Phân tích tình hình hoạt động tin dụng tại saccombank
Trang 1CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
Trang 22.1 Những vấn đề chung về tín dụng của NHTM
2.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng thương mại
2.1.3 Các căn cứ phân loại tín dụng 2.1.3.1 Dựa vào mục đích của tín dụng 2.1.3.2 Dựa vào thời hạn của tín dụng
2.1.3.3 Dựa vào mức độ ín nhiệm của khách hàng 2.1.3.4 Dựa vào phương thức cho vay
2.1.3.5 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
2.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng SGTT 2.2.1 Các quy định
2.2.2 Quy trình tín dụng
2.2.2.1 Tiếp thị khách hàng
2.2.2.2 Tiếp nhận nhu cầu và đi xác minh 2.2.2.3 Thẩm định và trình duyệt
2.2.2.4 Ra quyết định cho vay 2.2.2.8 Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ 2.2.2.9 Gia hạn và điều chỉnh kì hạn nợ 2.2.2.10 Xử lí nợ quá hạn
2.2.2.11 Tất toán nợ 2.2.2.12 Lưu trữ hồ sơ 2.2.3 Bảo đảm tín dụng
2.2.3.1 Sự cần thiết của bảo đảm tín dụng 2.2.3.2 Các quy định bảo đảm tín dụng 2.2.3.3 Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.2.3.4 Tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo 2.3.Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank
2.3.1 Tình hình huy động vốn 2.3.2 Tình hình cho vay 2.3.3 Tình hình nợ quá hạn 2.3.4 Nguyên nhân nợ quá hạn 2.3.5 Giải pháp xử lí nợ quá hạn 2.4 Nhận xét
Trang 32.1 Những vấn đề chung về tín dụng của ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm và bản chất tín dụng ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm:
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả Tín dụng là 1 phạm trù kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện vật và 1 phần nhỏ là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá kém phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, phản ánh thực trạng của 1 nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ Chỉ đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín dụng mới có điều kiện để phát triển Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại hình tín dụng khác ưu việt hơn như tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ….
Mặc dù tín dụng có 1 quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng sau đây:
Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng 1 số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”.
Trang 4Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
2.1.1.2 Bản chất của tín dụng:
Bản chất của tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh sau:
Thứ nhất: Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
Thứ hai: Tín dụng được coi là 1 số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng hiện kim vận động theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng.
2.1.2 Vai trò và chức năng của tín dụng: 2.1.2.1 Vai trò của tín dụng:
Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền kinh tế- xã hội Vai trò của tín dụng bao gồm vai trò hai mặt tích cực, mặt tốt, và mặt tiêu cực, mặt xấu Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội Mặt tích cực, tín dụng có vai trò to lớn sau đây:
* Một là: Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển.
Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Trang 5 Tín dụng là 1 trong những công cụ để tập trung vốn 1 cách hữu hiệu trong nền kinh tế.
Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế Có thể nói trong mọi nền kinh tế- xã hội, tín dụng đều phát
huy vai trò to lớn nói trên của nó.
Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định, vốn lưu động.
Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Đối với toàn xã hội: Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế xã hội tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được.
* Hai là: Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước…
* Ba là: Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
Trang 6Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội vềàø tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng… do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm… đó là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội * Bốn là: Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng cả phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
2.1.2 Chức năng của tín dụng.
2.1.2.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển kinh tế.
Trang 7 Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là 2 mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả Vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng mà phần lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy động và sử dụng cho các nhu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng.
2.1.2.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xãhội.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Điều này thể hiện qua các mặt sau đây:
Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như: thẻ tín dụng, thẻ thanh toán … cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu thông (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và tiền giấy như hiện kim) nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền…
Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khỏan và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển giao khoản hoặc bù trừ cho nhau.
Trang 8 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế, vừa thúc đẩy quá trình , tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội phát triển.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
2.1.2.3 Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động thực tế.
Đây là chức năng phát sinh , hậu quả của 2 chức năng nói trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế Vì vậy, tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật,… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.1.3 Các căn cứ phân loại tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong 1 thời hạn nhất định với 1 khoản chi phí nhất định Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:
Cĩ sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.
Trang 9Sự chuyển nhượng này cĩ kèm theo chi phí.
Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) cĩ thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu thức phân loại khác nhau.
2.1.3.1 Dựa vào mục đích của tín dụng - theo tiêu thức này tín dụngngân hàng cĩ thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cơng thương nghiệp Cho vay tiêu dùng cá nhân.
Cho vay bất động sản Cho vay nơng nghiệp.
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.1.3.2 Dựa vào thời hạn tín dụng - theo tiêu thức này tín dụng cĩthể phân chia thành các loại sau:
Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay cĩ thời hạn từ 1 năm trở xuống Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay cĩ thời hạn trên 1 đến 5 năm Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay cĩ thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
2.1.3.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng - theo tiêu thứcnày, tín dụng cĩ thể được phân chia thành các loại sau:
Cho vay khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản: Là loại cho vay khơng cĩ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
Cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của 1 bên thứ 3 nào khác.
Trang 102.1.3.4 Dựa vào phương thức cho vay - theo tiêu thức này tín dụngcĩ thể được phân chia thành các loại sau:
Cho vay luân chuyển Cho vay theo mĩn.
Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay hợp vốn.
2.1.3.5 Dựa vào phương thức hồn trả nợ vay - theo tiêu thức nàytín dụng cĩ thể được chia thành các loại sau:
Cho vay chỉ cĩ 1 kỳ hạn trả nợ hay cịn gọi là cho vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn.
Cho vay cĩ nhiều kỳ hạn trả nợ hay cịn gọi là cho vay trả gĩp.
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng khơng cĩ kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay cĩ thể trả nợ bất cứ lúc nào.
2.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NH Sài gòn thương tín:2.2.1 Các qui định về cho vay.
Nhằm bảo đảm an tồn trong hoạt động của ngân hàng thương mại Luật quy định 1 số hạn chế đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại khơng được cho vay đối với những người sau đây: (1)thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phĩ tổng giám đốc; (2)người thẩm định xét duyệt cho vay; (3) bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phĩ tổng giám đốc.
Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng trên đây khơng được vượt quá 5% vốn tự cĩ của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại khơng được chấp nhận bảo lãnh cho các đối tượng vừa nêu trên.
Trang 11 Ngân hàng thương mại khơng được cấp tín dụng khơng cĩ bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: (1) tổ chức kiểm tốn, kiểm tốn viên đang kiểm tốn tại ngân hàng, kế tốn trưởng và thanh tra viên;(2) các cổ đơng lớn của ngân hàng; (3) doanh nghiệp cĩ 1 trong những đối tượng, bao gồm thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phĩ giám đốc,người thẩm định xét duyệt cho vay; bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phĩ giám đốc, chiếm trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đĩ.
Ngân hàng thương mại khi cho vay phải tuân thủ theo giới hạn cho vay đối với 1 khách hàng theo quy định như sau:
o Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng khơng được vượt 15% vốn tự cĩ của ngân hàng.
o Trường hợp nhu cầu vốn của 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự cĩ của ngân hàng hoặc khách hàng cĩ nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng thương mại được cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.
Mức bảo lãnh đối với 1 khách hàng và tổng mức bảo lãnh của ngân hàng khơng được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự cĩ của ngân hàng do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước quy định theo từng thời kỳ.
Ngân hàng khơng được cấp tín dụng đối với một trong những khách hàng cĩ một trong những đặc điểm sau:
Trú đĩng, thường trú tại các địa phương( tỉnh , thành phố) ngồi vùng thị trường đã xác định của các chi nhánh Các trường hợp mở rộng vùng thị trường của chi nhánh ngân hàng phải được Tổng giám đốc phê duyệt nhưng phải đảm báo hiệu quả, an tồn trong hoạt động cấp tín dụng.
Khách hàng đề nghị cấp tín dụng là cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi và trên 65 tuổi Trong một số trường hợp đặc biệt Tổng giám đốc được quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân trên 65 tuổi nhưng khơng quá 70 tuổi.
Trang 12 Hoạt động trong các lĩnh vực mà thị trường không chấp nhận
Hoạt động trong lĩnh vực rủi ro quá cao
Thiếu năng lực quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh Cung cấp thông tin không đúng thực chất hoạt động hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, hoặc có biểu hiện giấu diếm, tránh né trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng.
Lỗ liên tiếp trong 2 năm gần kề nhưng không có phương án khắc phục khả thi.
Có thông tin tiêu cực về khách hàng của trung tâm thông tin khách hàng, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Cư ngụ và sản xuất trên các địa bàn đi lại quá khó khăn (vùng sâu, vùng xa).
Có những biểu hiện tiêu cực trong giao dịch với ngân hàng như: đang có nợ quá hạn tại ngân hàng, thường xuyên trả vốn, lãi trễ hạn, để phát sinh nợ quá hạn nhiều lần vì lí do chủ quan, chây lì trong trả nợ.
Đang bị truy tố hoặc chịu các biện pháp chế tài của các cơ quan pháp luật ảnh hưởng đến khả năng tài chính
Giới hạn trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng: đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan.
Tổng dư nợ cho vay cộng với số dư bao thanh toán đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Tổng số dư bảo lãnh chưa thanh toán đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của một ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay cộng với số dư bao thanh toán cộng tổng số dư bảo lãnh chưa thanh toán cộng số dư phát hành L/C các loại chưa thanh toán đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng.
Trang 13 Tổng dư nợ cho vay cộng với số dư bao thanh tốn đối với một nhĩm khách hàng liên quan khơng được vượt quá 50% vốn tự cĩ của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay cộng với số dư bao thanh tốn cộng với tổng số dư bảo lãnh chưa thanh tốn cộng số dư phát hành L/C các loại chưa thanh tốn đối với một nhĩm khách hàng cĩ liên quan khơng được vượt quá 60% vốn tự cĩ của ngân hàng.
Các giới hạn quy định trên khơng áp dụng đối với các trường hợp sau: Các khoản cho vay từ các nguồn ủy thác của chính phủ, của các
tổ chức khác.
Các khoản cho vay đối với Chính phủ Việt Nam.
Các khoản cho vay cĩ thời hạn dưới một năm đối với các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Các khoản cho vay cĩ bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu do chính phủ các nước thuộc khối OECD phát hành Các khoản cho vay, bảo lãnh cĩ bảo đảm đầy đủ bằng tiền gửi ,
kể cả tiền gửi tiết kiệm.
Các khoản cho vay cĩ bảo đảm bằng GTCG do ngân hàng phát hành.
Các khoản cho vay vượt mức 15% vốn tự cĩ của ngân hàng đã được thủ tướng chính phủ quyết định cụ thể, các khoản cho vay và bảo lãnh vượt mức 25% vốn tự cĩ của ngân hàng đã được Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận bằng văn bản.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhu cầu vay vốn, bảo lãnh của khách hàng vượt quá các giới hạn tại khỏan trên thì ngân hàng cĩ thể xem xét cho vay hợp vốn hay đồng bảo lãnh theo quy định Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Tổng số dư cấp tín dụng (gồm cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C cĩ khấu trừ phần kí quỹ) của 20 khách hàng cĩ hạn mức cấp tín dụng
Trang 14lớn nhất khơng được vượt quá 15% tổng số dư cho vay và bảo lãnh của tồn ngân hàng.
*Các mục đích khơng cấp tín dụng:
Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
Thanh tốn chi phí cho việc thực hiện các giao dịch hoặc đáp ứng nhu cầu tài chính của giao dịch mà pháp luật cấm.
Thực hiện các hoạt động gây tác động xấu đối với mơi trường mà pháp luật cấm.
*Các mục đích khơng cấp tín dụng khác: Mua đi bán lại bất động sản.
Đưa vốn người khác sử dụng vào mục đích kinh doanh nhưng khơng cĩ sự tham gia quản lí của khách hàng.
Ảnh hưởng xấu đến uy tín ngân hàng hoặc xã hội/thị trường khơng chấp nhận.
Gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường nhưng khơng thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường hoặc khách hàng phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
2.2.2 Qui trình tín dụng.
2.2.2.1 Tiếp thị khách hàng.
Trực tiếp:
o Cán bộ tín dụng đi đến khách hàng để :
o Gửi các tài liệu giới thiệu các sản phẩm ngân hàng o Chào bán các sản phẩm của Sacombank.
o Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ nếu khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm.
o Tìm hiểu và thu thập nhu cầu của khách hàng để đề xuất cải tiến sản phẩm hiện có nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển sản phẩm mới.
Trang 15o Tìm hiểu và thu thập một số thông tin tổng quát về khách hàng.
Gián tiếp:
o Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, internet…
o Gửi thư ngỏ, brochure, email, đến khách hàng.
2.2.2.2 Tiếp nhận nhu cầu và đi xác minh.
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:
o Phỏng vấn sơ bộ khách hàng: điều kiện vay vốn, mục đích vay, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, số tiền vay, kế hoạch trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay.
o Tiếp nhận nhu cầu hoặc từ chối cho vay:
Nếu tiếp nhận: hướng dẫn điều kiện, thủ tục, hồ sơ … và giải thích các thắc mắc liên quan đến việc cho vay của Sacombank, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình vay thích hợp với hoạt động của mình Làm việc cụ thể với khách hàng về nhu cầu vay và hướng dẫn chi tiết thủ tục và các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ vay để khách hàng chuẩn bị.
Tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng.
Hẹn ngày giờ đi xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra các điều kiện đối với khách hàng trên hồ sơ:
o Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự o Có đúng đối tượng được xem xét cho vay ?
o Mục đích vay vốn phù hợp sản phẩm (sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…)
o Các điều kiện liên quan khác.
Trang 16Xác minh tại trụ sở, nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng và nơi tài sản bảo đảm tọa lạc về:
o Quy mô và tình hình hoạt động
o Bộ máy tổ chức, khả năng quản lí và điều hành các cấp
o Tổ chức kho hàng, tình trạng máy móc thiết bị, tổ chức bộ phận kế toán.
Xác minh và thẩm định tài sản bảo đảm:
o Xác định tính hợp pháp, hợp lệ về quyền sở hữu tài sản bảo đảm.
o Xác minh tình hình thực tế về sử dụng và quản lí tài sản bảo đảm, mức độ an toàn của tài sản…
o Xác định giá trị thực tế của tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành.
2.2.2.3 Thẩm định và trình duyệt
Thẩm định hồ sơ vay:
o Tính hiệu quả và khả thi của phương án kinh doanh o Khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay o Tính toán hạng tín dụng và tỉ lệ lỗ dự kiến (EL)
o Xác định nhu cầu vốn, nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, các kì trả nợ.
Lập tờ trình đề xuất cho vay, tờ trình phải thể hiện các nội dung nêu trên, đồng thời phải nêu thêm một số yếu tố sau:
o Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không.
o Độ tin cậy của các số liệu trong phương án, dự án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính…
Trang 17o Cảc rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với phương án, dự án vay vốn và các rủi ro về ngành nghề kinh doanh của khách hàng và các rủi ro khác.
o Đề xuất cho vay hay không cho vay, lí do; số tiền, thời hạn cho vay, phân kì trả nợ, các kiến nghị khác.
2.2.2.4 Ra quyết định cho vay
Nếu đồng ý cho vay:
o Hồ sơ vay được kiểm tra tính tuân thủ các quy định, chính sách cho vay của Sacombank và tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ vay và chịu trách nhiệm phản hồi lại giám đốc những vấn đề chưa đúng quy định.
o Thông báo cho khách hàng biết và hướng dẫn khách hàng thủ tục và các vấn đề cần phải bổ sung để được nhận tiền vay Nếu từ chối cho vay:
o Tổ chức lưu trữ hồ sơ bị từ chối cho vay o Thông báo cho khách hàng.
2.2.2.5 Hoàn tất hồ sơ và khoản vay đã phê duyệt
o Hướng dẫn khách hàng bổ sung giấy tờ, tài liệu và các vấn đề khác theo yêu cầu của lãnh đạo để hoàn chỉnh hồ sơ vay, hẹn ngày giờ đi công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, tài sản bảo đảm (nếu cần).
o Lập và trình lãnh đạo kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm.
o Kiểm soát lại hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm trước khi lãnh đạo kí kết.
o Đi công chứng thế chấp, cầm cố với khách hàng o Đăng kí giao dịch bảo đảm.
Trang 18o Bổ sung giấy tờ, tài liệu để hoàn tất thủ tục vay vốn
2.2.2.6 Giải ngân
Kiểm tra lại tính phù hợp, chính xác và đầy đủ của các giấy tờ, chứng từ trong hồ sơ vay với các phê duyệt của lãnh đạo cũng như trong quy chế cho vay, nội dung công chứng và đăng kí giao dịch đảm bảo Nếu hồ sơ vay đầy đủ và hợp lệ sẽ:
o Lập chứng từ giải ngân kèm toàn bộ hồ sơ vay Sau khi giám đốc duyệt kí:
o Chuyển chứng từ giải ngân cho giao dịch viên tài khoản hoặc quỹ chính để chuẩn bị giải ngân.
o Giao hồ sơ (gồm: bản chính các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, hợp đồng tín dụng, tờ trình đề xuất cho vay) cho bộ phận giữ tài sản ở kho quỹ lưu giữ.
o Lưu giữ phần hồ sơ còn lại và bản sao các tài liệu đã giao cho các bộ phận khác.
Giải ngân cho khách hàng.
2.2.2.7 Thu hồi vốn, lãi
Tiếp nhận yêu cầu trả một phần vốn hoặc lãi của khách hàng Giao dịch viên kiểm tra lại tài khỏan vay của khách hàng để:
o Tính toán và báo cho khách hàng biết số tiền lãi, lãi phạt, lãi quá hạn (nếu có).
o Lập chứng từ thu vốn, lãi.
o Thu tiền hoặc hướng dẫn khách hàng nộp tiền tại quỹ chính (nếu quá hạn mức).
o Trình TP.DVKH và giám đốc kí chứng từ.
Trang 19Trường hợp khách hàng trả nợ và giải chấp một phần tài sản bảo đảm thì:
o Phòng DVKH có trách nhiệm đề xuất việc giải chấp trình lãnh đạo phê duyệt.
o Phòng QLTD chịu trách nhiệm kiểm tra lại và lập chứng từ giải chấp và trình GĐ/TGĐ/HĐQT giải chấp.
2.2.2.8 Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ
o Quản lí danh mục cho vay (theo ngành, loại hình…) lập báo cáo dư nợ, đối chiếu cơ cấu cho vay theo kế hoạch được giao, gởi Giám đốc.
o Định kì 10 ngày, liệt kê danh sách khách hàng sẽ đáo hạn vốn, lãi trong 10 ngày tới và khách hàng đã trễ hạn, quá hạn vốn, lãi gởi phòng dịch vụ khách hàng để cán bộ tín dụng đôn đốc thu hồi.
2.2.2.9 Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ
o Tiếp nhận nhu cầu gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ của khách hàng.
o Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và lập tờ trình đề xuất giống như khi cho vay.
o Việc quyết định gia hạn nợ cho khách hàng cũng được thực hiện giống như quy trình ra quyết định cho vay Nguyên tắc chung là cấp nào ra quyết định cho vay thì cấp đó ra quyết định gia hạn.
2.2.2.10 Xử lý nợ quá hạn.
Định kì 10 ngày, phòng QLTD chịu trách nhiệm lập danh sách các khoản nợ đã quá hạn theo đúng quy định hiện hành để báo cáo cho lãnh đạo chi nhánh và thông báo cho phòng DVKH biết, bao gồm:
Trang 20o NQH đến 90 ngày.
o NQH trên 90 ngày đến 180 ngày o NQH trên 180 ngày.
Đối với các khỏan nợ đã quá hạn, TP.DVKH có trách nhiệm cắt cử CBTD để gặp, khách hàng để đôn đốc thu hồi và thường xuyên báo cáo lại tình hình thu nợ quá hạn.
2.2.2.11 Tất toán nợ.
Tiếp nhận yêu cầu tất toán nợ của khách hàng Tìm hiểu lí do khách hàng tất toán nợ.
Nếu khỏan vay được tất toán:
o Tính toán phần vốn, lãi, lãi phạt, phí… mà khách hàng còn thiếu , lập chứng từ thu, thu tiền của khách hàng , in lịch sử giao dịch.
o TP.DVKH kiểm tra lại việc tính tóan vốn, lãi, lãi phạt, phí…của giao dịch viên và kí kiểm soát trên chứng từ và xác nhận tất toán khoản vay.
Phòng QLTD căn cứ giấy xác nhận tất toán:
o Lập giấy giải chấp tài sản bảo đảm, và trình kí giám đốc o Nhận từ kho quỹ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm để hoàn trả cho khách hàng.
o Tổ chức lưu trữ hồ sơ tất toán.
Hoàn trả cho khách hàng chứng từ thu nợ và bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
2.2.2.12 Lưu trữ hồ sơ.
Hồ sơ vay của khách hàng chia làm 3 nhóm: o Hồ sơ đang giao dịch.
Trang 21o Hồ sơ tất toán.
Hồ sơ đang giao dịch được lưu trữ theo mã số khách hàng:
o Nhân viên KSTD chịu trách nhiệm lưu trữ tất cả các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến khoản vay.
o Bản chính các tài liệu, giấy tờ sau đây được lưu trữ tại kho quỹ: tờ trình đề xuất cho vay, gia hạn của CBTD, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thế chấp, cầm cố, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm, biên bản họp hội đồng tín dụng.
Hồ sơ từ chối cho vay được nhân viên KSTD lưu trữ theo tên khách hàng.
Hồ sơ tất toán được nhân viên KSTD lưu trữ theo mã số khách hàng Hồ sơ này phải đầy đủ tài liệu giấy tờ như khi đang giao dịch và phải có thêm giấy xác nhận tất toán của TP.DVKH, giấy giải chấp và chữ kí của khách hàng xác nhận đã nhận lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm.
2.2.3 Bảo đảm tín dụng.
2.2.3.1 Sự cần thiết của bảo đảm tín dụng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kĩ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng Do vây, bảo đảm tiền vay có thể sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng Việc cho vay các tài sản bảo đảm nhằm giúp cho ngân hàng có nguồn thu nợ thứ 2 khi nguồn thu từ thu nhập do chính khoản vay tạo ra không còn.
2.2.3.2 Các qui định về bảo đảm tín dụng.