1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp

54 453 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp

Trang 1

ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ ĐÂY

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆPKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long xuyên, tháng 6 - năm 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ ĐÂY

Lớp: DH4KN2 Mã số Sv: DKN030177Người hướng dẫn: Ths ĐẶNG HÙNG VŨ

Long xuyên, tháng 6 - năm 2007

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 4

Lời cảm ơn

Bài luận văn của em hơm nay được hồn thành là nhờ vào cơng lau dạy dỗ của quý thầy cơ trong suốt quá trình học tập của em Em xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cơ trường ĐH An Giang, đặt biệt là quý thầy cơ khoa KT – QTKD đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho em.

Em chân thành cảm ơn thầy Đặng Hùng Vũ – giảng viên hướng dẫn Thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cùng tập thể cơ chú, anh chị cán bộ - nhân viên NHNo & PTNT huyện Lấp Vị Cảm ơn ban lãnh đạo phịng tín dụng và phịng kế tốn Ngân hàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hồn tất khĩa luận này.

Xin chân thành cảm ơn!

Long xuyên, tháng 6 - năm 2007.SVTH: Nguyễn Thị Đây

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

2.2.5 Điều kiện vay vốn 5

2.2.6 Thể loại cho vay 5

2.2.7 Thời hạn cho vay 5

2.2.8 Lãi suất cho vay 5

2.2.9 Mức cho vay 6

2.2.10 Hồ sơ vay vốn 6

2.2.11 Thẩm định và quyết định cho vay 6

2.2.12 Thu nợ và thu lãi 7

2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 7

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH 9

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG BAN 10

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA 11

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CHI NHÁNH TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 14

3.4.1 Thuận lợi 14

3.4.2 Khó khăn 14

3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2007 15

3.5.1 Định hướng hoạt động kinh doanh 15

3.5.2 Giải pháp thực hiện 15

Trang 6

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ QUA

3 NĂM 2004 – 2006 17

4.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 17

4.1.1 Tình hình nguồn vốn 17

4.1.2 Tình hình huy động vốn 18

4.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 20

4.2.1 Doanh số cho vay 20

Trang 7

Mục lục biểu bảng

Trang

Bảng 1: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động: 35

Mục lục biểu đồBiểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 12

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn .17

Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn 18

Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay qua 3 năm 20

Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay theo DNTN 21

Biểu đồ 4.5: Doanh số cho vay theo HSXKD 22

Biểu đồ 4.6: Doanh số cho vay theo TPKT khác 22

Biểu đồ 4.7: Doanh số cho vay theo thể loại cho vay 23

Biểu đồ 4.8: Doanh số thu nợ qua ba năm 24

Biểu đồ 4.9: Chênh lệch giữa DSCV và DSTN của DNTN 25

Biểu đồ 4.10: Chênh lệch giữa doanh số cho vay và thu nợ theo hộ SXKD 26

Biểu đồ 4.11: Chênh lệch giữa doanh số cho vay và thu nợ theo TPKT khác 27

Biểu đồ 4.12: Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay 27

Biểu đồ 4.13 : Chênh lệch giữa DSCV và DSTN trong ngắn hạn 28

Biểu đồ 4.14: Chênh lệch giữa doanh số cho vay và thu nợ trung dài hạn 28

Biểu đồ 4.15 : Tình hình dư nợ qua ba năm 29

Biểu đồ 4.16: Dư nợ theo thành phần kinh tế 30

Biểu đồ 4.17 : Dư nợ theo thể loại cho vay .31

Biểu đồ 4.18: Tình hình nợ quá hạn qua ba năm 32

Biểu đồ 4.19 : Tình hình nợ quá hạn theo TPKT 33

Biểu đồ 4.20 : Tình hình nợ quá hạn theo thể loại cho vay 34

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDNTN: Doanh nghiệp tư nhân.

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh.

NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.TCKT: Tổ chức kinh tế.

Tổng NV: Tổng nguồn vốn.Vốn ĐH: Vốn điều hòa.Vốn HĐ: Vốn huy động.

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cùng với sự hòa nhập vàonền kinh tế thới giới Nền kinh tế của Việt Nam đạt được thành quả như hiện naykhông thể không kể đến sự đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt Nam Ở bất cứquốc gia nào cũng vậy, hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sảnxuất ngày càng phát triển hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng Hệ thốngngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, là chiếc cầu nối giữanơi thừa vốn và nơi thiếu vốn Trong đó, Việt Nam là một nước có hơn 80% dânsố sống bằng nghề nông, vì vậy hoạt động của hệ thống NHNo & PTNT ViệtNam là rất cần thiết.

Không như các loại sản phẩm khác, sản phẩm chính của ngân hàng là tiềntệ Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng không chỉ tạo ra lợi nhuận chochính bản thân ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khácăn nên làm ra, từ đó mà góp phần tạo nên bộ mặt kinh tế xã hội ngày càng pháttriển Do đó, để ngân hàng hoạt động thuận lợi và có lợi nhuận thì trước hết phảinói đến nguồn vốn Để có vốn kinh doanh ngoài việc phải sử dụng vốn điều hòatừ ngân hàng cấp trên thì bản thân ngân hàng phải huy động vốn và kinh doanhnguồn vốn bằng hình thức cho vay Huy động vốn và cho vay vốn là hai mảngsong song không những quyết định vấn đề sống còn của ngân hàng mà còn thúcđẩy các ngành kinh tế phát triển Như vậy, làm thế nào để sử dụng nguồn vốn cóhiệu quả, làm thế nào để bổ sung nguồn vốn kịp thời cho các thành phần kinh tế,đây là những câu hỏi luôn được đặt ra cho các nhà lãnh đạo, làm sao để tươngxứng với tên gọi “NHNo & PTNT”.

Hòa chung với sự phát triển của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam,NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò đã và đang cố gắng để đáp ứng kịpthời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đáp ứng nguồn vốn kịpthời cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là nông dân trên địa bàn huyện pháttriển sản xuất và cải thiện đời sống Đồng thời, mang lại lợi nhuận cho ngân hànglà điều mà tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn luôn quan tâm Chính vìnhững lý do trên mà tôi chọn đề tài “phân tích tình hình hoạt động tín dụng tạiNHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luậntốt nghiệp của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

* Phân tích tình hình huy động vốn và tình hình cho vay của Chi nhánh nhằmđánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của Chi nhánh qua 3 năm.

* Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh qua hệ thống chỉ tiêu đo lườnghiệu quả hoạt động Ngân hàng.

* Tìm hiểu nguyên nhân khó khăn trong thu nợ, kéo dài nợ quá hạn của kháchhàng, từ đó đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn hạn chế nợquá hạn.

Trang 11

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng kếtoán của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò.

- Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối.- Tham khảo sách báo và đề tài của các anh chị khóa trước trong lĩnh vực ngân

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hoạt động của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò rất đa dạng vàphong phú với rất nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau Nhưng đề tài này chỉ tậptrung phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay của Chi nhánh qua 3 năm:2004, 2005 và 2006.

Trang 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN2.1.1 Tiền gửi khách hàng

Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)

Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút rabất cứ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng và ngân hàng phải đáp ứngyêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên còngọi là tài khoản giao dịch.

Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và khôngvì mục đích sinh lợi Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định nên khi hoạt độngngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.

Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ)

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút ra sau mộtkhoảng thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộcngân hàng trả tiền lại cho mình Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền khiđến hạn Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gửi tiền nênngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện khách hàngkhông được hưởng lãi suất hoặc được hưởng lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳhạn Điều này phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại tiềngửi định kỳ.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng biết trước thời gian đến hạn nên ngânhàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay Vì vậy,nguồn vốn này được sử dụng rất hiệu quả.

2.1.2Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàngthì được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm Khách hàng cótrách nhiệm quản lý và mang theo sổ khi đến ngân hàng giao dịch Đây cũng lànguồn vốn huy động có tính ổn định của ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào màkhông cần báo trước với ngân hàng Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiếtkiệm, dành dụm hầu trang trải những chi tiêu cần thiết, đồng thời có một khoảnlãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng Ngoài ra, đối tượng gửi tiền có thể lànhững người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi tức đồngthời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền tại nhà.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đây là loại hình mà khách hàng gửi tiền có sự thuận về thời gian với ngânhàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Trang 13

2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.1 Khái niệm chung về tín dụng

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thứchiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhấtđịnh sẽ trả lại với một lượng giá trị lớn hơn.

Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặcđiểm đó thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng.

- Có sự chuyển giao một lượng giá trị quyền sử dụng từ người này sang ngườikhác

- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.

- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theomột lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.

2.2.3 Đối tượng cho vay

- Cho vay ngắn hạn bao gồm các khoản vay sau đây:

 Giá trị vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi như hạt giống, con giống, thứcăn gia súc, thuốc, dịch vụ thú y, vật liệu xây dựng…

- Cho vay trung hạn gồm những khoản sau: Chi phí cây trồng lưu gốc.

 Thanh toán chi phí mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồngruộng để gieo trồng cây hàng năm.

 Chi phí xây dựng chuồng trại và chăn nuôi. Chi phí mua sắm nông cơ.

2.2.4 Nguyên tắc vay vốn

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng

- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo qui định của chính phủ.

2.2.5 Điều kiện vay vốn

Trang 14

Khách hàng được NHNo & PTNT cho vay vốn khi có đủ các điều kiện sau:

a Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo qui định của pháp luật.

b Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

c Phải có vốn tự có (bao gồm vốn bằng tiền, giá trị vật tư, giá trị ngày công lao

động) và vốn tự có tham gia vào tổng nhu cầu dự án xin vay.

d Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.e Phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

f Phải có tài sản thế chấp, cấm cố hoặc người bảo lãnh theo qui định của

NHNo & PTNT Việt Nam.

g Phải chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng trước, trong và sau khi nhận

tiền vay.

2.2.6 Thể loại cho vay

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến60 tháng.

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tù 60 tháng trỏ lên.

2.2.7 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh vàkhả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời cũng phù hợp với thời hạn thu hồi vốncủa phương án sản xuất kinh doanh cũng như tính chất nguồn vốn cho vay củangân hàng.

- Theo chu kỳ sản xuất kinh doanh: thời hạn cho vay sẽ được tính từ lúc pháttiền vay cho đến lúc khách hàng thu hoạch và tiêu thu được sản phẩm Tuynhiên, thời gian tiêu thụ được sản phẩm là một khoảng thời gian khó dự đoánchính xác mà nó phụ thuộc vào thị trường.

- Theo tính chất nguồn vốn cho vay: nghĩa là ngân hàng căn cứ vào thời hạnmà các nguồn vốn cho phép để quy định thời gian cho vay nhằm tránh mất kảnăng tính toán.

2.2.8 Lãi suất cho vay

- Ngân hàng công bố biểu lãi suất tiền gửi và tiền vay của ngân hàng cho kháchhàng biết.

- Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suấtcho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:

 Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định củaNHNN và quy định của NHNo & PTNT Việt Nam về lại suất cho vay tạithời điểm ký hợp đồng tín dụng.

 Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do giám đốc ngânhàng cho vay quyết định theo nguyên tắt cao hơn lãi suất cho vay trongkỳ nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn.

Trang 15

2.2.9 Mức cho vay

Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, vốn tự có củakhách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đờisống Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy địnhcủa Chính phủ và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam, khả năng trả nợ củakhách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quy định mức cho vay,nhưng không quá mức quy định của các tổ chức tín dụng.

- Đối với cho vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trongtổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay trung dài hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 20%trong tổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay đời sống khách hàng phải cò vốn đầu tư tối thiểu 30%.- Đối với khách hàng có uy tín trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, nếu vốn

tự có thấp hơn quy định trên thì thông qua hội đồng tín dụng ngân hàng xemxét, quyết định cho phù hợp.

- Mức cho vay đối với hộ nông dân:

Mức cho vay = Tổng nhu cầu của phương án – Vốn tự có – Vốn khác.

2.2.10 Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghịvay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định.Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp phápcủa các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng Cụ thể hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hợp đồng thế chấp tài sản sản (nếu có)- Tài sản thế chấp (nếu có)

- Báo cáo thẩm định- Hợp đồng tín dụng

- Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay- Phương án sản xuất kinh doanh (nếu có)

2.2.11 Thẩm định và quyết định cho vay

Cán bộ tín dụng sẽ thu thập tài liệu, thông tin, kiểm tra tính hợp lệ, hợppháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp Phân tích tính khả thi, hiệu quả củadự án đầu tư và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng Lập báo cáo thẩmđịnh, trong đó nêu rõ đề xuất về việc cho vay hay không cho vay và chịu tráchnhiệm về kết quả thẩm định.

Thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hay không cho vay củaNHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò sau khi có quyết định của Giám đốc.

Theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trong việchoàn trả nợ vay.

2.2.12 Thu nợ và thu lãi

Trang 16

Thu nợ:

Khách hàng có quyền trả nợ vay trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnhkỳ hạn nợ hoặc không được gia hạn nợ, thì số nợ sẽ được chuyển sang nợ quáhạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm.

Lãi suất quá hạn = Lãi suất trong hạn x 150%.

Điều cần quan tâm ở đây là việc thu hồi nợ đối với các khoản cho vay hộnông dân phải gắn liền với chu kỳ sản xuất , theo thời vụ Việc thu hồi nợ gốc cóthể thực hiện theo sự phân chia thành 1 kỳ hoặc nhiều kỳ Thời hạn giữa các kỳthu nợ có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào tình hình cụ thể và khả năng thanh toáncủa khách hàng Tuy nhiên, để thấy rõ tốc độ thu nợ ngắn hạn qua các năm nhưthế nào, thì cần xem xét tỷ lệ thu nợ qua các năm Tỷ lệ thu nợ ngắn hạn được tínbởi chỉ tiêu:

VHĐ có kỳ hạn

VHĐCKH/TNV = x 100% Tổng nguồn vốn

Dư nợ

DN/TNV = x 100% Tổng nguồn vốn

Tổng vốn huy động

VHĐ/TNV = x 100% Tổng nguồn vốn

Trang 17

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngânhàng Nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và cóhiệu quả Ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm kháchhàng.

2.3.4 Dư nợ/ Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Nếu chỉ tiêu này cao thì vốn huy độngtham gia vào dư nợ thấp.

Nợ quá hạn

NQH/DN = x 100% Dư nợ

Trang 18

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH

Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinhdoanh, NHNo & TPNT tỉnh Đồng Tháp đã đặt Chi nhánh ở hầu hết các huyệntrong tỉnh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương.

Tiền thân của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò là NHNo huyện Thạnh Hưngđược thành lập vào tháng 11 năm 1989 Đến năm 1990 Chi nhánh chính thứcmang tên là NHNo & PTNT huyện Lấp Vò, là một Chi nhánh của NHNo &PTNT tỉnh Đồng Tháp, nằm trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam Trụ sởchính của Chi nhánh đặt tại thị trấn Lấp Vò nằm trên Quốc lộ 80, ngoài ra Chinhánh còn có một phòng giao dịch đặt tại xã Tân Mỹ của huyện Lấp Vò.

Lấp Vò là một huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa sông Tiền vàsông Hậu, bao gồm 12 xã và một thị trấn Kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuấtnông nghiệp với tổng diện tích gieo trồng khoảng 34.483 ha Do đặc điểm chungcủa nền sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên mỗi lúc vào mùa vụthường xảy ra tình trạng thiếu vốn, trong khi đó vẫn có nơi thừa vốn Vì vậy,nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là làm thế nào để cân bằng giữa nơi thừa vốn vànơi thiếu vốn.

Ra đời đúng vào lúc nền kinh tế đang chuyển hướng theo cơ chế thị trường,vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải có những phương thức kinh doanh, phục vụ hữuhiệu hơn để góp phần làm thay đổi nền kinh tế trên địa bàn huyện nói chung vàcải thiện đời sống của hơn 80% dân số sống bằng nghề nông của huyện.

Qua hơn 17 năm trưởng thành và phát triển, Chi nhánh đã khẳng định vaitrò và vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện nhà Hoạt độngcủa Chi nhánh ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả hoạt động ngày càng cao.Những năm đầu hoạt động nhờ vào nguồn vốn tài trợ kịp thời của ngân hàng tỉnh,từ đó góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tốc độ phát triểnnông nghiệp.

Những hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHNo & PTNT Lấp Vò.- Nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân bằng nội và ngoại tệ

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân thuộc mọithành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và tiêu dùng.- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho tất cả các khách hàng trongvà ngoài nước.

Hiện nay Chi nhánh có 34 cán bộ viên chức, với phương châm hoạt động“Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” Chi nhánh đã không ngừngnâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩymạnh cho vay, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bànhuyện Vì vậy, Chi nhánh đã tạo được sự tín nhiệm của ngân hàng tỉnh và đôngđảo khách hàng Đồng thời, cán bộ nhân viên Chi nhánh cũng ý thức được rằng:“được khách hàng tín nhiệm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngânhàng”.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG BAN

Trang 19

Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Ban Giám Đốc: gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.

- Ban giám đốc trực tiếp lãnh đạo điều hành và quản lý mọi hoạt động của Chinhánh Hướng dẫn chỉ đạo nhân viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạmvi hoạt động của cấp trên giao.

- Quyết định những vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởngvà kỷ luật cán bộ, nhân viên của đơn vị.

- Ban giám đốc dại diện cho Chi nhánh trong mọi quan hệ với ngân hàng cấptrên, đồng thời là người xét duyệt cuối cùng trong việc quyết định cho vay đốivới khách hàng.

- Ban giám đốc có thẩm quyền xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề rachiến lược hoạt động, phát triển kinh doanh Đồng thời, chịu trách nhiệm vế hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh.

Phòng tổ chức hành chánh

- Phòng tín dụng là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc trong công tác đàotạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, đề xuất các vấn đề liên quan đến công tácnhân sự, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thiđua, khen thưởng và kỷ luật của đơn vị.

- Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội qui cơ quan, chế độ thờigian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, quyết định phân phối quỷtiền lương, xác định chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất laođộng.

- Thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ phục vụ hoạt động kinhdoanh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, chăm lo đờisống cho cán bộ nhân viên.

Tổ ChứcHànhChánh

PhòngKiểm Soát

PhòngGiaoDịch

Trang 20

nhân viên tín dụng được đào tạo và huấn luyện về kỹ năng cũng như nghiệp vụrất tốt Mỗi nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách một xã, hướng dẫnkhách hàng lập hồ sơ và thủ tục vay vốn và thẩm định điều kiện vay vốn củakhách hàng, hoàn tất hồ sơ trước khi trình lên ban giám đốc xét duyệt., có tráchnhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ lúc cho vayđến khi thu nợ.

- Kết hợp với phòng kế toán theo dõi tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quáhạn… tiến hành báo cáo định kỳ cho ban giám đốc, đề xuất giải pháp hạn chế rủiro trong tín dụng.

- Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin số liệu đề xuất chiến lược kinh doanhtrình lên ban giám đốc.

- Thu thập, tổng hợp số liệu, lưu trữ thông tin từ khách hàng làm cơ sở cho sựhoạt dđộng chủa Chi nhánh.

Phòng huy động vốn

Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của Chi nhánh, hướng dẫn khách hànglập thủ tục xin mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ thuchi chuyển tiền nhanh, thanh toán các dịch vụ tài khoản khác.

Phòng kiểm soát

Phòng kiểm soát trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp nhằm giúp choBan giám đốc lãnh đạo tổ chức, kiểm tra, giám sát và chấp hành chính sách, chếđộ chứng từ thanh toán và giám sát các hoạt động tín dụng.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA

NHNo & PTNT huyện Lấp Vò là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Nó không như các tổ chức kinh doanh khác luônđặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà nó hoạt động vì mục đích xã hội Mụctiêu của Chi nhánh là đầu tư phát triển tín dụng dưới mọi hình thức, góp phần tạocông ăn việc làm cho người dân Đồng thời còn góp phần thúc đẩy sản xuất hànghóa phát triển, cải thiện thu nhập cho người dân Mục tiêu sâu xa là nhằm đưanền kinh tế huyện nhà tăng trưởng cùng với sự phát triển của xã hội Để thực hiện

Trang 21

được điều này thì bản thân Chi nhánh phải đứng vững, có nghĩa là Chi nhánhphải hoạt động thật sự có hiệu quả Kết quả hoạt động của Chi nhánh phải làmsao trang trãi hết tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, đồngthời còn có tích lũy để đầu tư mở rộng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh củamình.

Chỉ tiêu lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệuquả họat động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập vàtổng chi phí Khi lợi nhuận tăng sẽ tạo điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộngtín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Bangiám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ và nhân viên, NHNo &PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò đã đạt được kết quả đáng kể như sau:

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm.

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò.

Nhìn chung, hoạt động của Chi nhánh tương đối ổn định, cả thu nhập, chiphí, lợi nhuận đều tăng hàng năm.

- Thu nhập năm 2004 là 24.427 qua 2005 thu nhập đạt 32.594 triệu đồng tăng8.167 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 33,43%; đến năm 2006 thu nhậpđạt 37.229 triệu đồng, tăng 4.635 triệu đồng so với nam 2005, tốc độ tăng14.22%, tốc độ tăng thu nhập năm 2006 giảm 19,21% Đạt được kết quả này làdo trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh không ngừng tăngcao, vốn huy động tăng từ 255.180 triệu đồng vào cuối năm 2004 lên đến370.854 triệu đồng vào cuối năm 2006 Chính sự tăng trưởng này đã tạo điềukiện cho Chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế, mở rộngmạng lưới kinh doanh, mở thêm phòng giao dịch và thành lập tổ lưu động về tậnxã cho vay phụ vụ sản xuất Vì vậy mà doanh số cho vay ngày càng tăng, dư nợnăm sau cao hơn năm trước do đó thu nhập của Chi nhánh tăng dần qua các năm.- Thu nhập ngày càng tăng là điều đáng mừng nhưng bên cạnh đó chi phí hoạtđộng của Chi nhánh trong 3 năm qua cũng không ngừng tăng lên Năm 2005 tốcđộ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng chi phí Cụ thể: chi phí năm 2004 là 16.736triệu đồng qua năm 2005 chi phí hoạt động tăng mạnh lến đến 23.419 triệu đồng,tăng 6.683 triệu đồng , tốc độ tăng tương đối nhanh 39,93% Sở dĩ chi phí hoạtđộng trong năm 2005 tăng nhanh là do chi nhiều nguyên nhân:

NămTriệu đồng

Thu nhậpChi phíLợi nhuận

Trang 22

Để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và nhằm mục đích phục vụngày càng tốt hơn nữa nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế Chi nhánh đãtăng lãi suất huy động vốn và thực hiện nhiều hình thức huy động nên nguồnvốn huy động tăng trưởng nhanh Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh cũngđồng nghĩa với việc Chi nhánh phải chi trả chi phí cho việc sử dụng nguồn vốnnày nhiều hơn trước, từ đó cũng góp phần làm cho chi phí tăng lên.

Cũng trong năm này, tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh bắt đầu có xuhướng tăng cao Ban lãnh đạo Chi nhánh đã triển khai thêm nhiều chương trìnhcông tác xử lý nợ quá hạn.

Về mặt cơ sở vật chất:

Để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Chi nhánhtốt hơn có hiệu quả hơn, Chi nhánh đã từng bước nâng cấp cơ sở vật chất cũngnhư đầu tư mua mới trang thiết bị cần thiết Chi nhánh đã nâng cấp lại hệ thốngmáy vi tinh, mua mới một số máy in và máy photocopy Trang bị lại một số tiệnnghi cần thiết khác ở các phòng làm việc và phòng khách Do đặt điểm của mộtsố xã vùng sâu trong huyện, việc đi lại trong mùa lũ rất khó khăn Để tạo điềukiện thuận lợi hơn trong công tác trong mùa lũ Chi nhánh đã mua mới một cano.- Đến năm 2006 chi phí tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 1.773 triệu đồng vớitốc độ tăng còn 7,57% , tốc độ tăng chi phí năm 2006 giảm 32,36% so với năm2005 Chi phí hoạt động tăng trong năm 2006 được giải thích như sau Để tạođiều kiện cho tập thể cán bộ, nhân viên có nơi giải trí riêng sau những giờ làmviệc căng thẳng, cũng như tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào hội thao và vănnghệ Chi nhánh đầu tư mở rộng sân cầu long, bóng bàn và dàn hát karaoke, nhờvậy mà đời sống tinh thần của cán bộ và nhân viên Chi nhánh ngày càng đượcnâng cao Cũng vào năm này, Chi nhánh đã đầu tư nâng cấp phòng giao dịch TânMỹ Đồng thời để từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, Chinhánh đã bỏ chi phí cho 2 nhân viên tín học tiếp chương trình sau đại học về tàichính tín dụng ngân hàng Từ những việc làm trên đã phần làm chi phí tăng caotrong năm này.

- Song song với thu nhập và chi phí thì lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm Lợinhuận của Chi nhánh trong năm 2004 là 7.691 triệu đồng, qua năm 2005 đạt9.175 triệu đồng, tăng 1.484 triệu đồng, tốc độ tăng 19,30%; qua năm 2006 lợinhuân đạt 12.037 triệu đồng, tăng 2.862 triệu đồng, tốc độ tăng 31,19% Tốc độtăng lợi nhuận năm 2006 tăng 11,90% so với năm 2005 Năm 2006, mặc dù tốcđộ tăng thu nhập và chi phí đều giảm so với năm 2005 nhưng tốc độ tăng chi phígiảm mạnh hơn tốc độ tăng thu nhập, vì vậy mà tốc độ tăng lơi nhuận cao hơn.Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Chi nhánh ngày càng cao, từ đó chothấy hướng đầu tư và mở rộng hoạt động của Chi nhánh là đúng đắn và nó đãmang lại hiệu quả thiết thực thông qua chỉ tiêu lợi nhuận năm sau cao hơn nămtrước.

Hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm qua luôn mang lại hiệu quả cao Đạtđược kết quả như vậy cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Chinhánh không những góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung ứngvốn đúng đối tượng mà còn góp phần vào vịêc phát triển kinh tế huyện nhà Tuynhiên, trong thời gian tới Chi nhánh cần chú ý hơn nữa trong hoạt động kinhdoanh của mình để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng.

Trang 23

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CHI NHÁNH TRONG QUÁTRÌNH HOẠT ĐỘNG

3.4.1 Thuận lợi

- Thuận lợi trước tiên của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò là được sự quan tâmhỗ trợ của các cấp chính quyền tỉnh, huyện đối với công tác tín dụng Bởi vì,đây là nhân tố rất quan trọng để tăng trưởng hoạt động và xã hội hóa công tácngân hàng.

- Các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ những năm trước đã tạo điềukiện cho Chi nhánh định hướng đầu tư và phát triển ngày càng hiệu quả.- Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc ngân hàng phối hợp cùng chính quyền

các đoàn thể đã tạo được sự đoàn kết nhất trí trong toàn thể cán bộ nhân viêngóp phần đưa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt hiệu quả tốt hơn.- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, được huấn luyện về chuyên môn

nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình phục vụ khách hàng.- Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng quy mô và hiện đại hơn Chi nhánh có

một bộ phận khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệuquả và gắn bó lâu dài với Chi nhánh.

- Các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa cùng với sự hướng dẫn nhiệttình của nhân viên nên khách hàng dễ hiểu và thuận lợi hơn trong giao dịchvới ngân hàng.

- Trụ sở của chi nhành đặt tại thị trấn Lấp Vò cũng là trung tâm của huyện nênvề mặt kinh tế xã hội và tình hình an ninh trật tự rất ổn định và an toàn, đờisống người dân ngày một nâng cao, sản xuất nông nghịêp, chăn nuôi pháttriển mạnh, nhiều tổ chức kinh tế ra đời và hoạt động có hiệu quả Vì vậy, đãtạo được uy tín và an toàn cho việc đảm bảo tiền vay và mở rộng đối tượngcho vay của Chi nhánh.

3.4.2 Khó khăn

- Hiện tại ngân hàng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với ngân hàng pháttriển nhà ĐBSCL, ngân hàng chính sách xã hội làm cho khả năng mở rộng thịtrường và huy động vốn của Chi nhánh bị hạn chế.

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không đủ tài sảnthế chấp và định gía tài sản thế chấp còn chủ quan.

- Do thiếu nhân viên nên gặp phải tình trạng quá tải trong công việc, một sốcán bộ phải phụ trách cùng lúc hai địa bàn.

- Bên cạnh một bộ phận khách hàng truyền thống trung thành với Chi nhánhvẫn có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến rủi ro trong tíndụng gặp khó khăn trong công tác quản lý và thu hồi nợ.

- Mặc dù không thể tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hoạt độngnhưng với kinh nghiệm qua hơn 17 năm hoạt động NHNo & PTNT huyệnLấp Vò đã tìm được chổ đứng vững chắc trên thị trường tiền tệ, tín dụng nôngthôn.

3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2007

Trang 24

3.5.1 Định hướng hoạt động kinh doanh

Trên cơ sở những thành quả đạt được từ những năm qua, bên cạnh nhữngkhó khăn và thuận lợi NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò đã đề ra địnhhướng kinh doanh trong năm 2007 như sau:

Về nguồn vốn:

Giữ vững và tăng dần mức huy động vốn trên địa bàn, phấn đấu đến cuối năm2007 tổng nguồn vốn huy động toán huyện đạt 246.960 triệu đồng, tăng 40% sovới năm 2006.

3.5.2 Giải pháp thực hiện

- Tập trung thực hiện đề án huy động vốn, tạo điều kiện khai thác mọi nguồnvốn nhàn rỗi ttrong dân cư trên địa bàn, tìm kiếm và khai thác nguồn tiền gửi từcác tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao tỷ lệ sửdụng vốn huy động tại địa phương Đẩy mạnh công tác huy động vốn và xem đâylà nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2007.

- Giữ vững địa bàn và thị phần đang có, ổn định dư nợ, nâng cao chất lượng tíndụng, giảm thấp dư nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh.

- Nâng cao sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trên đia bàn thông quaphương thức đầu tư tín dụng và thái độ phục vụ khách hàng Tiếp tục duy trì tổcho vay, thu nợ lưu động tại xã nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng.

- Đầu tư tiếp các chương trình dự án lớn của tỉnh và huyện về chăn nuôi: bòthịt, cá tra, tôm càng xanh, xuất khẩu lao động, lúa xuất khẩu…

- Kết hợp với các đoàn thể nhất là hội nông dân thành lập tổ vay vốn đối vớinhững món vay nhỏ, nhằm giảm thấp đầu mối giao dịch và tăng thêm điều kiệnquản lý món vay chặc chẽ hơn Thường xuyên xây dựng chương trình công táctheo tình hình thực tế từng địa bàn để giải quyết công việc.

- Tiếp tục chấn chỉnh và khắc phục những thiếu sót cũ đồng thời có những biệnpháp ngăn ngừa những sai phạm mới gắn với việc giải quyết các khiếu nại, côngkhai thủ tục quy định với công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Trang 25

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

Trang 26

QUA 3 NĂM 2004 – 2006

4.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN4.1.1 Tình hình nguồn vốn

Để Chi nhánh hoạt động có hiệu quả, công việc đầu tiên là phải tạo ra đượcmột nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi Vì vậy, việcđảm bảo nguồn vốn tạo cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phẩntích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hoá, đa dạng hoákhách hàng cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngành tíndụng.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò

Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh từ năm 2004 đến 2006 đều tăng Cụthể, năm 2004 tổng nguồn vốn là 255.180 triệu đồng, đến năm 2005 tổng nguồnvốn đạt 304.534 triệu đồng, tăng 49.354 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng19,34%; qua năm 2006 tổng nguồn vốn lên đến 370.854 triệu đồng, tăng 66.320triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 21,78% Hoạt động của Chi nhánh ngàycàng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động năm sau luôn cao hơn nămtrước Sự tăng trưởng nguồn vốn hoạt động hàng năm của Chi nhánh xuất phát từnhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vay vốn của hộnông dân Do đó Chi nhánh cần phải tranh thủ nguồn vốn điều hòa và khai thácnguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh, vốn huy động thườngchiếm tỷ trọng thấp hơn vốn điều hoà và có xu hướng ngày càng tăng

Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của Chinhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định Năm 2004 vốn huy động là94.918 triệu đồng tăng lên 176.400 triệu đồng trong năm 2006 với tốc độ tăngtrưởng trung bình là 36,33% Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh thìvốn huy động chiếm tỷ trọng trung bình là 43% Đạt được kết quả này là do trongthời gian qua Chi nhánh đã có định hướng đúng đắn trong công tác huy độngvốn Nguồn vốn huy động tăng nhanh trong hai năm 2005 và 2006 là do chínhsách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong năm 2005 Ngoài việc thực

Năm Triệu đồng

Vốn HĐVốn ĐHTổng NV

Trang 27

hiện theo chương trình “tiền gửi tiết kiệm dự thưởng” của NHNo & PTNT tỉnhĐồng Tháp, Chi nhánh còn thực hiện nhiều chương trình khác như: “tặng quàkhuyến mãi bằng tiền”, tổ chức hội nghị và tặng quà cho khách hàng lớn Bêncạnh đó, nhờ uy tín của Chi nhánh và sự phấn đấu nỗ lực của nhân viên, nên Chinhánh vừa duy trì được mối quan hệ thân thiện với khách hàng cũ vừa tạo dựngđược lòng tin với khách hàng mới Từ những hoạt động thiết thực trên đã gópphần đáng kể làm tăng nguồn vốn huy động hàng năm của Chi nhánh Mặc dù,vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn điều hoà trong tổng nguồn vốn củaChi nhánh, nhưng tỷ trọng của nó ngày càng tăng từ đó mà thế chủ động trongnguồn vốn của Chi nhánh ngày càng cao.

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động thì Chi nhánh chưa đủ sức đáp ứngcho nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế Do vậy mà, NHNo & PTNT Chinhánh huyện Lấp Vò cần được sự hổ trợ điều chuyển vốn từ NHNo & PTNT tỉnhĐồng Tháp Trong 3 năm qua vốn điều hoà luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao hơntrong tổng nguồn vốn, tỷ trọng trung bình là 57% nhưng tỷ trọng này có xuhướng giảm

Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm phụ thuộc vào nhu cầu vốn và tình hìnhhuy động vốn của Chi nhánh Mặc dù, Chi nhánh được sự hỗ trợ vốn từ phíaNHNo & PTNT tỉnh rất lớn nhưng Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa trongnghiệp vụ huy động vốn

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Với phương châm đi “vay để cho vay”, Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháptích cực để huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư vớicác hình thức như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn….Dù rằng nhữngnăm trở lại đây, lãi suất trên thị trường không ổn định nhưng nguồn vốn huyđộng của Chi nhánh vẫn tăng Đạt được điều đó là nhờ vào chất lượng hoạt độngvà các nghiệp vụ của Chi nhánh Cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò Nguồn vốn huy động tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò baogồm các khoản tiền gửi sau đây:

Tiền gửi không kỳ hạn:

Đối với loại gửi này khách hàng gửi tiền nhằm mục đích sinh lợi và hưởngcác lợi ích khác mà Chi nhánh cung cấp Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọngtương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Triệu đồng

Không kỳ hạnCó kỳ hạnTiền gửi khác

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.1.1 Tình hình nguồn vốn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
4.1.1 Tình hình nguồn vốn (Trang 27)
Nguồn vốn điều hồ tăng hay giảm phụ thuộc vào nhu cầu vốn và tình hình huy động vốn của Chi nhánh - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
gu ồn vốn điều hồ tăng hay giảm phụ thuộc vào nhu cầu vốn và tình hình huy động vốn của Chi nhánh (Trang 28)
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế này tương đối tốt. Năm 2004, một số hộ chăn nuơi gia cầm gặp khĩ khăn do ảnh hưởng của dịch cúm  gia cầm làm cho doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh thấp hơn doanh  số cho vay. - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
h ìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế này tương đối tốt. Năm 2004, một số hộ chăn nuơi gia cầm gặp khĩ khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm cho doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh thấp hơn doanh số cho vay (Trang 36)
4.2.3 Tình hình dư nợ - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
4.2.3 Tình hình dư nợ (Trang 39)
• Tình hình dư nợ theo thể loại cho vay - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
nh hình dư nợ theo thể loại cho vay (Trang 41)
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn (Trang 42)
• Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
nh hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế (Trang 43)
• Tình hình nợ quá hạn theo thể loại cho vay - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
nh hình nợ quá hạn theo thể loại cho vay (Trang 44)
Bảng 1: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động (Trang 45)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn. - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 2 Cơ cấu nguồn vốn (Trang 53)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua. - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (Trang 53)
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay: - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 7 Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay: (Trang 54)
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 6 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: (Trang 54)
Bảng 11: Nợ quá hạn theo thể loại cho vay: - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 11 Nợ quá hạn theo thể loại cho vay: (Trang 55)
Bảng 10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò- Đồng Tháp
Bảng 10 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w