luận văn tốt nghiệp, 2011/Trần Thị Huệ; Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn phân tích và làm rõ một số vấn đề lý thuyết về nguồn nhân lực, phát triển thương mại và phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm, cơ cấu, vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm của công ty. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp chỉ số, phương pháp khảo sát thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn và điều tra trắc nghiệm, thu thập, phân tích và sử lý dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Kết luận Qua tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài trước đây có thể thấy các đề tài về tiêu thụ sản phẩm chỉ dừng lại nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với sữa tươi tiệt trùng hay sản phẩm bánh kẹo, chưa đi sâu vào nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ đối với sản phẩm thực phẩm. Đề tài liên quan đến thực phẩm thì dừng lại nghiên cứu ở giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm. Đề tài của em đi sâu vào nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một số vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thực phẩm như bản chất của tiêu thụ sản phẩm, khái niệm thực phẩm, đặc điểm của thực phẩm, đặc điểm phát triển thương mại sản phẩm, đặc điểm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. Đề tài đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Cụ thể, đi sâu vào nghiên cứu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông qua đẩy mạnh từ phía cung nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng ổn định, kịp thời cho thị trường. Từ đó đề xuất với công ty các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội. Tính mới của đề tài Đề tài khóa luận: “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội” Đề tài khóa luận nghiên cứu lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, khái niệm thực phẩm, đặc điểm, phân loại thực và đặc điểm phát triển thương mại, đặc điểm, vai trò của thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cũng như những nguyên lý cơ bản để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm. Đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm và ảnh hưởng của các nhân tó môi trường đến công tác tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Thực phẩm Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan sản phẩm thực phẩm chế biến của công ty và các sản phẩm thực phẩm công ty phân phối. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Thực phẩm Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế về công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Đề tài dừng lại nghiên cứu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm thông qua việc đẩy mạnh nguồn cung, đảm bảo nguồn hàng ổn định để cung ứng kịp thời ra thị trường. - Về lý luận Để đi vào thực trạng của vấn đề nghiên cứu, trước hết bài khóa luận hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến tiêu thụ sản bản chất tiêu thụ sản phẩm, vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra bài viết còn đề cập đến lý thuyết về sản phẩm nghiên cứu như khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm - Về thực tiễn Đề tài dựa trên việc nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội từ đó tìm ra những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại trong công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty, trên cơ sở đề xuất với doanh nghiệp và kiến nghị với Nhà nước các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm  Mục tiêu cụ thể Đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Thực phẩm Hà Nội. - Về phía doanh nghiệp • Giải pháp về nguồn hàng: Đảm bảo chất lượng và số lượng đầu vào của hàng hóa, nguồn hàng và cung ứng nguồn hàng cho thị trường đặc biệt là nguồn cung các sản phẩm thực phẩm có chất lượng. Đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng ngày càng gia tăng của người tiêu dùng. Từ đó, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội. • Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm: Chuẩn bị tốt hàng hóa để xuất bán, có chính sách giá linh hoạt và các hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. - Về phía nhà nước Cần có những chính sách cụ thể và phù hợp hơn. Hoàn thiện hơn về cơ chế, chính sách để tạo môi trường tốt nhất cho sự thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản phẩm thực phẩm của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội: các sản phẩm thực phẩm chế biến của công ty và các sản phẩm thực phẩm công ty phân phối. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đề tài với mục đích thông qua cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng để đề ra những nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Cụ thể, dừng lại nghiên cứu đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông qua việc đẩy mạnh phía cung sản phẩm, đảm bảo tính ổn định, liên tục của nguồn hàng. - Không gian nghiên cứu: trên địa bàn Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 5 năm từ năm 2007 – 2011. Từ đó đưa ra một số dự báo, quan điểm và giải pháp về thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn của công ty từ năm 2012 đến 2015, tầm nhìn 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong các công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học. Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý được lấy từ một số nguồn như: - Nguồn nội bộ công ty: website, tài liệu lưu trữ của công ty ; báo cáo tài chính của công ty qua các năm,… - Các tài liệu chuyên ngành: giáo trình, chuyên đề, luận văn tốt nghiệp khóa trước. đồng thời cập nhật các thông tin trên các báo, tạp chí. Đặc biệt internet được coi là công cụ tìm kiếm thông tin hữu hiệu nhất. - Khi phân tích, tiến hành kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính, thiết lập thành bảng biểu, hình vẽ…để cho sự đánh giá được chính xác và có cơ sở khoa học. Phương pháp này được áp dụng trong chương 1 và chương 2 của bài khóa luận. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Khi đã có được kết quả điều tra em tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó tiến hành xử lý nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng tiêu thụ và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Dưới đây là một số phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này cho phép người nghiên cứu so sánh các dữ liệu giữa các thời kỳ với nhau, hoặc so sánh với một mặt hàng cùng chủng loại hoặc so sánh với tổng thể nền kinh tế, để có thể đánh giá được kết quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 của bài khóa luận - Phương pháp chỉ số: Phương pháp chỉ số sử dụng các chỉ số đánh giá sư tăng giảm, tỷ trọng thị phần về tiêu thụ sản phẩm, tăng giảm doanh thu, từ đó có cơ sở để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 của bài khóa luận. - Phương pháp khác: Ngoài hai phương pháp trên, bài nghiên cứu còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp tổng hợp thống kê Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 2 của bài khóa luận 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm thực phẩm Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm thực phẩm Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác. [1] Theo Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. [2] Ngoài ra còn có một số khái niệm thực phẩm hiện đại như:  Thực phẩm ăn liền  Thực phẩm đóng hộp  Thực phẩm chức năng  Phụ gia thực phẩm… 1.1.2. Bản chất của tiêu thụ sản phẩm Nếu xét hoạt động tiêu thụ sản phẩm như một hành vi thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm được quan niệm như hành vi bán hàng và do đó tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là sự chuyển giao hình thái giá trị của sản phẩm, hàng hóa từ hàng sang tiền (H – T) nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định. Hiểu theo quan niệm này thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho người mua và người bán thu được tiền từ bán sản phẩm hay quyền thu từ người mua. [...]... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM HÀ NỘI 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 2.1.1 Tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội Hà Nội là một thành phố lớn với số dân gần 7 triệu người nên mức tiêu thụ thực phẩm của người... phẩm miền Bắc, Công ty TNHH Trung Thành Hoạt động xúc tiến thương mại chưa phát huy hết hiệu quả CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM HÀ NỘI 3.1 Định hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của công ty TNHH Nhà nước MTV 3.1.1.Dự báo về tình hình tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam... kinh doanh và làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 2.2 Phân tích thực trạng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của công ty TNHH Nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội 2.2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2011 Qua chặng đường hơn nửa thế kỷ, Thực phẩm Hà Nội đang trở thành một thương hiệu mạnh cả về kinh doanh thực phẩm và đầu tư kinh doanh... kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách kinh tế của nhà nước Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là thành phố Hà Nội nên sẽ chịu tác động mạnh mẽ của các chính sách kinh tế của nhà nước Chính sách kinh tế tác động đến hoạt động cung ứng sản phẩm thực phẩm là chính sách quy hoạch phát triển nguồn hàng, đồng bộ vùng sản xuất nguyên... Hà Nội như: Công ty cổ phần chế biến Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm Hà Nội, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safaco, công ty tnhh thực phẩm Thái Dương, công ty cổ phần thực phẩm sạch Sao Việt Số lượng và khả năng cạnh tranh của đối thủ trên thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty Nguyên liệu, nguồn hàng Khả năng... bán hàng 1.3.2 Nguyên lý giải quyết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu đánh giá tiêu thụ sản phẩm là các chỉ tiêu như doanh thu bán hàng, kết quả tiêu thụ sản phẩm Kết quả tiêu thụ sản phẩm là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện được trong một thời kỳ nhất định  Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện hàng hóa trên. .. Thực phẩm Hà Nội, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm safaco, Công ty tnhh thực phẩm thái dương, Công ty cổ phần thực phẩm sạch Sao Việt Các doanh nghiệp này cũng kinh doanh mặt hàng thực phẩm, có nhiều mặt hàng cùng chủng loại và thị phần của các doanh nghiệp này trên thị trường khá lớn Bảng 1.7: Doanh thu nhóm hàng thực phẩm chế biến trên địa bàn Hà Nội của một số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thực. .. dung và nguyên lý thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 1.3.1 Nội dung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Thương mại hàng tiêu dùng trong đó có thực phẩm bao gồm hoạt động trao đổi mua bán hàng lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và sinh hoạt của người tiêu dùng Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm có thể kích thích, thúc đẩy cả cung và cầu nhưng đề tài dừng lại nghiên cứu thúc đẩy tiêu thụ thông qua đẩy mạnh ở phía... hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đẩy mạnh hơn quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân 2.2.3 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm Theo như mục tiêu kinh doanh thì thị trường chính đối với các sản phẩm của công ty là trên địa bàn Hà Nội chiếm tới trên 80% doanh thu tiêu thụ Hiện tại công ty đã có nhiều điểm bán hàng giải khắp 7 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình,... trọng sản phẩm thực phẩm chế biến của công ty tiêu thụ ở nội thành và ngoại thành Hà Nội Sản phẩm Nhóm giò Nhóm rau củ quả đóng hộp Nhóm dấm + tương ớt Nội thành 70% 60% 45% Ngoại thành 30% 40% 55% Khu vực Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh Ta thấy rằng, ở khu vực nội thành sản phẩm giò được tiêu thụ rất mạnh vì nhu cầu tiêu dùng cao hơn Các sản phẩm thuộc nhóm giò như giò lụa, giò bò, giò xào là sản phẩm . NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM HÀ NỘI 35 3.1. Định hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của công. đến công tác tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Thực phẩm Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội. 4 nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM 1.1. Một

Ngày đăng: 06/04/2015, 09:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w