6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm
Áp dụng chính sách giá linh hoạt: tại các cửa hàng, mọi mặt hàng phải được in, dán nhãn mác, giá cả cụ thể để tạo tâm lý tốt cho khách hàng đồng thời việc quản lý sẽ được chặt chẽ và thuận lợi hơn. Các chính sách giá của công ty phải dựa vào tính toán và phân tích cụ thể, xác định rõ mục tiêu, chính sách cho từng mặt hàng, từng thời kỳ kinh doanh, chịu ít sức ép từ thị trường bên ngoài. Chính sách giá ưu đãi, khuyến khích khách hàng như giảm giá, chiết khấu, khuyến mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Hạ giá với hàng tồn kho. Công ty cần chủ động trong việc tạo nguồn hàng, mua và dự trữ hàng hóa để không bị khan hàng cũng như có thể bình ổn giá thị trường. Khi giá bên ngoài thị trường biến động mạnh thì sản phẩm của công ty thực phẩm Hà Nội vẫn giữ được giá hoặc chỉ biến động nhẹ không đáng kể.
Nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành bằng cách đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng có giá cả cạnh tranh.
Xúc tiến thương mại: đối với công ty cần tiến hành các hoạt động xúc tiến như: hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ và triển lãm thương mại, trưng bày sản phẩm bắt mắt tại nơi bán, giảm giá đối với khách hàng truyền thống, khách hàng mua với số
lượng lớn. Tăng cường công tác quảng cáo thông qua những phương tiện truyền thông như ti vi, phát thanh, truyền hình, internet, áp phích…
3.3. Các kiến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội
Công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển thương mại ngoài việc chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài từ phía nhà nước, các cơ quan quản lý trực tiếp. Đặc biệt, Công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) dưới sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội cụ thể là Sở Công Thương Hà Nội cho nên nhưng quyết định, kế hoạch phát triển của công ty đều dự trên những chủ trương, mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội và Sở công thương thành phố.
Để đẩy mạnh tiểu thụ và phát triển thương mại đối với các mặt hàng thực phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng thực phẩm, em có một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng như sau:
- Thứ nhất, có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trong nước về các thủ tục hành chính, về vốn, công nghệ…giúp các DN thuận lợi trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Thứ hai, có chính sách đồng bộ vùng sản xuất nguyên liệu đảm bảo cung ứng nguồn hàng ổn định, liên tục cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng thực phẩm. - Thứ ba, tăng cường công tác ổn định giá cả thị trường và các yếu tố đầu vào trong sản xuất… vì đây là các yếu tố có tác động trực tiếp tới nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng như làm thay đổi cơ cấu chi tiêu. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.