Thu mua và cung ứng nguồn hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Thu mua và cung ứng nguồn hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Công ty đã xác định rằng để khai thác được nguồn hàng dồi dào phục vụ sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm thì việc quy hoạch, xây dựng các chợ đầu mối là rất quan trọng, vì vậy công ty đã chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ ban quản lý sang công ty cổ phần để khai thác có hiệu quả hơn. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các công ty thương mại có tiềm lực tại các huyện ngoại thành để tăng số

lượng các công ty thành viên, mở rộng quy mô Tổng công ty để khai thác những lợi thế sẵn có tại địa phương. Để tiếp cận với nguồn hàng, công ty xây dựng hệ thống cơ sở vệ tinh cung cấp hàng hoá cho sản xuất, xuất khẩu và thị trường nội địa, bao gồm: Các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung; các vùng trồng rau an toàn để cung cấp thực phẩm an toàn cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Công ty luôn đẩy mạnh việc quy hoạch hệ thống vùng nguyên liệu, hàng hoá. Dự kiến sẽ xây dựng chợ đầu mối tại huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên nhằm tập trung thu mua nông, lâm sản, hàng hoá của nhân dân địa phương. Xây dựng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm tại Ba Vì, Quốc Oai, Thường Tín. Đầu tư xây dựng vùng rau an toàn tại Ba Vì, Thường Tín, hình thành hệ thống hạ tầng dịch vụ bao gồm hệ thống nhà hàng mang thương hiệu "Bốn Mùa", "Thủy Tạ". Không chỉ tập trung khai thác mà công ty còn có kế hoạch xây dựng một mạng lưới bán lẻ hiện đại, từ đó đưa những mặt hàng đã qua chế biến để cung ứng cho địa bàn Hà Nội mở rộng. Theo kế hoạch, công ty sẽ xây dựng 2 đại siêu thị trên trục đường từ Hà Đông - Dương Nội và quận Hà Đông với diện tích khuôn viên từ 20.000 m2 trở lên, diện tích khai thác từ 10.000 m2 đến 15.000 m2; kinh doanh trên 40.000 nhãn hàng hoá. Song song với việc xây dựng đại siêu thị, công ty còn xây dựng 5 siêu thị loại vừa quy mô từ 1.000m2 đến 5.000 m2; 30 cửa hàng tiện ích, chủ yếu tập trung tại các quận Hà Đông, Sơn Tây, các thị xã, thị tứ, tầng 1 của các khu đô thị mới như Văn Phú, Mỗ Lao, An Khánh, Hoàng Quốc Việt kéo dài, Kim Chung (Hoài Đức), trục vành đai Bắc Nam, trục Lê Văn Lương kéo dài.... Trước mắt ưu tiên đầu tư xây dựng một siêu thị loại vừa tại thị xã Sơn Tây, một đại siêu thị tại quận Hà Đông. Để đảm bảo nguồn hàng cho hệ thống siêu thị này, công ty dự kiến sẽ tổ chức một tổng kho với diện tích từ 10.000 đến 30.000 m2 tại trục đường Láng - Hoà Lạc và 3 kho hàng hoá diện tích từ 1.000 - 3.000 m2 trên các trục quốc lộ 32, quốc lộ 1, quốc lộ 6. Công ty dự kiến sẽ xây dựng một đại siêu thị, một siêu thị, một trung tâm thương mại và 5 cửa hàng tiện ích tại các huyện ngoại thành, phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương maị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn các huyện ngoại thành.

Về việc lựa chọn nguồn hàng và nhà cung ứng nguồn hàng, công ty thực hiện khá tốt. Công ty có mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp ở Hà Nội, chủ động trong việc lựa chọn nguồn gốc của hàng hóa. Hơn nữa, công ty cũng có văn bản chính thức

về các tiêu chí để đánh giá nguồn. Công ty đã lựa chọn các nhà cung cấp tiên tiến nhất: cung cấp về thời gian, chất lượng vật liệu, giá cả,

Bảng 1.3: Danh sách một số doanh nghiệp cung cấp một số mặt hàng thực phẩm công ty phân phối

Tên công ty Sản phẩm cung ứng

Công ty TNHH Trung Thành Tương ớt

Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An Dầu ăn Tường An

Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Đồ hộp Hạ Long

Công ty cổ phần thực phẩm Masan Nước mắm, nước tương

Công ty miwon, Ajinomoto, Vedan Bột ngọt

Các cơ sở sản xuất rau sạch Đông Anh, Từ

Liêm Rau sạch

Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh

Bên cạnh các sản phẩm thực do công ty sản xuất chế biến như giò, dấm, rau củ quả đóng hộp..., công ty còn kinh doanh, phân phối các sản phẩm thực phẩm của các công tác khác. Công ty đã liên kết, tạo mối quan hệ làm ăn tốt với các đối tác cung ứng nguồn hàng thực phẩm kinh doanh cho công ty. Thông tin về các nhà cung cấp luôn được phòng thu mua cập nhật đẩy đủ về mặt hàng, xuất xứ, chất lượng, giá cả... Việc liên kết này giúp đảm bảo tính ổn định, liên tục của nguồn hàng để cung ứng ra thị trường.

Cơ cấu mặt hàng của công ty

Về cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.4 : Cơ cấu sản phẩm công ty sản xuất và phân phối

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Các sản phẩm do công ty tự sản xuất và cung ứng chiếm tỷ lệ 42% tổng lượng mặt hàng công ty kinh doanh; nhóm các sản phẩm công ty làm trung gian phân phối chiếm 48% trong cơ cấu. Các sản phẩm công ty sản xuất bao gồn thực phẩm chế biến chiếm 35% và thực phẩm tươi sống chiếm 17%. Điều này cho thấy công ty đang dần mở rộng, tuy nhiên vẫn chưa chủ động được trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường do những hạn chế về quy mô, công nghệ sản xuất.

Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh nhóm hàng thực phẩm chế biến

Thực phẩm tươi sống 48% 35% 17% Thực phẩm chế biến Sản phẩm công ty phân phối

Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh Nhận xét:

Thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp cho thấy kết quả kinh doanh nhóm hàng thực phẩm có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể : đạt doanh thu cao nhất là năm 2009 với trên 80 tỷ đồng, năm 2010 là 66725 triệu đồng, năm 2011 là 49228 triệu đồng. Như vậy sự tăng giảm trong doanh thu của nhóm hàng thực phẩm chế biến cũng biến động theo tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty. Điều này cho thấy nhu cầu thị trường về nhóm hàng thực phẩm chế biến có những thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất sản phẩm, mùa vụ trong năm…Cụ thể như thời gian quí II và quí III nhu cầu tiêu dùng đối với nhóm hàng thực phẩm giảm mạnh, còn vào những tháng cuối năm tình hình tiêu thụ lại tăng trở lại do nhu cầu tiêu dùng lớn đặc biệt là những dịp lễ tết... Tuy nhiên, để có thể ổn định tình hình kinh doanh, công ty cần tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên hơn để có những kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đẩy mạnh hơn quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

STT Sản phẩm Đơn vị tính Doanh thu So sánh( tỷ lệ % ) 2007 2008 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

1 Rau củ quả đóng hộp Triệu đống 70 75 72 65 58 90.3 89.2

2 Nhóm giò Triệu đồng 2815 2820 2812 2571 2460 91.4 95.7 3 Nước mắm Triệu đống 50 57 56 46 49 82.1 106.5 4 Nhóm dấm + tương ớt Triệu đồng 290 345 343 281 216 81.9 76.8 5 Nhóm thực phẩm đông lạnh Triệu đồng 3235 3800 3728 3281 2196 88 66.9 6 Các sản phẩm Công ty

phân phối Triệu đồng 55030 70020 73029 60481 44249 82.8 73.1

Tổng doanh thu

Triệu đồng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w