6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường của doanh nghiệp còn hạn chế, dự
báo về năng lực cung ứng nguồn hàng của các cơ sở sản xuất, chế biến và các trung gian thương mại còn nhiều sai lệch. Nên mức thị phần của doanh nghiệp trên thị trường chưa cao. Khâu kiểm tra chất lượng nguồn hàng khi mua còn hạn chế, chủ yếu dựa vào trực quan của cán bộ mua hàng. Với cách kiểm tra này, các doanh nghiệp chỉ kiểm tra được với một lượng nhỏ hàng hoá, chất lượng hàng đã qua kiểm tra cũng mới chỉ ở mức trung bình chứ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công tác dự trữ, bảo quản nguồn hàng cũng chưa được thực hiện tốt làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như hoạt động phát triển thương mại của doanh nghiệp. Nguồn hàng thực phẩm của các doanh nghiệp phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhưng vẫn thiếu tính ổn định, nguồn hàng phân phối đến các cơ sở vẫn chưa đảm bảo được sự kịp thời, cơ cấu
mặt hàng cũng như sự chuyển dịch nguồn hàng trong thời gian qua mặc dù đã được cải thiện tuy không xảy ra chuyện tăng giá, sốt giá nhung lại diễn ra tình trạng khan hiếm một số mặt hàng thực phầm thiết yếu nhất là các thời điểm diễn ra lễ, tết.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn như: chính sách giá của công ty còn chịu ảnh hưởng của thị trường bên ngoài, kém linh hoạt so với các đối thủ cạnh tranh nên mức tiêu thụ sản phẩm chưa thật cao. Công ty gặp phải các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như Công ty Thực phẩm miền Bắc, Công ty TNHH Trung Thành... Hoạt động xúc tiến thương mại chưa phát huy hết hiệu quả.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM HÀ NỘI